Wiki - KEONHACAI COPA

Chung kết môn Bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 – Nam

Chung kết môn Bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 – Nam
Sân vận động Olympic Phnôm Pênh tại Phnôm Pênh là nơi tổ chức trận chung kết
Sự kiệnBóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 – Nam
Chi tiết
Ngày16 tháng 5 năm 2023 (2023-05-16)
Địa điểmSân vận động Olympic Phnôm Pênh, Phnôm Pênh
Cầu thủ xuất sắc
nhất trận đấu
Ramadhan Sananta (Indonesia)[1][2]
Trọng tàiMatar Ali Al-Hatmi Qasim (Oman)
Khán giả28.133
Thời tiếtMây rải rác
36 °C (97 °F)
Độ ẩm 44%
2021
2025

Trận chung kết môn Bóng đá nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 là trận tranh huy chương vàng giữa hai đội tuyển U-22 IndonesiaU-22 Thái Lan, diễn ra vào ngày 16 tháng 5 năm 2022 tại Sân vận động Olympic Phnôm Pênh, Campuchia. Đây là trận chung kết thứ 24 của Bóng đá nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á, một môn thể thao của đại hội. Trên đường tiến đến trận chung kết, U-22 Indonesia đã toàn thắng cả năm trận đấu, trong đó họ đứng nhất bảng A và đánh bại đương kim vô địch U-22 Việt Nam ở bán kết. U-22 Thái Lan cũng đứng đầu ở bảng B nhưng với ba trận thắng và một trận hòa, sau đó vượt qua Myanmar tại vòng bán kết. Trận chung kết diễn ra trước sự chứng kiến của 28.133 khán giả, và được điều khiển bởi trọng tài chính người Oman Al-Hatmi Qasim.

Trận đấu đã kéo dài trong hơn 120 phút. U-22 Indonesia dẫn trước 2–0 nhưng để U-22 Thái Lan gỡ hòa 2–2 ở những giây bù giờ cuối cùng của trận đấu. Bước sang hiệp phụ, cùng với sự kịch tính và tranh cãi kịch liệt ở trên sân, Indonesia ghi thêm ba bàn nữa để giành chiến thắng chung cuộc 5–2.

Trận thắng trước Thái Lan đã giúp cho Indonesia giành được tấm huy chương vàng bóng đá nam đầu tiên kể từ năm 1991, lần cuối cùng họ lên ngôi vô địch với tư cách là đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, chiến thắng này của Indonesia đã bị lu mờ bởi những hành động được cho là xấu xí, phi thể thao của cả hai đội, đặc biệt là trong khoảng thời gian cuối hiệp hai đến đầu hiệp phụ thứ nhất.[3][4] 23 thẻ phạt (trong đó có 9 thẻ đỏ và 14 thẻ vàng)[5] đã được rút ra cho các cầu thủ và thành viên ban huấn luyện của hai bên, biến đây trở thành một trong những trận chung kết SEA Games căng thẳng và kịch tính nhất trong lịch sử với số lượng thẻ phạt kỷ lục.[4][6]

Trước trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Indra Sjafri đứng trước trận chung kết bóng đá SEA Games thứ hai cùng với đội tuyển U-22 Indonesia.

Trong quá khứ, khi còn thi đấu dưới danh nghĩa đội tuyển quốc gia, Indonesia từng 2 lần giành huy chương vàng vào năm 1987 trên sân nhà của họ và năm 1991 tại Philippines. Ngoài ra, họ còn có hai lần khác vào chung kết vào các năm 19791997. Kể từ sau Đại hội năm 1991, các đội tuyển của Indonesia chưa giành được thêm một tấm huy chương vàng nào ở môn bóng đá nam. Từ khi bóng đá nam tại SEA Games được giới hạn cho lứa tuổi trẻ vào năm 2001, Indonesia đã 3 lần lọt vào đến trận đấu cuối cùng nhưng không lần nào thành công. Lần cuối cùng ở trận chung kết năm 2019, U-22 Indonesia đã để thua đậm 0–3 trước U-22 Việt Nam, đội cũng đã kết thúc chuỗi 60 năm không giành huy chương vàng của họ kể từ năm 1959.[7]

Thái Lan, với 16 tấm huy chương vàng, luôn là quốc gia giàu thành tích bậc nhất ở môn bóng đá nam tại các kỳ SEA Games. Sự thống trị của họ có lúc được thể hiện qua 8 lần vô địch liên tiếp trong các năm 1993 đến năm 2007. Tuy nhiên, ở hai kỳ Đại hội gần nhất, họ đều thất bại trong việc giành huy chương vàng bóng đá nam, khi Việt Nam lên ngôi vương ở cả hai lần đó. Trong trận chung kết gần nhất của họ tại Hà Nội, U-23 Thái Lan đã thua U-23 Việt Nam với tỷ số 0–1 bởi bàn thắng duy nhất của Nhâm Mạnh Dũng, trực tiếp chứng kiến đối thủ bảo vệ thành công tấm huy chương vàng ngay trên sân nhà.

Indonesia và Thái Lan đã gặp nhau trong 3 trận chung kết SEA Games (1991, 1997, 2013), tính cả các cấp độ đội tuyển quốc gia và đội tuyển U-23/U-22. Ngoại trừ lần gặp nhau đầu tiên vào năm 1991 khi Indonesia đánh bại Thái Lan trên chấm luân lưu, hai lần còn lại đều chứng kiến chiến thắng dành cho người Thái. Tổng cộng, các đội tuyển quốc gia và đội tuyển trẻ của đôi bên đã đối đầu với nhau trong 23 trận đấu, trong đó Thái Lan chiếm ưu thế với 16 chiến thắng, 5 trận kết thúc với thắng lợi thuộc về Indonesia và chỉ có hai trận có kết quả bất phân thắng bại.[8] Lần gần nhất hai đội gặp nhau vào năm ngoái tại Việt Nam, Thái Lan đã vượt qua Indonesia với tỷ số tối thiểu trong một trận đấu có tới 4 thẻ đỏ được rút ra cho cả hai bên.

Tương quan lực lượng[sửa | sửa mã nguồn]

U-22 Indonesia bước vào trận chung kết với sự vắng mặt của Pratama Arhan vì tấm thẻ đỏ đã nhận trong trận bán kết gặp Việt Nam. Trong khi đó, U-22 Thái Lan có đầy đủ đội hình mạnh nhất của họ.[9]

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Sân vận động Olympic Phnôm Pênh trong trận chung kết.

Trận chung kết được tổ chức vào ngày 16 tháng 5 năm 2023 trên sân vận động Olympic Phnôm Pênh nằm ở trung tâm thủ đô Phnôm Pênh. Trước khi có sân vận động Morodok Techo, sân Olympic từng là sân vận động quốc gia của Campuchia và thường xuyên được đội tuyển U-23đội tuyển quốc gia nước này lựa chọn làm sân nhà cho các trận đấu quốc tế.[10]

Để chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023, sân vận động được nâng cấp một số hạng mục, trong đó có việc thay thế cỏ nhân tạo bằng cỏ tự nhiên và lắp đặt ghế ngồi bệt ở các khán đài chung quanh.[11] Sân vận động là nơi đã diễn ra các trận đấu bóng đá tại bảng A, vòng bán kết và tranh huy chương đồng của giải đấu nam, cũng như các trận đấu loại trực tiếp của giải đấu nữ.

