Wiki - KEONHACAI COPA

Danh sách điểm cực trị của Trái Đất

Danh sách điểm cực trị của Trái Đất bao gồm các địa điểm được ghi nhận và công nhận có trị số đạt điểm cực trị (tiếng Anh: Maxima and minima) về vị trí trên bề mặt Trái Đất.

Toàn thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm cực bắc của Trái Đất chính là cực bắc địa lý nằm trong biển Bắc Băng Dương, có vĩ độ bằng +90 độ, điểm giao nhau giữa trục tự quay của Trái Đất và bề mặt Trái Đất ở Bắc Bán Cầu, được chọn làm mốc vĩ độ. Tại đây mọi hướng đều là hướng Nam.
1: Cực bắc địa lý
Điểm cực bắc trên đất liền là đảo Kaffeklubben gần mũi Morris Jesup thuộc Greenland, có tọa độ 83°40′B 29°50′T / 83,667°B 29,833°T / 83.667; -29.833.
Điểm cực nam của Trái Đất cũng chính là điểm cực nam của đất liền thuộc cực nam địa lý nằm trên lục địa Nam Cực, có vĩ độ bằng -90 độ, điểm giao nhau giữa trục tự quay của Trái Đất và bề mặt Trái Đất ở nam bán cầu. Không có điểm nào trên mặt đất nằm về phía nam của điểm này. Nơi đây nằm phía trên mực nước biển 2.835 mét nhưng lớp băng phía dưới của nó cũng là 2.700 mét.[1]
Biển và cờ đánh dấu cực nam địa lý năm 2000
Điểm cực đông và cực tây của thế giới gồm tập hợp các điểm nằm dọc theo kinh tuyến 180 độ, chạy từ Bắc Băng Dương qua đảo Wrangel, biển Chukotka, khu tự trị Chukotka, biển Bering, phía tây của đảo Semisopochnoi thuộc quần đảo Rat trong cụm đảo Aleut của tiểu bang Alaska...
Ranh giới quy định ngày trên đảo Taveuni, Fiji.
Điểm cực tây trên đất liền theo đường đổi ngày quốc tế thuộc về đảo Attu trong Quần đảo Aleut của Alaska
Đảo Attu, 11/7/2007
Điểm cực đông trên đất liền theo đường đổi ngày quốc tế thuộc về đảo Caroline trong quần đảo Line, Kiribati
Đảo Thiên Niên Kỷ Caroline, 7/2009

Cao độ[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm cao nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm cao nhất tính từ mực nước biển là đỉnh Everest trong dãy Himalaya, với độ cao 8.848-8.850 mét so với mặt phỏng cầu tưởng tượng dựng theo mặt nước biển. Đỉnh Everest được xác định thuộc giáp ranh giữa huyện Solukhumbu, Sagarmatha của Nepan và huyện Định Nhật (Tingri), địa khu Nhật Khách Tắc (Xigazê), Tây Tạng, Trung Quốc
Everest 18/8/2006
Điểm xa trung tâm Trái Đất nhất thuộc về miệng núi lửa Chimborazo trong dãy Andes, Ecuador, Nam Mỹ với khoảng cách tới tâm Trái Đất được xác định là 6.384,4 km (xa hơn 2,168 km so với khoảng cách 6.382,3 km giữa đỉnh Everest và địa tâm)
Chimborazo 19/9/2010
Hồ cao nhất thế giới có lẽ là Ojos del Salado trên miệng núi lửa tầng trong dãy Andes, biên giới ArgentinaChile, tọa độ 27°06′35″N 68°32′32″T / 27,109611°N 68,54225°T / -27.109611; -68.54225, độ cao 6.893 mét[2]
Ojos del Salado 7/12/2006
Thác nước có chiều cao từ đỉnh đến chân thác cao nhất thế giới là thác Ángel (979 mét, với chiều cao đổ nước liên tục là 807 m) ở Venezuela, tọa độ 5°58′3″B 62°32′8″T / 5,9675°B 62,53556°T / 5.96750; -62.53556
Thác Ángel 5/5/2004

