Wiki - KEONHACAI COPA

Danh sách người đoạt giải Nobel Văn học

Giải Nobel Văn học
Tổ chức trao giảiViện Hàn lâm Thụy Điển
(Svenska Akademien)
Trao giải lần đầuNăm 1901
Pháp Sully Prudhomme
Giải thưởng năm 2023Na Uy Jon Fosse
WebsiteGiải Nobel Văn học

Giải Nobel Văn học (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur) là giải thưởng thường niên do Viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng cho các tác giả có đóng góp tiêu biểu trong lĩnh vực văn học. Đây là một trong năm giải Nobel thành lập theo bản di chúc năm 1895 của Alfred Nobel, được trao nhằm vinh danh những đóng góp tiêu biểu trong các lĩnh vực hóa học, vật lý, văn học, hòa bình, và sinh lý học hoặc y học.[1] Theo di chúc của Nobel, giải thưởng do Quỹ Nobel quản lý và được xét tặng bởi Viện Hàn lâm Thụy Điển.[2] Giải Nobel Văn học đầu tiên được trao cho Sully Prudhomme của Pháp vào năm 1901.[3] Mỗi người đoạt giải nhận một huy chương, một bằng chứng nhận cùng một khoản tiền thưởng (khác nhau tùy theo năm). Năm 1901, Prudhomme nhận được tiền thưởng 150.782 SEK, tương đương với 8.763.633 SEK theo thời giá tháng 12 năm 2020. Mức tiền thưởng cho giải thưởng năm 2023 là 11.000.000 SEK.[4] Lễ trao giải diễn ra ở Stockholm vào ngày 10 tháng 12 hằng năm, đúng vào ngày mất của Nobel.[5]

Đến năm 2023, giải Nobel Văn học đã được trao cho 120 cá nhân.[6] Người trẻ tuổi nhất đoạt giải Nobel Văn học là Rudyard Kipling, chủ nhân giải thưởng năm 1907 ở tuổi 41. Ở tuổi 88, chủ nhân giải Nobel Văn học năm 2007 Doris Lessing là người lớn tuổi nhất được trao tặng giải thưởng này. Giải Nobel Văn học đã có một lần được trao sau khi người đoạt giải qua đời: Erik Axel Karlfeldt vào năm 1931.[7] Khi được chọn nhận giải Nobel vào năm 1958, tác giả người Nga Boris Pasternak bị buộc phải công khai từ chối giải thưởng dưới áp lực từ chính quyền Liên Xô.[7] Năm 1964, Jean-Paul Sartre cho biết rằng ông không muốn nhận giải Nobel Văn học,[8] do ông cũng đã từng từ chối mọi danh hiệu chính thức trong quá khứ.[9] Tuy vậy, ủy ban Nobel không công nhận việc từ chối giải thưởng và vẫn liệt kê họ trong danh sách người đoạt giải.[10]

Đã có 17 phụ nữ được trao giải Nobel Văn học, nhiều hơn bất kỳ giải Nobel nào khác ngoại trừ giải Nobel Hòa bình.[11][12] Giải thưởng này đã có bốn lần được trao cho hai người (1904, 1917, 1966, 1974). Đã có bảy năm không trao giải Nobel Văn học (1914, 1918, 1935, 1940–1943).[7] Có ba lần giải Nobel Văn học bị tạm hoãn một năm: giải thưởng của các năm 1915,[13] 1949[14] và 2018[15][16] được trao cùng với giải thưởng của năm kế tiếp. Quốc gia đạt nhiều giải Nobel nhất là Pháp với 16 giải thưởng, tiếp theo là Hoa KỳAnh với cùng 13 giải.

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 1900
NămẢnhTác giảQuốc giaLý do và tác phẩm tiêu biểuNgôn ngữNguồn
1901không khungSully Prudhomme
(1839–1907)
 PhápVì những giá trị văn chương xuất sắc, chủ nghĩa lý tưởng cao cả, nghệ thuật hoàn thiện và sự kết hợp tuyệt vời giữa tình cảm và tài năng

Thi khúc và thi phẩm (Stances et poèmes, 1865)

Tiếng Pháp[17]
1902không khungTheodor Mommsen
(1817–1903)
 ĐứcCách hành văn trong sáng, súc tích, giàu hình ảnh, những bộ sách của Momsens làm sống lại con người và xã hội La Mã trước mắt chúng ta

Lịch sử La Mã (Römische Geschichte, ba tập, 1854-1856)

Tiếng Đức[18]
1903không khungBjørnstjerne Bjørnson
(1832–1910)
Na Uy Na UyVì những tác phẩm thơ ca cao nhã, với cảm hứng tươi mới và tinh thần thuần khiết, cùng những tác phẩm kịch và sử thi tài năng đặt ra những vấn đề xã hội sâu sắc

Sigurd hung bạo (Sigurd Slembe, 1863)

Tiếng Na Uy[19]
1904không khungFrédéric Mistral
(1830–1914)
 PhápVì các sáng tác thơ mới mẻ và đặc sắc, phản ánh chân thực tinh thần của nhân dân, suốt đời đề cao lí tưởng dân tộc, đấu tranh cho sự phục hồi văn học và ngôn ngữ của dân tộc mình, và những đóng góp quan trọng với tư cách là nhà bác ngữ học Provençal

Những hòn đảo vàng (Lis isclo d'or, 1876); Kho báu Félibrige (Lou tresor dóu Félibrige,1878-1886); Nữ hoàng Jano (La Rèino Jano, 1890)

Tiếng Provençal[20]
không khungJosé Echegaray y Eizaguirre
(1832–1916)
 Tây Ban NhaVì những đóng góp cho sự nghiệp phục hồi các truyền thống của kịch Tây Ban Nha

Galeoto vĩ đại (El gran Galeoto, 1881)

Tiếng Tây Ban Nha[20]
1905không khungHenryk Sienkiewicz
(1846–1916)
 Ba Lan
( Đế quốc Nga)
Vì những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực sử thi, mà cụ thể là tiểu thuyết Quo Vadis viết về cuộc đấu tranh của những người Thiên Chúa giáo với Nero

Quo Vadis (1895-1896)

Tiếng Ba Lan[21]
1906không khungGiosuè Carducci
(1835–1907)
 ÝKhông chỉ là để ghi nhận kiến thức sâu sắc và trí tuệ phê bình, mà trước hết là để ghi nhận năng lượng của sự sáng tạo, sự mới mẻ của phong cách và một sức mạnh trữ tình đã tạo nên những tuyệt phẩm thơ ca của ông

Những đoản thi man dại ( Delle di barbare, ba tập, 1878-1889); Nhẹ nhàng và nghiêm trang (Levia gravia, 1861-1868)

Tiếng Ý[22]
1907không khungRudyard Kipling
(1865–1936)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland AnhVì sự quan sát, trí tưởng tượng sống động, độ chín muồi của tư tưởng và tài năng xuất sắc của người kể chuyện

Truyện kể núi đồi (Plain table from the hills, 1886); Kim (1901); Chuyện rừng xanh (The Jungle Book, 1894); Chuyện rừng xanh 2 (The Second Jungle Book, 1895)

Tiếng Anh[23]
1908không khungRudolf Christoph Eucken
(1846–1926)
 ĐứcVì những tìm kiếm chân lí nghiêm túc, sức mạnh xuyên suốt của tư tưởng, nhãn quan rộng, sự linh hoạt và tính kiên định mà ông dựa vào để bảo vệ và phát triển triết học lí tưởng của mìnhTiếng Đức[24]
1909không khungSelma Lagerlöf
(1858–1940)
Thụy Điển Thụy ĐiểnVì những tác phẩm đã kết hợp được sự trong sáng và giản dị của ngôn ngữ, vẻ đẹp của văn phong và trí tưởng tượng phong phú với sức mạnh đạo lý và độ sâu của các cảm xúc tín ngưỡng

Truyền thuyết về Gösta Berlings (Gösta Berlings saga, 1891); Cuộc du hành kỳ diệu của Nils Holgersson qua nước Thụy Điển (Nils Holgerssons underbara resa genom Sverige, hai phần, 1906 - 1907)

