Wiki - KEONHACAI COPA

Diêm Ôn

Diêm Ôn
Tên chữBá Kiệm
Lương Châu biệt giá
Thượng Khuê lệnh
Nhiệm kỳ
?-213
Quân chủHán Hiến Đế
Thứ sửVi Khang
Thông tin cá nhân
Sinh?
Mất213
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchĐông Hán
Thời kỳĐông Hán

Diêm Ôn (tiếng Trung: 閻溫; bính âm: Yan Wen; ? - 213), tự Bá Kiệm (伯儉), là quan viên dưới quyền quân phiệt Tào Tháo thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Diêm Ôn quê ở huyện Tây, quận Thiên Thủy, Lương Châu[1], giữ chức Lương Châu biệt giá, thủ Thượng Khuê lệnh. Năm 213, Mã Siêu chạy tới Thượng Khuê, được người địa phương Nhâm Dưỡng (任養) tiếp đón. Diêm Ôn tìm cách ngăn cản bất thành, liền cưỡi ngựa bỏ chạy đến châu trị Ký Thành.[2]

Tháng 1 năm 213, Mã Siêu bắt đầu tấn công Ký Thành. Thứ sử Lương Châu Vi Khang lâu ngày không thấy viện quân, liền phái Diêm Ôn bí mật trốn khỏi thành cầu cứu Hạ Hầu Uyên. Vì Mã Siêu được người Khương cùng Trương Lỗ giúp đỡ, tập hợp được hơn 1 vạn quân, bao vây rất nghiêm ngặt. Diêm Ôn lợi dụng trời tối bơi ra khỏi thành nhưng lại để lộ dấu vết. Hôm sau, Mã Siêu cho quân truy bắt, đến Hiển Thân Giới (顯親界) thì tóm được Ôn, áp giải trở về.[2]

Mã Siêu cắt bỏ dây trói, vừa dụ dỗ vừa đe dọa Diêm Ôn nói cho người trong thành rằng không có viện quân: Giờ thắng thua đã rõ ràng, ngài vì cô thành xin cứu binh lại bị bắt tới nơi đây, làm sao hoàn thành được nghĩa vụ? Nếu nghe lời ta, nói cho trong thành rằng phương đông không có người tới cứu, đây là kế chuyển họa thành phúc vậy. Bằng không, bây giờ liền giết ngươi.[2]

Ôn giả vờ đáp ứng, được Siêu cho xe đưa đến dưới tường thành. Sau khi đến nơi, Diêm Ôn bèn nói dối, hô to: Đại quân ba ngày nữa sẽ đến, gắng lên! Người trong thành đều khóc, hô vạn tuế. Mã Siêu nổi giận, hỏi rằng: Túc hạ không muốn sống nữa sao? Ôn không trả lời.[2]

Mã Siêu vây thành lâu ngày, gần 8 tháng không hạ, lại nhiều lần dụ dỗ Diêm Ôn, mong Ôn hồi tâm chuyển ý: Cố nhân trong thành, có người đồng lòng với ta sao? Ôn không thèm phản ứng, bị Siêu trách cứ. Ôn bèn nói: Đạo hầu vua chỉ có đường chết, ngài muốn trưởng giả nói lời bất nghĩa, ta lẽ nào là hạng tham sống sợ chết sao? Mã Siêu hết cách, bèn giết Ôn. Không lâu sau, Vi Khang đầu hàng.[2]

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Thọ có lời bình: Diêm Ôn hướng thành hô lớn, có thể sánh ngang với gương Giải[3], Lộ[4] vậy.[2]

Trong văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Diêm Ôn không xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nay là Lễ, Lũng Nam, Cam Túc.
  2. ^ a b c d e f Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Ngụy thư, quyển 18, Nhị Lý Tang Văn Lữ Hứa Điển nhị Bàng Diêm truyện.
  3. ^ Giải Dương (解揚), đại phu nước Tấn thời Xuân thu.
  4. ^ Lộ Trung đại phu (路中大夫), đại phu của Tề Hiếu vương, bị quân phản vương bắt, ép phải gọi hàng Tề vương. Lộ Trung đại phu ở ngoài thành Lâm Tri hô to, báo cho Tề vương rằng Chu Á Phu sắp đem quân tới cứu, bị giết.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Di%C3%AAm_%C3%94n