Wiki - KEONHACAI COPA

Chung một dòng sông

Chung một dòng sông
Bìa DVD của phim
Đạo diễnNguyễn Hồng Nghi
Phạm Kỳ Nam
Sản xuấtHãng phim truyện Việt Nam
Kịch bảnCao Đình Báu
Đào Xuân Tùng
Diễn viênPhi Nga
Mạnh Linh
Song Kim
Huy Công
Nguyễn Thị Thu An
Trịnh Thịnh
Âm nhạcNguyễn Đình Phúc
Quay phimNguyễn Đắc
Công chiếu
20 tháng 7 năm 1959
Độ dài
90 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt

Chung một dòng sông (tiếng Anh: On the same river[1] hay By their river;[2] tiếng Trung: 同一条江;[3] tiếng Nga: На берегах общей реки[4]) là một bộ phim điện ảnh chính kịch cách mạng Việt Nam năm 1959, sản xuất bởi Hãng phim truyện Việt Nam do Nguyễn Hồng NghiPhạm Kỳ Nam[a] làm đạo diễn. Với sự tham gia diễn xuất của Phi NgaMạnh Linh, nội dung phim xoay quanh mối tình Hoài và Vận – hai người sống ở hai bên bờ Nam Bắc bị phân cách chia ly. Đây là phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và cũng là bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Hoài và Vận đã yêu nhau từ thời kháng chiến chống Pháp. Trong khi Vận là du kích thì Hoài là người chở du kích qua sông. Khi hòa bình lập lại sau hiệp định Genèva 1954, sông Bến Hải trở thành giới tuyến tạm thời phân chia hai bờ Nam – Bắc Việt Nam; lúc hai người định làm lễ cưới, thuyền của nhà trai sang bờ Nam đã bị cảnh sát không cho lên bờ. Mối tình của hai người từ đây bị chia cắt, ngăn cản. Trong khi nhân dân bờ Bắc phấn khởi trong cảnh hòa bình thì ở bờ Nam, chính quyền Mỹ Ngụy bắt đầu đàn áp quần chúng và gia đình Hoài cũng bị truy bức. Với sự giúp đỡ của dân làng, Hoài đã thành công vượt tuyến sang bờ Bắc để gặp người yêu nhưng cô không ở lại mà trở về bờ Nam, cùng mẹ già và dân làng tiếp tục đấu tranh chống đế quốc và tay sai. Hạnh phúc của Hoài và Vận từ đó gắn liền với vận mệnh của dân tộc.[7][8]

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi bộ phim ra đời, phim ảnh cách mạng mới chỉ sản xuất được phim tài liệu.[11] Vào ngày 15 tháng 3 năm 1953, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam,[14][15] đánh dấu cho sự ra đời của nền điện ảnh cách mạng, dù phải tới sáu năm sau bộ phim truyện đầu tiên mới được công chiếu.[5] Đến năm 1956, Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam được tách làm hai bộ phận là Xưởng phim truyện Việt Nam và Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng Việt Nam (nay là FAFIM Việt Nam).[16]

Từ năm 1957,[17] kịch bản phim Biển động do soạn giả Ngọc Cung viết và Mai Lộc đạo diễn đã quay thử nghiệm một số đoạn. Tuy nhiên, bộ phim không được tiếp tục sản xuất do cả biên kịch lẫn đạo diễn đều "không thỏa mãn" vì còn nhiều lỗi trong nội dung.[5][18] Cùng thời điểm, một đề cương kịch bản mang tên Tình không giới tuyến[b] của tác giả Cao Đình Báu đã được đưa vào kế hoạch sản xuất, với ý tưởng nói về mối tình bị chia cắt giữa hai nhân vật bên bờ sông Bến Hải.[5][11] Một đoàn các nghệ sĩ điện ảnh từ Trung Quốc sang đã hỗ trợ việc phát triển kịch bản, sau đó Đình Báu cùng Đào Xuân Tùng hoàn thiện nốt và đổi tên thành Chung một dòng sông.[20][21]

Tuyển vai[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết các diễn viên trong đoàn phim đều xuất thân từ lĩnh vực sân khấu kịch.[22] Vai chính của bộ phim được giao cho Phi Nga – dù khi ấy nữ diễn viên chưa qua đào tạo chút gì về diễn xuất. Bà đã đến xin thử vai một lần duy nhất và ngay lập tức được nhận vào đoàn phim.[9] Phi Nga cho biết ban đầu đạo diễn chỉ giao cho vai phụ nhưng đến phút cuối cùng bà được chọn để hoá thân thành nhân vật chính.[23] Diễn viên Mạnh Linh cũng đảm nhận vai chính điện ảnh đầu tay trong phim; trước đó, ông là một diễn viên kịch nói quen thuộc với khán giả.[5][10]

