Wiki - KEONHACAI COPA

Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa

Binh sĩ Việt Nam trên đảo An Bang

Dưới đây liệt kê danh sách các thực thể địa lý theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lý. Nguồn thông tin có sẵn trong từng bài riêng của mỗi thực thể. Danh sách này đồng nhất với danh sách lập bởi Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS)[1] bao gồm các thực thể địa lý đã bị quân đội một trong các nước có tranh chấp xây dựng các tiền đồn, công trình quân sự và đồn trú lâu dài. Các công trình nhân tạo trên các thực thể này có thể quan sát bằng ảnh vệ tinh. Trong thực tế, có thể các quốc gia có thể khống chế thêm một số thực thế địa lý lân cận với các thực thể đã bị quốc gia đó chiếm đóng. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lý nào.[2]

Chú thích viết tắt:

STT: số thứ tự;
A: tiếng Anh; F: tiếng Filipino;
H: tiếng Hoa; M: tiếng Mã Lai.
Bản đồ khách quan cho thấy các Quốc gia nào đang sở hữu những thực thể nào trong quần đảo Trường Sa.

Việt Nam kiểm soát[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam kiểm soát
STTTên ViệtTên khácTọa độMô tả sơ lược
1
Đảo An BangAAmboyna Cay7°53′31″B 112°55′17″Đ / 7,89194°B 112,92139°Đ / 7.89194; 112.92139 (đảo An Bang)Là một cồn cát dài 200 m, rộng 20 m và cao 2 m. Điều kiện môi trường tại đây rất khắc nghiệt.
FKalantiaw
H安波沙洲 (An Ba sa châu)
MPulau Amboyna Kecil
2
Đảo Nam YếtANamyit Island10°10′46″B 114°22′0″Đ / 10,17944°B 114,36667°Đ / 10.17944; 114.36667 (đảo Nam Yết)Là một đảo san hô hình bầu dục, dài 700 m, rộng 150 m với diện tích 0,06 km² và cách đảo Ba Bình 11,9 hải lý về phía nam. Việt Nam có kế hoạch lập một khu bảo tồn biển tại đây.
FBinago
H鸿庥岛 (Hồng Hưu đảo)
3
Đảo Sinh TồnASin Cowe Island9°53′7″B 114°19′47″Đ / 9,88528°B 114,32972°Đ / 9.88528; 114.32972 (đảo Sinh Tồn)Là một đảo san hô dài 400 m, rộng 220 m, đất đai khô cằn, hầu như không trồng được rau xanh nếu không cải tạo đất.
FRurok
H景宏岛 (Cảnh Hoành đảo)
4
Đảo Sinh Tồn ĐôngAGrierson Reef/Cay
Sin Cowe East Island
9°54′9″B 114°33′51″Đ / 9,9025°B 114,56417°Đ / 9.90250; 114.56417 (đảo Sinh Tồn Đông)Là một cồn cát nằm cách đảo Sinh Tồn 14 hải lý về phía đông. Dài 210 m, rộng 100 m, điều kiện khắc nghiệt.
FJulian Felipe
H染青沙洲 (Nhiễm Thanh sa châu)
5
Đảo Sơn CaASand Cay10°22′30″B 114°28′48″Đ / 10,375°B 114,48°Đ / 10.37500; 114.48000 (đảo Sơn Ca)Là một đảo cát nhỏ nằm cách đảo Ba Bình 6,6 hải lý về phía đông. Dài 440 m và rộng 160 m; đất đai khá màu mỡ nhờ một lớp mùn phân chim nên đảo có nhiều cây xanh.
FBailan
H敦謙沙洲 (Đôn Khiêm sa châu)
6
Đảo Trường Sa
Biệt danh: Trường Sa Lớn
ASpratly Island8°38′41″B 111°55′12″Đ / 8,64472°B 111,92°Đ / 8.64472; 111.92000 (đảo Trường Sa)Đảo có tên gọi chính thức là Trường Sa nhưng nhiều nguồn tin tức và người tại đây thường dùng biệt danh Trường Sa Lớn. Trường Sa là đảo san hô đứng thứ tư về diện tích trong quần đảo (0,15 km²) và là trung tâm của thị trấn Trường Sa. Đảo có nguồn nước lợ, có đường băng, cảng cá, trạm khí tượng, lớp học, trạm xá,...
H南威岛 (Nam Uy đảo)
7
Đảo Song Tử TâyASouthwest Cay11°25′46″B 114°19′53″Đ / 11,42944°B 114,33139°Đ / 11.42944; 114.33139 (đảo Song Tử Tây)Song Tử Tây nằm cách Song Tử Đông 1,6 hải lý về phía tây nam. Trên đảo có nhiều cây cối xanh tươi. Đảo có một ngọn đèn biển quan trọng.
FPugad
H南子岛 (Nam Tử đảo)
8
Đá Cô LinACollins Reef
Johnson North Reef
9°46′26″B 114°15′20″Đ / 9,77389°B 114,25556°Đ / 9.77389; 114.25556 (đá Cô Lin)Là một rạn san hô nằm cách đá Gạc Ma 3,9 hải lý (7,2 km) về phía tây bắc, cách đá Len Đao 7 hải lý (13 km) về phía tây. Đá Cô Lin chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên. Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa 1988.