Đường đến trận chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Trong tất cả các kết quả dưới đây, tỷ số của đội lọt vào trận chung kết được đưa ra trước.

 IndonesiaVòng Thái Lan
Đối thủ
Tỷ số
Đối thủ
Tỷ số
 Philippines3–0
Trận 1
 Singapore3–1
 Myanmar5–0
Trận 2
 Malaysia2–0
 Đông Timor3–0
Trận 3
 Lào4–1
 Campuchia2–1
Trận 4
 Việt Nam1–1
Nhất bảng A
VTĐộiSTĐ
1 Indonesia412
2 Myanmar49
3 Campuchia (H)44
4 Đông Timor43
5 Philippines41
Nguồn:[cần dẫn nguồn]
(H) Chủ nhà
Vị trí chung cuộc
Nhất bảng B
VTĐộiSTĐ
1 Thái Lan410
2 Việt Nam410
3 Malaysia46
4 Lào41
5 Singapore41
Đối thủ
Tỷ số
Đối thủ
Tỷ số
 Việt Nam3–2
Bán kết
 Myanmar3–0

U-22 Indonesia[sửa | sửa mã nguồn]

Với việc là đội duy nhất toàn thắng tất cả các trận đấu tại SEA Games 2023, U-22 Indonesia nổi lên như là ứng cử viên sáng giá cho tấm huy chương vàng môn bóng đá nam. Bên cạnh đó, U-22 Indonesia cũng sở hữu đồng thời hàng công tốt nhất giải với 16 bàn thắng ghi được và hàng thủ tốt nhất với chỉ 3 lần lọt lưới.

Mang đến giải đấu lần này một đội hình gồm những cầu thủ đã chứng tỏ năng lực ở các cấp độ trẻ, dày dạn kinh nghiệm thi đấu tại SEA Games hay thậm chí ở cấp độ đội tuyển quốc gia,[12] kết hợp với những cầu thủ nòng cốt thuộc lứa U-20 được đầu tư trọng điểm,[13] Indonesia không giấu tham vọng đoạt ngôi vị cao nhất để lấy lại thể diện sau khi bị tước quyền đăng cai FIFA U-20 World Cup 2023 - giải đấu mà người Indonesia đặt rất nhiều sự chuẩn bị và kì vọng.[14][15] Trên thực tế, đội bóng xứ vạn đảo đã khởi đầu hành trình của mình ở bảng A một cách hoàn hảo bằng chiến thắng 3–0 trước U-22 Philippines, trong đó Marselino Ferdinan là người nổ súng ở cuối hiệp 1 và Irfan Jauhari cùng Fajar Fathur Rahman lập công trong những phút cuối trận, dù trước đó Rizky Ridho đã sút hỏng quả phạt đền.[16] Sức mạnh vượt trội của U-22 Indonesia tiếp tục được thể hiện trong chiến thắng đậm 5–0 trước U-22 Myanmar, với các bàn thắng của Ramadhan Sananta (2 bàn, trong đó có 1 bàn ghi từ chấm phạt đền), Marselino, Fajar và Titan Agung.[17] Ở trận đấu thứ ba, trước một U-22 Đông Timor vừa tạo nên cú sốc bằng chiến thắng ba bàn không gỡ trước Philippines, nhưng với đẳng cấp cao hơn hẳn, Indonesia vẫn dễ dàng có được chiến thắng với tỷ số tương tự nhờ công của Sananta cùng cú đúp của Fajar, qua đó sớm giành vé vào bán kết trước một lượt đấu.[18] Lượt trận cuối cùng ở vòng bảng gặp chủ nhà U-22 Campuchia, dù tung vào sân đội hình dự bị, hai pha làm bàn của Titan Agung và Beckham Putra cũng đủ để giúp đội bóng xứ vạn đảo xây chắc ngôi đầu bảng A với 12 điểm tuyệt đối. Sin Sovannmakara là cầu thủ ghi bàn thắng danh dự cho Campuchia vào cuối hiệp 1, và đây cũng là trận đấu duy nhất Indonesia bị thủng lưới ở vòng bảng.[19]

Tại vòng bán kết, chạm trán các nhà đương kim vô địch và là đối thủ đầy duyên nợ U-22 Việt Nam, đoàn quân của huấn luyện viên Indra Sjafri sớm vươn lên dẫn trước từ cú ném biên rất mạnh của Pratama Arhan cho Komang Teguh lao vào đánh đầu trong vòng cấm địa, trước khi Văn Tùng ghi bàn gỡ hòa cho Việt Nam hơn 20 phút sau đó. Bước sang hiệp 2, cũng từ một tình huống ném biên của Arhan, Marselino tung cú sút xa đánh bại thủ thành bên phía đối thủ và giúp đội nhà vươn lên dẫn điểm một lần nữa. Nhưng sau đó, việc đánh mất lợi thế quân số do Arhan phải rời sân sau tấm thẻ vàng thứ hai, cùng với pha phản lưới nhà của Bagas Kaffa giúp Việt Nam cân bằng tỷ số đã khiến các cầu thủ trẻ của Indonesia gặp nhiều khó khăn trong phần lớn thời gian còn lại của hiệp đấu. Khi trận đấu chỉ còn vài phút bù giờ, Taufany Muslihuddin đã mang về bàn thắng quý giá cho đội bóng áo đỏ để hiên ngang tiến vào trận đấu cuối cùng, bất chấp việc phải thi đấu trong thế thiếu người so với đối thủ.[20][21][22]

U-22 Thái Lan[sửa | sửa mã nguồn]

U-22 Thái Lan cũng có một hành trình tương đối bằng phẳng ở bảng B. Trận ra quân gặp U-22 Singapore, Bầy voi chiến trẻ đã giành thắng lợi 3–1 trong một thế trận áp đảo. Các bàn thắng của đội bóng áo xanh được ghi bởi Teerasak Phoephimai, Achitpol KereromPurachet Thodsanit, trong khi Nicky Melvin của Singapore mang về bàn rút ngắn tỷ số ở những phút cuối hiệp đầu.[23] Hai trận sau đó gặp Malaysia và Lào, các cầu thủ Thái Lan cũng thể hiện súc mạnh rõ ràng với các tỷ số lần lượt là 2–0 và 4–1. Chỉ khi đến lượt trận cuối cùng, họ mới bị cầm hòa trước U-22 Việt Nam, đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho ngôi vị nhất bảng sau khi cả hai cùng sớm giành vé vào vòng bán kết ở lượt trận trước đó. Là trận tái đấu của trận chung kết bóng đá nam cách đó gần một năm trước, Thái Lan đã có bàn thắng mở tỷ số từ rất sớm do công của Achitpol, nhưng rồi để cho Lê Quốc Nhật Nam bên phía đối thủ ghi bàn gỡ hòa trong nửa sau của trận đấu.[24] Cùng giành được 10 điểm như Việt Nam nhưng với hiệu số tốt hơn, Thái Lan đã giành vị trí đầu bảng. Chỉ phải đối đầu với một U-22 Myanmar được đánh giá thấp hơn rất nhiều ở bán kết, U-22 Thái Lan đã vượt qua đối thủ một cách dễ dàng với tỷ số 3–0 nhờ những pha lập công của Teerasak Phoephimai, Leon JamesAnan Yodsangwal.

Trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn biến trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp 1[sửa | sửa mã nguồn]

Ramadhan Sananta lập được cú đúp trong hiệp đấu đầu tiên.

Trận chung kết được bắt đầu vào lúc 19 giờ 30 theo giờ địa phương, với U-22 Thái Lan là những người được giao bóng trước. Ngay sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài Al-Hatmi, đoàn quân của huấn luyện viên Indra Sjafri đã sớm tỏ rõ thế chủ động khi quyết định dâng cao đội hình ngay từ đầu.[25] Cơ hội đầu tiên của họ đến ở phút thứ 3, khi Marselino tung cú nã đại bác tầm xa đi vọt xà ngang. Bốn phút sau, thủ môn Ernando lao ra truy cản Teerasak bên ngoài vòng cấm để ngăn pha phản công nhanh của U-22 Thái Lan, nhận tấm thẻ vàng đầu tiên của trận đấu. Phút thứ 10, tiếp tục là Marselino đi bóng qua hàng phong ngự của đối phương nhưng cú dứt điểm của anh lại đi vọt xà. Phút thứ 18, trung vệ Komang dâng cao và tung cú sút xa bất ngờ về phía khung thành của U-22 Thái Lan, song bóng đã đi ra ngoài. Tuy vậy, Indonesia đã không phải chờ đợi quá lâu để có bàn thắng mở tỷ số ở phút thứ 21. Từ quả ném biên rất mạnh của Dewangga, tiền đạo Sananta cắt mặt đánh đầu đưa bóng đập chân hậu vệ Songchai của Thái Lan bay vào lưới trong sự bất lực của thủ môn Soponwit.[26] Có được bàn thắng dẫn trước, Indonesia thi đấu hưng phấn và liên tục gây sức ép bên phần sân đối phương Trong khi đó, U-22 Thái Lan đẩy cao đội hình tìm kiếm bàn gỡ; họ có được những pha uy hiếp khung thành của thủ môn Ernando ở những phút cuối hiệp đấu nhưng đều không thành công. Họ thậm chí còn để thủng lưới thêm ở phút bù giờ cuối cùng của hiệp 1, khi Sanata tận dụng sự thiếu ăn ý giữa hai trung vệ Thái Lan đưa bóng qua đầu thủ môn Soponwit đi vào lưới trống, sau đường chuyền dài của Ridho.[27] Hiệp một khép lại với cách biệt hai bàn cho U-22 Indonesia.

Hiệp 2[sửa | sửa mã nguồn]

Sang hiệp hai, U-22 Thái Lan tung tiền vệ công Purachet vào sân thay Chayapipat để cải thiện hàng công, trong khi tiền vệ phòng ngự Ananda là người thay thế cho Muhammad Taufany bên phía U-22 Indonesia. Đội bóng áo đỏ tiếp tục duy trì lối chơi phòng ngự chặt chẽ, sẵn sàng phạm lỗi ở xa cầu môn để gây khó khăn cho đối thủ. Cùng lúc đó, U-22 Thái Lan vẫn nỗ lực dâng cao nhằm tìm kiếm cơ hội ghi bàn, và đến phút 52, Settasit đã có một cú sút xa, căng chìm sau một pha phối hợp, trước khi thủ môn Ernando đổ người cứu thua cho U-22 Indonesia.[27] Phút thứ 58, thủ môn Ernando nằm sân sau pha va chạm với cầu thủ Thái Lan; Teerasak tiến đến kéo áo thủ môn Indonesia ám chỉ đối thủ câu giờ và phải nhận thẻ vàng vì hành động này. 7 phút sau, Thái Lan được hưởng một quả phạt góc bên cánh trái của Channarong, và tiền đạo Anan đã băng vào đánh đầu chính xác làm tung lưới của Indonesia, rút ngắn tỷ số xuống còn 1–2. Bàn thắng này đã khiến cục diện trận đấu thay đổi theo cách nghẹt thở, khi Indonesia chủ động đá phòng ngự phản công nhằm chờ đợi thời cơ kết liễu đối thủ còn Thái Lan liên tục hãm thành để nuôi hy vọng san bằng tỷ số.[28] Những phút cuối trận, khung thành cả hai bên đều liên tiếp bị đe doạ. Phút thứ 87, sau một tình huống phản công nhanh của U-22 Indonesia, bóng được đẩy lên phía trên cho Witan nhưng pha đẩy bóng hơi dài khiến cho Soponwit vừa kịp lao ra bịt góc sút của tiền vệ này. Ngay sau đó, Thái Lan đã đáp trả với một tình huống gần tương tự của Teerasak, nhung bị thủ môn Ernando cản phá ở cú chạm bóng cuối cùng.[29] Các cầu thủ Indonesia trong khoảng thời gian bù giờ cuối hiệp đã tranh thủ nằm sân nhiều lần và thực hiện nhiều quyền thay đổi người để kéo dài thời gian.[30]

Bước ngoặt của trận đấu xảy đến ở phút bù giờ thứ 9 của hiệp hai. Các thành viên ban huấn luyện của Indonesia đã lao vào sân ăn mừng ngay khi tiếng còi của trọng tài vừa cất lên vì nghĩ rằng đó là hồi còi kết thúc trận đấu, nhưng họ đã nhầm lẫn khi trọng tài đang cho Thái Lan được hưởng một quả đá phạt.[31] Tận dụng cơ hội cuối cùng này, cầu thủ mới vào sân thay người Yotsakorn Burapha đi bóng vào vòng cấm, vượt qua hai hậu vệ Indonesia và dứt điểm hạ gục thủ thành Ernando, ghi bàn gỡ hòa 2–2 đầy kịch tính. Trong niềm vui vỡ òa, ban huấn luyện và các cầu thủ Thái Lan đã tràn ra bên ngoài sân, thậm chí còn chạy đến khu vực kỹ thuật của Indonesia và ăn mừng đầy khiêu khích ngay trước mặt đối thủ.[32] Chứng kiến hành động này, tiền đạo dự bị Titan Agung của U-22 Indonesia đã lao đến đạp vào một thành viên ban huấn luyện Thái Lan, mở đầu cho một cuộc xô xát giữa đôi bên.[33] Cả hai người sau đó đã phải nhận thẻ đỏ trực tiếp.[34] Các cầu thủ và ban huấn luyện U-22 Indonesia cũng phản ứng quyết liệt với quyết định của trọng tài, buộc lực lượng cảnh sát trên sân phải can ngăn.[35] Hòa nhau với tỷ số 2–2 sau 90 phút thi đấu chính thức, U-22 Indonesia và U-22 Thái Lan phải tiếp tục bước vào 30 phút hiệp phụ.

Hiệp phụ và màn hỗn chiến gây tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Soponwit Rakyart là một trong hai cầu thủ phải nhận thẻ đỏ trong cuộc xô xát đầu hiệp phụ.