Điểm thấp nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân tạo
Điểm thấp nhất do con người tạo ra là đáy lỗ khoan siêu sâu Sakhalin-1 (Сахалин-1) trên đảo Sakhalin, tỉnh Sakhalin ở phía đông nước Nga, bắc Thái Bình Dương. Lỗ này khoan vào lòng đất tính đến 28/1/2011 là -12.345 mét so với mặt đất chung quanh[3]. Sakhalin-1 đã phá kỷ lục năm 2008 của giếng khoan dầu Al Shaheen (-12.290 mét) và lỗ khoan siêu sâu Kola trên bán đảo Kola trước đó, năm 1989 (-12.262 mét)
Dự án Sakhalin-1
Điểm thấp nhất do con người tạo ra trên đất liền là mỏ TauTona, thị trấn Carletonville, tỉnh Gauteng, Nam Phi. Đáy cùng của mỏ này được ước tính có độ sâu -3,9 km.[4]
Điểm thấp nhất do con người tạo ra dưới mặt nước là giàn khoan dầu Deepwater HorizonVịnh Mexico, Bắc Mỹ với độ sâu so với mực nước biển là -10.685 mét[5].
Deepwater Horizon 21/4/2010
Tự nhiên
Điểm thấp nhất so với mực nước biển thuộc về vực thẳm Challenger trong rãnh Mariana với độ sâu -10.971 mét.[6]
Rãnh Mariana
Điểm thấp nhất so với mực nước biển trên đất liền được công nhận là vùng bờ của biển Chết có độ sâu -423 mét[7]
Biển Chết có độ mặn cao
Điểm thấp nhất trên đất liền không bao phủ bởi nước thể lỏng thuộc về rãnh Bentley Subglacial trong vùng đất Marie Byrd nằm chếch về phía tây châu Nam Cực tọa độ 80°N 115°T / 80°N 115°T / -80; -115, thấp hơn mực nước biển -2.555 mét. Phủ trên bề mặt rãnh này, cũng tương tự như hầu hết các vùng khác ở châu Nam Cực, là một lớp băng dày.[8]
Marie Byrd
Điểm gần trung tâm Trái Đất nhất có lẽ thuộc về vực thẳm Litke tại đáy của Bắc Băng Dương ở độ sâu -5.450 mét dưới mực nước biển, có khoảng cách đến tâm địa cầu khoảng -6.353 km (so với đáy rãnh Mariana cách tâm -6.366,4 km là gần hơn 13,4 km)

Nhiệt độ[sửa | sửa mã nguồn]

Cực hàn là điểm[9] trên mặt đất mà tại đó nhiệt độ không khí đã đo được thấp nhất. Hiện nay kỷ lục này được ghi nhận −89 °C (−128 °F) bởi trạm Phương Đông của Nga trên hồ Phương Đông 78°28′N 106°48′Đ / 78,467°N 106,8°Đ / -78.467; 106.800[10][11]
Hồ Phương Đông ngày 21/7/1983
Cực nhiệt-nhiệt độ không khí nóng nhất đã ghi nhận được là tại Al 'Aziziyah (tiếng Ả Rập: العزيزيةAl 'Azīzīya) thủ phủ quận Al Jfara của Libya

Á-Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Cực[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Đại Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Ushuaia là thủ phủ của tỉnh Tierra del Fuego của Argentina và là thành phố cực nam của thế giới.

Châu Nam Cực[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Phi[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Úc[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Amundsen-Scott South Pole Station, National Science Foundation, Office of Polar Programs, 27/4/2009
  2. ^ Andes ultra-prominent peaks on peaklist.org
  3. ^ Sakhalin-1 Project Drills World's Longest Extended-Reach Well Lưu trữ 2011-01-31 tại Wayback Machine, 29/1/2011
  4. ^ TauTona, Anglo Gold
  5. ^ “Deepwater Horizon Drills World's Deepest Oil & Gas Well Deepwater Horizon”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2011.
  6. ^ KM 09-12 Noon Report 1200 ngày 1 tháng 6 năm 2009
  7. ^ Monitoring of the Dead Sea
  8. ^ “Central Intelligence Agency, World Factbook. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2008”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2011.
  9. ^ sự kiện trong không thời gian bốn chiều
  10. ^ Moskvitch, K (ngày 27 tháng 1 năm 2011). “Lake Vostok drilling in Antarctic 'running out of time'. BBC News. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2011.
  11. ^ Secrets of Antarctica's 15-Million Year-Old Lake -A Galaxy Classic Lưu trữ 2008-03-16 tại Wayback Machine (ngày 5 tháng 12 năm 2007)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_%C4%91i%E1%BB%83m_c%E1%BB%B1c_tr%E1%BB%8B_c%E1%BB%A7a_Tr%C3%A1i_%C4%90%E1%BA%A5t