H鬼喊礁 (Quỷ Hám tiêu)
9
Đá ĐôngAEast (London) Reef8°49′42″B 112°35′48″Đ / 8,82833°B 112,59667°Đ / 8.82833; 112.59667 (đá Đông)Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 36,4 km² và nằm cách đá Châu Viên 10 hải lý về phía tây.
FSilangang Quezon
H东礁 (Đông tiêu)
10
Đá LátALadd Reef8°40′0″B 111°40′33″Đ / 8,66667°B 111,67583°Đ / 8.66667; 111.67583 (đá Lát)Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 9,9 km² và nằm cách đảo Trường Sa 13,3 hải lý về phía tây. Đá chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên.
H日积礁 (Nhật Tích tiêu)
11
Đá Len ĐaoALansdowne Reef9°46′46″B 114°22′12″Đ / 9,77944°B 114,37°Đ / 9.77944; 114.37000 (đá Len Đao)Là một rạn san hô nằm cách đá Gạc Ma khoảng 6,4 hải lý về phía đông bắc. Đá Len Đao chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên. Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa 1988.
H琼礁 (Quỳnh tiêu)
12
Đá LớnADiscovery Great Reef10°03′42″B 113°51′6″Đ / 10,06167°B 113,85167°Đ / 10.06167; 113.85167 (đá Lớn)Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Nam Yết 30 hải lý về phía tây-tây nam.
FParedes
H大现礁 (Đại Hiện tiêu)
13
Đá NamASouth Reef11°23′14″B 114°17′55″Đ / 11,38722°B 114,29861°Đ / 11.38722; 114.29861 (đá Nam)Là một rạn san hô nằm cách đảo Song Tử Tây 3 hải lý về phía tây nam.
FTimog
H奈羅礁 (Nại La tiêu)
14
Đá Núi ThịAPetley Reef10°24′37″B 114°35′14″Đ / 10,41028°B 114,58722°Đ / 10.41028; 114.58722 (đá Núi Thị)Là một rạn san hô nằm cách đảo Sơn Ca khoảng 7 hải lý về phía đông-đông bắc. Diện tích của thực thể này là 1,72 km².
FJuan Luna
H舶兰礁 (Bạc Lan tiêu)
15
Đá Núi LeACornwallis South Reef8°42′36″B 114°11′6″Đ / 8,71°B 114,185°Đ / 8.71000; 114.18500 (đá Núi Le)Là một rạn san hô vòng cách đảo Trường Sa 134 hải lý về phía đông, cách đá Tiên Nữ 27 hải lý về phía tây-tây nam, có diện tích 35 km².
FOsmeña
H南华礁 (Nam Hoa tiêu)
16
Đảo Phan VinhAPearson Reef8°58′31″B 113°42′31″Đ / 8,97528°B 113,70861°Đ / 8.97528; 113.70861 (đảo Phan Vinh)Xét theo khái niệm rộng là một rạn san hô vòng. Nơi đóng quân chính của hải quân Việt Nam có chiều dài 250 m và chiều rộng 130 m.
FHizon
H毕生礁 (Tất Sinh tiêu)
17
Đá TâyAWest (London) Reef8°51′32″B 112°13′30″Đ / 8,85889°B 112,225°Đ / 8.85889; 112.22500 (đá Tây)Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Trường Sa 19,5 hải lý về phía đông bắc. Tại đây có khu dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ hợp nuôi trồng thủy sản thí điểm.
FKanlurang Quezon
H西礁 (Tây tiêu)
18
Đá/Bãi Thuyền ChàiABarque Canada Reef8°10′B 113°18′Đ / 8,167°B 113,3°Đ / 8.167; 113.300 (bãi/đá Thuyền Chài)Là một rạn san hô vòng lớn có chiều dài 15,8 hải lý và chiều rộng tối đa 1,9 hải lý. Phá nước dài khoảng 13 km và rộng trung bình 2 km.
FMagsaysay
H柏礁 (Bách tiêu)
MTerumbu Perahu
19
Đá Tiên NữATennent Reef (Anh)
Pigeon Reef (Mỹ)
8°51′18″B 114°39′18″Đ / 8,855°B 114,655°Đ / 8.85500; 114.65500 (đá Tiên Nữ)Là một rạn san hô vòng nằm ở cực đông của các thực thể thuộc Trường Sa đang do Việt Nam kiểm soát. Diện tích của đá khoảng 10 km².
FLopez-Jaena
H无乜礁 (Vô Khiết tiêu)
20
Đá Tốc TanAAlison Reef8°48′42″B 113°59′0″Đ / 8,81167°B 113,98333°Đ / 8.81167; 113.98333 (đá Tốc Tan)Là một rạn san hô vòng với chiều dài khoảng 19,4 km và chiều rộng trung bình 4,1 km. Diện tích khoảng 75 km².
FDe Jesus
H六门礁 (Lục Môn tiêu)
21
Đảo Trường Sa ĐôngACentral (London) Reef8°55′52″B 112°21′11″Đ / 8,93111°B 112,35306°Đ / 8.93111; 112.35306 (đảo Trường Sa Đông)Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Tây khoảng 6 hải lý về phía đông bắc và cách đá Đông khoảng 12,7 hải lý về phía tây-tây bắc.
FGitnang Quezon
H中礁 (Trung tiêu)
Tổng cộng: 21 thực thể địa lý, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô.