Ngay từ phút đầu tiên của hiệp phụ thứ nhất, tận dụng sai lầm của hậu vệ Songchai Thongcham, Irfan Jauhari băng vào vòng cấm, bấm bóng kỹ thuật hạ thủ môn Soponwit, giúp Indonesia vượt lên dẫn trước 3–2.[36] Lần này, đến lượt Indonesia có màn ăn mừng đáp trả đối thủ, dẫn đến một cuộc xô xát còn dữ dội hơn bên ngoài sân bóng.[32] Hàng loạt cầu thủ, quan chức và nhân viên hai đội lao vào đấm đá, thách thức lẫn nhau. Trưởng đoàn Kombes Pol Sumardji của đội Indonesia cũng có mặt để can ngăn nhưng đã bị một số thành viên của Thái Lan đánh và đấm, khiến mặt ông đỏ bừng, chảy máu mũi và miệng. Cảnh tượng hỗn loạn chỉ lắng xuống khi đội cảnh sát cơ động đến can thiệp. Trọng tài phải nhờ đến các giám sát vào cuộc xác định những người gây hấn, đồng thời rút tổng cộng năm thẻ đỏ phạt cầu thủ và ban huấn luyện hai bên. Hai trong số đó được dành cho thủ môn Thái Lan Soponwit và trung vệ Indonesia Komang với hành vi bạo lực ngay trước mặt trong tài, cùng với 2 thành viên ban huấn luyện Thái Lan và 1 người bên phía Indonesia bị đuổi lên khán đài.[37] Trận đấu đã bị tạm dừng trong khoảng hơn 8 phút.

Phút thứ 102, trung vệ Jonathan Khemdee nhận thẻ vàng thứ 2 rời sân sau pha phạm lỗi với cầu thủ Indonesia. Có được lợi thế về quân số, đội bóng xứ vạn đảo tấn công dồn dập hàng thủ Thái Lan; hàng loạt tình huống nguy hiểm được tạo ra bởi những Fajar hay Marselino. Hệ quả là ở phút thứ 106, Fajar đã có pha xoay người tung cú sút hiểm hóc từ rìa vòng cấm, ghi bàn thắng thứ 4 cho Indonesia. Càng về cuối hiệp phụ thứ hai, các cầu thủ U-22 Thái Lan càng lộ rõ sự xuống sức. Nhiều cầu thủ áo xanh không còn có thể tranh chấp trực tiếp với các chân sút bên phía U-22 Indonesia. Họ thoát được một quả phạt đền trực tiếp sau tình huống Farha bị phạm lỗi trong vòng cấm, nhưng rồi họ đã phải chơi với chỉ 8 người còn lại trên sân không lâu sau đó, khi Teerasak phải nhận thẻ vàng thứ hai. Bị dẫn bàn lại chơi thiếu người trong lúc thể lực suy giảm nặng nề, U-22 Thái Lan nhận thêm bàn thua thứ năm do công của Beckham Putra ở phút thứ 120.[38] Chung cuộc, U-22 Indonesia đã giành chiến thắng trước U-22 Thái Lan với tỷ số 5–2, qua đó sở hữu tấm huy chương vàng đầu tiên sau 32 năm chờ đợi.

Chi tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Indonesia 5–2 (s.h.p.) Thái Lan
Chi tiết
Indonesia
Thái Lan
Indonesia (4–5–1):
GK20Ernando AriThẻ vàng 7'
RB2Bagas Kaffa
CB4Komang TeguhThẻ vàng 28' Thẻ đỏ 94'
CB5Rizky Ridho (c)
LB13Haykal AlhafizThay ra sau 106 phút 106'
DM19Alfeandra DewanggaThẻ vàng 67'Thay ra sau 70 phút 70'
CM7Marselino Ferdinan
CM15Taufany MuslihuddinThay ra sau 46 phút 46'
RW14Fajar Fathur Rahman
LW8Witan SulaemanThay ra sau 90+3 phút 90+3'
CF9Ramadhan SanantaThẻ vàng 48'Thay ra sau 55 phút 55'
Cầu thủ dự bị:
GK1Adi Satryo
DF3Rio FahmiVào sân sau 90+3 phút 90+3'
DF16Muhammad FerarriVào sân sau 70 phút 70'
MF6Ananda RaehanVào sân sau 46 phút 46'
MF10Beckham PutraThẻ vàng 120+1'Vào sân sau 106 phút 106'
FW11Jeam Kelly Sroyer
FW17Irfan JauhariVào sân sau 55 phút 55'
FW18Titan AgungThẻ đỏ 90+11'
Huấn luyện viên:
Indonesia Indra Sjafri[i]
Thái Lan (4–2–3–1):
GK1Soponwit RakyartThẻ đỏ 94'
RB2Bukkoree LemdeeThay ra sau 30 phút 30'
CB5Songchai ThongchamThay ra sau 95 phút 95'
CB4Jonathan KhemdeeThẻ vàng 28' Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) 102'
LB3Chatmongkol RueangthanarotThẻ vàng 41'
CM6Airfan Doloh (c)Thẻ vàng 73'Thay ra sau 73 phút 73'
CM19Chayapipat SupunpasuchThẻ vàng 8'Thay ra sau 46 phút 46'
RW7Channarong Promsrikaew
AM17Settasit SuwannasitThay ra sau 87 phút 87'
LW10Achitpol KeereeromThay ra sau 30 phút 30'
CF8Teerasak PoeiphimaiThẻ vàng 58' Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) 118'
Cầu thủ dự bị:
GK20Thirawut SraunsonVào sân sau 95 phút 95'
DF12Apisit SaenseekammuanThẻ vàng 78'Vào sân sau 73 phút 73'
DF13Pongsakorn TrisatVào sân sau 30 phút 30'
DF15Jakkapong Sanmahung
MF14Purachet ThodsanitVào sân sau 46 phút 46'
MF16Leon James
MF18Thirapak Prueangna
FW9Yotsakorn BuraphaVào sân sau 87 phút 87'
FW11Anan YodsangwalThẻ vàng 90+7'Vào sân sau 30 phút 30'
Huấn luyện viên:
Thái Lan Issara Sritaro[ii]

Cầu thủ xuất sắc nhất trận:
Ramadhan Sananta (Indonesia)[1][2]

Trợ lý trọng tài:
Muhammad Ali (Pakistan)
Sayedali Sayedali (Kuwait)
Trọng tài thứ tư:
Ashkanani Ammar (Kuwait)

Luật của trận đấu

  • 90 phút.
  • 30 phút 2 hiệp phụ nếu cần thiết.
  • Loạt sút luân lưu nếu vẫn có tỷ số hòa.
  • Tối đa 9 cầu thủ dự bị.
  • Được phép thay tối đa 5 cầu thủ, và được thay thêm 1 cầu thủ nữa trong hiệp phụ.[note 1]
  1. ^ Một thành viên ban huấn luyện Indonesia bị thẻ đỏ ở đầu hiệp phụ thứ nhất.
  2. ^ Ba trợ lý huấn luyện viên Thái Lan bị thẻ đỏ (một người ở phút bù giờ hiệp hai, hai người ở đầu hiệp phụ thứ nhất).

