Wiki - KEONHACAI COPA

Dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu

Dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu là một dòng họ có truyền thống văn hiến lâu đời ở Việt Nam, định cư từ thế kỷ 15 ở làng Trường Lưu thuộc tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Dòng họ này đã để lại nhiều di sản cho đời sau, 2 trong số đó được công nhận là di sản thế giới.[1][2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi thủy[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ tiên của dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu là Nguyễn Uyên Hậu, từng nhậm chức Ngũ kinh bác sĩ đảm nhiệm việc dạy học ở Quốc Tử Giám dưới thời Lê Thánh Tông. Vào giữa thế kỷ 15 dưới triều Lê, ông đến miền La Giang, La Thạch, Hà Tĩnh và lập nên làng Tràng Lưu mà về sau thường được gọi là làng Trường Lưu. Sau khi qua đời, ông được ban thụy Dụ Khánh. Hậu duệ đời thứ 7 của Nguyễn Uyên Hậu là Nguyễn Công Ban được xem là người khai mở cho dòng họ cũng như dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu. Ông sống vào khoảng giữa thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, là tác giả của nhiều tác phẩm văn học, thơ văn. Hiện nay, tác phẩm của ông chỉ còn 1 bài được lưu giữ, là bài ông viết cảm tạ triều đình khi trí sĩ về quê.

Nhiều đời con cháu của dòng họ này đều đi theo con đường học hành, khoa cử. Đến đời thứ 9 là Nguyễn Huy Tựu thì lịch sử dòng họ được xem là bước sang trang mới, cũng từ đây mà chữ "Huy" được lấy làm tên đệm và chính thức khởi đầu dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu. Theo nhà sử học Lê Văn Lan, Nguyễn Huy Tựu là cháu nội của Nguyễn Công Ban và là con trai của Nguyễn Công Phát. Với tài văn chương xuất sắc của mình, Nguyễn Huy Tựu đã làm nên danh tiếng của dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu, trở thành người dẫn đường cho văn hóa làng Trường Lưu. Không chỉ xuất sắc trong sự nghiệp văn học, Nguyễn Huy Tựu còn từng đỗ kỳ thi Hương làm đến chức Tham chính Thái Nguyên, hàm Công bộ Thượng thư, và được phong tước vị Khiết Nhạ hầu.[3]

Thời kỳ phát triển đỉnh cao[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Huy Tựu có hai người con trai đều đỗ tiến sĩ và ra làm quan cho triều đình là Nguyễn Huy Quýnh và Nguyễn Huy Oánh. Trong khoa thi năm 1748 dưới triều Lê Hiển Tông, Nguyễn Huy Oánh đỗ Thám hoa và lần lượt trải qua nhiều chức vụ trong triều đình. Đến năm 1765, ông được phong làm Đông các Đại học sĩ, làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Về sau, ông dần được thăng đến chức Lại bộ Tả thị lang, được phong tước Thạc Lĩnh bá.[4] Sau khi Nguyễn Huy Oánh đến tuổi về hưu, ông tiếp tục được triều đình phục dụng và thăng đến chức Đô ngự sử.[5] Không chỉ là nhà Nho, Nguyễn Huy Oánh còn nổi tiếng với vai trò nhà thơ và là một nhà sáng tác lớn vào thế kỷ 18. Sau khi về hưu, ông về quê và mở trường để dạy học. Theo Tiến sĩ Lê Hiến Chương thuộc khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Huy Oánh được xem là hình tượng điển hình của một nhà Nho chính thống toàn tài, một người thầy mẫu mực cho đời sau. Phúc Giang thư viện do ông thành lập không chỉ trở thành thư viện nổi tiếng mà còn trở thành một điển hình về giáo dục tư thục Việt Nam thời bấy giờ.[6]

Năm 1772, em trai Nguyễn Huy Oánh là Nguyễn Huy Quýnh cũng thi đỗ tiến sĩ, làm quan đến Đốc thị đạo Thuận Quảng và Hàn lâm viện Thị giảng.[7] Con trai trưởng của Nguyễn Huy Oánh là Nguyễn Huy Tự từng làm đến chức Trấn thủ Hưng Hóa rồi Đốc đồng Sơn Tây dưới triều Lê, được phong tước Uẩn Đình hầu.[8] Khi đang làm quan nhà Lê thì mẹ ông qua đời, ông phải về quê chịu tang nhưng rồi không tiếp tục quay lại quan trường mà ở lại quê nhà giúp cha ông quản lý Phúc Giang thư viện. Hai cha con ông đóng vai trò quan trọng trong việc viết chữ để khắc bản in sách.[9] Sau khi nhà Tây Sơn thành lập, Nguyễn Huy Tự được vua Quang Trung triệu đến Phú Xuân nhậm chức Hữu thị lang nhưng không được bao lâu thì mất. Ông chính là tác giả của truyện thơ Hoa tiên ký. Nguyễn Huy Tự có hai người vợ lần lượt là Nguyễn Thị Bành và Nguyễn Thị Đài, đều là con gái của Tham tụng Nguyễn Khản, cháu gái gọi nhà thơ Nguyễn Du là chú.[10] Một trong số những người con trai của ông là Nguyễn Huy Hổ cũng trở thành một tác giả nổi bật khi cho ra đời tác phẩm sử thi Mai đình mộng ký.[11]