Tiếng Thụy Điển[25]
Thập niên 1910
NămẢnhTác giảQuốc giaLý do và tác phẩm tiêu biểuNgôn ngữNguồn
1910không khungPaul Johann Ludwig von Heyse
(1830–1914)
 ĐứcPhong cách nghệ thuật viên mãn, thấm nhuần chủ nghĩa lý tưởng mà ông đã thể hiện trong suốt sự nghiệp của mình với tư cách là nhà thơ trữ tình, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia và nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng thế giới

Những đứa con thế giới (Die Kinder der Welt, 1873); Nơi thiên đường (Im Paradiese,1875); Merlin (1892)

Tiếng Đức[26]
1911không khungMaurice Maeterlinck
(1862–1949)
Bỉ BỉVì những tác phẩm kịch mang nội dung phong phú, giàu tưởng tượng đầy thi vị. Kịch của ông thể hiện những hệ thống triết lý hình thành một cách trực giác

Con chim xanh (L'oiseau bleu, 1909)

Tiếng Pháp[27]
1912không khungGerhart Hauptmann
(1862–1949)
 ĐứcVì những đóng góp đa dạng và xuất sắc trong lĩnh vực kịch

Trước lúc mặt trời mọc (Vor Sonnenaufgang, 1889); Những người thợ dệt (Die Weber, 1893)

Tiếng Đức[28]
1913không khungRabindranath Tagore
(1861–1941)
Raj thuộc Anh Ấn Độ
( Đế quốc Anh)
Những vần thơ của ông với sự cảm nhận sâu sắc, độc đáo và đẹp, bằng kỹ năng hoàn hảo đã thể hiện những ý nghĩ nên thơ, mà theo lời của chính ông, đã trở thành một phần của văn học của phương Tây

Thơ Dâng (Gitanjali, 1910)

Tiếng Bengaltiếng Anh[29]
1914Không trao giải
1915không khungRomain Rolland
(1866–1940)
 PhápVì tính lý tưởng cao cả của các tác phẩm văn học, vì sự cảm thông và tình yêu chân lý

Jean-Christophe (mười tập, 1904-1912)

Tiếng Pháp[13]
1916không khungVerner von Heidenstam
(1859–1940)
Thụy Điển Thụy ĐiểnLà ngôi sao sáng nhất trong chòm sao các nghệ sĩ độc đáo đã làm hồi sinh nền thơ ca Thụy Điển cuối thế kỉ vừa qua

Các cận thần của nhà vua (Karolinerna, hai tập, 1897-1898); Người Thụy Điển và các thủ lĩnh (Svenskarna och deras hövdingar, hai tập, 1908-1910); Thơ (Dikter, 1895); Thơ mới (Nya dikter, 1915)

Tiếng Thụy Điển[30]
1917không khungKarl Adolph Gjellerup
(1857–1919)
Đan Mạch Đan MạchVì sự nghiệp sáng tác thơ phong phú và những lý tưởng nhân đạo cao cả nhằm củng cố khối thống nhất của các dân tộc ở Scandinavia

Kamanita, người hành hương (Pilgrimen Kamanita ,1906)

Tiếng Đan Mạchtiếng Đức[31]
không khungHenrik Pontoppidan
(1857–1943)
Đan Mạch Đan MạchVì những tác phẩm của ông mô tả chân thực đời sống Đan Mạch hiện đại, chống lại những ảo tưởng dối trá và phản trắc, chống lại uy quyền

Per số đỏ (Lykke-Per, tám tập, 1898-1904); Miền đất hứa (Det forjættede Land, ba tập, 1891-1895); Thế giới những người chết (De Dødes Rige, năm tập, 1912-1916)

Tiếng Đan Mạch[31]
1918Không trao giải
1919không khungCarl Spitteler
(1845–1924)
Thụy Sĩ Thụy SĩVới sự cảm kích đặc biệt dành cho bộ sử thi của ông, Mùa xuân Olympia

Mùa xuân Olympia (Der Olympischer Frühling, bốn cuốn, 1900-1906)

Tiếng Đức[32]
Thập niên 1920
NămẢnhTác giảQuốc giaLý do và tác phẩm tiêu biểuNgôn ngữNguồn
1920không khungKnut Hamsun
(1859–1952)
Na Uy Na UyVì những ai muốn tìm trong văn học sự mô tả chân thật hiện thực đều tìm thấy trong Nhựa của đất

Đói (Sult, 1890); Bản hợp xướng hoang dã (Det vilde Kor, 1904); Nhựa của đất (Markens Grøde, hai tập, 1917)

Tiếng Na Uy[33]
1921không khungAnatole France
(1844–1924)
 PhápVì những tác phẩm xuất sắc mang phong cách tinh tế, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và khí chất gaulois đích thực

Chuyện thời nay (L'histoire contemporaine, bốn tập, 1897-1901); Đảo chim cánh cụt (L’île des pingouins, 1908); Đời sống văn học (La vie littéraire, bốn tập, 1888-1892)

Tiếng Pháp[34]
1922không khungJacinto Benavente y Martínez
(1866–1954)
 Tây Ban NhaVì những đóng góp quan trọng đã nối tiếp truyền thống vinh quang của sân khấu Tây Ban Nha bằng những tính cách điển hình, bằng sự hóm hỉnh, sắc sảo

Trò chơi quyền lợi (Los Intereses creados, 1908)

Tiếng Tây Ban Nha[35]
1923không khungWilliam Butler Yeats
(1865–1939)
Cộng hòa Ireland IrelandVì sự nghiệp sáng tác phản ánh cao độ tinh thần dân tộc trong những tác phẩm điêu luyện

Cathleen ni Houlihan (1902)

Tiếng Anh[36]
1924không khungWładysław Reymont
(1867–1925)
Ba Lan Ba LanVì tác phẩm mang tính sử thi dân tộc – bộ tiểu thuyết Những người nông dân – vừa mang đậm bản sắc văn hóa Ba Lan vừa có tính điển hình nhân loại cao độ

Những người nông dân (Chlopi, bốn tập, 1904-1909)

Tiếng Ba Lan[37]
1925không khungGeorge Bernard Shaw
(1856–1950)
 Anh
Cộng hòa Ireland Ireland[38]
Vì những sáng tác mang tính tư tưởng và chủ nghĩa nhân văn cao cả, đặc biệt là những vở kịch trào phúng đặc sắc, kết hợp với vẻ đẹp lạ lùng của thơ ca

Nữ thánh Joan (Saint Joan, 1923)

Tiếng Anh[39]
1926không khungGrazia Deledda
(1871–1936)
 ÝNhững trang viết miêu tả rõ nét cuộc sống trên hòn đảo quê hương, với chiều sâu và sự cảm thông trước những vấn đề chung của con người

Người mẹ (La madre, 1920)

Tiếng Ý[40]
1927không khungHenri Bergson
(1859–1941)
 PhápVì sự nghiệp nghiên cứu văn học và triết học, đặc biệt là trong lĩnh vực triết học

Tiến hóa sáng tạo (L'Evolution créatrice, 1907); Vật chất và ký ức (Matière et mémoire, 1896)

Tiếng Pháp[41]
1928không khungSigrid Undset
(1882–1949)
Na Uy Na Uy
Đan Mạch Đan Mạch
(sinh ở Đan Mạch)
Vì những tác phẩm xuất sắc viết về cuộc sống phương Bắc thời Trung Cổ

Kristin con gái của Lavrans (Kristin Lavransdatter, ba tập, 1920-1922); Jenny (1911)

Tiếng Na Uytiếng Đan Mạch[42]
1929không khungThomas Mann
(1875–1955)
Đức ĐứcChủ yếu dành cho tiểu thuyết Gia đình Buddenbrook, hiện đang dần được xem là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học đương đại

Núi thần (Der Zauberberg, hai tập, 1924); Gia đình Buddenbrook (Buddenbrooks - Verfall einer Familie, 1901); Chết ở Venice (Der Tod in Venedig, 1913)

Tiếng Đức[43]
Thập niên 1930
NămẢnhTác giảQuốc giaLý do và tác phẩm tiêu biểuNgôn ngữNguồn
1930không khungSinclair Lewis
(1885–1951)
Hoa Kỳ Hoa KỳVì nghệ thuật kể chuyện mạnh mẽ, truyền cảm và vì khả năng trào phúng, hài hước hiếm có trong việc xây dựng những mẫu người và tính cách mới

