Wiki - KEONHACAI COPA

Colette

Sidonie-Gabrielle Colette
Sinh(1873-01-28)28 tháng 1 năm 1873
Yonne, Pháp
Mất3 tháng 8 năm 1954(1954-08-03) (81 tuổi)
Paris, Pháp
Bút danhColette
Nghề nghiệpNữ tiểu thuyết gia
Quốc tịchPháp

Chữ ký

Colette (tiếng Pháp: [kɔ.lɛt]) là bút danh của Sidonie-Gabrielle Colette - nữ tiểu thuyết gia người Pháp (28.1.1873 – 3.8.1954). Bà nổi tiếng về quyển tiểu thuyết Gigi, mà Alan Jay LernerFrederick Loewe đã dựa vào để viết cuốn phim và nhạc kịch mang cùng tên.

Cuộc đời và Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Colette là con gái của viên sĩ quan nghỉ hưu Jules-Joseph Colette và vợ là Adèle Eugénie Sidonie "Sido" Colette (nhũ danh Landoy). Colette sinh tại Saint-Sauveur-en-Puisaye, Yonne, vùng Bourgogne-Franche-Comté của Pháp.[1] Bà học dương cầm từ khi còn nhỏ và đậu bằng tiểu học với điểm cao về môn toán và chính tả.[2]

Kết hôn lần đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1893, ở tuổi 20, Colette kết hôn với Henry Gauthier-Villars, bút danh Willy - một nhà văn nổi tiếng thông minh dí dỏm - lớn hơn Colette 15 tuổi.[1][3]

Bộ truyện đầu tiên của bà gồm 4 tập mang tên Claudine[4], được viết do sự khuyến khích của Villars.[1]

Quan hệ đồng tính luyến ái[sửa | sửa mã nguồn]

Willy, Colette và PolaireBiếm họa của Sem về tình trạng Song tính luyến ái của Colette
Willy, Colette và PolaireBiếm họa của Sem về tình trạng Song tính luyến ái của Colette

Năm 1906, Colette bỏ ông chồng Gauthier-Villars không chung thủy, tới sống chung với nhà văn nữ người Mỹ Natalie Clifford Barney. Hai người có mối quan hệ tình ái ngắn, và họ giữ tình bạn suốt đời.[5]

Colette vào làm việc ở các phòng nhạc Paris, dưới sự bảo trợ của nữ hầu tước Mathilde de Morny, biệt danh Missy, hai người có một mối quan hệ đồng tính lãng mạn.[1] Năm 1907, Colette và Morny cùng diễn xuất trong một vở kịch câm tựa đề Rêve d'Égypte (Giấc mộng Ai Cập) ở Moulin Rouge. Nụ hôn trên sân khấu của họ gần như gây ra một cuộc náo loạn[6], đến nỗi người ta phải gọi cảnh sát tới để lập lại trật tự[7][8]. Do vụ bê bối này, buổi trình diễn tiếp theo của vở Rêve d'Égypte đã bị cấm, và họ đã không có thể sống chung với nhau một cách công khai, mặc dù mối quan hệ của họ vẫn tiếp tục trong 5 năm.[9] Trong thời gian này, Colette cũng có quan hệ tình dục khác giới với nhà văn Ý Gabriele d'Annunzio.

Kết hôn lần thứ hai, dan díu với con trai riêng của chồng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1912, Colette tái kết hôn với Henri de Jouvenel, biên tập viên báo Le Matin (Buổi Sáng) [10]. Họ có một con gái tên là Colette de Jouvenel [6]. Colette de Jouvenel sau này nói rằng mẹ cô không muốn có con nên đã trao cô cho một vú nuôi người Anh chăm sóc, họa hiếm lắm mới tới thăm cô.

Năm 1914, Colette được yêu cầu viết một vở Múa Ba lê cho Opéra national de Paris, và bà đã phác thảo dưới tiêu đề "Divertissements pour ma fille". Tuy nhiên, sau khi bà chọn Maurice Ravel để viết phần nhạc, thì Ravel đã hình dung lại tác phẩm này như một vở opera, và bà cũng đã đồng ý. Năm 1918 Ravel đã nhận được bản lời opera tên L'enfant et les sortilèges của Colette, và ông đã soạn phần nhạc. Bản opera này được trình diễn lần đầu ngày 21.3.1925.[11]

Trong thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, Colette biến bất động sản của chồng ở Saint-Malo thành một bệnh viện để chữa trị cho những người bị thương, và bà đã được chính phủ Pháp trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh hạng Chevalier năm 1920.

