Wiki - KEONHACAI COPA

Coaching

Huấn luyện (coaching) là một hình thức phát triển - trong đó một cá nhân có kinh nghiệm, được gọi là huấn luyện viên (coach), hỗ trợ một người khác (coachee) trong việc đạt được mục tiêu cá nhân hoặc nghề nghiệp cụ thể - thông qua đào tạo và hướng dẫn.[1]

Trong mối quan hệ coaching, huấn luyện viên (coach) là người sở hữu kinh nghiệm và chuyên môn sâu sắc hơn, đóng vai trò đưa ra lời khuyên và hướng dẫn quá trình học tập của coachee. Khác với cố vấn (mentoring), coaching chú trọng vào việc hoàn thành một số nhiệm vụ hoặc mục đích cụ thể, thay vì chỉ nhằm phục vụ mục tiêu phát triển tổng quát.[1][2][3]

Xuất xứ[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ "huấn luyện viên" (coach) lần đầu tiên được sử dụng vào khoảng năm 1830 tại Đại học Oxford[4] để chỉ việc hướng dẫn quá trình học tập - phát triển của sinh viên. Khái niệm này sau đó xuất hiện trong lĩnh vực thể thao lần đầu vào năm 1861.[4]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử, sự phát triển của coaching chịu ảnh hưởng của nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm giáo dục người lớn,[5] Phong trào Tiềm năng Con người (Human Potential Movement) thập niên 1960,[6] các nhóm đào tạo nâng cao nhận thức (Large-group awareness training - LGAT)[7] (ví dụ: Erhard Seminars Training), nghiên cứu về lãnh đạo, phát triển cá nhân và các lĩnh vực tâm lý.[8]

Đại học Sydney tổ chức đơn vị nghiên cứu tâm lý học huấn luyện đầu tiên trên thế giới vào tháng 1 năm 2000.[9]

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Huấn luyện (coaching) được áp dụng trong đa dạng lĩnh vực - từ thể thao, biểu diễn ca nhạc, diễn xuất, kinh doanh, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, xây dựng mối quan hệ.

Bằng cách kết hợp các kỹ năng giao tiếp (trình bày mục tiêu, lắng nghe, đặt câu hỏi, giải thích, v.v...), huấn luyện viên đóng vai trò giúp khách hàng thay đổi quan điểm bản thân - từ đó khám phá các phương pháp tiếp cận khác nhau để đạt được mục tiêu.[10] Những kỹ năng này có thể được sử dụng trong hầu hết các loại hình huấn luyện. Theo nghĩa này, coaching là một dạng "nghề tổng hợp" có thể áp dụng để hỗ trợ khách hàng trong nhiều khía cạnh, từ chăm sóc sức khỏe, phát triển cá nhân, nghề nghiệp, thể thao, xã hội, gia đình, chính trị, tinh thần, v.v...[8]

Business coaching[sửa | sửa mã nguồn]

Huấn luyện kinh doanh (business coaching) là một loại hình phát triển nguồn nhân lực dành cho giám đốc điều hành, ban quản lý, đội nhóm và lãnh đạo doanh nghiệp.[11] Mục đích chính là cung cấp sự hỗ trợ, phản hồi và lời khuyên tích cực - trên cơ sở cá nhân hoặc đội nhóm - để cải thiện kỹ năng cá nhân trong môi trường kinh doanh, thay đổi hành vi thông qua đo lường tâm lý hoặc phản hồi 360 độ. Business coaching còn được biết đến với tên gọi executive coaching.[12]

Nghiên cứu cho thấy huấn luyện kinh doanh góp phần tác động tích cực đến công tác cải thiện hiệu suất làm việc cũng như phát triển bản thân. Có một số khác biệt nhất định về hiệu quả mang lại giữa việc sử dụng huấn luyện viên nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp.[13]

Trong môi trường doanh nghiệp, huấn luyện lãnh đạo đã được chứng minh góp phần tăng cường sự tự tin của nhân viên khi trình bày ý tưởng của riêng họ.[14] Nghiên cứu đánh giá có hệ thống cũng cho thấy coaching có thể giúp giảm bớt căng thẳng tại nơi làm việc.[15]

Career coaching[sửa | sửa mã nguồn]

Trọng tâm của huấn luyện nghề nghiệp (career coaching) là phát triển công việc và sự nghiệp.