Danh sách trên không bao gồm 6 bãi ngầm mà Việt Nam cho là nằm trong thềm lục địa của nước này bao gồm bãi Tư Chính (Vanguard Bank), bãi Vũng Mây (Rifleman Bank), bãi Phúc Tần (Prince of Wales Bank), bãi Phúc Nguyên (Prince Consort Bank), bãi Quế Đường (Grainger Bank) and bãi Huyền Trân (Alexandra Bank). Việt Nam đã xây dựng các nhà giàn DK1 và đóng quân trên các thực thể này.

Philippines kiểm soát[sửa | sửa mã nguồn]

Philippines kiểm soát
STTTên ViệtTên khácTọa độMô tả sơ lược
1
Đảo Bến LạcAWest York Island11°04′54″B 115°01′26″Đ / 11,08167°B 115,02389°Đ / 11.08167; 115.02389 (đảo Bến Lạc)Là đảo đứng thứ ba về diện tích trong quần đảo (khoảng 0,15 hoặc 0,186 km²). Có nhiều cây bụi và dừa.
FLikas
H西月岛
2
Đảo Bình NguyênAFlat Island10°48′59″B 115°49′21″Đ / 10,81639°B 115,8225°Đ / 10.81639; 115.82250 (đảo Bình Nguyên)Là một cồn cát dài nhưng hẹp và đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng xói mòn.
FPatag
H费信岛
3
Đảo Loại TaALoaita Island10°40′6″B 114°25′26″Đ / 10,66833°B 114,42389°Đ / 10.66833; 114.42389 (đảo Loại Ta)Là một hòn đảo có diện tích 0,06 km²; có nhiều thực vật ngập mặn và dừa.
FKota
H南钥岛
4
Đảo Song Tử ĐôngANortheast Cay11°27′10″B 114°21′17″Đ / 11,45278°B 114,35472°Đ / 11.45278; 114.35472 (đảo Song Tử Đông)Là đảo đứng thứ năm về diện tích trong quần đảo, cách Song Tử Tây 1,5 hải lý về phía đông bắc. Có nhiều cây xanh.
FParola
H北子岛
5
Đảo Thị TứAThitu Island11°03′11″B 114°17′5″Đ / 11,05306°B 114,28472°Đ / 11.05306; 114.28472 (đảo Thị Tứ)Là đảo đứng thứ hai về diện tích trong quần đảo (0,32 hoặc 0,372 km²) và là trung tâm của đô thị Kalayaan do Philippines lập ra. Có dân thường sinh sống.
FPag-asa
H中业岛
6
Đảo Vĩnh ViễnANanshan Island10°43′59″B 115°48′10″Đ / 10,73306°B 115,80278°Đ / 10.73306; 115.80278 (đảo Vĩnh Viễn)Là một hòn đảo dài 575 m, cao 2,4 m, cách đảo Bình Nguyên 9 km về phía nam-tây nam.
FLawak
H马歡岛
7
Đảo Loại Ta TâyALoaita Cay10°43′42″B 114°21′3″Đ / 10,72833°B 114,35083°Đ / 10.72833; 114.35083Là một cồn cát nằm cách đảo Loại Ta 5 hải lý về phía tây bắc.
FPanata
H南钥沙洲
8
Đá Công ĐoACommodore Reef8°21′42″B 115°13′16″Đ / 8,36167°B 115,22111°Đ / 8.36167; 115.22111 (đá Công Đo)Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Tiên Nữ 41,3 hải lý về phía đông nam, hầu như chìm dưới nước khi thủy triều lên.
FRizal
H司令礁
MTerumbu Laksamana
9
Bãi Cỏ MâyASecond Thomas Shoal9°45′8″B 115°51′50″Đ / 9,75222°B 115,86389°Đ / 9.75222; 115.86389 (bãi Cỏ Mây)Là một rạn san hô nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn với diện tích khoảng 60 km².
FAyungin
H仁爱礁
Tổng cộng: 9 thực thể địa lý, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 2 rạn san hô.