Năm 1924 bà và Henri de Jouvenel ly dị, sau một vụ dan díu yêu đương đầy tai tiếng với Bertrand de Jouvenel, 17 tuổi, con trai riêng của chồng.

Kết hôn lần thứ ba[sửa | sửa mã nguồn]

Colette, do Jacques Humbert vẽ khoảng năm 1896

Năm 1935, Colette tái kết hôn với Maurice Goudeket, người chú (bác/cậu) của Juliet Goudeket tự Jetta Goudal[12], và mang tên chính thức là "Sidonie Goudeket". Maurice Goudeket đã xuất bản một quyển sách nói về vợ mình, mang tên Close to Colette: An Intimate Portrait of a Woman of Genius. Bản dịch tiếng Anh được xuất bản năm 1957 bởi Farrar, Straus & Cudahy, New York.

Tiếp tục viết[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1920, Colette xuất bản quyển tiểu thuyết Chéri[1], nói về sự chấm dứt cuộc tình giữa cô điếm hạng sang lớn tuổi đã nghỉ hưu tên là Léa với một chàng trai trẻ được nuông chiều tên là Chéri.[1]. Sau đó bà viết tiếp quyển La Fin de Chéri do nhà Flammarion xuất bản năm 1926. Ngày nay, quyển Chéri được coi là một kiệt tác của Colette, tuy nhiên thời đó quyển này đã gây nhiều tranh cãi, vì khung cảnh câu truyện - giới gái điếm quý phái Paris – và cũng bởi sách này mô tả Chéri theo chủ nghĩa khoái lạc.

Sau quyển Chéri, Colette chuyển sang lĩnh vực thơ xoay quanh Jean Cocteau - người mà sau này là hàng xóm của bà ở Jardins du Palais-Royal. Mối quan hệ và cuộc sống của họ được mô tả sinh động trong các tác phẩm của họ.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Colette vẫn ở lại Paris khi Đức Quốc xã chiếm đóng và tiếp tục viết "bởi vì, bà nói rằng bà phải kiếm sống". Quyển Gigi được viết trong thời gian này và được đặt trong cùng một khung cảnh Belle Epoque như quyển Chéri, đã trở thành một cuốn sách bán chạy bởi vì nó "đưa độc giả ra khỏi mối quan tâm hàng ngày của họ về những thiếu thốn trong thời kỳ chiến tranh và nguy hiểm".[1] Những năm cuối đời, bà phải di chuyển bằng xe lăn, do Goudeket – mà bà gọi là "một vị thánh" – chăm sóc. Năm 1951 bà đã tham dự buổi chiếu ra mắt cuốn phim tài liệu về cuộc sống của mình, và khi chấm dứt cuốn phim, bà đã nói với Goudeket: "Tôi đã có một cuộc sống tươi đẹp biết bao!".

Khi qua đời, Colette đã để lại tổng cộng 50 tiểu thuyết đã xuất bản, trong đó nhiều quyển có những yếu tố tự truyện.

Quyển tiểu thuyết ngắn Gigi của bà đã được chuyển thể thành kịch trên sân khấu Broadway và thành phim mang cùng tên Gigi do Hollywood sản xuất với các ngôi sao Leslie Caron, Louis JourdanMaurice Chevalier.

Colette được cho là người có công phát hiện ra một Audrey Hepburn trẻ trung, vô danh - người mà bà đã nhắm chọn để đóng vai chính trong vở kịch Gigi ở sân khấu Broadway. Theo chính Hepburn, thì thời điểm đó cô đang cùng đoàn làm phim Monte Carlo Baby (1952) trú tại một khách sạn ở miền Nam nước Pháp để quay một cảnh ngắn tại địa phương, trong một vai nhỏ được phân công theo hợp đồng. Hepburn lúc đó chưa có tiếng tăm gì. Colette đã tình cờ nhìn thấy Hepburn đi bộ qua tiền sảnh của khách sạn, và ngay lập tức nói với bạn đồng hành của mình: "Đây là Gigi của tôi!".

Năm 2009, một kịch bản chuyển thể của Christopher Hampton gồm cả truyện Chéri La Fin de Chéri đã được quay thành phim Chéri do các ngôi sao Michelle Pfeiffer, Rupert FriendKathy Bates đóng, và do Stephen Frears đạo diễn.