Life coaching[sửa | sửa mã nguồn]

Huấn luyện cuộc sống (life coaching) là quá trình giúp coachee xác định và đạt được các mục tiêu cá nhân - thông qua việc phát triển các kỹ năng và thái độ cần thiết để trao quyền cho bản thân.[8][16] Life coaching thường liên quan đến các vấn đề như cân bằng công việc - cuộc sống, thay đổi nghề nghiệp, và thường xảy ra bên ngoài môi trường làm việc.[17]

Sports coaching[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thể thao, huấn luyện viên (coach) đóng vai trò giám sát và huấn luyện cho toàn đội nhóm cũng như cá nhân từng người chơi.

Tiêu chuẩn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ giữa thập niên 1990, các hiệp hội chuyên nghiệp về coaching như Hiệp hội Huấn luyện (Association for Coaching - AC), Hội đồng Cố vấn và Huấn luyện Châu Âu (European Mentoring and Coaching Council - EMCC), Hiệp hội Huấn luyện Quốc tế (International Association of Coaching - IAC) và Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế (International Coach Federation - ICF) đã tiến hành phát triển hệ thống tiêu chuẩn đào tạo.[1]:287–312[18] Năm 2016, chuyên gia tâm lý Jonathan Passmore đã nhận định:[1]

Mặc dù coaching đã trở thành một hoạt động phát triển được công nhận, nhưng đáng buồn là vẫn chưa có tiêu chuẩn hoặc thỏa thuận cấp phép nào được công nhận rộng rãi. Các tổ chức chuyên nghiệp đã và đang tiếp tục phát triển các tiêu chuẩn riêng của họ, nhưng việc thiếu quy định có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tự gọi mình là huấn luyện viên. [...] Việc nghề coaching có cần đến một bộ quy định hay tiêu chuẩn thống nhất vẫn còn là một vấn đề gây tranh luận.

Một trong những thách thức hàng đầu của coaching là nâng cao mức độ chuyên nghiệp, tiêu chuẩn và đạo đức.[18] Để đáp ứng yêu cầu này, các cơ quan và tổ chức huấn luyện đã đưa ra các quy tắc đạo đức và tiêu chuẩn thành viên riêng biệt.[1]:287–312[19] Tuy nhiên, vì không có đơn vị nào quản lý các cơ quan này, và bởi vì các huấn luyện viên không nhất thiết phải gia nhập các tổ chức đó, không có quy định chung về đạo đức và tiêu chuẩn trong lĩnh vực này.[18][20]

Vào tháng 2 năm 2016, AC và EMCC đã đưa ra "Quy tắc đạo đức toàn cầu" cho toàn ngành.[21][22]:1

Khi hoạt động coaching ngày càng trở nên phổ biến,[23] hiều trường cao đẳng và đại học đã bắt đầu cung cấp các chương trình đào tạo huấn luyện viên được công nhận bởi một tổ chức chuyên nghiệp.[24]

Một số nhà phê bình đánh giá coaching như một dạng liệu pháp tâm lý - nhưng không chịu ảnh hưởng bởi hạn chế pháp lý và quy định của nhà nước như đối với tư vấn tâm lý.[18][25][26][27] Do không có quy định cụ thể, những cá nhân không trải qua đào tạo chính thức hoặc không được cấp chứng chỉ có thể tự nhận là huấn luyện viên sức khỏe/ cuộc sống một cách hợp pháp.[28]

Số liệu thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Một cuộc khảo sát năm 2004 với 2.529 thành viên ICF cho thấy 52,5% có công việc bán thời gian là huấn luyện viên - và kiếm được 30.000 đô la Mỹ hoặc ít hơn, trong khi 32,3% cho biết họ kiếm được ít hơn 10.000 đô la mỗi năm.[29]

