Wiki - KEONHACAI COPA

Diễn viên trong Tây du ký (phim truyền hình 1986)

Phim Tây du ký có lực lượng diễn viên đông đảo, với sự góp mặt của đội ngũ diễn viên có tên tuổi lúc bấy giờ và một số diễn viên không chuyên. Tuy nhiên, vì số lượng tập phim là 25 và lực lượng diễn viên đông nhưng cũng không tránh khỏi hiện tượng thiếu diễn viên. Phim cá biệt một vai có tới 6 diễn viên thủ vai (Tam Tạng - 6 diễn viên) và một diễn viên đóng tới 4-5 nhân vật khác nhau (Từ Thiếu Hoa và Lục Tiểu Linh Đồng).

Thay đổi diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Một cảnh trong tập 16: Tây Quốc Nữ Giới, đây là diễn viên Từ Thiếu Hoa trong lần thay đổi diễn viên thủ vai Đường Tăng lần 2

Trong phim Tây Du Ký, nhân vật Đường Tăng do sáu diễn viên thể hiện, lần lượt là Từ Thiếu Hoa, Hồ Văn Thiến, Vương Lỗi, Thái Viễn Hàng, Uông Việt, Trì Trọng Thụy. Uông Việt là diễn viên đầu tiên được đạo diễn Dương Khiết mời đóng vai Đường Tăng, khi đó anh đang là học viên của Học viện điện ảnh Bắc Kinh. Do thời gian quay bộ phim Tây Du Ký kéo dài quá lâu, trong khi Uông Việt lại muốn thử sức với những vai mới, nên anh đã xin "rút tên" khi phim vừa quay được vài tập.

Đường Tăng "nhiệm kỳ thứ hai" là Từ Thiếu Hoa. Anh gắn bó với đoàn làm phim được hai năm năm tháng (giai đoạn 1983-1986) thì cũng nói lời tạm biệt, để chuẩn bị thi đại học. Từ Thiếu Hoa hài hước nói, trong thời gian đóng phim Tây Du Ký, nỗi khổ lớn nhất của anh là quá... khỏe, bởi so với các "đệ tử", vai Đường Tăng khá an nhàn, không cần vận động nhiều, lại ăn được ngủ được nên Từ Thiếu Hoa tăng cân vùn vụt, kết quả là anh bị đạo diễn buộc phải giảm cân. Ấn tượng sâu sắc nhất đối với Từ Thiếu Hoa là khi Uông Việt bàn giao vai Đường Tăng cho anh, Uông Việt đã "lo lót" mời anh dùng bữa cơm tốn hết 40 nhân dân tệ. Trì Trọng Thoại là diễn viên cuối cùng thể hiện vai Đường Tăng (giai đoạn 1986 -1987), đến đoạn thầy trò Đường Tăng thỉnh được chân kinh từ Tây Thiên trở về.

Trong ba diễn viên thể hiện Đường Tăng, cả ba diễn viên đều thể hiện rất đạt tính cách của Đường Tăng. Dù thay đổi diễn viên, nhưng vai diễn Đường Tăng của ba diễn viên rất được khán giả ưa thích. Từ Thiếu Hoa thể hiện một Tam Tạng điển trai khiến Tây Lương Nữ Quốc Vương (Châu Lâm) phải động lòng cả trong phim lẫn ngoài đời.[1], Uông Việt thể hiện một Đường Tăng khiêm khắc và mềm lòng. Trì Trọng Thoại tình cảm và yêu thương học trò khiến cả ba đều ăn khớp với nhau trong việc thể hiện một Tam Tạng với tính cách đa dạng qua mỗi tập phim.