Babbitt (1922); Phố chính (Main Street, 1920)

Tiếng Anh[44]
1931không khungErik Axel Karlfeldt
(1864–1931)
Thụy Điển Thụy ĐiểnThơ của Erik Axel Karlfeldt

Vườn hoan lạc của Fridolin (Fridolins lustgård och Dalmålningar på rim, 1901)

Tiếng Thụy Điển[45]
1932không khungJohn Galsworthy
(1867–1933)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland AnhNghệ thuật kể chuyện đặc sắc, đặc biệt trong Truyện gia đình Forsyte

Truyện gia đình Forsyte (The Forsyte Saga, năm tập, 1906-1921); Hài kịch hiện đại (A Modern Comedy, năm tập, 1924-1928)

Tiếng Anh[46]
1933không khungIvan Bunin
(1870–1953)
Không quốc tịch, cư trú tại PhápVì một thứ nghệ thuật nghiêm ngặt mà cùng với nó, ông đã phát triển truyền thống văn xuôi cổ điển Nga

Ngôi làng (Деревня, 1910); Cuộc đời của Arseniev (Жизнь Арсеньева. Юность, 1930); Những con đường rợp bóng (Тёмные аллеи, 1943)

Tiếng Nga[47]
1934không khungLuigi Pirandello
(1867–1936)
 ÝVì những tìm tòi sáng tạo và thành công trong nghệ thuật ngôn từ sân khấu – mà đặc biệt nổi bật nhất, như nhiều nhà phê bình nhận xét, là khả năng kì diệu biết làm "một phân tích tâm lí thành một vở kịch hay"

Mattia Pascal quá cố (Il fu Mattia Pascal, 1904); Sáu nhân vật đi tìm tác giả (Sei personaggi in cerca d'autore, 1921); Một, không và mười vạn (Uno, nessuno e centomila', 1926)

Tiếng Ý[48]
1935Không trao giải
1936không khungEugene O'Neill
(1888–1953)
Hoa Kỳ Hoa KỳVì những tác phẩm kịch giàu sức sống, chân thực với những cảm xúc mãnh liệt, mang dấu ấn của một quan niệm độc đáo về bi kịch

Ngày dài đi vào đêm (Long Day's Journey Into Night, 1941); Các con của Chúa đều có cánh (All God's Children Got Wings, 1924)

Tiếng Anh[49]
1937không khungRoger Martin du Gard
(1881–1958)
 PhápVì sức mạnh nghệ thuật và tính chân thực trong mô tả con người và những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống xã hội đương đại Pháp

Gia đình Thibault (Les Thibault, mười hai tập, 1922-1940)

Tiếng Pháp[50]
1938không khungPearl Buck
(1892–1973)
Hoa Kỳ Hoa KỳNhững bản bùng ca chân thực và phong phú về cuộc sống nông thôn ở Trung Quốc và những kiệt tác tiểu sử của bà

Gió Đông gió Tây (East Wind, West Wind, 1930); Đất lành (The Good Earth, 1931)

Tiếng Anh[51]
1939không khungFrans Eemil Sillanpää
(1888–1964)
Phần Lan Phần LanVì những tiểu thuyết viết về phong tục tập quán cùng cuộc sống gần gũi thiên nhiên của người nông dân Phần Lan với bút pháp trữ tình, tinh tế, phân tích tâm lý sâu sắc

Thiếu nữ chết trẻ (Nuorena nukkunut,1931); Cái nghèo thanh cao (Hurskas kurjuus, 1919)

Tiếng Phần Lan[52]
Thập niên 1940
NămẢnhTác giảQuốc giaLý do và tác phẩm tiêu biểuNgôn ngữNguồn
1940
Không trao giải do Chiến tranh thế giới thứ hai
1941
1942
1943
1944Johannes Vilhelm Jensen
(1873–1950)
Đan Mạch Đan MạchSự nghiệp phong phú và sức mạnh hiếm có của tưởng tượng thơ ca kết hợp với sự khám phá đầy trí tuệ và tính độc đáo của văn phong

Đường dài (Den lange rejse, sáu tập, 1908-1922)

Tiếng Đan Mạch[53]
1945Gabriela Mistral
(1889–1957)
Chile ChileCho thơ ca lấy cảm hứng từ những cảm xúc mãnh liệt, đã làm cho tên tuổi của bà trở thành biểu tượng cho những khát vọng lý tưởng của cả châu Mỹ Latinh

Hủy diệt (Tala, 1938); Nỗi tuyệt vọng (Desolación, 1922)

Tiếng Tây Ban Nha[54]
1946Hermann Hesse
(1877–1962)
Đức Đức
Thụy Sĩ Thụy Sĩ
(sinh ở Đức)
Vì những tác phẩm đầy cảm hứng thể hiện các lý tưởng nhân đạo cổ điển và những phẩm chất cao của phong cách

Tuổi trẻ băn khoăn (Demian, 1919); Câu chuyện dòng sông (Siddartha, 1922); Sói đồng hoang (Der Steppenwolf, 1927); Hành trình về phương Đông (Die Morgenlandfahrt, 1932)

Tiếng Đức[55]
1947André Gide
(1869–1951)
 PhápVì những tác phẩm sâu sắc và có giá trị nghệ thuật, trong đó những vấn đề về con người được đặt ra với một tình yêu chân lý mãnh liệt và sự phân tích tâm lý sắc bén

Kẻ vô luân (L'immoraliste, 1902); Khung cửa hẹp (La Porte étroite, 1909); Bọn làm bạc giả (Les Faux-monnayeurs, 1926)

Tiếng Pháp[56]
1948T.S. Eliot
(1888–1965)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh
(sinh ở Hoa Kỳ)
Sự cách tân tiên phong trong xây dựng nền thi ca hiện đại

Bản tình ca của J. Alfred Prufrock (The Love Song of J. Alfred Prufrock, 1917); Đất hoang (The Waste Land, 1922); Những kẻ rỗng tuếch (The Hollow Men, 1925); Ngày thứ Tư tro bụi (Ash Wednesday, 1930); Bốn khúc tứ tấu (Four Quartets, 1935-1945)

Tiếng Anh[57]
1949William Faulkner
(1897–1962)
Hoa Kỳ Hoa KỳVì những đóng góp độc đáo và có tác động mạnh về mặt nghệ thuật đối với mảng tiểu thuyết hiện đại của Hoa Kỳ

Âm thanh và cuồng nộ (The Sound and the Fury, 1929); Nắng tháng Tám (Light in August, 1932); Absalom! Absalom! (1936); Kẻ tiếm quyền (Intruder in the Dust, 1948)

Tiếng Anh[14]
Thập niên 1950
NămTác giảQuốc giaLý do và tác phẩm tiêu biểuNgôn ngữNguồn
1950Bertrand Russell
(1872–1970)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland AnhĐể ghi nhận các tác phẩm đầy ý nghĩa mà trong đó ông đã đề cao các lý tưởng nhân đạo và tự do về tư tưởngTiếng Anh[58]
1951Pär Lagerkvist
(1891–1974)
Thụy Điển Thụy ĐiểnVì những tác phẩm mang sức mạnh nghệ thuật và những tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi muôn đời vẫn đứng trước loài người

Barabbas (1950); Vị khách của thực tại (Gäst hos verkligheten, 1925)

Tiếng Thụy Điển[59]
1952François Mauriac
(1885–1970)
 PhápPhản ánh thuyết phục một vấn đề lớn của xã hội loài người, đó là cuộc giằng xé bất tận giữa thể xác và tâm hồn, giữa bản năng và đạo lý, giữa thiên thần và ác quỷ, giữa Chúa và người trần

Thérèse Desqueyroux (1927); Ổ rắn độc ( Le Nœud de vipères, 1932)

Tiếng Pháp[60]
1953Sir Winston Churchill
(1874–1965)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland AnhBậc thầy của ngôn ngữ tiếng Anhmang lại niềm hy vọng cho hàng triệu con người thông qua những cuốn sách viết về lịch sử đương đại