Dòng họ Nguyễn Huy kể từ đời Nguyễn Huy Oánh thì được liệt vào một trong những dòng họ lớn của vùng đất Nghệ Tĩnh. Các thế hệ sau tiếp tục để lại dấu ấn trong lịch sử văn học Việt Nam khi lập ra Hồng Sơn văn phái.[12]

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Để phục vụ cho việc dạy học tại Phúc Giang thư viện, hai cha con Nguyễn Huy Oánh và Nguyễn Huy Tự đã viết và cho ra đời nhiều bản khắc in "sách giáo khoa" mà về sau thường được biết đến với tên gọi "Mộc bản Trường Lưu" hay "Mộc bản Phúc Giang". Bộ mộc bản này gồm 383 bản được khắc chữ Hán ngược để in thành 3 tập sách giáo khoa kinh điển của Nho giáo gồm 11 quyển và 1 quyển sách quy chế trường học: "Tính lý toản yếu đại toàn", "Ngũ kinh toản yếu đại toàn" và "Thư viện quy lệ". Đây được xem là khối mộc bản duy nhất và cổ nhất về giáo dục của một dòng họ được lưu trữ tại Việt Nam. Tháng 5 năm 2016, Mộc bản Trường Lưu được Ủy ban Chương trình ký ức Thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản tư liệu ký ức thế giới.[13]

Tròn 2 năm sau, một di sản khác của dòng họ Nguyễn Huy là "Hoàng Hoa sứ trình đồ" tiếp tục được UNESCO công nhận là di sản tư liệu ký ức thế giới. Đây là một cuốn sách cổ được sao chép vào năm 1887 từ bản gốc của Nguyễn Huy Oánh được biên soạn từ những năm 1765–1767 dưới triều vua Lê Hiển Tông. Bản chép tay duy nhất này được lưu giữ tại tư gia của con cháu dòng họ Nguyễn Huy. Tác phẩm này là một tập bản đồ ghi chép nhiều hình ảnh, thông tin phong phú về hành trình đi sứ của các sứ thần Đại Việt được tổng hợp từ ghi chép của những thế hệ trước và kinh nghiệm của bản thân Nguyễn Huy Oánh trong chuyến đi sứ nhà Thanh do ông làm Chánh sứ.[14]

Là một trong các dòng họ có truyền thống lâu đời, dòng họ Nguyễn Huy đã để lại tư liệu, văn bản hành chính, hay các sắc phong từ nhiều triều đại. Đến nay, có tất cả 14 bản sắc phong cho các cá nhân và Phúc Giang thư viện bao gồm: 2 bản cho Nguyễn Công Ban, 1 bản cho Nguyễn Huy Tựu, 4 bản cho Nguyễn Huy Oánh, 5 bản cho Nguyễn Huy Hổ và 2 bản cho Thư viện Phúc Giang. Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Huy Mỹ đã chủ trì sưu tầm và xây dựng bộ Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu bao gồm các 48 văn bản tư liệu viết bằng chữ Hánchữ Nôm của 3 dòng họ Nguyễn Huy, Trần Văn và Hoàng tại làng Trường Lưu.[15] Năm 2023, bộ văn bản này đã được Ủy ban Chương trình ký ức Thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản tư liệu ký ức thế giới.[16]

Bên cạnh các di sản được thế giới công nhận, một số di tích khác của dòng họ Nguyễn Huy cũng được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh và cấp quốc gia. Có 5 di tích được công nhận là di sản cấp tỉnh bao gồm đền thờ Nguyễn Uyên Hậu, mộ Nguyễn Công Ba, mộ Nguyễn Huy Tựu, mộ Nguyễn Huy Quýnh và đền thờ Nguyễn Huy Vinh. 4 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia là đền thờ của Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Huy Hổ.[17][18]