Một cuộc khảo sát khác năm 2016 của ICF ghi nhận, trong số 53.000 huấn luyện viên chuyên nghiệp, hầu hết hoạt động ở Mỹ. Thu nhập trung bình là 51.000 đô la Mỹ và có thể lên tới hơn 100.000 đô la đối với huấn luyện viên chuyên nghiệp.[30]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Passmore, Jonathan biên tập (2016) [2006]. Excellence in Coaching: The Industry Guide (ấn bản 3). London; Philadelphia: Kogan Page. ISBN 9780749474461. OCLC 927192333.
  2. ^ Renton, Jane (2009). Coaching and Mentoring: What They are and How to Make the Most of Them. New York: Bloomberg Press. ISBN 9781576603307. OCLC 263978214.
  3. ^ Chakravarthy, Pradeep (20 tháng 12 năm 2011). “The Difference Between Coaching And Mentoring”. Forbes. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  4. ^ a b coach, Online Etymology Dictionary, truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ Lines, David; Evans, Christina biên tập (2020). “A Meta-Analysis of Coaching: Re-tracing the Roots and Re-analysing the Coaching Story”. The Global Business of Coaching: A Meta-Analytical Perspective. Routledge Studies in Human Resource Development. New York: Routledge. ISBN 9780429884917. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020. [...] Brock (2014: 116–119) identifies that coaching draws on the knowledge bases of adult education. [...] Neither Brock (2014) nor Grant (2005) establishes a causal link between adult education and the emergence of coaching. However, they both acknowledge the importance and relationship of different theories and knowledge bases to the work of a coach. This surfaces the practice of adopting established knowledge bases from the professions that existed prior to coaching.
  6. ^ Stelter, Reinhard (2012). A Guide to Third Generation Coaching: Narrative-Collaborative Theory and Practice [Tredje generations coaching - En guide til narrativ-samskabende teori og praksis]. Dordrecht: Springer Science+Business Media (xuất bản 2013). tr. 2. ISBN 9789400771864. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020. The history of coaching and coaching psychology can be traced back to two key roots: Sport psychology and the Human Potential Movement.
  7. ^ Brock, Vikki G. (2018). “The Roots and Evolution of Coaching”. Trong English, Susan; Sabatine, Janice Manzi; Brownell, Philip (biên tập). Professional Coaching: Principles and Practice. Springer Publishing. tr. 13–14. ISBN 9780826180094. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020. Several sources of connections that set the stage for coaching are: [...] Large Group Awareness training (LGAT) was the culmination of the shift to an awareness and responsibility perspective. Participants left meetings with limited support structures to change, though they had declarations, commitments, and enthusiasm.
  8. ^ a b c Cox, Elaine; Bachkirova, Tatiana; Clutterbuck, David biên tập (2018) [2010]. The Complete Handbook of Coaching (ấn bản 3). Los Angeles; London: Sage Publications. ISBN 9781473973046. OCLC 1023783439.
  9. ^ “Anthony Grant”. www.icfaustralasia.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2019.
  10. ^ Cox, Elaine (2013), Coaching Understood: a Pragmatic Inquiry into the Coaching Process, Los Angeles; London: Sage Publications, ISBN 9780857028259, OCLC 805014954.
  11. ^ Blackman, Anna; Moscardo, Gianna; Gray, David E. (2016). “Challenges for the theory and practice of business coaching: a systematic review of empirical evidence” (PDF). Human Resource Development Review (bằng tiếng Anh). 15 (4): 459–486. doi:10.1177/1534484316673177. ISSN 1534-4843. S2CID 152097437.
  12. ^ Stern, Lewis R. (2004). “Executive coaching: a working definition” (PDF). Consulting Psychology Journal: Practice and Research. 56 (3): 154–162. doi:10.1037/1065-9293.56.3.154. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  13. ^ Jones, Rebecca J.; Woods, Stephen A.; Guillaume, Yves R. F. (tháng 6 năm 2016). “The effectiveness of workplace coaching: a meta-analysis of learning and performance outcomes from coaching” (PDF). Journal of Occupational and Organizational Psychology. 89 (2): 249–277. doi:10.1111/joop.12119.