Một vở nhạc kịch tiền-Broadway, mới được Heidi Thomas chuyển thể (Call the Midwife, Cranford, Upstairs Downstairs) và do Eric D. Schaeffer đạo diễn (Follies, Million Dollar Quartet) sẽ được trình diễn ở Trung tâm Kennedy vào tháng 1 năm 2015.[13]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Mộ Colette tại Nghĩa trang Père-Lachaise

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Trang bìa quyển Claudine à l'école

Di cảo

  • 1958: Belles Saisons (Nhà xuất bản. Flammarion).
  • 1958: Paysages et Portraits (Nhà xuất bản. Flammarion).

Thư tín[sửa | sửa mã nguồn]

  • 2003: Lettres à sa fille (1916-1953), réunies, présentées et annotées par Anne de Jouvenel, Gallimard, collection Blanche. (Réédition Gallimard, collection Folio (No 4309), 2006).
  • 2009: Lettres à Missy, édition présentée et annotée par Samia Bordji et Frédéric Maget, Paris, Flammarion.
  • 2004: Colette Lettres à Tonton (1942-1947) réunies par Robert D., édition établie par François Saint Hilaire, Éditions Mille et une nuits Colette n°437
  • 2012: Sido, Lettres à Colette, édition présentée et annotée par Gérard Bonal, éditions Phébus.
  • 2014: Un bien grand amour. Lettres de Colette à Musidora, présentées par Gérard Bonal, L'Herne.

Các ấn phẩm khác sau khi qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1992: Histoires pour Bel-Gazou (tập truyện), Nhà xuất bản. Hachette, Minh họa Alain Millerand
  • 2010: Colette journaliste: Chroniques et reportages (1893-1945), inédit. Présentation de G. Bonal et F. Maget.
  • 2011: J'aime être gourmande, présentation de G. Bonal et F. Maget - introduction de G. Martin, coll. Carnets, L’Herne, Paris.