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ số thống kê[39]U-22 IndonesiaU-22 Thái Lan
Bàn thắng52
Tỷ lệ kiểm soát bóng63%37%
Số cú sút239
Số cú sút trúng đích114
Số đường chuyền (chính xác)[40]408 (327)419 (328)
Phạt góc97
Phạm lỗi2722
Việt vị23
Thẻ vàng47
Thẻ đỏ25

Truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]

Trận đấu chung kết đã được phát sóng trực tiếp thông qua kênh truyền hình RCTI (en) của Indonesia,[41] cùng với TV Pool và T Sport 7 của Thái Lan. Mặc dù trận đấu này, cũng như tất cả các nội dung thi đấu khác tại Đại hội, đều được phía chủ nhà Campuchia miễn phí bản quyền phát sóng và hầu hết các nước trong khu vực được xem sự kiện này một cách miễn phí, một số nước (bao gồm Indonesia) lại đưa các nội dung này lên những nền tảng trả phí. Do đó, nhiều cổ động viên (chủ yếu đến từ Indonesia) đã tràn sang các nền tảng phát sóng của các nước khác để theo dõi, đáng chú ý là kênh YouTube VTV Thể Thao của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Theo ghi nhận của trang Facebook ASEAN Football, đã có 2,5 triệu người theo dõi trực tiếp trận đấu trên kênh YouTube của đài này (lúc cao điểm nhất có tới 1,8 triệu người xem cùng lúc).[42] Cho đến chiều ngày 17 tháng 5, một ngày sau khi trận đấu khép lại, video trận đấu giữa đội tuyển U-22 Indonesia và U-22 Thái Lan trên kênh này đã tăng vọt đến hơn 14 triệu lượt xem, số lượng cao nhất trong tất cả các trận đấu bóng đá tại SEA Games 32 mà đài từng chiếu trên YouTube trước đó.[43][44]

Mặc dù bị tranh giành sự ảnh hưởng tại Indonesia, chương trình phát sóng trực tiếp trận chung kết của RCTI đã đứng đầu trong bảng xếp hạng chỉ số lượt xem (rating) của ngày 17 tháng 5 với mức chia sẻ đạt 33,2%, theo báo cáo từ tài khoản Instagram indotvtrends.[45]

Sau trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Indonesia đã giành tấm huy chương vàng SEA Games thứ ba trong lịch sử ở môn bóng đá nam và là tấm huy chương vàng đầu tiên từ sau chức vô địch trước chính Thái Lan vào năm 1991, chấm dứt cơn khát danh hiệu của họ trong suốt 32 năm. Đây là chiến thắng đầu tiên của Indonesia kể từ khi môn bóng đá nam tại SEA Games trở thành cuộc thi theo nhóm tuổi vào năm 2001, giúp cho họ vươn lên cân bằng với Việt Nam về số lượng huy chương vàng bóng đá nam ở tất cả các kỳ Đại hội từ năm 1959 (đều có 3 huy chương vàng),[46] xếp sau Thái Lan (16 lần), Malaysia (6 lần) và Myanmar (5 lần). Indonesia cũng trở thành quốc gia thứ tư vô địch bóng đá nam SEA Games với thành tích toàn thắng (sau Myanmar các năm 19671973, Malaysia năm 1989, Thái Lan các năm 1993, 2001, 2005, 20072015) và là quốc gia thứ hai làm được điều này kể từ năm 2001.

Đối với Thái Lan, thất bại trước U-22 Indonesia đã đánh dấu lần thứ ba liên tiếp họ không thể giành được tấm huy chương vàng ở môn bóng đá nam, lần đầu tiên kể từ năm 1991. Cùng với việc đội tuyển nữ nước này thất bại lần thứ 4 liên tiếp trong việc tìm kiếm huy chương vàng, đây tiếp tục là một kỳ SEA Games thất bại đối với nền bóng đá hàng đầu khu vực.[47] U-22 Thái Lan nói riêng và bóng đá nói chung trở thành những cái tên gây thất vọng nhất ở SEA Games 32, theo một khảo sát của Đại học Kasem (Thái Lan).[48] Trận chung kết này cũng đánh dấu lần đầu tiên đại diện Thái Lan để thủng lưới tới 5 bàn ở trận tranh huy chương vàng (trước đó họ chỉ để lọt lưới nhiều nhất 3 bàn, ở các kỳ Đại hội năm 1959 và 1969) và là trận thua đậm nhất với tỷ số cao nhất trong các trận chung kết SEA Games của Thái Lan.[49] Trong lịch sử tham dự của Thái Lan tại Đại hội, chỉ có một trận đấu khác họ để thua đến 5 bàn là trận gặp đội tuyển Việt Nam Cộng hòa tại bán kết năm 1967. Ngoài ra, U-22 Thái Lan cũng trở thành đội bóng nhận nhiều bàn thua nhất ở trận chung kết trong lịch sử môn bóng đá nam tại SEA Games.[49]

Với 14 thẻ vàng và 7 thẻ đỏ (trong đó có 2 thẻ đỏ gián tiếp),[5] trận đấu cũng đi vào lịch sử Đại hội với tư cách là trận đấu bóng đá có nhiều thẻ phạt nhất. Kỷ lục này thậm chí còn vượt qua cả kỷ lục về số thẻ phạt trong một trận đấu của World Cup, khi đã có đến 18 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ được rút ra trong trận đấu giữa Hà Lan và Argentina tại vòng tứ kết World Cup 2022.[50][51]

Ngay sau khi Indonesia giành được tấm huy chương vàng, một lượng lớn người hâm mộ tại quê nhà đã tập trung tại trung tâm thủ đô Jakarta để ăn mừng chiến tích của đội bóng. Các cổ động viên đổ ra đường đi bão trong khi reo hò, vẫy quốc kỳ và hát vang các bài ca chiến thắng,[52] thậm chí pháo sáng cũng đã xuất hiện trong bầu không khí cuồng nhiệt.[53] Sự hân hoan của người Indonesia tiếp tục được thể hiện vào sáng ngày 19 tháng 5, trong ngày đội tuyển U-22 Indonesia thực hiện một cuộc diễu hành sau khi trở về nước từ Campuchia.[54][55] Hàng vạn người đã vây kín chiếc xe buýt chở các cầu thủ Indonesia, làm cho nhiều tuyến đường ở thủ đô Jakarta bị tắc nghẽn hơn 2 giờ đồng hồ, chủ yếu ở khu vực xung quanh tòa nhà Bộ Thanh niên và Thể thao Indonesia và sân vận động Gelora Bung Karno.[56] Điều này đã khiến cho một số người dân tại đây cảm thấy không hài lòng vì lễ mừng công diễn ra trong ngày đi làm gây phiền nhiễu tới công việc và kế hoạch của họ.[57] Chiến thắng của U-22 Indonesia đã nhận được sự động viên và chúc mừng tới từ Tổng thống nước này Joko Widodo, thông qua tài khoản Twitter chính thức của ông.[58]

Chỉ trích[sửa | sửa mã nguồn]

Jonathan Khemdee bị các cổ động viên đội nhà phản ứng kịch liệt với hành động ném huy chương bạc lên khán đài.