Trung Quốc kiểm soát[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc kiểm soát
STTTên ViệtTên khácTọa độMô tả sơ lược
1
Đá Châu ViênACuarteron Reef8°51′54″B 112°49′49″Đ / 8,865°B 112,83028°Đ / 8.86500; 112.83028 (đá Châu Viên)Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước, nằm về phía đông của đá Đông.
FCalderon
H华阳礁
2
Đá Chữ ThậpAFiery Cross Reef
Northwest Investigator Reef
9°32′50″B 112°53′22″Đ / 9,54722°B 112,88944°Đ / 9.54722; 112.88944 (đá Chữ Thập)Là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác. Tổng diện tích hơn 110 km². Đây là trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa.
FKagitingan
H永暑礁
3
Cụm đá Ga VenAGaven Reefs10°11′7″B 114°14′18″Đ / 10,18528°B 114,23833°Đ / 10.18528; 114.23833 (đá Ga Ven)Cụm này gồm hai rạn san hô là đá Ga Ven và đá Lạc, lần lượt nằm cách đảo Nam Yết 8,5 và 7 hải lý về phía tây.
H南薰礁
4
Đá Gạc MaAJohnson South Reef9°42′54″B 114°17′14″Đ / 9,715°B 114,28722°Đ / 9.71500; 114.28722 (đá Gạc Ma)Là một rạn san hô nằm ở đầu mút tây nam của cụm Sinh Tồn và là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.
FMabini
H赤瓜礁
5
Đá Tư NghĩaAHughes Reef9°54′31″B 114°29′50″Đ / 9,90861°B 114,49722°Đ / 9.90861; 114.49722 (đá Tư Nghĩa)Là một rạn san hô nằm ở phía tây-tây bắc của đảo Sinh Tồn Đông. Chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống.
H东门礁
6
Đá Vành KhănAMischief Reef9°54′10″B 115°32′11″Đ / 9,90278°B 115,53639°Đ / 9.90278; 115.53639 (đá Vành Khăn)Là một rạn san hô vòng đa phần chìm dưới nước, nằm cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lý về phía nam. Đây là nơi từng diễn ra nhiều tranh chấp căng thẳng giữa PhilippinesTrung Quốc trong thập niên 1990.
FPanganiban
H美济礁
7
Đá Xu BiASubi Reef10°55′25″B 114°05′5″Đ / 10,92361°B 114,08472°Đ / 10.92361; 114.08472 (đá Xu Bi)Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Thị Tứ 26 km về phía tây nam. Trung Quốc đã xây dựng một đường băng tại đây.
FZamora
H渚碧礁
Tổng cộng: 7 thực thể địa lý; tất cả đều là rạn san hô.

