Wiki - KEONHACAI COPA

Chuyến tàu hoàng hôn

"Chuyến tàu hoàng hôn"
Bìa bản nhạc Chuyến tàu hoàng hôn xuất bản lần đầu vào năm 1962.
Bài hát nhạc vàng
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1963
Thu âmHoàng Oanh
Thể loạiNhạc vàng
Hãng đĩaDĩa Hát Việt Nam
Sáng tácHoài Linh
Soạn nhạcMinh Kỳ

"Chuyến tàu hoàng hôn" là một sáng tác của nhạc sĩ Minh Kỳ và nhạc sĩ Hoài Linh viết lời, được viết tại Thị Nghè vào những năm 1962.

Hoàn cảnh sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Theo ca sĩ Hoàng Oanh kể lại, vào năm 1962, nhạc sĩ Minh Kỳ viết bài "Chuyến tàu hoàng hôn" trong khi đến nhà của bạn chơi tại Thị Nghè.[1] Sau khi bài nhạc được hoàn tất, ông đã đưa cho nhạc sĩ Hoài Linh viết lời.[1]

Bài hát ban đầu được chính tác giả xuất bản vào năm 1962, sau đó nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam xuất bản vào năm 1964.[1]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát bao gồm 2 lời, nhưng đa số lời 1 được rất nhiều ca sĩ trình diễn.[1]

Chiều nao tiễn nhau đi khi bóng ngả xế tà
Hoàng hôn đến đâu đây màu tím dâng trong hồn ta.
Muốn không gian đừng tan níu đôi chân thời gian,
Ngừng trôi cho giây phút chia ly này kéo dài,
Trước khi phân kỳ ước sao cho tàu đừng đi.

Bìa bản nhạc Chuyến tàu hoàng hôn 2.

Bài hát bao gồm lời 2, nói về tâm sự của người lính Việt Nam Cộng hoà, nhưng rất ít người hát.[1]

Chiều nay chuyến xe đi khi bóng ngả xế tà.
Nhịp xe lướt nhanh nhanh dồn khúc vang quân hành ca.
Nhắn em ơi đừng thương chí trai anh ngàn phương.
Về đi sao cho thắm nương dâu đẹp mảnh vườn.
Đến mai anh về giữ sao cho vẹn niềm thương.

Trình diễn và ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát được ca sĩ Hoàng Oanh trình bày vào những năm 1962, nhưng bài hát này bà trình diễn lời 2 lần đầu tiên.[1] Sau này, ca khúc được rất nhiều ca sĩ hải ngoại trình diễn. Ca sĩ Thanh Tuyền khi trình diễn liveshow tại Hà Nội cũng đã hát bài này.[2][3]

Gần đây, ca khúc này được cấp phép, một số ca sĩ trẻ trình bày, được ca sĩ Lệ Quyên hát trong album Khúc tình xưa 3.[4] Trong các cuộc thi về Bolero, một số thí sinh đã chọn bài này để dự thi.[5][6] Tên bài hát cũng được đặt tên cho một số CD.

Các lần xuất hiện trong các chương trình đại nhạc hội[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Thúy Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Asia[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Mây[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Liên khúc.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Đông Kha (17 tháng 2 năm 2021). “Hoàn cảnh sáng tác bài "Chuyến Tàu Hoàng Hôn" (Minh Kỳ & Hoài Linh): "Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ…". Nhạc Xưa Thời Báo. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Uy Viễn (1 tháng 12 năm 2010). 'Chuyến tàu hoàng hôn' của Thanh Tuyền tại Hà Nội”. Tiền phong. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Hoàng Minh (13 tháng 12 năm 2011). “Thanh Tuyền "mang" mùa đông về Hà Nội”. Dân Việt. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Người đưa tin (6 tháng 3 năm 2015). “Lệ Quyên hát Chuyến Tàu Hoàng Hôn”. Đời sống pháp luật. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Hương Bùi (8 tháng 1 năm 2019). “Mạnh Quỳnh, Phi Nhung loại "thần đồng" bé Châu khỏi cuộc thi Bolero”. Dân Việt. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Thiên Phúc (4 tháng 6 năm 2021). “Danh ca Giao Linh khẳng định Như Thùy sẽ thành công với nhạc Bolero”. Báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2021.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BA%BFn_t%C3%A0u_ho%C3%A0ng_h%C3%B4n