Wiki - KEONHACAI COPA

Deep Blue

Deep Blue
Một trong hai thân máy của Deep Blue tại Bảo tàng Lịch sử Máy tính (en), California
Hoạt động
  • 1995 (nguyên mẫu)
  • 1996 (phát hành)
  • 1997 (nâng cấp)
Cấu trúc
Hệ điều hànhIBM AIX (en)
Kích cỡ2 thân máy
Tốc độ11.38 GFLOPS (1997)
Xếp hạngTOP500 (en): 259
Mục đíchChơi cờ vua

Deep Blue là một hệ chuyên gia chơi cờ vua chạy trên một siêu máy tính đơn mục đích do IBM phát triển. Nó là máy tính đầu tiên thắng được một ván, và sau này là một trận, trước một nhà đương kim vô địch thế giới trong giới hạn thời gian tiêu chuẩn. ChipTest (en), tiền thân của Deep Blue, được phát triển từ năm 1985 tại Đại học Carnegie Mellon; sau đó, nó được chuyển giao cho IBM và đổi tên thành Deep Thought (en), rồi Deep Blue (1989). Nó đấu với (en) nhà vô địch thế giới Garry Kimovich Kasparov lần đầu tiên vào năm 1996 và thua với tỉ số 2 – 4. Năm 1997, sau khi được nâng cấp, nó tái đấu với Kasparov và thắng chung cuộc với 2 ván thắng, 3 ván hoà trong tổng số 6 ván đấu. Chiến thắng này của Deep Blue được coi là một cột mốc trong lịch sử ngành trí tuệ nhân tạo và là chủ đề của nhiều tác phẩm.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Khi còn là nghiên cứu sinh tại Đại học Carnegie Mellon, Hứa Phong Hùng (en) bắt đầu phát triển một siêu máy tính chơi cờ vua tên là ChipTest. Năm 1987, ChipTest vô địch Giải Cờ vua Máy tính Bắc Mỹ (en); một năm sau đó, Hứa và cộng sự bắt tay vào phát triển thế hệ tiếp theo – Deep Thought.[2][3] Sau khi nhận bằng tiến sĩ vào năm 1989, Hứa cùng Murray Campbell gia nhập IBM Research (en), bộ phận nghiên cứu và phát triển của IBM, để tiếp tục dự án của mình: một máy tính có khả năng đánh bại được nhà vô địch cờ vua thế giới.[4] Thomas Anantharaman (en), một đồng nghiệp khác, cùng gia nhập nhưng chuyển sang làm việc trong ngành tài chính chỉ một thời gian ngắn sau đó; lập trình viên Arthur Joseph Hoane là người kế nhiệm vị trí của anh.[5][6] Năm 1990, nhóm phát triển có thêm thành viên mới là Jerry Brody, một nhân viên lâu năm của IBM Research.[7]

Sau trận thua hai ván năm 1989 với Kasparov, IBM tổ chức một cuộc thi đặt tên mới cho Deep Thought; cái tên được chọn là "Deep Blue" do Peter Fitzhugh Brown (en) đặt,[8] dựa trên biệt danh "Big Blue" của IBM.[a] Sau trận đấu giữa một phiên bản cỡ nhỏ của Deep Blue và đại kiện tướng Joel Benjamin (en),[10] Hứa và Campbell nhận thấy Benjamin có thể giúp Deep Blue cải thiện các nước khai cuộc và quyết định thuê ông để chuẩn bị cho trận đấu với Garry Kimovich Kasparov.[11] Năm 1995, một nguyên mẫu của Deep Blue tham gia Giải Cờ vua Máy tính Thế giới (en) lần thứ tám và hoà với Wchess (en) trước khi thua Fritz (en) ở vòng 5 dù được cầm quân trắng.[12]

Năm 1997, tờ Chicago Tribune đã đăng tải một thông tin sai về việc Deep Blue được bán cho United Airlines do cấu trúc bên ngoài của nó rất giống với hệ thống RS6000/SP2 (en) dòng chính của IBM.[13]

Một trong hai thân máy của Deep Blue được đem trưng bày trong một cuộc triển lãm về Thời đại Thông tin và lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Mỹ (en).[14] Thân máy kia được chuyển giao cho Bảo tàng Lịch sử Máy tính (en) vào năm 1997 và trở thành một phần của triển lãm "Trí tuệ nhân tạo và Robot" tại đó.[15] Deep Blue là chủ đề của nhiều cuốn sách, trong đó có "Behind Deep Blue: Building the Computer that Defeated the World Chess Champion"[b] của Hứa Phong Hùng.[16]