Hồi ức về Chiến tranh thế giới thứ hai (The Second World War, sáu tập, 1948-1953)

Tiếng Anh[61]
1954Ernest Hemingway
(1899–1961)
Hoa Kỳ Hoa KỳVì thể văn mạnh mẽ dùng trong nghệ thuật kể chuyện mới lạ và thể hiện gần đây nhất qua tác phẩm Ông già và biển cả

Giã từ vũ khí (A Farewell to Arms, 1929); Chuông nguyện hồn ai (For Whom the Bell Tolls, 1940); Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea, 1952)

Tiếng Anh[62]
1955Halldór Laxness
(1902–1998)
Iceland IcelandVì những tác phẩm mang sức mạnh sử thi hùng hồn đã góp phần phục hồi nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Iceland

Cuốn sách loài người (Alþýðubókin,1929); Những người độc lập (Sjálfstætt fólk, hai tập, 1935); Ánh sáng thế giới ( Heimsljós, bốn tập, 1937-1940)

Tiếng Iceland[63]
1956Juan Ramón Jiménez
(1881–1958)
 Tây Ban NhaVì những tác phẩm thơ trữ tình, mẫu mực của tinh thần cao cả và sự tinh khiết nghệ thuật trong thơ Tây Ban NhaTiếng Tây Ban Nha[64]
1957Albert Camus
(1913–1960)
 PhápVì các sáng tác văn học của ông đã "đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta"

Người xa lạ (L'Etranger, 1942); Dịch hạch (La Peste, 1947)

Tiếng Pháp[65]
1958Boris Pasternak
(1890–1960)
Liên Xô Liên XôVì những thành tựu ông đã đạt được trong nền thơ trữ tình hiện đại, cũng như vì công lao tiếp nối các truyền thống của nền tiểu thuyết sử thi Nga, mà nổi bật nhất là Bác sĩ Zhivago

Bác sĩ Zhivago (Доктор Живаго, 1957)

Tiếng Nga[66]
1959Salvatore Quasimodo
(1890–1960)
Ý ÝVì những tác phẩm thơ trữ tình xuất sắc phản ánh kinh nghiệm bi thảm của thời đại bằng một nghệ thuật trác tuyệt

Đất vô song (La terra impareggiabile, 1958)

Tiếng Ý[67]
Thập niên 1960
NămẢnhTác giảQuốc giaLý do và tác phẩm tiêu biểuNgôn ngữNguồn
1960Saint-John Perse
(1887–1975)
 Pháp
(sinh ở Guadeloupe)
Vì sự bay bổng cao vút và những hình tượng trong thơ của ông mà, theo cách nhìn xa trông rộng, phản ánh hoàn cảnh của thời đại chúng ta

Anabase (1924); Những mốc trên biển (Amers, 1957)

Tiếng Pháp[68]
1961Ivo Andrić
(1892–1975)
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Nam Tư
(sinh ở Áo-Hung)
Vì tài năng nghệ thuật sử thi "cho phép đặt ra những vấn đề và những số phận con người gắn với lịch sử đất nước một cách đầy đủ nhất"

Nhịp cầu trên sông Drina (На Дрини ћуприја, 1945); Sử biên niên Travnicka (Травничка хроника, 1945); Tiểu thư (Госпођица, 1945)

Tiếng Serbia-Croatia[69][70]
1962John Steinbeck
(1902–1968)
Hoa Kỳ Hoa KỳVì những trang viết đầy hiện thực nhưng cũng giàu chất tưởng tượng, đồng thời mang nét hài hước đầy nhân ái và nhận thức sâu sắc về xã hội

Của chuột và người (Of Mice and Men, 1937); Chùm nho uất hận (The Grapes of Wrath, 1939)

Tiếng Anh[71]
1963Giorgos Seferis
(1900–1971)
 Hy Lạp
(sinh ở Đế quốc Ottoman)
Vì những tác phẩm thơ trữ tình xuất sắc

Thần thoại (Μυθιστόρημα, 1935); Nhật ký hải trình (Ημερολόγιο Καταστρώματος, ba tập, 1940-1955)

Tiếng Hy Lạp[72]
1964không khungJean-Paul Sartre
(1905–1980)
 PhápVì sự nghiệp sáng tác chứa đựng những ý tưởng phong phú, tinh thần tự do xuyên suốt, những kiếm tìm chân lí không mệt mỏi có ảnh hưởng to lớn đến thời đại chúng ta

Buồn nôn (La Nausée, 1938); Tồn tại và hư vô (L'Être et le Néant, 1943)

Tiếng Pháp[73]
1965không khungMikhail Sholokhov
(1905–1984)
Liên Xô Liên XôVì sức mạnh nghệ thuật và lòng chính trực nghệ sĩ, những phẩm chất mà trong trường thi Sông Đông, Sholokhov đã dùng để mô tả một giai đoạn lịch sử trong cuộc sống của dân tộc Nga

Sông Đông êm đềm (Тихий Дон, bốn tập, 1927-1940); Số phận một con người (Судьба человека, 1956-1957); Đất vỡ hoang (Поднятая целина, hai tập, 1932-1960)

Tiếng Nga[74]
1966Shmuel Yosef Agnon
(1888–1970)
Israel Israel
(sinh ở Áo-Hung)
Nghệ thuật kể chuyện đặc trưng sâu sắc với chủ đề quán xuyến từ cuộc sống của người Do Thái

Chiếc màn cưới (Hakhnasat Kalah, hai tập, 1931); Người khách đêm (Oreach Natah Lalun, 1937)

Tiếng Hebrew[75]
Nelly Sachs
(1891–1970)
Đức Đức
Thụy Điển Thụy Điển
Những trang viết đầy kịch tính và trữ tình xuất sắc, giải thích số phận của Israel với sức mạnh lay động

Trốn chạy và biến đổi (Fluch und Verwandlung, 1959)

Tiếng Đức[75]
1967không khungMiguel Ángel Asturias
(1899–1974)
Guatemala GuatemalaVì những tác phẩm xuất sắc bám rễ sâu xa vào những truyền thống văn hoá và huyền thoại của dân tộc Maya và thổ dân Mỹ Latin

Ngài Tổng thống (El señor Presidente, 1946)

Tiếng Tây Ban Nha[76]
1968không khungKawabata Yasunari
(1899–1972)
Nhật Bản Nhật BảnÔng là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người

Xứ tuyết (雪国 - Yukiguni, 1935-1937, 1947); Ngàn cánh hạc (千羽鶴 - Sembazuru, 1949-1952)

Tiếng Nhật[77]
1969Samuel Beckett
(1906–1989)
Cộng hòa Ireland IrelandVì toàn bộ những tác phẩm văn xuôi và kịch

Trong khi chờ đợt Godot (En attendant Godot, 1952); Tàn cuộc (Fin de partie, 1957)

Tiếng Pháptiếng Anh[78]
Thập niên 1970
NămẢnhTác giảQuốc giaLý do và tác phẩm tiêu biểuNgôn ngữNguồn
1970Aleksandr Solzhenitsyn
(1918–2008)
Liên Xô Liên XôVì những tác phẩm mang sức mạnh đạo đức theo truyền thống của nền văn học Nga vĩ đại

Một ngày của Ivan Denisovich (Один день Ивана Денисовича, 1962); Quần đảo Gulag (Архипелаг ГУЛАГ, ba tập, 1973-1978)

Tiếng Nga[79]
1971không khungPablo Neruda
(1904–1973)
Chile ChileVì những lời thơ phản kháng vang khắp thế giới, có một trí tưởng tượng mãnh liệt và chất trữ tình tế nhị

Bài ca chung của Chile (Canto general de Chile, 1939)

Tiếng Tây Ban Nha[80]
1972Heinrich Böll
(1917–1985)
 Tây ĐứcVì những tác phẩm kết hợp tầm bao quát hiện thực rộng lớn với nghệ thuật xây dựng tính cách điển hình, đã trở thành đóng góp to lớn vào sự phục hồi nền văn học Đức

Bức chân dung tập thể với một quý bà (Gruppenbild mit Dame, 1971); Ván bi-a lúc chín rưỡi (Billard um halb zehn, 1959); Qua con mắt của chú hề (Ansichten eines Clowns, 1963)

