Wiki - KEONHACAI COPA

Chu Văn Mùi

Chu Văn Mùi
Sinh1929 (94–95 tuổi)
Thượng Lan, Việt Yên, Hà Bắc
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1949 – 1986
Quân hàmĐại tá
Tham chiến
Khen thưởngHuân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Ba
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Chu Văn Mùi (sinh năm 1929) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Đại tá. Với chiến công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Chu Văn Mùi sinh năm 1929 tại thôn Hà Thượng, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc.[1] Ngày 3 tháng 7 năm 1949, ông nhập ngũ và thuộc biên chế Đại đội cối 120 ly thuộc Tiểu đoàn 38, Trung đoàn 102, Sư đoàn 308 – Sư đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.[2] Từ khi ông nhập ngũ đến trước năm 1954, ông đã tham gia nhiều chiến dịch lớn như Lê Hồng Phong I, Biên giới 1950, Cao – Bắc – Lạng, Hoàng Hoa Thám, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào,.. và đảm nhận những công tác khác nhau như pháo thủ, hậu cần, xung kích, tiểu đội phó súng cối, tiểu đội trưởng thông tin liên lạc.[3][4]

Năm 1952, ông tham gia lớp vô tuyến đầu tiên của Cục Thông tin liên lạc mở và trở về làm đài trưởng đài vô tuyến của đơn vị. Năm 1954, ông tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ với Tiểu đội trưởng thông tin liên lạc của Đại đoàn 308,[5] giữ vai trò phụ trách máy vô tuyến điện trực thuộc Ban tham mưu. Ông đã tham gia nhiệu trận đánh trong chiến dịch, đặc biệt là trận phòng thủ tại đồi A1 và đồi 311B.[6] Việc cố gắng giữ vững đường dây thông tin liên lạc của ông đã giúp việc chỉ huy chiến đấu được thông suốt, góp phần giúp quân đội Việt Nam chiến thắng chiến dịch.[7][8] Chiếc máy điện vô tuyến ông sử dụng trong chiến dịch về sau đã được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.[9]

Ngay sau chiến dịch, ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp công nhận là Đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam sớm 5 tháng, đồng thời được trao tặng Huân chương Quân công hạng Ba.[10] Đến ngày 31 tháng 8 năm 1955, ông là 1 trong 16 quân nhân lập được nhiều chiến công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[11] Một số kỷ vật của ông cùng đồng đội trong chiến dịch đã được trưng bày tại triển lãm "Điện Biên Phủ – Mốc vàng lịch sử" tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vào năm 2014.[12]

Năm 1972, ông được cử đi học rồi về làm cán bộ phụ trách Tiểu đoàn Thông tin 18, lần lượt tham gia các chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh, Trị Thiên. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 140. Sau khi Việt Nam tái lập hòa bình, ông đảm nhiệm vai trò Hiệu trưởng Trường văn hóa Quân đoàn I cho đến khi nghỉ hưu.[10] Năm 1982, ông được thăng quân hàm Đại tá.[13][14] Năm 1986, ông rời quân ngũ và trở về quê nhà, đảm nhiệm vai trò Chủ nhiệm Hợp tác xã Sơn Hà.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hội đồng thi đua - khen thưởng Trung ương (2000), tr. 208.
  2. ^ Đăng Vinh (4 tháng 7 năm 2008). “Sư đoàn 308”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ Tầm Thư (8 tháng 5 năm 2014). “Anh hùng LLVT nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ a b Việt Hùng (24 tháng 4 năm 2014). “Chiến công trên đồi A1 của Anh hùng Chu Văn Mùi”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ “Niềm xúc động và tự hào của những người góp phần làm nên lịch sử”. Báo Nhân Dân điện tử. 13 tháng 3 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Phạm Thu Hằng (4 tháng 1 năm 2018). “Chiếc máy điện thoại trong trận đánh Đồi A1”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ Đức Thuận (16 tháng 4 năm 2019). “Ngời sáng những tấm gương anh hùng Điện Biên Phủ”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ Thanh Xuân (14 tháng 5 năm 2014). “Lời Người là mệnh lệnh hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ...”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ “Khai mạc trưng bày chuyên đề "Âm vang Điện Biên" tại TP Hồ Chí Minh”. Báo Nhân Dân điện tử. 7 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ a b Diệu Ân; Khánh Thư (9 tháng 5 năm 2021). “Ký ức đánh đồi A1 của Anh hùng Chu Văn Mùi”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  11. ^ Thu Hà (6 tháng 5 năm 2011). “16 anh hùng được tuyên dương”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  12. ^ Hoàng Hà; Trần Hoài. "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử". Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  13. ^ Nguyễn Quang Ân (2002), tr. 133.
  14. ^ Bộ Quốc phòng (2004), tr. 250.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_V%C4%83n_M%C3%B9i