Deep Blue đấu với Kasparov[sửa | sửa mã nguồn]

Garry Kasparov trong một trận đấu đồng thời (en) năm 1985

Deep Blue tái đấu với Garry Kimovich Kasparov hai lần sau trận thua năm 1989 của Deep Thought. Trong trận thứ nhất (diễn ra từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 2 năm 1996), Deep Blue thắng ván thứ nhất; đây cũng là ván thắng đầu tiên của máy tính trước một nhà đương kim vô địch thế giới trong giới hạn thời gian tiêu chuẩn; tuy nhiên, Kasparov vẫn thắng 3 và hoà 2 trong 5 ván sau đó để giành chiến thắng chung cuộc.[17]

Phần cứng của Deep Blue tiếp tục được nâng cấp,[3][18][c] giúp tốc độ xử lý của nó tăng lên gấp đôi trước trận đấu thứ hai với Kasparov vào tháng 5 năm 1997. Lần này, Deep Blue thắng 1 ván, thua 1 và hoà 3 trước khi bước vào ván 6 quyết định. Trong ván này, Kasparov khai cuộc không tốt và nhanh chóng đầu hàng chỉ sau 19 lượt; Deep Blue trở thành máy tính đầu tiên thắng được một trận tiêu chuẩn với đương kim vô địch thế giới.[20][21] Phiên bản đánh bại Kasparov năm 1997 xét đến độ sâu trung bình từ 6 đến 8 lượt và khoảng hơn 20 lượt trong một số trường hợp.[22] David Levy (en)Monty Newborn (en) ước tính rằng mỗi nước (nửa lượt) tính trước gia tăng lực chiến từ 50 đến 70 Elo.[23]

Trong lượt thứ 44 của ván đầu trận thứ hai, một lỗi lập trình trong mã nguồn của Deep Blue đã khiến nó bị kẹt trong một vòng lặp; nó thoát lặp bằng cách thực hiện một nước hợp lệ ngẫu nhiên.[24] Do không biết, Kasparov đã cho rằng nước đi vô nghĩa này là kết quả của một "trí tuệ cao siêu".[21] Ông thể hiện không tốt trong ván thứ hai,[24] nhưng ông phủ nhận ý kiến cho rằng nguyên nhân là vì lo lắng về nước đi khó hiểu của Deep Blue.[25]

Sau khi thua, Kasparov cho biết đôi khi ông thấy Deep Blue tỏ ra rất sáng tạo và bày tỏ nghi ngờ rằng các kỳ thủ con người đã can thiệp vào ván đấu thứ hai. IBM phủ nhận cáo buộc này và tuyên bố các lập trình viên chỉ sửa chương trình nhằm khắc phục các điểm yếu đã bộc lộ ở ván trước đó trong thời gian nghỉ giữa các ván, theo đúng luật chơi.[26][27] Kasparov muốn tái đấu, nhưng IBM đã cho tháo dỡ Deep Blue sau trận thắng và từ chối.[28] IBM cũng không đồng ý công khai các tập tin nhật trình đấu do Deep Blue ghi lại theo yêu cầu của Kasparov, nhưng vẫn đăng tải chúng lên mạng về sau này.[29]

Hệ quả[sửa | sửa mã nguồn]

Cờ vua[sửa | sửa mã nguồn]

Dù ban đầu gọi Deep Blue là "một đối thủ xa lạ", về sau này Kasparov lại cho rằng nó chỉ "thông minh ngang cái đồng hồ báo thức".[30] Theo Martin Amis (en), hai đại kiện tướng từng đấu với Deep Blue đều đồng ý rằng nó như một "bức tường không thể cản phá".[31][32] Hứa Phong Hùng có quyền sử dụng độc lập mẫu thiết kế của Deep Blue nhưng cũng đã từ chối đề nghị tái đấu của Kasparov.[33] Trong phân đoạn tìm hiểu về việc Kasparov cáo buộc IBM gian lận của bộ phim tài liệu năm 2003 Game Over: Kasparov and the Machine (en)[d], một số nhân vật được phỏng vấn cho rằng IBM đã đầu tư vào Deep Blue nhằm tăng giá trị cổ phiếu.[34]