Nhân vật Tôn Ngộ Không từng bị hiểu lầm là do hai diễn viên đóng, người đầu tiên là Tiểu Lục Linh Đồng-anh trai của Lục Tiểu Linh Đồng, (có nguồn trích dẫn Tiểu Lục Linh Đồng đảm nhận vai Tôn Ngộ Không trong các tập "Trừ yêu Ô Kê quốc"; "Họa từ Quan Âm viện"; "Thâu ngật nhân sâm quả"; "Tam đả Bạch Cốt tinh" và "Kế thu Trư Bát Giới" rồi qua đời do ung thư máu, sau khi Tiểu Lục Linh Đồng qua đời, cha ông-Lục Linh Đồng đã giới thiệu Lục Tiểu Linh Đồng đảm nhận nốt vai Tôn Ngộ Không trong các tập còn lại). Thực tế Tiểu Lục Linh Đồng đã mất khi Lục Tiểu Linh Đồng mới 7 tuổi, chính ông là người đã thổi ước mơ để em trai mình hoàn thành tâm nguyện tiếp nối Mỹ Hầu Vương của gia đình ông. Lúc đạo diễn Dương Khiết tìm tới Lục Linh Đồng (cha của 2 anh em), bà đã mong muốn để Tiểu Lục Linh Đồng nhận vai Tôn Ngộ Không khi thấy ảnh treo trên tường, tuy nhiên khi nghe Lục Linh Đồng bảo Tiểu Lục Linh Đồng đã mất, bà đành tìm diễn viên khác. Nhờ sự quyết tâm giới thiệu cũng như khẳng định của Lục Linh Đồng rằng Lục Tiểu Linh Đồng sẽ không thua kém anh trai, Dương Khiết đã đồng ý để Lục Tiểu Linh Đồng đảm nhận vai này. Mặc dù lần quay thử đầu tiên diễn xuất của Lục Tiểu Linh Đồng còn chưa hoàn hảo, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn khi đoàn làm phim chuẩn bị bối cảnh và quay chính thức, bằng diễn xuất xuất sắc nhập vai, Lục Tiểu Linh Đồng đã chứng minh sự lựa chọn của Dương Khiết cũng như sự tin tưởng của cha ông - Lục Linh Đồng là hoàn toàn chính xác. Sở dĩ có thông tin anh trai Tiểu Lục Linh Đồng tham gia diễn xuất là vì có lần Lục Tiểu Linh Đồng chia sẻ rằng "mọi người nhìn thấy Tôn Ngộ Không hoàn hảo đó nhưng thực tế lại là anh tôi" - câu này ám chỉ chính anh trai đã truyền niềm đam mê cho ông trước lúc hấp hối bằng câu nói "Khi nào em làm Mỹ Hầu Vương thì em sẽ gặp được anh". Năm Lục Tiểu Linh Đồng đóng Tôn Ngộ Không, ông bước sang tuổi 23. (Trích Hồi ký của đạo diễn Dương Khiết do Giaoduc.net.vn lược dịch và tổng hợp)

Lồng tiếng [sửa | sửa mã nguồn]

Các nhân vật trong phim mỗi người đều có một giọng nói đặc trưng do diễn viên lồng tiếng hỗ trợ, như vai Đường Tăng là do diễn viên lồng tiếng Trương Vân Minh phụ trách, vai Tôn Ngộ Không được diễn viên của đoàn Kinh kịch An Huy lồng tiếng, còn giọng của lão Trư là tiếng nói của một diễn viên lão thành trong hãng phim điện ảnh Bát Nhất, chỉ duy nhất nhân vật Sa Tăng là do Diêm Hoài Lễ tự lồng tiếng.

Vai diễn nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài bốn nhân vật chính, bộ phim Tây Du Ký đã có khá nhiều vai diễn bất hủ, mà cho đến bây giờ chưa có bộ phim nào vượt qua. Cái bóng của phim Tây Du Ký 1986 có thể nói là quá lớn. Tuyến nhân vật phụ cũng để lại nhiều vai diễn bất hủ, có thể kể đến:

Tả Đại Phân vai Quan Thế Âm[sửa | sửa mã nguồn]

Tả Đại Phân là diễn viên đóng vai Quan Âm thành công nhất trong tất cả các phiên bản về sau của phim truyền hình và điện ảnh. Quan Thế Âm của Tả Đại Phân trong Tây Du Ký không phải là vai diễn duy nhất của nữ diễn viên này. Năm 1976, Tả Đại Phân đóng vai Quan Âm trong một vở Tương kịch mang tên Truy ngư ký. Cũng chính nhờ vai diễn này mà đạo diễn Dương Khiết đã phát hiện ra cô. Quan Thế Âm của Tả Đại Phân thanh thoát và rất nhập vai.