Phim có xuất hiện của hai diễn viên nhỏ tuổi, trong đó một người về sau là liệt sĩ chống Mỹ và người còn lại là cựu chiến binh.[24] NSND Trần Phương cũng tham gia đóng một số cảnh phim nhưng chỉ là vai nhỏ và không được ghi danh.[12]

Quay phim[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa thu năm 1958, kịch bản phim đã được Xưởng phim truyện Việt Nam[25] chấp thuận đưa vào sản xuất.[26] Quá trình ghi hình bộ phim diễn ra trong khoảng bốn tháng,[12] bắt đầu từ tháng 2 năm 1959.[5] Nguyễn Hồng Nghi và Phan Kỳ Nam là đạo diễn phim;[6][27][28] quay phim bởi Nguyễn Đắc; và Đào Đức đảm nhận vai trò họa sĩ thiết kế,[5][6] đưa ông trở thành họa sĩ thiết kế mỹ thuật phim đầu tiên khi đó.[29] Thời điểm này, Phạm Kỳ Nam mới học ở Học viện Điện ảnh Pháp về và là đạo diễn duy nhất của miền Bắc được đào tạo bài bản, còn lại toàn bộ ê-kíp đều từ chiến khu Việt Bắc và chủ yếu mới có kinh nghiệm sản xuất phim tài liệu, thời sự.[5][30] Việc thực hiện bộ phim đã gặp nhiều khó khăn trong vật tư kỹ thuật cũng như kinh nghiệm làm phim.[28] Phim quay tại Quảng Bình, với cảnh hai bờ sông Bến Hải thay thế bằng sông Nhật Lệ, Đồng Hới và được thiết kế sao cho giống với bối cảnh thực ngoài đời.[12][24]

Phần nhạc phim do nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc chấp bút.[31]

Công chiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Chung một dòng sông công chiếu chính thức vào ngày 20 tháng 7 năm 1959, đúng dịp kỷ niệm 5 năm sự kiện ký kết Hiệp định Genèva.[32][33] Phim cũng được chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ nhất cùng năm.[34][35] Tác phẩm sau đó đã được lồng tiếng thuyết minh dưới ngôn ngữ tiếng Trung,[36] ra mắt trong Tuần phim Việt Nam tổ chức bởi Hội Hữu nghị Trung-Việt ở nhiều thành phố như Trường Xuân, Nam Ninh,...[3][37]

50 năm sau lần công chiếu đầu tiên, Hãng phim truyện Việt Nam và Hãng phim Phương Nam đã hợp tác phát hành 50 phim kinh điển của Điện ảnh Việt Nam dưới định dạng DVD, trong đó Chung một dòng sông là bộ phim đầu tiên được chọn để ra mắt.[38][39] Phim từng lên sóng trong khung giờ Điện ảnh chiều thứ bảy trên kênh VTV8 tháng 4 năm 2017.[40]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ trước khi ra rạp, Chung một dòng sông đã được công chúng đón chờ vì đây là phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và là bộ phim truyện đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam.[c][42][43] Sự kiện công chiếu phim nhanh chóng tạo nên hiện tượng đặc biệt trong đời sống văn hóa xã hội khi đó: nhiều người đã dắt nhau đi xem lại phim liên tục, tạo nên dư luận trên báo chí và cả trong những câu chuyện thường ngày.[5][28] Bộ phim cũng giúp dàn diễn viên tham gia trở nên nổi tiếng;[5] vai diễn của NSND Trịnh Thịnh trong phim được hậu thế xem là vai diễn để đời của ông.[13]

Phim được đánh giá là mang nội dung tư tưởng hướng đến mọi đối tượng khán giả, đồng thời đề cập đến những vấn đề mang tính nóng hổi, thời sự đương thời.[5][6] Viết cho báo Nhân Dân ngày 17 tháng 7 năm 1959, nhà thơ Thép Mới đã khen ngợi Chung một dòng sông "rất mạnh dạn đi thẳng và thể hiện - dù chỉ khía cạnh nào - một tình cảm lớn nhất của nhân dân, của thời đại".[6][44] Dù vậy, đồng đạo diễn của bộ phim Nguyễn Hồng Nghi vẫn tự nhận xét rằng "Tính tư tưởng của tác phẩm thì khá phong phú, nhưng tính nghệ thuật lại chưa đủ".[45][46] Các ý kiến khác cũng phê bình bộ phim còn nhiều điểm "chưa đủ" trong nội dung và các tuyến nhân vật, hình ảnh phim, nhưng lại khuyến khích nhìn nhận tác phẩm trên quan điểm lịch sử.[5][47][48]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

NămGiải thưởngHạng mục(Người) đề cửKết quảTham khảo
1973Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2Phim truyện điện ảnh (kỉ niệm 20 năm Điện ảnh cách mạng Việt Nam[49])Chung một dòng sôngBông sen vàng[5][6][28]

