Wiki - KEONHACAI COPA

Christina của Hà Lan

Christina của Hà Lan
Vương nữ Christina năm 1968
Thông tin chung
Sinh(1947-02-18)18 tháng 2 năm 1947
Cung điện Soestdijk, Baarn, Hà Lan
Mất16 tháng 8 năm 2019(2019-08-16) (72 tuổi)
Phối ngẫu
Jorge Pérez y Guillermo
(cưới 1975⁠–⁠1996)
Hậu duệBernardo Guillermo
Nicolás Guillermo
Juliana Guillermo
Tên đầy đủ
Maria Christina
Vương tộcNhà Orange-Nassau (chính thức)
Nhà Lippe (bên nội)
Thân phụBernhard xứ Lippe-Biesterfeld
Thân mẫuJuliana của Hà Lan
Tôn giáoCông giáo
trước đây Thần học Calvin
Kính xưng Vương thất của
Christina của Hà Lan

Cách đề cậpHer Royal Highness
Cách xưng hôYour Royal Highness
Cách thay thếMa'am

Maria Christina, Vương nữ Hà Lan, Vương nữ của Oranje-Nassau, Nữ Thân vương xứ Lippe-Biesterfeld (tiếng Hà Lan: Maria Christina, Prinses der Nederlanden, Prinses van Oranje-Nassau, Prinses van Lippe-Biesterfeld; sinh ngày 18 tháng 2 năm 1947 - 16 tháng 8 năm 2019)[1] là con gái út của Nữ vương JulianaVương tế Bernhard và là em gái út của Nữ vương Beatrix, dì của Vua Willem-Alexander.

Thiếu thời[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh và rửa tội[sửa | sửa mã nguồn]

Vương nữ Christina, sinh ngày 18 tháng 2 năm 1947 tại Cung điện Soestdijk ở thành phố Baarn của Hà Lan. Mẹ của bà là Nữ vương Juliana của Hà Lan (con gái duy nhất của Nữ vương Wilhelmina của Hà LanCông tước Heinrich của Mecklenburg-Schwerin). Ngay khi sinh ra, Vương nữ Christina được xếp thứ 5 trong dòng kế vị ngai vàng của bà ngoại. Cha của bà là Bernhard xứ Lippe-Biesterfeld (con trai của Hoàng tử Bernhard của LippeArmgard của Cramm). Trước Vương nữ Christina còn có 3 chị lớn là Vương nữ Beatrix, Vương nữ IreneVương nữ Margriet. Cha mẹ đỡ đầu của bà là Nữ vương Wilhelmina của Hà Lan (bà ngoại), Vương nữ Beatrix (chị gái), Winston Churchill, Công nương Armgard (bà nội), Đại Công tước Félix của LuxembourgHoàng hậu Ana của România.[2]

Thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Cờ hiệu Vương gia của Vương nữ Christina

Trong thời gian mang thai bà, Vương nữ Juliana đã mắc phải bệnh sởi Đức. Cũng vì lý do đó, khi vừa mới được sinh ra, Vương nữ Christina đã gần như bị mù hoàn toàn. Qua thời gian, cùng với sự tiến bộ trong y học và sự giúp đỡ của cặp kính đặc biệt, thị lực của bà đã dần được cải thiện. Điều đó giúp bà có cơ hội được đến trường và sống một cuộc sống gần giống như những người bình thường khác. Khi Vương nữ Christina vẫn còn đang trong quá trình điều trị thị lực, Hoàng tử Bernhard đã mời nhà chữa bệnh bằng tâm linh Greet Hofmans đến chữa cho Vương nữ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Greet Hofmans đã gây ảnh hướng lớn đến Vương nữ Juliana, từ đó dẫn đến cuộc khủng hoảng Triều đình Hoàng gia Hà Lan năm 1948-1956. Ngày 4 tháng 9 năm 1948, Nữ vương Wilhelmina thoái vị sau 58 năm trị vì, và quyết định tấn phong cho mẹ của Vương nữ Christina làm Nữ vương của Vương quốc Hà Lan vào ngày 6 tháng 9 năm 1948. Tuy có khuyết tật về mắt nhưng Vương nữ Christina lại rất thông minh, luôn vui vẻ, và có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Bên cạnh đó, bà còn có khả năng ngoại ngữ khá tốt, và lúc nhỏ đã từng được Tổng thống Pháp René Coty hết lời khen ngợi sau khi bà đến thăm và trò chuyện trôi chảy với ông bằng tiếng Pháp. Cũng giống như các chị của mình, Vương nữ Christina cũng từng tham gia đội hướng đạo sinh khi còn nhỏ.