Malaysia kiểm soát[sửa | sửa mã nguồn]

Malaysia kiểm soát
STTTên ViệtTên khácTọa độMô tả sơ lược
1
Đá Én CaAErica Reef8°06′22″B 114°08′1″Đ / 8,10611°B 114,13361°Đ / 8.10611; 114.13361 (đá Én Ca)Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên.
FGabriela Silang
H簸箕礁
MTerumbu Siput
2
Đá Hoa LauASwallow Reef7°22′25″B 113°49′37″Đ / 7,37361°B 113,82694°Đ / 7.37361; 113.82694 (đá Hoa Lau)Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo An Bang 60 hải lý về phía đông nam. Malaysia biến góc đông nam của đá này thành một đảo nhân tạo với một đường băng dài và một khu nghỉ dưỡng dành cho khách du lịch.
H弹丸礁
MPulau Layang-Layang
3
Đá Kỳ VânAMariveles Reef7°58′27″B 113°54′56″Đ / 7,97417°B 113,91556°Đ / 7.97417; 113.91556 (đá Kỳ Vân)Là một rạn san hô vòng nằm cách bãi Thuyền Chài 35 hải lý về phía đông nam. Tổng diện tích khoảng 17 km².
H南海礁
MTerumbu Mantanani
4
Đá Kiêu NgựaAArdasier Reef7°37′7″B 113°56′33″Đ / 7,61861°B 113,9425°Đ / 7.61861; 113.94250 (bãi và đá Kiêu Ngựa)Là một rạn san hô vòng ("đá") thuộc một hệ thống san hô ngầm ("bãi") có cùng tên gọi là Kiêu Ngựa. Đá Kiêu Ngựa có diện tích là 8 km².
FAntonio Luna
H光星仔礁
MTerumbu Ubi
5
Bãi Thám HiểmAInvestigator Shoal8°7′21″B 114°41′54″Đ / 8,1225°B 114,69833°Đ / 8.12250; 114.69833 (bãi Thám Hiểm)Là một rạn san hô vòng lớn với tổng diện tích khoảng 205 km². Trong khu vực bãi Thám Hiểm, có những rạn san hô nổi bật và đã được đặt tên như đá Gia Hội, đá Gia Phúđá Sâu.
FPawikan
H榆亚暗沙
MTerumbu Peninjau
Tổng cộng: 5 thực thể địa lý; tất cả đều là rạn san hô nói chung.

Hải quân Malaysia có thể kiểm soát đá Suối Cát (Dallas Reef) từ tiền đồn của họ ở đá Kiêu Ngựa gần đó. Trong những năm 1980, Malaysia cũng đặt các đèn hiệu ở đá Sác Lốt (Royal Charlotte Reef) và đá Louisa (Louisa Reef) để khẳng định chủ quyền. Tuy nhiên các nguồn tin gần đây từ Malaysia, Brunei, và Hoa Kỳ đều xác nhận rằng không có quân đội nước nào trên thực tế đã chiếm đóng ba thực thể nói trên[3].

Đài Loan kiểm soát[sửa | sửa mã nguồn]

Đài Loan kiểm soát
STTTên ViệtTên khácTọa độMô tả sơ lược
1
Đảo Ba BìnhAItu Aba Island10°22′37″B 114°21′56″Đ / 10,37694°B 114,36556°Đ / 10.37694; 114.36556 (đảo Ba Bình)đảo san hô đứng đầu về diện tích tự nhiên trong quần đảo (0,4896 km²). Trên đảo có rất nhiều nước ngọt, đất đai màu mỡ và có nhiều cây cối xanh tươi. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã chiếm đảo này để làm căn cứ cho các đội tàu ngầm. Tháng 12 năm 1946, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) cho quân đội đổ bộ lên Ba Bình nhưng rồi rút đi vào năm 1950. Đến năm 1956 họ mới quay trở lại và kiểm soát hòn đảo cho đến tận ngày nay.
FLigaw
H太平島
Tổng cộng: 1 thực thể địa lý là đảo san hô.

Các nguồn từ Đài Loan khẳng định nước này đã chiếm thêm bãi Bàn Than gần cạnh đảo Ba Bình. Điều này là do nước này đã xây dựng một số cấu trúc tạm thời trên thực thể này vào năm 1995 và 2004 cũng như một số quan chức của họ đã đổ bộ lên bãi cát này vào năm 2003 và 2012. Tuy nhiên theo Lâu Năm Góc, gần đây không có tiền đồn hay bất cứ công trình nhân tạo nào có thể quan sát được bằng vệ tinh trên bãi Bàn Than. Các nguồn tin địa phương cũng tường thuật rằng quân đội Việt Nam cũng như Đài Loan thường xuyên đặt các vật thể lên trên bãi này và dùng chúng làm bia tập bắn.[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Island Tracker Archive”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2023.
  2. ^ Nguyễn Nhã. “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ a b “South China Sea: Who Occupies What in the Spratlys?”. thediplomat.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2023.


Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_th%E1%BB%B1c_th%E1%BB%83_b%E1%BB%8B_chi%E1%BA%BFm_%C4%91%C3%B3ng_%E1%BB%9F_qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Sa