Tiếng Đức[81]
1973Patrick White
(1912–1990)
Úc Úc
(sinh ở Anh)
Vì những tác phẩm có nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc và bút pháp sử thi, nhờ đó đã mở ra một châu lục văn chương mới

Cây người (The tree of man, 1955); Voss (1957)

Tiếng Anh[82]
1974Eyvind Johnson
(1900–1976)
Thụy Điển Thụy ĐiểnLà đại diện của các nhà văn xuất thân từ công nhân đi vào văn học và làm giàu cho văn học bằng những số phận phức tạp của mình

Sóng biển (Strändernas svall, 1946); Tiểu thuyết của Krilon (Krilon romanren, 1941-1943); Tiểu thuyết Olof (Romanen om Olof, 1934-1937)

Tiếng Thụy Điển[83]
Harry Martinson
(1904–1978)
Thụy Điển Thụy ĐiểnVì trong tác phẩm của ông có tất cả - từ giọt sương đến vũ trụ

Aniara: về con người, thời gian và không gian (Aniara, en revy om människan i tid och rum, 1956)

Tiếng Thụy Điển[83]
1975Eugenio Montale
(1896–1981)
Ý ÝVì các tác phẩm thơ ca đặc sắc thể hiện quan điểm và cảm xúc lớn lao về một cuộc sống bị tước bỏ ảo ảnh

Giông tố và những bài thơ khác (La bufera e altro, 1956)

Tiếng Ý[84]
1976không khungSaul Bellow
(1915–2005)
Hoa Kỳ Hoa Kỳ
(sinh ở Canada)
Vì những đóng góp lớn lao cho sự phát triển văn học Mỹ và thế giới bằng những tác phẩm mang tính nhân đạo sâu sắc có ngôn ngữ và văn phong bậc thầyTiếng Anh[85]
1977Vicente Aleixandre
(1898–1984)
 Tây Ban NhaVì những tác phẩm thơ xuất sắc thể hiện vị trí của con người trong vũ trụ và trong xã hội hiện đại, đồng thời là chứng cứ thuyết phục về sự phục hồi của các truyền thống thơ ca Tây Ban Nha vào thời kì giữa hai cuộc chiến tranh

Hủy diệt hay yêu thương (La destruccion o el amor, 1933); Bóng thiên đường (Sombra del parasio, 1944)

Tiếng Tây Ban Nha[86]
1978Isaac Bashevis Singer
(1902–1991)
Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Ba Lan Ba Lan
Vì nghệ thuật kể chuyện giàu cảm xúc, bám rễ sâu xa vào các truyền thống văn hóa Ba Lan - Do Thái, đưa những hoàn cảnh chung của con người vào cuộc sống

Kẻ nô lệ (Knekht, 1962); Ngày hạnh phúc: những câu chuyện về cậu bé lớn lên ở Warszawa (Day of pleasure: stories of a boy growing up in Warszawa, 1969)

Tiếng Yiddish[87]
1979Odysseus Elytis
(1911–1996)
Hy Lạp Hy LạpVì những sáng tạo thơ ca theo truyền thống Hy Lạp, với sức mạnh gợi cảm và cái nhìn trí tuệ sâu sắc đã vẽ nên một cuộc đấu tranh của người đương thời vì tự do và độc lập

Bản anh hùng ca bi tráng tặng người trung úy hi sinh trong chiến dịch Albania (Άσμα ηρωικό και πένθιμο για τον χαμένο ανθυπολοχαγό της Αλβανίας, 1945); Điều xứng đáng (Το Άξιον Εστί, 1959)

Tiếng Hy Lạp[88]
Thập niên 1980
NămẢnhTác giảQuốc giaLý do và tác phẩm tiêu biểuNgôn ngữNguồn
1980không khungCzesław Miłosz
(1911–2004)
Ba Lan Ba Lan
(sinh ở Đế quốc Nga)
Vì các sáng tác thể hiện nỗi đau khổ của con người không được bảo vệ trong một thế giới mà họ đã phải đến sống sau khi bị đuổi khỏi thiên đường

Thế giới: bản trường ca ngây thơ (The world: a naive poem, 1943); Giành chính quyền (Zdobycie wladzy, 1952); Trí tuệ bị cầm tù ( Zniwolony umysl, 1953)

Tiếng Ba Lan[89]
1981Elias Canetti
(1905–1994)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh
 Bulgaria
Vì những sáng tác giàu tính tư tưởng, có sức mạnh nghệ thuật và thể hiện một thế giới quan rộng lớn

Mù lòa (Die Blendung, 1935); Quần chúng và quyền lực (Masse und Macht, 1960); Trái tim bí ẩn của đồng hồ (Das Geheimherz der Uhr, 1981)

Tiếng Đức[90]
1982Gabriel García Márquez
(1928–2014)
Colombia ColombiaVì những tiểu thuyết và truyện ngắn mà trong đó tưởng tượng và hiện thực hòa vào nhau trong một thế giới tưởng tượng phong phú, phản ánh cuộc sống và những xung đột của cả một châu lục

Trăm năm cô đơn (Cien años de soledad, 1967); Tình yêu thời thổ tả (El amor en los tiempos del cólera, 1985)

Tiếng Tây Ban Nha[91]
1983William G. Golding
(1911–1993)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland AnhVì những tiểu thuyết viết về bản chất tự nhiên của con người

Chúa Ruồi (Lord of the Flies, 1954); Đến tận cùng của Trái Đất (To the Ends of the Earth, 1980-1989)

Tiếng Anh[92]
1984không khungJaroslav Seifert
(1901–1986)
Tiệp Khắc Tiệp Khắc
(sinh ở Áo-Hung)
Vì các sáng tác thơ nổi bật, vì sự tươi mới, nhạy cảm, giàu tưởng tượng, là bằng chứng về tinh thần độc lập và sự đa dạng của con người

Thành phố trong nước mắt (Město v slzách, 1920); Bài ca về Viktorca (Písen o Viktorce, 1950)

Tiếng Séc[93]
1985Claude Simon
(1913–2005)
 Pháp
(sinh ở Madagascar thuộc Pháp)
Vì sự kết hợp trong sáng tác của ông các nguyên tắc của thơ và hội họaVì nhận thức sâu sắc về vai trò của thời gian trong mô tả con người

Những con đường xứ Flandres (La route de Flandres, 1960)

Tiếng Pháp[94]
1986Wole Soyinka
(sinh 1934)
Nigeria NigeriaVì có những đóng góp quan trọng cho nền sân khấu châu Phi

Cư dân đầm lầy (The Swamp Dwellers, 1958); Sư tử và hạt ngọc (The Lion and the Jewel, 1959); Thơ trong tù (Poems from Prison, 1969); Người đã chết (The Man Died: Prison Notes, 1972)

Tiếng Anh[95]
1987Joseph Brodsky
(1940–1996)
Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Liên Xô Liên Xô
Vì sự sáng tạo mang tính khái quát được nuôi dưỡng bằng những ý tưởng rõ ràng và sức mạnh của thơ ca

Ít hơn một (Меньше одиницы, 1986)

Tiếng Ngatiếng Anh[96]
1988không khungNaguib Mahfouz
(1911–2006)
Ai Cập Ai CậpNgười, qua các tác phẩm giàu sắc thái đã tạo nên nghệ thuật kể chuyện Ả Rập, thứ có thể áp vào toàn nhân loại

Bộ ba Cairo (Cairo Trilogy, 1956-1957)

Tiếng Ả Rập[97]
1989Camilo José Cela
(1916–2002)
Tây Ban Nha Tây Ban NhaLà gương mặt nổi bật nhất trong sự nghiệp đổi mới văn học Tây Ban Nha sau chiến tranh

Gia đình Pascual Duarte (La familia de Pascual Duarte, 1942); Tổ ong ( La colmena, 1943-1957)

Tiếng Tây Ban Nha[98]
Thập niên 1990
NămẢnhTác giảQuốc giaLý do và tác phẩm tiêu biểuNgôn ngữNguồn
1990Octavio Paz
(1914–1998)
México MéxicoVì những tác phẩm đầy nhiệt huyết được viết bằng trí tuệ mẫn cảm dựa trên những giá trị nhân văn cao cả