Các chuyển thể từ tác phẩm của Colette[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn lưu trữ
Các bài nghiên cứu phê bình
  • 1972: Marcelle Biolley Godino, L'homme-objet chez Colette, Ed. Klincksieck.
  • 1982: Gérard Bonal, Colette par moi-même, Paris, Ramsay
  • 1989: Michel Gauthier, La Poétique de Colette, Paris, Klincksieck,
  • 1990: Marie-Christine et Didier Clément, Colette gourmande, Albin Michel,
  • 1990: Marie-Christine Bellosta, «Colette», L’Hymne à l’univers, Paris, Belin,
  • 1992: Lynne Huffer, Another Colette: The Question of Gendered Writing, Ann Arbor, University of Michigan Press,
  • 1992: Marie-Françoise Berthu-Courtivron, Espace, demeure, écriture. La Maison natale dans l’œuvre de Colette, Paris, Nizet,
  • 1993: M.-F. Berthu-Courtivron, Mère et fille: l’enjeu du pouvoir. Essai sur les écrits autobiographiques de Colette, Genève, Droz,
  • 1993: Carmen Boustani, L’Écriture-corps chez Colette, Villenave d’Ornon, Fus-Art,; 2000 (Bibliothèque d’Études féministes)
  • 1995: Jacques Dupont, Colette ou l’univers concentré, essai, Paris, Hachette Supérieur, (portraits littéraires)
  • 1997: Nicole Ferrier-Caverivière, Colette l’authentique, Paris, PUF, (écrivains)
  • 1997: Régine Detambel, Colette, comme une flore, comme un zoo, un répertoire des images du corps, Paris, Stock
  • 1999: Francine Dugast-Portes, Colette, les pouvoirs de l’écriture, Rennes, Presses universitaires de Rennes;
  • 2002: Julia Kristeva, Le Génie féminin 3, Colette, Paris, Fayard,
  • 2004: Sylvain Bonmariage, Willy, Colette et moi, Paris, Anagramme éditions (réédition, avec une préface de Jean-Pierre Thiollet);
  • 2004: Sabine Dewulf, Les Jardins de Colette, parcours symbolique et ludique vers notre Éden intérieur, Le Souffle d'Or;
  • 2004:Marine Rambach, Colette pure et impure — Bataille pour la postérité d'un écrivain, éditions gaies et lesbiennes;
  • 2004: Jeanne Augier, Colette et la Belgique, Bruxelles, Racine;
  • 2004: Albine Novarino et Béatrice Mandopoulos, Colette ou la saveur des mots, Paris, Ed. Milan;
  • 2008: Stéphanie Michineau, L'Autofiction dans l’œuvre de Colette, Paris, Publibook;
  • 2009: Colette. Lettres à Missy, édition présentée et annotée par Samia Bordji et Frédéric Maget, Paris, Flammarion;
  • 2011: Colette, dir. Gérard Bonal et Frédéric Maget, coll. Cahiers de L'Herne Bản mẫu:Numéro, Paris, L'Herne;
  • 2011: Françoise Giraudet, Colette, Envois et Dédicaces;
  • 2012: Anne Freadman, The Livres-Souvenirs of Colette: Genre and the Telling of Time, London, Legenda;
  • 2012: Paula Dumont, Les convictions de Colette (Histoire, guerre, politique, condition des femmes) Paris, L'Harmattan.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i Koski, Lorna (ngày 27 tháng 12 năm 2013). WWD [Tells Story of Colette's France Tells Story of Colette's France] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2014. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  2. ^ Thurman, Judith (1999). Secrets of the Flesh: A Life of Colette. New York: Ballantine Books. tr. 36. ISBN 0-345-37103-8.
  3. ^ “Colette”. Kirjasto.sci.fi. ngày 3 tháng 8 năm 1954. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2012.
  4. ^ gồm 4 quyển "Claudine à l'école" (1900), "Claudine à Paris" (1901), "Claudine en ménage" (1902) và "Claudine s'en va" (1903)
  5. ^ Rodriguez, Suzanne (2002). Wild Heart: A Life: Natalie Clifford Barney and the Decadence of Literary Paris. New York: HarperCollins. tr. 131. ISBN 0-06-093780-7.
  6. ^ a b (tiếng Anh) Ann, Cothran, « Colette Lưu trữ 2007-04-28 tại Wayback Machine », glbtq: An Encyclopedia of Gay, Lesbian, Bisexual, Transgender, and Queer Culture, glbtq, Inc. 1130 West Adams Chicago, IL, 60607, (2002), p. 1
  7. ^ (tiếng Anh) Robert Aldrich, Garry Wotherspoon, Who's Who in Gay and Lesbian History Vol.1: From Antiquity to the Mid-Twentieth Century, Routledge, 528 pages (2002), p. 102-103
  8. ^ « Colette, le Parfum du scandale », portrait sur le site officiel du Moulin Rouge.
  9. ^ Benstock, Shari (1986). Women of the Left Bank: Paris, 1900–1940. Texas: University of Texas Press. tr. 48–49. ISBN 0-292-79040-6.
  10. ^ (tiếng Anh) Robert Aldrich, Garry Wotherspoon, Who's Who in Gay and Lesbian History Vol.1: From Antiquity to the Mid-Twentieth Century, Routledge, 528 pages (2002), p. 103
  11. ^ “LA Phil Presents | Piece Detail - Maurice Ravel: L'enfant et les sortilèges”. Laphil.org. ngày 21 tháng 3 năm 1925. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2012.
  12. ^ Slide, Anthony. Silent Players:A Biographical and Autobiographical Study of 100 Silent Film Actors and Actresses. University Press of Kentucky, 2002. ISBN 0-8131-2249-X. page 148.
  13. ^ Gans, Andrew. "Pre-Broadway Engagement of Gigi, Directed by Eric Schaeffer, Will Play Kennedy Center" playbill.com, ngày 6 tháng 11 năm 2013
  14. ^ Julia Kristeva="Le génie féminin: La vie, la folie, les mots" trong quyển "Colette", Nhà xuất bản.Fayard (2002)isbn=9782213607719
  15. ^ Son tombeau (un livre ouvert) fut conçu par l'architecte Jean-Charles Moreux
  16. ^ “Giới thiệu tổng quát về trường”. Trường Trung học cơ sở Colette. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2014.
  • Sylvain Bonmariage, Willy, Colette et moi, with an introduction by Jean-Pierre Thiollet, Anagramme ed., Paris, 2004 (reprint)
  • Joanna Richardson, Colette, Methuen, London, 1983
  • Judith Thurman, Secrets of the flesh: a life of Colette, Bloomsbury, London, 1999

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Colette