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Chung một dòng sông được cho là đã "đặt nền móng cho phim truyện cách mạng đi đúng hướng trong quá trình phát triển về sau này".[5] Phim cũng đánh dấu cho nhu cầu phát triển của nền công tác phê bình lý luận điện ảnh miền Bắc Việt Nam.[44] Đạo diễn, NSND Phạm Văn Khoa – nguyên giám đốc đầu tiên của Xưởng phim truyện Việt Nam[d] – nhận định phim đóng vai trò là bước tiến quan trọng, tạo ra những triển vọng về loại hình phim truyện trong nước.[6][50][51] Một bài viết trên trang Sức khỏe và Đời sống thì liệt kê tác phẩm vào danh sách những bộ phim điện ảnh Việt kinh điển về chiến tranh; sau khi công chiếu,[52] hàng loạt cuốn phim cùng thể loại, chủ đề đã được sản xuất và phát hành.[53] Nhà khảo cứu Bành Bảo, viết trong cuốn Lịch sử điện ảnh Việt Nam, có nhận xét về tầm quan trọng của bộ phim đối với cách mạng như sau:[54]

Với tư cách là bộ phim đánh dấu sự ra đời của loại hình phim truyện Việt Nam, Chung một dòng sông đi ngay vào một vấn đề nóng hổi [...] đó là vấn đề đấu tranh chống đế quốc và bọn tay sai đang cố tình chia cắt nước ta. [...] ta có thể khẳng định rằng phim Chung một dòng sông, qua mười lăm năm liền được chiếu để phục vụ hàng triệu người Việt Nam đang đấu tranh trên khắp các mặt trận, đã góp phần xứng đáng của mình để tạo nên thắng lợi cuối cùng cho dân tộc. Bộ phim truyện đầu tiên của chúng ta đã được sáng tạo trên nguyên tắc nghệ thuật không những chỉ phản ánh hiện thực mà góp phần cải tạo hiện thực.

Vào năm 1973, phim đã nhận giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 nhân kỉ niệm 20 năm điện ảnh cách mạng Việt Nam.[5][55][46] Nghệ sĩ nhân dân Đào Đức nhờ vai trò họa sĩ trong phim cũng được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước 2021.[56] Năm 2018, tác phẩm được nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm liệt kê vào sách 101 bộ phim Việt Nam hay nhất do ông tổng hợp.[2][57]