Đá mặt trời (Piedra del sol, 1957)

Tiếng Tây Ban Nha[99]
1991Nadine Gordimer
(1923–2014)
 Nam PhiNghiên cứu sâu sát tình hình chính trị Nam Phi, những trang viết của Nadine Gordimer thể hiện những vấn đề phức tạp trên đất nước mình

Con gái Burger (Burger's Daughter, 1979); Những người tháng bảy (July's People, 1981)

Tiếng Anh[100]
1992Derek Walcott
(1930–2017)
 Saint LuciaVì đã sáng tạo nên những mẫu mực thơ ca tuyệt vời của xứ Caribe

Đêm Xanh (In a Green Night, 1960); Lễ tưởng niệm và vở kịch câm (Remember and Pantomime, 1980)

Tiếng Anh[101]
1993không khungToni Morrison
(1931–2019)
Hoa Kỳ Hoa KỳNhững miêu tả giàu chất thơ về cuộc sống của người da đen ở Mỹ

Sula (1973); Bài ca Solomon (Song of Solomon, 1977); Yêu dấu (Beloved, 1987)

Tiếng Anh[102]
1994Oe Kenzaburo
(1935–2023)
Nhật Bản Nhật BảnVì đã tạo nên một thế giới giàu hình ảnh tưởng tượng, nơi đó cuộc sống và những câu chuyện tưởng tượng hòa quyện lại để tạo nên một bức tranh đảo lộn về con người trong tình trạng khó khăn hiện nay

Nuôi thù (飼育 - Shiiku, 1958); Một nỗi đau riêng (個人的な体験 - Kojinteki na taiken, 1964)

Tiếng Nhật[103]
1995Seamus Heaney
(1939–2013)
Cộng hòa Ireland IrelandVì ông đã sáng tạo ra 9 tập thơ mang vẻ đẹp trữ tình và chiều sâu thẩm mỹ, tôn vinh những phép lạ của đời thường và của quá khứ sống động

Cái chết của một nhà tự nhiên học (Death of a Naturalist, 1966)

Tiếng Anh[104]
1996không khungWisława Szymborska
(1923–2012)
Ba Lan Ba LanNhững tác phẩm thơ tái hiện chân thực một thế giới trong đó cái thiệncái ác đan xen, giành giật nhau chỗ đứng cả lẫn trong tư duy và hành động của con người, thể hiện tấm lòng một công dân, một nghệ sĩ có nhân cách lớn và đầy trách nhiệm trước những thực trạng các giá trị tinh thần bị đảo lộn, trước nguy cơ suy đồi đạo đức trong cuộc sống hiện đại

Lời kêu gọi đối với người tuyết (Wolanie do yeti, 1957)

Tiếng Ba Lan[105]
1997Dario Fo
(1926–2016)
Ý ÝVì những tác phẩm và hoạt động sân khấu phê phán quyền lực và uy tín, bảo vệ nhân phẩm của những người bị áp bức

Cái chết bất ngờ của một người vô chính phủ (Morte accidentale di un anarchico, 1970)

Tiếng Ý[106]
1998không khungJosé Saramago
(1922–2010)
Bồ Đào Nha Bồ Đào NhaVì văn phong hài diễu, trí tưởng tượng phong phú phản ánh hiện thực huyễn hoặc của thế giới

Hồi ức về tu viện (Memorial do Convento, 1982); Năm Ricardo Reis qua đời (O Ano da Morte de Ricardo Reis, 1984)

Tiếng Bồ Đào Nha[107]
1999Günter Grass
(1927–2015)
Đức ĐứcNgười có công nhắc quá khứ dâu bể của thế giớiNhững chuyện ngụ ngôn bi hài mô tả mặt trái của lịch sử

Cái trống thiếc (Die Blechtrommel, 1959); Mèo và Chuột (Katz und Maus, 1961); Những năm chó (Hundejahre, 1963); Thế kỉ của tôi (Mein Jahrhundert, 1999)

Tiếng Đức[108]
Thập niên 2000
NămẢnhTác giảQuốc giaLý do và tác phẩm tiêu biểuNgôn ngữNguồn
2000không khungCao Hành Kiện
(sinh 1940)
 Pháp (sau 1998)
Đài Loan Trung Quốc (1940–1998)
Có tầm cỡ thế giới, mang dấu ấn đắng cay trong tư tưởng và sự tinh tế của ngôn từ, mở ra những lối đi mới cho tiểu thuyết và nghệ thuật kịch Trung Quốc (Linh Sơn)

Linh Sơn (灵山, 1990)

Tiếng Hán[109]
2001không khungV.S. Naipaul
(1932–2018)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh
 Trinidad và Tobago
Hình ảnh, cứ thế mà lặng lẽ suy sụp, của văn hóa thực dân cũ, và sự suy tàn của các xóm làng châu Âu

Phố Miguel (Miguel Street, 1959); Một vùng bóng tối (An Area of Darkness, 1964);Quân du kích (Guerillas, 1975); Bí ẩn khi tới (The Enigma of Arrival, 1987)

Tiếng Anh[110]
2002không khungImre Kertész
(1929–2016)
Hungary HungaryCho những tác phẩm đề cao trải nghiệm mong manh của cá nhân chống lại các độc đoán man rợ của lịch sử

Không số phận (Sorstalanság, 1975); Kinh cầu cho đứa bé chưa ra đời (Kaddis a meg nem született gyermekért, 1990)

Tiếng Hungary[111]
2003John Maxwell Coetzee
(sinh 1940)
Cộng hòa Nam Phi Nam PhiLà nhà phê bình chân thật và những tác phẩm có kết cấu tốt, sự xuất sắc trong phân tích, đối thoại giàu tính tư tưởng

Đợi bọn Mọi (Waiting for the Barbarians, 1980); Ô nhục (Disgrace, 1999)

Tiếng Anh[112]
2004Elfriede Jelinek
(sinh 1946)
Áo ÁoVì những tác phẩm khắc họa một thế giới tàn nhẫn của bạo lực và quy phục, của kẻ đi săn và con mồi

Tình ơi là tình (Die Liebhaberinnen, 1975), Cô gái chơi dương cầm (Die Klavierspielerin, 1983)

Tiếng Đức[113]
2005Harold Pinter
(1930–2008)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland AnhMở ra những vực thẳm được che đậy sau những câu chuyện ba hoa, trống rỗng thường ngày và thâm nhập vào những không gian biệt lập của sự áp bức

Tiệc sinh nhật (The Birthday Party, 1957); Đi về nhà (The Homecoming, 1965); Sự phản bội (Betrayal, 1978)

Tiếng Anh[114]
2006Orhan Pamuk
(sinh 1952)
 Thổ Nhĩ KỳTrong quá trình đi sâu tìm hiểu tâm hồn u uẩn, sầu muộn của thành phố quê hương, Orhan Pamuk đã phát hiện ra những biểu tượng của sự va chạm, trộn lẫn giữa nhiều nền văn hóa

Tuyết (Kar, 2002); Tên tôi là Đỏ (Benim Adım Kırmızı, 1998)

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ[115]
2007không khungDoris Lessing
(1919–2013)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh
 Zimbabwe
(sinh ở Iran)
Người viết sử thi của sự trải nghiệm phụ nữ, đầy nghi hoặc, nhiệt huyết có sức khôn ngoan, chín chắn để chinh phục nền văn minh phân hóa đến mức kỹ lưỡng

Cỏ hát (The Grass Is Singing, 1950); Cuốn sổ vàng (The Golden Notebook, 1962); Hồi ức người sống sót (Memoirs of a Suvivor, 1974)

Tiếng Anh[116]
2008Jean-Marie Gustave Le Clézio
(sinh 1940)
 Pháp
 Mauritius
Là tác giả của những khởi điểm mới, của cuộc phiêu lưu thi vị và là người khám phá ra một nhân loại ẩn chìm và đang bị thống ngự của nền văn minh

Biên bản (Le Procès-verbal, 1963); Sa mạc (Désert, 1980); Nhà tiên tri (Le Chercheur d'or, 1985)