Trọng tài chính người Oman Al-Hatmi đã phải nhận nhiều phản ứng trái chiều bởi những quyết định và hiệu lệnh bị cho là khó hiểu.[59] Bàn thắng nâng tỷ số lên 2–0 của Indonesia đã gây tranh cãi về tính hợp lệ của nó, khi Rizky Ridho phất bóng dài cho đồng đội Sanata ở phía trên từ một pha thả bóng. Mặc dù bàn thắng của Sananta đã được công nhận theo Luật 8 của Luật bóng đá (bóng đã chạm đủ hai lần vào chân các cầu thủ Indonesia trước khi vào lưới),[60] song hậu vệ Jonathan Khemdee và huấn luyện viên trưởng Issara Sritaro của U-22 Thái Lan đều tố cáo phía Indonesia chơi bóng thiếu fair-play trong tình huống này, bởi trước đó khi cầu thủ của Indonesia bị chấn thương và phải rời sân, trọng tài đã cho dừng trận đấu trong lúc bóng không thuộc quyền kiểm soát của đội nào, và họ cho rằng bóng đáng lẽ phải được trả lại cho họ.[61][62] Ngoài ra, cầu thủ Khemdee cũng chê trách trọng tài Al-Hatmi đã không kiểm soát được trận đấu và nhiều lần mắc sai sót, gây ức chế cho cầu thủ hai đội và dẫn đến vụ ẩu đả.[62]

Bên kia chiến tuyến, huấn luyện viên trưởng Indra Sjafri của U-22 Indonesia đã chỉ trích việc ban huấn luyện và cầu thủ Thái Lan ăn mừng khiêu khích đã khiến trận đấu trở nên điên loạn.[63] Sjafri cho biết thêm, sau khi xảy ra ẩu đả, ông đã gọi tất cả ban huấn luyện và cầu thủ trở lại để nói chuyện và yêu cầu họ tập trung vào chơi bóng. Ông cũng tiết lộ rằng cả hai đội đều đã gặp và xin lỗi lẫn nhau sau khi trận đấu khép lại.[64]

Trong khi đó, Liên đoàn bóng đá Campuchia (FFC), đơn vị tổ chức môn bóng đá tại Đại hội, tuyên bố từ chối nhận trách nhiệm về vụ việc.[65]

"Một trận chung kết xấu xí và hỗn loạn. Đây là cuộc đối đầu sẽ được ghi nhớ vì những quyết định sai lầm"

— Trang ESPN Asia nêu nhận định về trận chung kết SEA Games 32.[6]

Sự việc xảy ra trong trận chung kết đã thu hút sự quan tâm của truyền thông trong và ngoài khu vực Đông Nam Á. Tờ Marca (Tây Ban Nha) đăng tải lại video của vụ đánh nhau giữa U-22 Thái Lan với U-22 Indonesia và gọi đó là "vụ lộn xộn lớn nhất trong năm". Tờ này cũng nhận định những quyết định khó hiểu của trọng tài đã là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa cầu thủ hai đội.[66] Trang ESPN Asia khẳng định tấm huy chương vàng của U-22 Indonesia đã bị hoen ố bởi những cuộc đụng độ xấu xí: "...Chiến thắng này của U-22 Indonesia dường như không trọn vẹn. Thật đáng tiếc khi vinh quang của Indonesia, bộ mặt của bóng đá Đông Nam Á cuối cùng lại bị những cảnh tượng ô nhục làm hỏng, thay vì những màn trình diễn đẹp đẽ của một trận chung kết SEA Games hấp dẫn".[67]

Trận đấu cũng đã gây ấn tượng mạnh cho các cổ động viên Đông Nam Á với những ý kiến trái chiều. Ngoài những ý kiến cho rằng trận đấu diễn ra đầy kịch tính và giàu cảm xúc, thậm chí còn được so sánh là hấp dẫn hơn cả trận chung kết của World Cup,[68] một bộ phận người xem cũng để lại những bình luận chỉ trích về cuộc hỗn chiến. Những cảnh tượng bạo lực diễn ra trong trận đã khiến nhiều người hâm mộ ví von với một trận tranh đai vô địch trên võ đài UFC hay một cuộc đấu võ giữa Muay Tháipencak silat.[69]

Kỷ luật[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) đã thành lập một ủy ban điều tra tiến hành tìm hiểu kỹ sự việc và tuyên bố sẽ có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những người tham gia vụ ẩu đả.[70] Ba thành viên ban huấn luyện U-22 Thái Lan đã bị đình chỉ làm nhiệm vụ ở các cấp độ đội tuyển trong 1 năm, cùng hai cầu thủ Soponwit Rakyath và Teerapak Pruengna bị cấm thi đấu cho các đội tuyển quốc gia nước này trong vòng 6 tháng.[71] Giám đốc kỹ thuật kiêm trưởng đoàn U-22 Thái Lan Yuttana Yimkarun cũng đã quyết định nộp đơn từ chức sau sự việc.[72] Ủy ban Olympic quốc gia Indonesia (NOC) kêu gọi Hiệp hội bóng đá nước này (PSSI) báo cáo sự việc lên FIFA để phối hợp xử lý, đồng thời cảnh báo đội U-22 Indonesia phải sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.[73]

Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) bày tỏ sự thất vọng về vụ ẩu đả xảy ra ở trận chung kết SEA Games 32 và cho rằng điều đó đi ngược với tinh thần fair-play của bóng đá. Dù không có án phạt tước huy chương nào, cơ quan này đã phạt tiền và treo giò các cầu thủ, thành viên ban huấn luyện tham gia vụ việc.[74] 3 cầu thủ và 4 thành viên ban huấn luyện Indonesia đã bị cấm thi đấu và làm nhiệm vụ 6 trận, trong khi án phạt tương tự được dành cho 5 quan chức và 2 cầu thủ bên phía Thái Lan. Ngoài ra, FAT còn phải nộp phạt 10.000 USD vì vụ loạn đả trên.[75]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mỗi đội chỉ có ba cơ hội thay người, cùng với cơ hội thứ tư trong hiệp phụ, điều này không bao gồm quyền thay người trong thời gian nghỉ giữa hiệp, trước khi bắt đầu hiệp phụ và giữa hiệp phụ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Man of the Match Final SEA Games 2023, Indonesia vs Thailand: Ramadhan Sananta”. Bola.net (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ a b SKOR.ID. “Rating Pemain dan MoTM Indonesia U-22 vs Thailand U-22 di SEA Games 2023”. www.skor.id (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ Hữu Thành (16 tháng 5 năm 2023). “Hình ảnh phi thể thao ở trận chung kết SEA Games 32”. Sài Gòn Giải Phóng Thể Thao. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ a b Huyền Nguyễn (17 tháng 5 năm 2023). “Báo châu Á thẳng thắn chê chiến thắng của U22 Indonesia”. Thể thao 247. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ a b Hồng Nam (17 tháng 5 năm 2023). “Bóng đá Indonesia trỗi dậy sau chiến thắng ở SEA Games 32?”. Thanh Niên. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2023.
  6. ^ a b Duy Luân (17 tháng 5 năm 2023). “Truyền thông thế giới bất ngờ vì màn hỗn chiến ở chung kết SEA Games”. ZingNews. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ Tam Nguyên (16 tháng 5 năm 2023). “Nhận định U22 Indonesia vs U22 Thái Lan tại chung kết SEA Games 32”. Lao Động. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ Aryo Atmaja (15 tháng 5 năm 2023). “Rekor Pertemuan Indonesia Vs Thailand di SEA Games: Saatnya Timnas Indonesia U-22 Hentikan Hegemoni Tim Gajah Perang” [Thành tích đối đầu Indonesia vs Thái Lan tại SEA Games: Đã đến lúc U-22 Indonesia ngăn chặn sự bá chủ của Voi chiến]. Bola.com (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  9. ^ Đặng Lai (16 tháng 5 năm 2023). “Nhận định U22 Indonesia vs U22 Thái Lan, 19h30 ngày 16/5: Giải cơn khát 30 năm”. Tiền Phong. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2023.
  10. ^ Kinh Luân (18 tháng 4 năm 2023). “Tất tần tật về 4 sân vận động SEA Games 32 của chủ nhà Campuchia”. Thanh Niên. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2023.
  11. ^ Trần Tiến (27 tháng 3 năm 2023). “U23 Việt Nam không còn nỗi lo đá sân cỏ nhân tạo ở SEA Games 32”. VOV. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2023.
  12. ^ Giang Nguyễn (21 tháng 4 năm 2023). “U22 Indonesia chốt danh sách tham dự SEA Games 32: Ronaldo vắng mặt”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ Minh Phong (2 tháng 4 năm 2023). “U22 Indonesia bổ sung 7 cầu thủ từ đội U20 chuẩn bị cho SEA Games 32”. Lao Động. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ Hoàng Tùng (25 tháng 2 năm 2023). “U23 Indonesia vui vì SEA Games 32 cấm cầu thủ quá tuổi”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
  15. ^ Giang Lao (3 tháng 4 năm 2023). “U.22 Indonesia bổ sung 7 cầu thủ từ đội U.20 đã giải tán dự SEA Games 32”. Thanh Niên. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
  16. ^ Đức Khuê; Hoài Dư (29 tháng 4 năm 2023). “U22 Indonesia thắng Philippines 3-0 ở trận ra quân SEA Games 32”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ Mai Lê (4 tháng 5 năm 2023). “Thắng 5-0 Myanmar, U22 Indonesia giành lại ngôi đầu bảng A”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ Nguyễn Bình (7 tháng 5 năm 2023). “U22 Indonesia giành vé vào bán kết môn bóng đá nam SEA Games 32”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
  19. ^ Tây Nguyên; Lĩnh Nam (10 tháng 5 năm 2023). “Bóng đá SEA Games 32, U.22 Campuchia 1-2 U.22 Indonesia: Chia tay chủ nhà”. Thanh Niên. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
  20. ^ Trí, Dân (13 tháng 5 năm 2023). “U22 Việt Nam thua 2-3 trước 10 người của U22 Indonesia”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
  21. ^ VnExpress. “Việt Nam 2-3 Indonesia - VnExpress”. vnexpress.net. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
  22. ^ ONLINE, TUOI TRE (13 tháng 5 năm 2023). “Đá hơn người, U22 Việt Nam vẫn thua U22 Indonesia 2-3 ở bán kết SEA Games”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
  23. ^ VnExpress. “[Kết quả] Thái Lan 3-1 Singapore: bóng đá SEA Games 32, bảng B”. vnexpress.net. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  24. ^ Tuấn Điệp (11 tháng 5 năm 2023). “Kết quả U22 Việt Nam và U22 Thái Lan: Bất phân thắng bại”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  25. ^ “Hạ Thái Lan 5-2, Indonesia vô địch SEA Games sau 32 năm chờ đợi”. Báo Hà Giang. 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023.
  26. ^ An Nhi (16 tháng 5 năm 2023). “Hạ U22 Thái Lan, U22 Indonesia giành HCV lịch sử môn bóng đá nam”. VietNamNet. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  27. ^ a b Hoàng Quân (16 tháng 5 năm 2023). “U22 Indonesia đánh bại U22 Thái Lan ở trận đấu kịch tính 7 thẻ đỏ”. Báo Kinh tế đô thị. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  28. ^ An Khuê (16 tháng 5 năm 2023). “Đánh bại Thái Lan, U22 Indonesia vô địch SEA Games 32 theo kịch bản cực lạ”. Báo Giao thông. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  29. ^ Nguyễn Bình (17 tháng 5 năm 2023). “Chung kết trong "mưa thẻ đỏ", U22 Indonesia lên ngôi vương sau hơn 3 thập kỷ chờ đợi”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  30. ^ Xuân Vũ (16 tháng 5 năm 2023). “Thắng Thái Lan với tỷ số 5 - 2, U22 Indonesia giành HCV môn bóng đá nam tại Seagames 32 sau 32 năm chờ đợi”. Tạp chí Văn hóa và phát triển. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  31. ^ Tường Phước (17 tháng 5 năm 2023). “Báo chí Indonesia nêu lý do đội nhà hỗn chiến với U22 Thái Lan”. Người Lao Động. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023.
  32. ^ a b Hoài Dư, Đức Khuê (16 tháng 5 năm 2023). “Hỗn chiến ở chung kết SEA Games 32 với Thái Lan, U22 Indonesia giành huy chương vàng”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  33. ^ Lâm Thỏa, Hiếu Lương (16 tháng 5 năm 2023). “Thái Lan và Indonesia hỗn chiến ở chung kết SEA Games”. VnExpress. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  34. ^ Vy Anh (17 tháng 5 năm 2023). “Mưa thẻ đỏ ở chung kết SEA Games 32”. VnExpress. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2023.
