Wiki - KEONHACAI COPA

Cuộc vây hãm Calais (1940)

Cuộc vây hãm Calais (1940)
Một phần của Mặt trận Tây Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Calais sau trận vây hãm.
Thời gian2326 tháng 5 năm 1940[1]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Đức Quốc xã chiếm được Calais,[2][3] quân Anh - Pháp tại Calais thực sự bị tiêu diệt.[1]
Tham chiến
 Anh Quốc
 Pháp
 Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Claude Nicholson[4]  (POW) Đức Quốc xã Heinz Guderian[5]
Đức Quốc xã Ferdinand Schaal[6]
Lực lượng
Khoảng 4.000 binh lính (trong đó có 800 lính Pháp[1]) Đức Quốc xã Sư đoàn tăng (Panzer) số 10 [7]
Thương vong và tổn thất
Cao [8] Cao [8]
Cuộc vây hãm Calais (1940) trên bản đồ Pháp
Cuộc vây hãm Calais (1940)
Vị trí trong Pháp

Cuộc vây hãm Calais là một trong những trận đánh lớn trong chiến dịch nước Pháp (1940) trên mặt trận Tây Âu trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai[1][9][10], kéo dài từ ngày 23 cho đến ngày 26 tháng 5 năm 1940.[1] Dưới quyền chỉ huy của trung tướng Ferdinand Schaal, sư đoàn tăng (Panzer) số 10 của Đức Quốc xã bằng một cuộc tấn công mạnh mẽ đã chiếm được cảng Calais[7][9] từ tay lực lượng trú phòng Anh - Pháp do chuẩn tướng Claude Nicholson chỉ huy, sau 3 ngày cô lập Calais.[1][3][11] Cả quân đội Đức Quốc xã lẫn Đồng minh đều chịu thiệt hại nặng nề trong cuộc vây hãm Calais.[8] Cuộc phòng ngự mạnh mẽ của quân đội Anh tại Calais đã giam chân các lực lượng Đức vốn có thể gây áp lực cho các lực lượng Đồng minh tại Dunkerque,[12] song cái giá của nó là đội quân trú phòng tại Calais đã thực sự bị tiêu diệt.[1]

Khi tướng Heinz Guderian – người chỉ huy quân đoàn XIX của Đức – tiến đến eo biển Anh vào ngày 20 tháng 5 năm 1940, Lực lượng Viễn chinh Anh đã bị cắt đứt khỏi các cảng tiếp tế ở phía nam, khiến người Anh phải dùng Calais làm cảng tiếp tế của mình. Để giữ cảng,[10] một số lực lượng chính quy phải rời khỏi nước Anh nhằm tăng viện cho lực lượng Pháp phòng ngự tại Calais.[13] Đầu ngày 22 tháng 5, Guderian đã tiến đánh các cảng của eo biển Anh[14], và sư đoàn tăng số 10 của Đức đã được lệnh đánh chiếm Calais trong khi sư đoàn tăng số 1 được phái đến Dunkerque, với các mệnh lệnh đánh chiếm Calais trên đường tiến. Nhìn chung, quân đồng minh Anh - Pháp tại Calais sẽ bị áp đảo về quân số và pháo binh, vào ngày 22 tháng 5 những đơn vị phòng ngự Calais đầu tiên của Anh đã đến cảng này, đồng thời chuẩn bị hành động. Vào buổi sáng ngày 23 tháng 5, quân Anh tại Calais vẫn không rõ là quân Đức đang ở đâu, vào giữa buổi sáng, các xe tăng Đức đã tiến đánh từ hướng tây bắc. Đầu ngày, các lực lượng thám sát thuộc Trung đoàn Lính bắn súng trường của Nữ hoàng Victoria đã thi hành nhiệm vụ những không còn ai trở về, Cuối buổi sáng, một số xe tăng Anh rời khỏi Calais và tiến về hướng đông nam. Tại Guines cách không xa Calais về hướng nam, họ giao chiến với các đội hình Đức đang tiến công. Dù các xe tăng Anh cuối cùng đã rút chạy về Coquelles, cuộc tấn công đầu tiên của quân Đức đã thất bại. Trọng trách vây hãm Calais giờ đây thuộc về sư đoàn tăng số 10 của Đức.[1][8]

Ngày 23 tháng 5 năm 1940, trong khi một số đơn vị Anh nữa đổ bộ lên đất Pháp, Nicholson tới Coquelles nhằm chuẩn bị thiết lập liên lạc với Dunkerque, song vào đầu ngày hôm sau, quân Anh vấp phải một lực lượng mạnh của Đức và buộc phải triệt thoái về Calais để tiến hành phòng ngự.[1] Trong lực lượng phòng vệ Calais cũng có vài trăm lính Pháp và toàn bộ đội quân này sẽ là do Nicholson chỉ huy.[1] Sư đoàn tăng số 10 của Đức đã tấn công Calais vào ngày 24 tháng 10 năm 1940,[15] và đột phá được vòng ngoài của hệ thống phòng ngự.[1] Trong suốt cuộc vây hãm mặc dù gặp khó khăn, quân Anh tại Calais đã cầm cự được bước tiến của quân Đức, song sự hỗ trợ của hải quânkhông quân không thể hạn chế thế yếu của quân Anh về mặt quân số.[8] Cuối cùng, vào ngày 26 tháng 5, quân đội Đức đã giành được thắng lợi và bắt giữ Nicholson, trong khi quân lực của ông đã bị suy thoái. Quân đội Anh triệt thoái về Courgain và sau cùng phần lớn họ đã bị quân Đức bắt sống.[1][8] Chiến thắng Calais được xem là một trang sử huy hoàng của sư đoàn tăng số 10 của Đệ tam Đế chế Đức.[10]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l Siege of Calais, 23-ngày 26 tháng 5 năm 1940
  2. ^ Jacques Legrand, Derrik Mercer, Chronicle of the Second World War
  3. ^ a b James E. Tague, The Last Field Marshal, trang 138
  4. ^ Victor F. Bingham, ʻBlitzedʾ: the battle of France, May-June 1940, trang 102
  5. ^ Michael Dewar, War in the streets: the story of urban combat from Calais to Khafji, trang 17
  6. ^ Telford Taylor, The March of Conquest: The German Victories in Western Europe, 1940, trang 254
  7. ^ a b Jean Restayn, N. Moller, Tenth Panzer-Division, trang 3
  8. ^ a b c d e f Fact File: Battle for Calais and Boulogne
  9. ^ a b Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A-E, trang 185
  10. ^ a b c The Siege of Calais, May 1940
  11. ^ George Victor, Hitler: The Pathology of Evil, trang 192
  12. ^ Richard Holmes, Fatal Avenue: A Traveller's History Northern France and Flanders 1346-1945, trang 116
  13. ^ J.E. Kaufmann, H.W. Kaufmann, Hitler's Blitzkrieg Campaigns: The Invasion And Defense Of Western Europe, 1939-1940, trang 246
  14. ^ Alan Shepperd, France 1940: Blitzkrieg in the West, các trang 51, 85.
  15. ^ “Battle of France (1940)”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2012.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c_v%C3%A2y_h%C3%A3m_Calais_(1940)