Các trò chơi khác[sửa | sửa mã nguồn]

Sau chiến thắng của Deep Blue, chuyên gia trí tuệ nhân tạo Omar Syed đã sáng tạo và thiết kế Arimaa – một trò dễ chơi với người nhưng khó với máy.[35][36] Tuy nhiên, đến năm 2015, máy tính đã có thể đánh bại được cả các cao thủ của trò chơi này.[37]

Nhiều nhà khoa học máy tính đã tiếp tục phát triển những phần mềm có khả năng giải các trò chơi bảng khác có cộng đồng người chơi lớn, chẳng hạn như AlphaGo – phần mềm cờ vây đã đánh bại các kỳ thủ hàng đầu thế giới vào năm 2016.[38][39]

Khoa học máy tính[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà khoa học máy tính, kể cả một trong những người tham gia phát triển Deep Blue là Campbell, tin rằng cờ vua là một phương thức tốt để ước tính khả năng của trí tuệ nhân tạo, và rằng IBM đã tiến một bước rất xa, qua chiến thắng trước một đương kim vô địch thế giới.[3] Cũng nhờ Deep Blue, các trò chơi đã trở thành phương tiện thể hiện phổ biến cho trí tuệ nhân tạo, như với IBM Watson hay AlphaGo.[40]

Với khả năng tính toán 200 triệu thế cờ mỗi giây,[41] Deep Blue là một hệ chuyên gia phụ thuộc vào các quy tắc và biến số được các kiện tướng cờ vua và khoa học gia máy tính chỉ định và tinh chỉnh.[3] Ngược lại, các chương trình cờ vua hiện đại như Leela Chess Zero thường sử dụng kỹ thuật học có giám sát để huấn luyện một mạng thần kinh nhân tạo, tự phát triển logic từ bên trong thay vì phụ thuộc vào các chuyên gia con người.[38]

Trong một trận đấu vào tháng 11 năm 2006, Deep Fritz, chạy trên một hệ máy tính lõi kép Intel Xeon 5160 CPU, chỉ tính được 8 triệu thế cờ mỗi giây, nhưng vẫn có thể tìm kiếm đến độ sâu 17-18 nước trong giai đoạn trung cuộc nhờ có heuristic và từ đó thắng chung cuộc 4 – 2.[42][43]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong các bộ xử lý của Deep Blue.

Phần mềm[sửa | sửa mã nguồn]

Hàm đánh giá (en) của Deep Blue vốn được viết ở dạng tổng quát, với nhiều tham số chưa xác định, chẳng hạn như mức độ quan trọng giữa giữ vị trí cho vua với việc chiếm các ô ở giữa bàn cờ. Giá trị của những tham số này là kết quả của quá trình phân tích hàng ngàn trận đấu ở cấp độ kiện tướng. Sau đó, hàm được chia làm khoảng 8000 phần nhỏ, trong đó một số lớn được thiết kế riêng cho các thế đặc biệt. Dữ liệu khai cuộc có đến hơn 4000 thế và 700.000 trận của các đại kiện tướng, còn dữ liệu tàn cuộc bao gồm rất nhiều thế 6 quân và đủ mọi thế từ 5 quân trở xuống. Ngoài ra, Deep Blue còn có một cơ sở dữ liệu mở rộng chứa tóm lược đầy đủ của các trận đấu ở cấp độ đại kiện tướng. Nó sử dụng khả năng tính toán 200 triệu thế mỗi giây với thông tin từ cơ sở này để chọn các nước khai cuộc.[44]

Trước trận thứ hai, quy tắc của Deep Blue được đại kiện tướng Joel Benjamin điều chỉnh, còn dữ liệu khai cuộc do ba đại kiện tướng khác là Miguel Illescas (en), John Fedorowicz (en)Nick de Firmian (en) cung cấp.[45] Khi Kasparov yêu cầu cho phép nghiên cứu các trận khác của Deep Blue để tìm hiểu đối thủ, IBM đã từ chối, khiến ông phải chơi các trò chơi cờ vua phổ biến dành cho máy tính cá nhân khi đó để làm quen với cách chơi.[46]

Phần cứng[sửa | sửa mã nguồn]