Tiếng Pháp[117]
2009Herta Müller
(sinh 1953)
 Đức
 Romania
Người, với sự tập trung, cô đọng của thơ ca và sự thẳng thắn của văn xuôi, đã miêu tả phong cảnh của mảnh đất bị tước quyền sở hữu

Vùng đất thấp (Niederungen, 1982); Herztier (1994); Giấy triệu tập (Heute wär ich mir lieber nicht begegnet, 2001)

Tiếng Đức[118]
Thập niên 2010
NămẢnhTác giảQuốc giaLý do và tác phẩm tiêu biểuNgôn ngữNguồn
2010Mario Vargas Llosa
(sinh 1936)
 Peru
 Tây Ban Nha
Vì cách vạch ra những kết cấu của sức mạnh quyền lực và những hình ảnh sắc sảo về sức phản kháng, sự nổi loạn và thất bại

Thời đại anh hùng (La ciudad y los perros, 1963); Trò chuyện trong quán Cathedral (Conversación en la catedral, 1969); Chiến tranh ở ngày tận thế (The War of the End of the World, 1981); Lễ hội của loài dê (The Feast of the Goat, 2000)

Tiếng Tây Ban Nha[119]
2011Tomas Tranströmer
(1931–2015)
 Thụy ĐiểnVì lối kể chuyện súc tích của ông đã mang chúng ta đến gần hơn với những suy nghĩ thực tại

Biển Baltic (Östersjöar, 1974); Bí mật vĩ đại (Den stora gåtan, 2004)

Tiếng Thụy Điển[120]
2012Mạc Ngôn
(sinh 1955)
 Trung QuốcVì đã sáng tạo ra một thế giới huyền ảo trong sự phức tạp và rắc rối của nó, gợi nhớ tới các tác gia lừng danh khác như William FaulknerGabriel Garcia Marquez, cùng lúc tìm thấy điểm khởi đầu trong văn học cổ Trung Quốc và trong văn học truyền miệng

Cao lương đỏ (红高粱家族, 2001); Báu vật của đời (丰乳肥臀, 1995); Tửu quốc (酒国, 1993)

Tiếng Trung[121]
2013Alice Munro
(sinh 1931)
 CanadaBậc thầy về truyện ngắn đương đại bởi lối kể chuyện tinh tế, đặc trưng, rõ ràng và trung thành với chủ nghĩa hiện thực

Vũ điệu của những chiếc bóng hạnh phúc (Dance of the Happy Shades, mười lăm truyện, 1968); Tuyển tập truyện ngắn (Selected Stories, hai mươi chín truyện, 1996)

Tiếng Anh[122]
2014Patrick Modiano
(sinh 1945)
 PhápVới nghệ thuật của ký ức, ông đã tái hiện những số phận khó nắm bắt nhất và khám phá thế giới - cuộc sống trong sự chiếm đóng

Quảng trường ngôi sao (La Place de l'Étoile, 1968); Những đại lộ vành đai (Les Boulevards de ceinture, 1972); Phố những cửa hiệu u tối (Rue des Boutiques obscures, 1978); Từ thăm thẳm lãng quên (Du plus loin de l'oubli, 1996); Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối (Dans le café de la jeunesse perdue, 2007)

Tiếng Pháp[123]
2015không khungSvetlana Alexievich
(sinh 1948)
 Belarus
(sinh tại Liên Xô)
Vì lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta

Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (У войны не женское лицо, 1985); Lời nguyện cầu từ Chernobyl (Чернобыльская молитва, 1997)

Tiếng Nga[124]
2016Bob Dylan
(sinh 1941)
 Hoa KỳVì đã tạo nên những diễn đạt thơ văn mới trong truyền thống ca nhạc Hoa KỳTiếng Anh[125]
2017Ishiguro Kazuo
(sinh 1954)
 Anh
(sinh tại Nhật Bản)
Người, bằng những tiểu thuyết đẩy cảm xúc, đã phát hiện ra những vực thẳm phía dưới cảm xúc bay bổng kết nối chúng ta với thế giới

Mãi đừng xa tôi (Never Let Me Go, 2005)

Tiếng Anh[126]
2018Olga Tokarczuk
(sinh 1962)
 Ba LanLối viết giàu sức tưởng tượng, một cảm xúc rộng khắp như cách vượt qua mọi ranh giới, coi đó như một cách/lối sống

Những chuyến bay (Bieguni, 2007); Lái máy cày qua bộ xương chết chóc (Prowadź swój pług przez kości umarłych, 2009)

Tiếng Ba Lan[127]
2019Peter Handke
(sinh 1942)
 ÁoVì một tác phẩm có ảnh hưởng cùng sự khéo léo về ngôn từ đã khám phá được ngoại diên và sự độc đáo của trải nghiệm làm người

Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình (Nacht ging ich aus meinem stillen Haus, 1997)

Tiếng Đức[128]
Thập niên 2020
NămẢnhTác giảQuốc giaLý do và tác phẩm tiêu biểuNgôn ngữNguồn
2020Louise Glück
(1943-2023)
Hoa Kỳ Hoa KỳVì âm điệu đầy chất thơ không thể nhầm lẫn với vẻ đẹp đơn sơ khiến sự hiện hữu của cá nhân trở nên một điều phổ quát

Khúc khải hoàn của Achilles (The Triumph of Achilles, 1985); Ararat (1990); Hoa diên vĩ dại (The Wild Iris, 1992)

Tiếng Anh[129]
2021Abdulrazak Gurnah
(sinh 1948)
 Anh
Tanzania Tanzania
(sinh ở Zanzibar)
Vì sự nỗ lực không khoan nhượng và từ bi của ông đối với những hệ quả của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa

Thiên đường (Paradise, 1994); Bên bờ biển (By the Sea, 2001); Afterlives (2020)

Tiếng Anh[130]
2022Annie Ernaux
(sinh 1940)
 PhápVì lòng can đảm và sự nhạy bén bên trong mà bà đã khám phá ra cội rễ, sự ghẻ lạnh cùng những hạn chế của ký ức cá nhân

Một chỗ trong đời (La Place, 1984); Hồi ức thiếu nữ (Mémoire de fille, 2016)

Tiếng Pháp[131]
2023Jon Fosse
(sinh 1959)
 Na UyNhững vở kịch và áng văn xuôi sáng tạo đã lên tiếng cho những điều không thể nói thành lời

Thất thư I - VII (Septologien I - VII, bảy tập, 2019 - 2021)

Tiếng Na Uy[132]

Thống kê theo ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Anh
29
Tiếng Pháp
16
Tiếng Đức
14
Tiếng Tây Ban Nha
11
Tiếng Thụy Điển
7
Tiếng Ý
6
Tiếng Nga
6
Tiếng Ba Lan
5
Tiếng Na Uy
4
Tiếng Đan Mạch
3
Tiếng Nhật, tiếng Hy Lạp, tiếng Hán
2
Tiếng Ả Rập, tiếng Bengal, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Hungary,
tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Séc, tiếng Yiddish, tiếng Hebrew,
tiếng Serbia-Croatia, tiếng Iceland, tiếng Provençal, tiếng Phần Lan
1

Thống kê theo quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc giaSố giải
 Pháp16
 Hoa Kỳ13
 Anh13
 Đức9
 Thụy Điển8
 Ba Lan6
Tây Ban Nha6
 Ý6
 Ireland4
 Na Uy4
 Nga/ Liên Xô4
 Đan Mạch3
 Áo2
 Chile2
 Hy Lạp2
 Nhật Bản2
 Nam Phi2
 Thụy Sĩ2
 Úc1
 Belarus1
 Bỉ1
 Bulgaria1
 Canada1
 Trung Quốc1
 Colombia1
Cờ Tiệp Khắc Tiệp Khắc1
 Ai Cập1
 Phần Lan1
 Guatemala1
 Hungary1
 Iceland1
 Ấn Độ1
 Israel1
 Mauritius1
 México1
 Nigeria1
 Peru1
 Bồ Đào Nha1
 România1
 Saint Lucia1
 Tanzania1
 Thổ Nhĩ Kỳ1
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Nam Tư1
Không quốc tịch1