Cá nhân nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Phả đồ dòng họ Nguyễn Huy
Nguyễn Uyên Hậu
Nguyễn Hàm Hằng
Nguyễn Thừa CẩnNguyễn Thừa Nghiệp
Nguyễn Thừa Tổ
Nguyễn Thừa HưuNguyễn Thừa Sủng
Nguyễn Đôn HậuNguyễn Hiếu HạnhMỹ Lương Tử
Nguyễn Như Thạch
(1579–1662)
Nguyễn Công TriềuThái Sơn nam
Nguyễn Công Ban
(1630–1711)
Nguyễn Công Ngạn
Lộc Thọ nam
Nguyễn Công Phác
(1649–1706)
Nguyễn Công ChấtNguyễn Công TrânThạch Sơn thiên mẫu
Nguyễn Thị Hộ
Nguyễn Công Xuân
(1688–?)
Khiết Nhạ hầu
Nguyễn Huy Tựu
(1690–1750)
Thạc Lĩnh hầu
Nguyễn Huy Oánh
(1713–1789)
Ngật Đình bá
Nguyễn Huy Cự
(1717–1775)
Nguyễn Huy KiênNguyễn Huy Quýnh
(1734–1785)
Nguyễn Huy Khản
Uẩn Đình hầu
Nguyễn Huy Tự
(1743–1790)
Nguyễn Huy LạngThư Đình hầu
Nguyễn Huy Tá
Nguyễn Huy Hào
(1770–?)
Nguyễn Huy Phó
(1766–1838)
Trà Lĩnh bá
Nguyễn Huy Vinh
(1770–1818)
Nguyễn Huy Hổ
(1783–1841)
Nguyễn Huy Giáp

Thời phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]

ĐờiTênĐỗ đạtLàm quanGhi chúTK
2Nguyễn Hàm HằngHương cống, Tam trườngNgũ kinh bác sĩ[19]
3Nguyễn Thừa NghiệpHương cống[20]
4Nguyễn Thừa TổHiệu sinh[21]
5Nguyễn Thừa HưuTham tướng thần sự[21]
6Nguyễn Đôn HậuHương cốngTham tướng thần sự
Nguyễn Như ThạchHương giảiHình bộ Lang trung[21]
7Nguyễn Công BanHương cống, đỗ khoa Sĩ vọngGiám sát ngự sử[22]
8Nguyễn Công PhácĐông các Đại học sĩ[21]
Nguyễn Công ChấtGiải nguyênTri huyện Thạch Hà[23]
Nguyễn Thị HộĐược tôn làm Đệ nhất Thiên thai quý nhân, Thạch Sơn thiên mẫu trong Đạo giáo[24]
9Nguyễn Công XuânHương cốngĐồng Nhạc đường Mậu lâm lang[23]
Nguyễn Huy TựuTham chính Thái Nguyên, Tả Thị langĐược tôn làm Anh Liệt Đại vương, Đôn Ngưng Phúc thần của làng Trường Lưu[25]
10Nguyễn Huy OánhThám hoaĐông các Đại học sĩ, Đô ngự sử, Công bộ Thượng thưTác phẩm: "Hoàng Hoa sứ trình đồ", "Quốc sử toản yếu", "Thạc Đình di cảo".[26]
Nguyễn Huy CựHương cốngHiến sát sứ Lạng SơnĐược truy tặng làm Khanh Thông Chương Đại vương, Thành hoàng làng Trường Lưu[27]
Nguyễn Huy KiênLại bộ Thiêm sự[23]
Nguyễn Huy QuýnhĐệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thânĐốc thị đạo Thuận QuảngTác phẩm: "Quảng Thuận đạo sử tập",[a] "Thác lời người con gái phường vài".[b][28]
Nguyễn Huy KhảnHương cống[29]
11Nguyễn Huy TựĐốc đồng Sơn Tây, Binh bộ Thị langTác phẩm: "Hoa tiên"[30]
Nguyễn Huy Lạng[31]
Nguyễn Huy TáPhó đốc học Quốc tử giám, Đốc học Bắc Ninh[32]
Nguyễn Huy HàoTri huyện Tiên Tữ (Bắc Ninh)[31]
12Nguyễn Huy PhóGiải nguyên[33]
Nguyễn Huy VinhHàn Lâm viện Thị giảngTác phẩm: "Nguyễn Thị gia tàng", "Chung Sơn di thảo"[34]
Nguyễn Huy HổNgự y, Linh đài langTác phẩm: "Mai đình mộng ký"[35]
Nguyễn Huy GiápCử nhân[36]