Deep Blue sử dụng chip tích hợp cỡ rất lớn (en) (VLSI) để song song hoá thuật toán tìm kiếm alpha – beta (en)[47] theo mẫu hình GOFAI.[48] Hai thân máy của nó chứa 30 bộ xử lý PowerPC 604e và 480 "chip cờ vua" VLSI CMOS tuỳ chỉnh cỡ 600 µm được thiết kế riêng cùng nhiều mảng phần tử tái lập trình được (FPGA) vốn được dự định sử dụng cho việc vá các chip VLSI (nhưng thực ra không cần đến). Lực chiến của siêu máy tính IBM RS/6000 SP (en) xử lý song song hàng loạt (en) này đa phần đến từ khả năng tính toán vét cạn (en).[49][50][51][52]

Chương trình cờ vua của Deep Blue được viết bằng C và chạy trên hệ điều hành AIX (en). Nó có khả năng tính toán 200 triệu thế cờ mỗi giây, nhanh gấp đôi so với phiên bản năm 1996. Năm 1997, nó được tái nâng cấp và trở thành siêu máy tính mạnh thứ 259 thế giới với 11,38 GFLOPS trên thang điểm chuẩn hiệu suất cao LINPACK (en), theo TOP500 (en).[53]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ IBM đổi tên "Deep Thought" vì tên này gần giống với tên của bộ phim khiêu dâm Deep Throat (en).[9]
  2. ^ Tạm dịch: "Phía sau Deep Blue: Xây dựng cỗ máy đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới"
  3. ^ Phiên bản sau nâng cấp còn có tên gọi không chính thức là "Deeper Blue".[19]
  4. ^ Tạm dịch: "Trò chơi kết thúc: Kasparov và cỗ máy".