Ngày 12 tháng 12 năm 2019, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức một chương trình giới thiệu phim, phối hợp với Nhà Văn hóa Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh.[58]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ nghệ danh Phạm Hiếu Dân.[5][6]
  2. ^ theo Đào Xuân Tùng, một trong hai tác giả tham gia vào việc viết kịch bản, kịch bản phim ban đầu có tên là Đôi bờ.[19]
  3. ^ theo một số nguồn thì đây cũng là bộ phim truyện nhựa đầu tiên của nền Điện ảnh cách mạng Việt Nam.[12][41]
  4. ^ tiền thân Hãng phim truyện Việt Nam ngày nay.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “ON THE SAME RIVER”. MUBI (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ a b Lê Hồng Lâm 2018, tr. 24.
  3. ^ a b Nhiều tác giả (ngày 1 tháng 8 năm 2018). 陆地文集 [Lục địa vấn tập] (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Beijing Book Co. Inc. ISBN 978-7-305-20849-2. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ Guber 1970, tr. 433.
  5. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Dạ Vũ (14 tháng 4 năm 2014). 'Chung một dòng sông' và dấu ấn lịch sử phim Việt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  6. ^ a b c d e f g Lê Thị Bích Hồng (30 tháng 4 năm 2020). “Đạo diễn Phạm Kỳ Nam: 'Chung một dòng sông' - phim truyện đầu tiên của Việt Nam”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ Cục Điện ảnh 1970, tr. 1-2.
  8. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát 2003, tr. 184.
  9. ^ a b Nguyễn Đình San (13 tháng 2 năm 2018). “Sự tỏa sáng của một nữ diễn viên đoản mệnh”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  10. ^ a b Dương Trang Hương (18 tháng 3 năm 2014). “Khi nghệ sĩ sa cơ”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  11. ^ a b c d Khánh Huyền (20 tháng 8 năm 2007). “Điện ảnh Cách mạng ngày ấy”. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  12. ^ a b c d e Hà Thu (15 tháng 3 năm 2011). "Chung một dòng sông" sống cùng thời gian”. Hànộimới. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  13. ^ a b “Những vai diễn để đời của NSND Trịnh Thịnh”. Tiền phong. Lao Động. 13 tháng 4 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  14. ^ Lê Hồng Lâm 2020, tr. 23.
  15. ^ Bành Bảo 1986, tr. 177.
  16. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát 2005, tr. 67.
  17. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát 2003, tr. 180.
  18. ^ Nhiều tác giả 2007, tr. 33.
  19. ^ Thiên Sơn (15 tháng 3 năm 2012). “Nhớ người viết kịch bản "Chung một dòng sông". Báo Nghệ An. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  20. ^ Nhiều tác giả 2007, tr. 34.
  21. ^ Vũ Quang Chính 2003, tr. 80.
  22. ^ Lê Thị Bích Hồng (17 tháng 3 năm 2023). “70 năm Điện ảnh cách mạng Việt Nam - Xem phim Chung một dòng sông: Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  23. ^ Hữu Ngọc (23 tháng 7 năm 2011). “Chân dung của một thời (II)”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  24. ^ a b Đoàn Thị (25 tháng 10 năm 2015). “Làng cát Bảo Ninh với phim truyện "Chung một dòng sông" và hai diễn viên nhí”. Báo Quảng Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  25. ^ Trần Trọng Đăng Đàn 2010, tr. 756.
  26. ^ Bành Bảo 1983, tr. 146.
  27. ^ Phan Bích Hà 2003, tr. 177.
  28. ^ a b c d Trần Lâm Kim (21 tháng 7 năm 2012). “Chung một dòng sông - Mở đầu cho một dòng chảy”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  29. ^ Trần Khánh Chương 2012, tr. 349.
  30. ^ Nhiều tác giả 2003, tr. 256.
  31. ^ Quỳnh Chi (8 tháng 12 năm 2020). “Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc: Chàng du tử đa tài”. Báo Giáo dục & Thời đại. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  32. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam 1994, tr. 318.
  33. ^ Nhiều tác giả 2005, tr. 133.
  34. ^ Đặng Nhật Minh (9 tháng 7 năm 2017). “Liên hoan phim Moskva: 20 năm phim Việt vắng bóng”. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  35. ^ Đặng Nhật Minh 2005, tr. 174.
  36. ^ “Chung một dòng sông (1959) / 同一条江 (1960)”. YouTube. 30 tháng 8 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  37. ^ Nhiều tác giả 1991, tr. 274.
  38. ^ Hoàng Lân (19 tháng 4 năm 2010). “Phát hành DVD 50 tác phẩm điện ảnh kinh điển Việt Nam”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  39. ^ Tr.Uyên (19 tháng 4 năm 2010). “Phát hành DVD 50 phim nổi tiếng của VN”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  40. ^ “Thưởng thức những bộ phim gây tiếng vang trong "Điện ảnh chiều thứ 7" tháng 4 trên VTV8”. Báo điện tử VTV. 31 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  41. ^ Thanh Giang (14 tháng 3 năm 2013). “Điện ảnh Việt Nam - Một chặng đường nhìn lại”. Báo Tin tức. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  42. ^ Nhiều tác giả 2007, tr. 35.
  43. ^ Charlot 1991, tr. 35-36.
  44. ^ a b Nguyễn Thị Hồng Ngát 2003, tr. 186.
  45. ^ Tuấn Hải (1 tháng 9 năm 2013). "Dòng sông" điện ảnh Việt: Bao giờ chảy tiếp?”. Tạp chí điện tử Petrotimes. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  46. ^ a b Lê Hồng Lâm 2018, tr. 27.
  47. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam 1994, tr. 320.
  48. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát 2003, tr. 187.
  49. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II- Năm 1973”. Liên hoan phim Việt Nam. 18 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  50. ^ “Vinh quang một thời phim chống Mỹ”. Báo Yên Bái. Tin Mới. 8 tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  51. ^ Phạm Vũ Dũng 2000, tr. 187.
  52. ^ Hoài Hương (30 tháng 4 năm 2021). “Phim điện ảnh Việt kinh điển về chiến tranh”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  53. ^ Lại Văn Sinh (14 tháng 3 năm 2008). “Những chặng đường điện ảnh cách mạng Việt Nam”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  54. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát 2003, tr. 185.
  55. ^ Hà Tùng Long (30 tháng 4 năm 2017). “Những bộ phim là niềm tự hào của Điện ảnh cách mạng Việt Nam”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  56. ^ Phạm Hoa (21 tháng 3 năm 2021). “Họa sĩ làm phim 'Chung một dòng sông' được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  57. ^ Quỳnh Nga (29 tháng 9 năm 2018). “Nhìn lại lịch sử điện ảnh Việt qua "101 bộ phim Việt Nam hay nhất". Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  58. ^ HCKN (9 tháng 12 năm 2019). “Chương trình giới thiệu tác phẩm điện ảnh "Chung một dòng sông". hcmuc.edu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chung_m%E1%BB%99t_d%C3%B2ng_s%C3%B4ng