Thời hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

TênSinh, mấtHọc hàm, học vịNgànhCông việcTK
Nguyễn Huy Quý1937Giáo sư, Tiến sĩLịch sửGiám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc[37]
Nguyễn Huy MỹGiáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩĐiều khiển học kỹ thuậtTrưởng phòng Nghiên cứu Nga–Việt, Viện Hàn lâm Khoa học Nga; Giáo sư Trường Tổng hợp kỹ thuật Năng lượng Moskva[38][39]
Nguyễn Huy Hoàng1953Giáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩVăn học nghệ thuậtNhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Việt–Nga[37][40]
Nguyễn Huy CôngTiến sĩVật lý
Nguyễn Huy Dũng1983Công nghệ thông tinThứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Cuốn ghi chép và đồ bản từ thành Phú Xuân đến hết đất Trung Kỳ.
  2. ^ Được cho là một bài thơ Nôm lục bát đối lại bài thơ "Thác lời người con trai phường nón" của Nguyễn Du.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thanh Giang (31 tháng 5 năm 2018). “Vinh danh hai di sản đặc sắc của dòng họ nổi tiếng miền Trung”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ Thanh Thuận (27 tháng 6 năm 2018). “Từ tư liệu dòng họ đến Di sản thế giới”. Báo Biên phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ Nguyễn Lộc (1992), tr. 318.
  4. ^ Trịnh Khắc Mạnh (2007), tr. 374.
  5. ^ Trần Hồng Đức (2002), tr. 134.
  6. ^ Nguyễn Tuấn Cường (2020), tr. 118.
  7. ^ Trần Hồng Đức (2002), tr. 266.
  8. ^ Đào Duy Anh (2005), tr. 181.
  9. ^ Nguyễn Duy Quý (2008), tr. 60.
  10. ^ Lại Văn Hùng (1998), tr. 14.
  11. ^ Lại Văn Hùng (1998), tr. 18.
  12. ^ Thành Châu (8 tháng 8 năm 2009). “Một vùng quê hiếu học”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2023.
  13. ^ “Dòng họ Nguyễn Huy - Dòng họ di sản”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. 17 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2023.
  14. ^ Xuân Sinh (7 tháng 2 năm 2019). “Chuyện về một dòng họ, hai di sản thế giới”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2023.
  15. ^ Nguyễn Sĩ Đại (28 tháng 5 năm 2015). “Bảo tồn và phát huy giá trị của mộc bản Trường Lưu”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2023.
  16. ^ Nhóm PV (24 tháng 6 năm 2023). “Hà Tĩnh kỷ niệm năm sinh 3 danh nhân dòng họ Nguyễn Huy và đón nhận di sản tư liệu thế giới "Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu". Báo Hà Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2023.
  17. ^ Nguyễn Huy Mỹ (4 tháng 9 năm 2021). “Làng Văn hóa Trường Lưu và hệ thống di sản đặc sắc”. Báo Hà Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2023.
  18. ^ Phạm Đức (16 tháng 12 năm 2022). “Làng di sản Trường Lưu: Ký ức làng cổ”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2023.
  19. ^ Lại Văn Hùng (2000), tr. 64.
  20. ^ Lại Văn Hùng (1998), tr. 9.
  21. ^ a b c d Lại Văn Hùng (1998), tr. 10.
  22. ^ Cao Lãng, Hoa Bằng & Văn Tân (1975), tr. 131.
  23. ^ a b c Thái Kim Đỉnh (2004), tr. 608.
  24. ^ Thái Kim Đỉnh (2004), tr. 447.
  25. ^ Nguyễn Khắc Thuần (tháng 6 năm 2021). “Nguyễn Huy Tựu - Người khai lưu, dẫn lộ văn hóa làng Trường Lưu”. Đặc san KH&CN Nghệ An: 40–43. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023.
  26. ^ Tạ Ngọc Liễn (2012), tr. 214.
  27. ^ “Nguyễn Huy Cự - Vị nhân thần làng Trường Lưu”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. 14 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2023.
  28. ^ Lại Văn Hùng (1998), tr. 10–11.
  29. ^ Thái Kim Đỉnh (2004), tr. 65.
  30. ^ Lê Huy Hòa (2000), tr. 1439.
  31. ^ a b Lại Văn Hùng (2000), tr. 331.
  32. ^ Nguyễn Thạch Giang & Trương Chính (2001), tr. 592.
  33. ^ Nguyễn Thạch Giang (2004), tr. 713.
  34. ^ Nguyễn Hữu Mùi (2017), tr. 416–417.
  35. ^ Võ Đại Mau (2002), tr. 170.
  36. ^ Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Loan & Phương Lan (1995), tr. 553.
  37. ^ a b Lê Đức Dục (24 tháng 8 năm 2005). “Làng...'con nít ít hơn tiến sĩ'. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2023.
  38. ^ Mã Yên (18 tháng 11 năm 2007). “Người 'đánh thức' mỏ sắt lớn nhất Việt Nam”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2023.
  39. ^ Hoài Phương (8 tháng 2 năm 2022). “Đưa di sản làng Trường Lưu ra thế giới”. Báo Quân đội nhân dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2023.
  40. ^ A.B (26 tháng 8 năm 2017). “Người Việt Nam được vinh danh Viện sĩ tại Ukraine”. Báo Thế giới và Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2023.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%B2ng_h%E1%BB%8D_Nguy%E1%BB%85n_Huy_%E1%BB%9F_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_L%C6%B0u