Triệu Hân Bồi vai Hồng Hài Nhi[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Hân Bồi tham gia vai diễn Hồng Hài Nhi chỉ mới bảy tuổi, đã thể hiện một Hồng Hài Nhi nhỏ tuổi nhưng mưu ma khá thành công. Vai diễn của Triệu Hân Bồi không lẫn bất kỳ vai diễn Hồng Hài Nhi nào về sau, khó có diễn viên lột tả được tính cách của Hồng Hài Nhi, ngây thơ nhưng vô cùng gian tà, thông minh nhưng vô cùng ác.

Châu Lâm vai Tây Lương Nữ Quốc Vương[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phim Tây Du Ký có đến 40 mỹ nhân tham gia, nhưng Châu Lâm được xem là "đại mỹ nhân". Châu Lâm diễn xuất rất thần vai diễn vua Nữ Quốc. Có lẽ do phim giả, tình thật mà Châu Lâm diễn xuất quá thành công vai diễn này, nó trở thành vai diễn để đời cho Châu Lâm.

Diễn viên đóng thế[sửa | sửa mã nguồn]

Do nguồn kinh phí eo hẹp, cộng thêm ngành truyền hình Trung Quốc đầu thập niên 1980 vẫn chưa phát triển, đạo diễn Dương Khiết không có chủ trương mời diễn viên đóng thế, nên trong 25 tập phim Tây Du Ký, tất cả các cảnh quay võ thuật đều do diễn viên tự đóng.

Diễn viên nhí[sửa | sửa mã nguồn]

Phim có khá nhiều diễn viên nhí tham gia diễn xuất. Nhưng xuất sắc nhất và để lại ấn tượng trong lòng khán giả nhất chính là diễn viên nhí Triệu Hân Bồi trong vai Hồng Hài Nhi ở tập 14, Đại chiến Hồng Hài Nhi. Khi tham gia phim này, Triệu Hân Bồi chỉ mới bảy tuổi. Có thể nói, Triệu Hân Bồi là diễn viên nhí duy nhất của điện ảnh Trung Quốc thể hiện thành công vai Hồng Hài Nhi. Với gương mặt vừa ác vừa trẻ con của Hồng Hài Nhi khiến khán giả vừa thương vừa ghét. Có thể nói, mỗi tập phim của Tây Du Ký, các diễn viên đều thể hiện thành công nhân vật của mình.

Danh sách diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn viên phần I[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phim còn có Hùng Nghê vào vai khỉ con, Hứa Tình (許晴) trong vai một tiểu đồng của Thái Thượng Lão Quân (tập 3), Mã Linh trong vai người múa phụ họa cho Hằng Nga...