  14. ^ Wang, Yanfei; Yuan, Chuqin (2017). “Coaching leadership and employee voice behavior: a multilevel study”. Social Behavior and Personality. 45 (10): 1655–1664. doi:10.2224/sbp.6593.
  15. ^ Gyllensten, Kristina; Palmer, Stephen (tháng 7 năm 2005). “Can coaching reduce workplace stress?”. The Coaching Psychologist. 1: 15–17. CiteSeerX 10.1.1.465.4855.
  16. ^ Neenan, Michael (2018). Neenan, Michael (biên tập). Cognitive Behavioural Coaching: Distinctive Features. Coaching distinctive features. New York: Routledge. doi:10.4324/9781351188555. ISBN 9781351188555. OCLC 1012616113.
  17. ^ Grant, Anthony M. (2005). “What is evidence-based executive, workplace, and life coaching?”. Trong Cavanagh, Michael J.; Grant, Anthony M.; Kemp, Travis (biên tập). Evidence-based Coaching, Vol. 1: Theory, Research and Practice from the Behavioural Sciences. Bowen Hills, Queensland: Australian Academic Press. tr. 1–12. ISBN 9781875378579. OCLC 67766842.
  18. ^ a b c d Grant, Anthony M.; Cavanagh, Michael J. (2011). “Coaching and Positive Psychology: Credentialing, Professional Status, and Professional Bodies”. Trong Sheldon, Kennon M.; Kashdan, Todd B.; Steger, Michael F. (biên tập). Designing Positive Psychology: Taking Stock and Moving Forward. Oxford; New York: Oxford University Press. tr. 295–312. doi:10.1093/acprof:oso/9780195373585.003.0019. ISBN 9780195373585. OCLC 610144651.
  19. ^ Passmore, Jonathan; Mortimer, Lance (2011). “Ethics in Coaching” (PDF). Trong Hernez-Broome, Gina; Boyce, Lisa A. (biên tập). Advancing Executive Coaching: Setting the Course for Successful Leadership Coaching. The Professional Practice Series. San Francisco: Jossey-Bass. tr. 205–227. ISBN 9780470553329. OCLC 635455413. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  20. ^ For example:“Code of Ethics”. International Coach Federation. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2016. And:“Coaches Code of Ethics”. National Federation of State High School Associations. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2016.
  21. ^ Woods, Declan; Sleightholm, David (5 tháng 2 năm 2016). “For Joint Release on 5th February 2016 - Global Code of Ethics for Coaches and Mentors”. PRWeb. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2016.
  22. ^ Iordanou, Ioanna; Hawley, Rachel; Iordanou, Christiana (2017). Values and Ethics in Coaching. Thousand Oaks, CA: Sage Publications. ISBN 9781473919563. OCLC 948548464.
  23. ^ For example, membership in one coaching organization, the International Coach Federation, tripled between 2006 and 2016:Milne-Tyte, Ashley (25 tháng 2 năm 2016). “The business coaching industry is booming”. Marketplace. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2018.
  24. ^ For example, a list a programs accredited by the ICF:“List of All Accredited Coaching Training Programs (ACTP): Hour List”. International Coach Federation. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  25. ^ Guay, Jennifer (16 tháng 1 năm 2013). “Millennials Enter Growing, Controversial Field of Life Coaching”. USA Today. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  26. ^ Morgan, Spencer (27 tháng 1 năm 2012), “Should a Life Coach Have a Life First?”, The New York Times, truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  27. ^ Pagliarini, Robert (20 tháng 12 năm 2011). “Top 10 Professional Life Coaching Myths”. CBS News. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  28. ^ O'Brien, Elizabeth (8 tháng 9 năm 2014). “10 Things Life Coaches Won't Tell You”. MarketWatch. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2015.
  29. ^ Grant, A.M. & Zackon, R. (2004). Executive, workplace and life coaching: Findings from a large scale survey of International Coach Federation members. International Journal of Evidence-based Coaching and Mentoring, 2(2), 1–15.
  30. ^ “2016 ICF Global Coaching Study: Executive Summary” (PDF). coachfederation.org. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2019.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Coaching