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Deep Thought (Chess)”. ICGA Tournaments. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Newborn 2002, tr. 11–20
  3. ^ a b c d Greenemeier, Larry (2 tháng 6 năm 2017). “20 Years after Deep Blue: How AI Has Advanced Since Conquering Chess”. Scientific American (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2018.
  4. ^ Hsu 2002, tr. 92–95
  5. ^ Hsu 2002, tr. 107
  6. ^ Hsu 2002, tr. 132
  7. ^ IBM. “Deep Blue – Overview”. IBM Research. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2008.
  8. ^ Hsu 2002, tr. 126–127
  9. ^ Zuckerman 2019, tr. 178
  10. ^ “Joel Benjamin playing a practice game with Deep Blue”. Computer History Museum. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2020.
  11. ^ Hsu 2002, tr. 160–161, 174, 177, 193
  12. ^ “8th World Computer Chess Championship”. ICGA Tournaments. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  13. ^ Schmeltzer, John (7 tháng 12 năm 1997). “Deep Blue Skies: Ibm Helps Airline”. Orlando Sentinel. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2013.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  14. ^ “Deep Blue Supercomputer Tower”. National Museum of American History (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2019.
  15. ^ “Deep Blue II”. Computer History Museum. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2020.
  16. ^ (Hsu 2004)
  17. ^ Newborn 1997, tr. 287
  18. ^ Mcphee, Michele; K.C. Baker; Siemaszko, Corky (10 tháng 5 năm 2015). “IBM's Deep Blue beats chess champion Garry Kasparov in 1997”. Daily News (bằng tiếng Anh). New York. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2017.
  19. ^ IBM Research Game 2 Lưu trữ 19 tháng 10 2007 tại Wayback Machine, Deep Blue IBM
  20. ^ Saletan, William (11 tháng 5 năm 2007). “Chess Bump: The triumphant teamwork of humans and computers”. Slate. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2007.
  21. ^ a b Roberts, Jacob (2016). “Thinking Machines: The Search for Artificial Intelligence”. Distillations. 2 (2): 14–23. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2018.
  22. ^ Campbell 1998, tr. 88
  23. ^ Levy & Newborn 1991, tr. 192
  24. ^ a b Plumer, Brad (26 tháng 9 năm 2012). “Nate Silver's 'The Signal and the Noise'. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  25. ^ LC Catalog – Item Information (Full Record). LCCN 2017304768.
  26. ^ Silver, Albert (19 tháng 2 năm 2015). “Deep Blue's cheating move”. Chess Base. Chess News. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  27. ^ Hsu 2004, tr. x
  28. ^ Warwick 2004, tr. 95
  29. ^ “Deep Blue – Replay the Games”. IBM Research. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.
  30. ^ Baldwin, Alan (11 tháng 4 năm 2020). “On this day: Born April 13, 1963; Russian chess champion Garry Kasparov”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  31. ^ Amis 2011, tr. vii
  32. ^ Barrat 2013, tr. 13
  33. ^ “Owen Williams replies to Feng-hsiung Hsu”. The Week in Chess. 13 tháng 1 năm 2000. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  34. ^ Mills, Mark P. (21 tháng 2 năm 2011). “IBM's Watson Jeopardy Stunt Unleashes a Third Great Cycle in Computing”. Forbes. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  35. ^ Syed & Syed 2003, tr. 138
  36. ^ “Deep Blue: Cultural Impacts”. IBM100. IBM. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2020.
  37. ^ Wu 2015, tr. 19
  38. ^ a b Silver, David; Hubert, Thomas; Schrittwieser, Julian; và đồng nghiệp (6 tháng 12 năm 2018). “A general reinforcement learning algorithm that masters chess, shogi, and Go through self-play” (PDF). University College London. 362 (6419): 1140–1144. Bibcode:2018Sci...362.1140S. doi:10.1126/science.aar6404. PMID 30523106. S2CID 54457125. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  39. ^ “Google's AlphaGo retires on top after humbling world No. 1”. phys.org (bằng tiếng Anh). 27 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  40. ^ Barbierato, Enrico; Zamponi, Maria Enrica (2022). “Shifting Perspectives on AI Evaluation: The Increasing Role of Ethics in Cooperation”. AI. 3 (2): 331–352. doi:10.3390/ai3020021.
  41. ^ Strogatz, Steven (26 tháng 12 năm 2018). “One Giant Step for a Chess-Playing Machine”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  42. ^ Schulz, André (23 tháng 11 năm 2006). “Das letzte Match Mensch gegen Maschine?” [The last man vs machine match?]. Der Spiegel (bằng tiếng Đức). ChessBase Chess News biên dịch. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  43. ^ “Chess champion loses to computer”. BBC News. 5 tháng 12 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2008.
  44. ^ Campbell 1999, tr. 66
  45. ^ Weber, Bruce (18 tháng 5 năm 1997). “What Deep Blue Learned in Chess School”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017.
  46. ^ Weber, Bruce (5 tháng 5 năm 1997). “Computer Defeats Kasparov, Stunning the Chess Experts”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  47. ^ Hsu, Campbell & Hoane 1995 p. 240
  48. ^ Greenemeier, Larry. “20 Years after Deep Blue: How AI Has Advanced Since Conquering Chess”. Scientific American (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  49. ^ Hsu, Feng-hsiung (March–April 1999). “IBM's Deep Blue Chess Grandmaster Chips” (PDF). IEEE Micro. 19 (2): 70–81. doi:10.1109/40.755469. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2004. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  50. ^ Festa, Paul (2 tháng 9 năm 1997). “IBM upgrades Deep Blue”. Clnet. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  51. ^ Gonsalves 2017, tr. 234
  52. ^ Hsu, Feng-hsiung (3 tháng 5 năm 2022). Behind Deep Blue: Building the Computer That Defeated the World Chess Champion (bằng tiếng Anh). Princeton University Press. ISBN 978-0-691-23514-1.
  53. ^ “TOP500 List – June 1997 (201–300)”. Top 500. 13 tháng 2 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Các ván đấu của Deep Blue lưu trên ChessGames.com
  • IBM.com, các trang IBM Research về Deep Blue
  • IBM.com, nhật trình các trận đấu
  • Chesscenter.com, thư của Hứa Phong Hùng về ván tái đấu bị huỷ với Kasparov, The Week in Chess Magazine, issue 270, 10 January 2000
  • Chesscenter.com, thư phản hồi cho Hứa Phong Hùng của Owen Williams, quản lý của Garry Kasparov, 13 tháng 1 năm 2000
  • Sjeng.org, bản mô tả hệ thống của Deep Blue, Hứa Phong Hùng, Murray Campbell và A. Joseph Hoane Jr. (PDF)
  • Chessclub.com, buổi phỏng vấn của ICC với Hứa Phong Hùng vào năm 2002
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Deep_Blue