Diễn viên phần II[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Tôn Ngộ Không - Lục Tiểu Linh Đồng (六小齡童)
  2. Đường Tăng - Từ Thiếu Hoa (徐少華) (từ tập 1 đến giữa tập 9), Trì Trọng Thụy (遲重瑞) (giữa tập 9 đến tập 16)
  3. Trư Bát Giới - Thôi Cảnh Phú (崔景富)
  4. Sa Tăng - Lưu Đại Cương (劉大剛)
  5. Ngọc Hoàng Thượng đế - Vương Vệ Quốc (王衛國)
  6. Quan Âm Bồ Tát - Tả Đại Phân
  7. Phật Tổ Như Lai - Châu Long Quảng
  8. Thái Thượng Lão Quân - Trịnh Dung
  9. Thái Bạch Kim Tinh - Vương Trung Tín
  10. Diêm Vương - Lưu Giang
  11. Đường Thái Tông - Trương Chí Minh
  12. Thác Tháp Lý Thiên Vương - Trần Trọng Sinh
  13. Đông Hải Long vương - Thôi Cảnh Phú
  14. Tây Hải Long vương - Trì Quốc Đống
  15. Na Tra - Châu Cầm, Vương Uy
  16. Mộc Tra - Trương Phân
  17. Điện mẫu - Trương Đan Đan
  18. Phong bà bà - Sa Lâm
  19. Trần Thanh - Trương Mặc Côn (tập 1-2)
  20. Thê Trần Trừng - Trương Văn Huệ
  21. Lão quản gia- Lý Khánh Hữu
  22. Tiểu quan bảo - Lưu Lập Phong
  23. Linh Cảm đại vương - Vương Lập Mẫn
  24. Ngư nữ - Cơ Ngọc
  25. Ngao lão - Lam Pháp Khánh
  26. Đứng đầu cường hán - Khương Báo Hồng
  27. Vợ đứng đầu cường hán - Dương Hứng Nghi
  28. Thôn cô và Khổng Tước công chúa (tập 4, 5) - Kim Xảo Xảo (金巧巧)
  29. Thanh sư - Cổ Thạch Đầu
  30. Bạch tượng - Vương Vệ Quốc
  31. Đại bàng - Quách Quân
  32. Hí Thước - Châu Đan
  33. Tiểu toàn phong - Lam Gia Phú
  34. Đà Long - An Á Bình (tập 6-7)
  35. Hắc Thủy hà công chúa - Dương Tĩnh
  36. Ma Ngang thái tử - Tào Vinh
  37. Thanh Ngưu tinh - Lý Hồng Đào (tập 8-9)
  38. Quận hầu- Đàm Phi Linh
  39. Thê quận hầu- Đàm Nguyệt Vinh
  40. Phụng Tiên quận thôn phụ - Ngô Tố Anh
  41. Mãng xà tinh - Bác Hồng
  42. Lý lão hán -Dương Tử Thuần
  43. Báo Tử tinh - Vũ Chí Dũng
  44. Thê tiều tử - Trịnh Anh
  45. Tiều tử- Trương Dương
  46. Lang tinh - Lam Pháp Khánh
  47. Tỷ Khâu quốc mỹ hậu (hồ ly tinh) (tập 13, 14) - Ngu Mộng (虞夢)
  48. Tỷ Khâu quốc quốc vương - Vương Anh
  49. Bạch lộc tinh - Lưu Kình
  50. Yêu đạo - Cừu Vĩnh Lực
  51. Dịch quan - Lý Hồng Dương
  52. Khấu viên ngoại - Sái Quảng Khánh (tập 14-15)
  53. Nhị phu nhân - Vương Mỹ Hồng
  54. Julia (Châu Lệ Á) - Vương Hà
  55. Tịch hàn đại vương - Trần Đại Trung
  56. Tịch thử đại vương - Triệu Nghị
  57. Tịch trần đại vương - Sái Du Ca
  58. Tây Hải long công chúa - Lưu Đan (劉丹)
  59. Khuê Mộc lang - Từ Kiến Sinh
  60. Bạch vô thường - Lục Tiểu Linh Đồng
  61. Từ Vân Tự phương trượng - Trọng Trường Đức

(danh sách diễn viên phần hai không xếp theo thứ tự tập phim)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tham khảo, Tây Du Ký gặp gỡ sau 20 năm của đài truyền hình CCTV.
  2. ^ Uông Việt đóng các tập 6, 9, 10.
  3. ^ Từ Thiếu Hoa đóng các tập 4, 5, 7, 8, 11, 12, 14, 15, 16
  4. ^ Trì Trọng Thoại đóng các tập 13, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Di%E1%BB%85n_vi%C3%AAn_trong_T%C3%A2y_du_k%C3%BD_(phim_truy%E1%BB%81n_h%C3%ACnh_1986)