  35. ^ Mahares, Jun. “Kontroversi Wasit Indonesia vs Thailand Asal Oman”. olahraga (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  36. ^ Hữu Thành (17 tháng 5 năm 2023). “Bóng đá Indonesia giành huy chương vàng SEA Games sau 32 năm”. Sài Gòn Giải Phóng Thể Thao. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  37. ^ Hải Hoàng (17 tháng 5 năm 2023). “Hai đội U22 Thái Lan và Indonesia ẩu đả nhau ở chung kết SEA Games 32”. Báo Nghệ An điện tử. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  38. ^ VnExpress. “[Trực tiếp] Thái Lan - Indonesia: chung kết bóng đá nam SEA Games 32”. VnExpress. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  39. ^ SKOR.ID. “Indonesia U-22 Layak Rebut Emas, Ini Bukti dari Statistiknya”. www.skor.id (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  40. ^ Liputan6.com (17 tháng 5 năm 2023). “Statistik Final Sepak Bola SEA Games 2023 Indonesia vs Thailand: Dominasi Garuda Nusantara Berbuah Emas”. liputan6.com (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  41. ^ Wiwig Prayugi (14 tháng 5 năm 2023). “Jadwal Siaran Langsung Final Sepak Bola SEA Games 2023 di RCTI: Timnas Indonesia U-22 Vs Thailand” [Lịch phát sóng trực tiếp trận chung kết bóng đá SEA Games 2023 trên RCTI: Đội tuyển U-22 Indonesia vs Thái Lan]. Bola.com (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  42. ^ Huyền Nguyễn (17 tháng 5 năm 2023). “Thêm kỷ lục mới ở trận chung kết bóng đá SEA Games 32”. Thể thao 247. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  43. ^ sportstar.id (17 tháng 5 năm 2023). “Dahsyat! Video Laga Timnas Indonesia U-22 Vs Thailand U-22 Tembus 14 Juta Penonton” [Tuyệt vời! Video trận đấu U-22 Indonesia VS U-22 Thái Lan đạt 14 triệu người xem]. OneFootball (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  44. ^ Muhamad Deni Setiawan; Facundo Chrysnha Pradipha (17 tháng 5 năm 2023). “Rekor Baru Timnas U22 Indonesia vs Thailand di Final SEA Games 2023: Raih Jumlah Penonton Terbanyak” [Kỷ lục mới của U22 Indonesia vs Thái Lan ở chung kết SEA Games 2023: Đạt lượng người xem lớn nhất]. Tribunnews.com (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  45. ^ Elina Mareta (17 tháng 5 năm 2023). “Final SEA GAMES 2023 Indonesia vs Thailand Antarkan RCTI Jadi TV Nomor 1 dalam Hasil Rating TV Hari Ini”. Gorajuara (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  46. ^ Đại Phú (20 tháng 5 năm 2023). “Bola Times khẳng định 'bóng đá Indonesia sánh ngang Việt Nam'. Giáo dục & Thời đại. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2023.
  47. ^ Ngọc Huy (17 tháng 5 năm 2023). “Ký sự SEA Games: Ê chề bóng đá Thái Lan”. VietNamNet. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  48. ^ Hải Vy (23 tháng 5 năm 2023). “Khảo sát sau SEA Games 32: U22 Thái Lan là đội gây thất vọng nhất”. ithethao. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  49. ^ a b Văn Tùng (24 tháng 5 năm 2023). “U22 Thái Lan với những "kỷ lục" đáng quên ở SEA Games 32”. Báo Cần Thơ. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  50. ^ Quang Huy (17 tháng 5 năm 2023). “11 thẻ vàng, 7 thẻ đỏ, chung kết SEA Games còn loạn hơn cả kỷ lục World Cup”. Bongdaplus. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  51. ^ Hồng An (17 tháng 5 năm 2023). “Indonesia và Thái Lan tạo vết nhơ trong lịch sử chung kết SEA Games”. ZingNews. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  52. ^ Lê Vy (17 tháng 5 năm 2023). “CĐV Indonesia 'đi bão' ăn mừng HCV bóng đá nam SEA Games sau 32 năm”. Znews. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2023.
  53. ^ Gia Định (17 tháng 5 năm 2023). “Fan Indonesia 'đi bão' náo nhiệt, cầu thủ ăn mừng thầm lặng nhưng cực chất”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2023.
  54. ^ A Phi (19 tháng 5 năm 2023). “Biển người đổ ra đường chào đón U22 Indonesia như Argentina vô địch World Cup”. Tiền Phong. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2023.
  55. ^ “CĐV ASEAN phản ứng sau chiến thắng kịch tính của U-22 Indonesia”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2023.
  56. ^ Thanh Vũ (19 tháng 5 năm 2023). “Hàng nghìn cổ động viên chào đón U22 Indonesia về nước”. Lao Động. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2023.
  57. ^ Hiếu Phong (19 tháng 5 năm 2023). “Màn diễu hành ăn mừng của U22 Indonesia gây tranh cãi”. Znews. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2023.
  58. ^ Đại Phú (18 tháng 5 năm 2023). “Tổng thống Indonesia chúc mừng chiến tích của đội nhà”. Báo Giáo dục và Thời đại. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  59. ^ Thế Sơn (17 tháng 5 năm 2023). “Báo Thái Lan chỉ trích trọng tài trong trận hỗn chiến với U22 Indonesia”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2023.
  60. ^ “Bola Fair Play, Kenapa Gol Kedua Ramadhan Sananta ke Gawang Thailand di Final SEA Games 2023 Disahkan Wasit?” [Tại sao bàn thắng thứ 2 của Ramadhan Sananta vào lưới Thái Lan ở chung kết SEA Games 2023 lại được trọng tài công nhận?]. Bola.net (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2023.
  61. ^ Hoàng An (17 tháng 5 năm 2023). “HLV Thái Lan: 'Indonesia thiếu tinh thần thể thao'. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2023.
  62. ^ a b Hiếu Lương (17 tháng 5 năm 2023). “Trung vệ Thái Lan: 'Trọng tài là nguyên nhân hỗn chiến ở chung kết SEA Games'. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2023.
  63. ^ Như Yên (18 tháng 5 năm 2023). “Thái Lan và Indonesia đổ lỗi vụ ẩu đả chung kết SEA Games 32”. Báo Giáo dục và Thời đại. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2023.
  64. ^ Lâm Thỏa (17 tháng 5 năm 2023). “HLV Indonesia: 'Thái Lan khiến trận đấu trở nên điên loạn'. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2023.
  65. ^ PV (19 tháng 5 năm 2023). “Campuchia rũ bỏ mọi trách nhiệm ở vụ loạn đả giữa U22 Thái Lan vs U22 Indonesia”. Dân Việt. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023.
  66. ^ Quốc Thắng (17 tháng 5 năm 2023). “Báo Marca chê trách trọng tài trận U22 Indonesia với Thái Lan”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  67. ^ “AFC sẽ có án phạt với Thái Lan và Indonesia”. Báo Giáo dục và Thời đại Online. 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  68. ^ “Trọng tài đã rút 7 thẻ đỏ trong trận U22 Indonesia hạ gục Thái Lan”. Đại đoàn kết. 12 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  69. ^ ONLINE, TUOI TRE (17 tháng 5 năm 2023). “Cổ động viên Thái Lan gửi lời xin lỗi đến U22 Indonesia”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2023.
  70. ^ Duy Anh (23 tháng 5 năm 2023). “Thái Lan nổi "sóng ngầm" sau trận thua tai tiếng tại chung kết SEA Games 32”. Báo Giao thông. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
  71. ^ Ngọc Huy (23 tháng 5 năm 2023). “Thái Lan phạt nặng nhóm ẩu đả ở chung kết SEA Games 32”. VietNamNet. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2023.
  72. ^ A Phi (18 tháng 5 năm 2023). “Giám đốc kỹ thuật U22 Thái Lan từ chức sau bê bối ở SEA Games 32”. Tiền Phong. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2023.
  73. ^ Trọng Vũ (19 tháng 5 năm 2023). “Nhà báo Thái Lan tung bằng chứng tố Indonesia khơi mào ẩu đả ở SEA Games”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023.
  74. ^ danviet.vn. “U22 Thái Lan và U22 Indonesia chắc chắn bị phạt nặng như... HLV Park Hang-seo”. danviet.vn. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023.
  75. ^ Thiên Bình (13 tháng 7 năm 2023). “Thái Lan, Indonesia nhận án phạt nặng từ AFC vụ ẩu đả ở SEA Games 32”. VietNamNet. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2023.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chung_k%E1%BA%BFt_m%C3%B4n_B%C3%B3ng_%C4%91%C3%A1_t%E1%BA%A1i_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%99i_Th%E1%BB%83_thao_%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81_2023_%E2%80%93_Nam