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Alfred Nobel – The Man Behind the Nobel Prize”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ “The Nobel Prize Awarders”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ “Winners of the Nobel Prize for Literature | Nobel Prize in Literature”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2017.
  4. ^ “The Nobel Prize amounts”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ “The Nobel Prize Award Ceremonies”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  6. ^ “All Nobel Laureates in Literature”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ a b c “Facts on the Nobel Prize in Literature”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ Flood, Alison (ngày 5 tháng 1 năm 2015). “Jean-Paul Sartre rejected Nobel prize in a letter to jury that arrived too late”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2017.
  9. ^ “Nobel Laureates Facts”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  10. ^ “Bob Dylan removes mention of Nobel prize from website”. The Guardian. 21 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  11. ^ “Nobel Prize awarded women”. Quỹ Nobel. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2022.
  12. ^ “Nobel Prize winners: How many women have won awards?”. The Telegraph (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2017.
  13. ^ a b “Nobel Prize in Literature 1915”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  14. ^ a b “Nobel Prize in Literature 1949”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  15. ^ “2018 Nobel Prize In Literature Is A Casualty Of Sex-Abuse Scandal”. NPR. 4 tháng 5 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  16. ^ “Nobel Prize in Literature awarded to Olga Tokarczuk and Peter Handke”. The Independent. 10 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  17. ^ “Nobel Prize in Literature 1901”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  18. ^ “Nobel Prize in Literature 1902”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  19. ^ “Nobel Prize in Literature 1903”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  20. ^ a b “Nobel Prize in Literature 1904”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  21. ^ “Nobel Prize in Literature 1905”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  22. ^ “Nobel Prize in Literature 1906”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  23. ^ “Nobel Prize in Literature 1907”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  24. ^ “Nobel Prize in Literature 1908”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  25. ^ “Nobel Prize in Literature 1909”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  26. ^ “Nobel Prize in Literature 1910”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  27. ^ “Nobel Prize in Literature 1911”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  28. ^ “Nobel Prize in Literature 1912”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  29. ^ “Nobel Prize in Literature 1913”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  30. ^ “Nobel Prize in Literature 1916”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  31. ^ a b “Nobel Prize in Literature 1917”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  32. ^ “Nobel Prize in Literature 1919”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  33. ^ “Nobel Prize in Literature 1920”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  34. ^ “Nobel Prize in Literature 1921”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  35. ^ “Nobel Prize in Literature 1922”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  36. ^ “Nobel Prize in Literature 1923”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  37. ^ “Nobel Prize in Literature 1924”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  38. ^ “George Bernard Shaw | Irish dramatist and critic”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.
  39. ^ “Nobel Prize in Literature 1925”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  40. ^ “Nobel Prize in Literature 1926”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  41. ^ “Nobel Prize in Literature 1927”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  42. ^ “Nobel Prize in Literature 1928”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  43. ^ “Nobel Prize in Literature 1929”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  44. ^ “Nobel Prize in Literature 1930”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  45. ^ “Nobel Prize in Literature 1931”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  46. ^ “Nobel Prize in Literature 1932”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  47. ^ “Nobel Prize in Literature 1933”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  48. ^ “Nobel Prize in Literature 1934”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  49. ^ “Nobel Prize in Literature 1936”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  50. ^ “Nobel Prize in Literature 1937”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  51. ^ “Nobel Prize in Literature 1938”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  52. ^ “Nobel Prize in Literature 1939”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  53. ^ “Nobel Prize in Literature 1944”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  54. ^ “Nobel Prize in Literature 1945”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  55. ^ “Nobel Prize in Literature 1946”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  56. ^ “Nobel Prize in Literature 1947”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  57. ^ “Nobel Prize in Literature 1948”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  58. ^ “Nobel Prize in Literature 1950”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  59. ^ “Nobel Prize in Literature 1951”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  60. ^ “Nobel Prize in Literature 1952”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  61. ^ “Nobel Prize in Literature 1953”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  62. ^ “Nobel Prize in Literature 1954”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  63. ^ “Nobel Prize in Literature 1955”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  64. ^ “Nobel Prize in Literature 1956”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  65. ^ “Nobel Prize in Literature 1957”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  66. ^ “Nobel Prize in Literature 1958”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  67. ^ “Nobel Prize in Literature 1959”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  68. ^ “Nobel Prize in Literature 1960”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  69. ^ “Ivo Andric Facts”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  70. ^ “Nobel Prize in Literature 1961”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  71. ^ “Nobel Prize in Literature 1962”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  72. ^ “Nobel Prize in Literature 1963”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  73. ^ “Nobel Prize in Literature 1964”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  74. ^ “Nobel Prize in Literature 1965”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  75. ^ a b “Nobel Prize in Literature 1966”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  76. ^ “Nobel Prize in Literature 1967”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  77. ^ “Nobel Prize in Literature 1968”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  78. ^ “Nobel Prize in Literature 1969”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  79. ^ “Nobel Prize in Literature 1970”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  80. ^ “Nobel Prize in Literature 1971”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  81. ^ “Nobel Prize in Literature 1972”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  82. ^ “Nobel Prize in Literature 1973”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  83. ^ a b “Nobel Prize in Literature 1974”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  84. ^ “Nobel Prize in Literature 1975”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  85. ^ “Nobel Prize in Literature 1976”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  86. ^ “Nobel Prize in Literature 1977”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  87. ^ “Nobel Prize in Literature 1978”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  88. ^ “Nobel Prize in Literature 1979”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  89. ^ “Nobel Prize in Literature 1980”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  90. ^ “Nobel Prize in Literature 1981”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  91. ^ “Nobel Prize in Literature 1982”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  92. ^ “Nobel Prize in Literature 1983”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  93. ^ “Nobel Prize in Literature 1984”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  94. ^ “Nobel Prize in Literature 1985”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  95. ^ “Nobel Prize in Literature 1986”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  96. ^ “Nobel Prize in Literature 1987”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  97. ^ “Nobel Prize in Literature 1988”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  98. ^ “Nobel Prize in Literature 1989”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  99. ^ “Nobel Prize in Literature 1990”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  100. ^ “Nobel Prize in Literature 1991”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  101. ^ “Nobel Prize in Literature 1992”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  102. ^ “Nobel Prize in Literature 1993”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  103. ^ “Nobel Prize in Literature 1994”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  104. ^ “Nobel Prize in Literature 1995”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  105. ^ “Nobel Prize in Literature 1996”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  106. ^ “Nobel Prize in Literature 1997”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  107. ^ “Nobel Prize in Literature 1998”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  108. ^ “Nobel Prize in Literature 1999”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  109. ^ “Nobel Prize in Literature 2000”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  110. ^ “Nobel Prize in Literature 2001”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  111. ^ “Nobel Prize in Literature 2002”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  112. ^ “Nobel Prize in Literature 2003”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  113. ^ “Nobel Prize in Literature 2004”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  114. ^ “Nobel Prize in Literature 2005”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  115. ^ “Nobel Prize in Literature 2006”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  116. ^ “Nobel Prize in Literature 2007”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  117. ^ “Nobel Prize in Literature 2008”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2008.
  118. ^ “Nobel Prize in Literature 2009”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2009.
  119. ^ “Nobel Prize in Literature 2010”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010.
  120. ^ “Nobel Prize in Literature 2011”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2011.
  121. ^ “Nobel Prize in Literature 2012”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2012.
  122. ^ “Nobel Prize in Literature 2013”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  123. ^ “Nobel Prize in Literature 2014”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014.
  124. ^ “Nobel Prize in Literature 2015”. Quỹ Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2015.
  125. ^ “Nobel Prize in Literature 2016” (PDF). Quỹ Nobel. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2016.
  126. ^ “The Nobel Prize in Literature 2017 – Press Release”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017.
  127. ^ “Nobel Prize in Literature 2018”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2019.
  128. ^ “The Nobel Prize in Literature 2019”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2019.
  129. ^ “Nobel Prize in Literature 2020”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  130. ^ “The Nobel Prize in Literature 2021”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2021.
  131. ^ “The Nobel Prize in Literature 2022”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2022.
  132. ^ “The Nobel Prize in Literature 2023”. Quỹ Nobel. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_%C4%91o%E1%BA%A1t_gi%E1%BA%A3i_Nobel_V%C4%83n_h%E1%BB%8Dc