Hôn nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Vương nữ Christina và Jorge Guillermo năm 1975

Năm 1963, Vương nữ Marijke đổi sang tên lót của mình là Christina. Nhằm theo đuổi sự nghiệp âm nhạc, năm 21 tuổi, Vương nữ Christina theo học ngành âm nhạc cổ điển tại Montreal, Canada. Sau vài năm, bà được nhận vào giảng dạy tại một trường Montessorithành phố New York dưới tên gọi Christina van Oranje. Tại đây, bà đã gặp gỡ và quen biết với Jorge Pérez y Guillermo, một giáo viên tha hương người gốc Cuba đang giảng dạy tại trường Addie May Collins Shelter ở Harlem. Jorge Guillermo sinh ngày 1 tháng 8 năm 1946 tại La Habana, là con trai của Fererico Gilberto Pérez y Castillo và Edenia Mercedes Guillermo y Marrero (qua đời năm 2002 ở Florida). Anh trai của ông chính là Giáo sư Điện ảnh người Mỹ Gilberto Perez. Trước khi đi dạy, Jorge còn từng là một nhân viên quản lý khách sạn.

Mặc dù quan điểm xã hội lúc bấy giờ đã thoáng hơn, nhưng bởi vì Jorge Guillermo là một người thuộc Giáo hội Công giáo Rôma nên cuộc hôn nhân giữa ông và Vương nữ Christina vẫn có thể gây tai tiếng tại Hà Lan, giống như cuộc hôn nhân của Vương nữ IreneCông tước Carlos Hugo của Parma (một người theo Công giáo) vào năm 1964. Chính vì vậy, Vương nữ Christina, lúc đó đang đứng thứ 9 trong dòng kế vị ngai vàng hoàng gia Hà Lan, đã quyết định từ bỏ quyền thừa kế ngai vàng của bà cũng như của các hậu duệ sau này của bà, trước khi chuyển sang trở thành một tín đồ Công giáo và chính thức tuyên bố đính hôn với Jorge Guillermo vào ngày Valentine năm 1975. Lễ cưới của họ được tổ chức vào ngày 28 tháng 6 năm 1975 tại Thánh đường Thánh Martinthành phố Utrecht. Cả hai đã ngồi xe đi vòng quanh các con đường của thành phố giữa những lời chúc tụng của hàng ngàn người dân Hà Lan. Sau khi kết hôn, Vương nữ Christina và chồng định dọn đến sống tại New York nhưng sau đó lại chọn xây một ngôi nhà tại Wassenaar gần thành phố Den Haag của Hà Lan.

Họ có với nhau 3 người con:

  • Bernardo Federico Tomás Guillermo, sinh ngày 17 tháng 6 năm 1977, kết hôn theo nghi thức dân sự với Eva Marie Valdez (sinh ngày 2 tháng 8 năm 1979, biên tập viên của một nhà xuất bản danh tiếng) vào ngày 2 tháng 3 năm 2009 tại thành phố New York. Lễ cưới theo nghi thức tôn giáo được tổ chức vào ngày 5 tháng 9 năm 2009 tại Nhà thờ Nữ hoàng của các Thánh ở Brooklyn, New York. Họ có với nhau một bé gái là Isabel Christina Guillermo (sinh ngày 13 tháng 4 năm 2009) và một bé trai là Julián Jorge Guillermo (sinh ngày 21 tháng 9 năm 2011).
  • Nicolás Daniel Mauricio Guillermo, sinh ngày 6 tháng 7 năm 1979.
  • Juliana Edenia Antonia Guillermo, sinh ngày 8 tháng 10 năm 1981.

Sau khi ly hôn năm 1996, Vương nữ Christina cùng các con trở về sống ở Mỹ. Sau khi Nữ vương Juliana qua đời, Vương nữ liên tục đi đi về về giữa Luân ĐônMonte Argentario, Ý.

Ngoài ra, Vương nữ còn thu âm một số đĩa CD, đồng thời cũng thành lập một Quỹ Âm nhạc ở Hà Lan. Không những từng hát tại lễ tang của cha và mẹ của mình, Vương nữ cũng từng tham gia vào một buổi biểu diễn tưởng niệm Nữ vương Juliana do Jorge Chaminé chỉ đạo tại Lễ hội CIMA được tổ chức ở Ý.

Tước hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • 18 tháng 2 năm 1947 – 16 tháng 8 năm 2019: Her Royal Highness Christina của Hà Lan, Vương nữ Orange-Nassau, Thân vương nữ Lippe-Biesterfeld

Gia phả[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hunter, Brian (ngày 1 tháng 6 năm 1992). The Statesman's Year-Book 1992-93 (bằng tiếng Anh). Macmillan. tr. 992. ISBN 978-0-333-55836-2. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ (tiếng Hà Lan)“Zegening door handoplegging bij de doop van prinses Marijke in de Domkerk in Utrecht”. Geheugen vvan Nederland. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Christina_c%E1%BB%A7a_H%C3%A0_Lan