Wiki - KEONHACAI COPA

Chiến tranh Balkan lần thứ nhất

Chiến tranh Balkan lần thứ nhất
Một phần của Các cuộc chiến tranh Balkan

Theo chiều kim đồng hồ, từ phía trên cùng bên phải: Lực lượng của Serbia tiến vào thị trấn Mitrovica; Quân Ottoman trong trận Kumanovo; Vua Hy Lạp và Sa hoàng Bulgary tại Thessaloniki; Pháo hạng nặng của Bulgary
Thời gian8 tháng 10 năm 1912 – 30 tháng 3 năm 1913
Địa điểm
Kết quả Chiến thắng cho Liên minh Balkan, Hiệp ước Luân Đôn
Tham chiến
 Đế quốc Ottoman Liên minh Balkan:
 Bulgaria
 Serbia
 Hy Lạp
 Montenegro
Chỉ huy và lãnh đạo
Đế quốc Ottoman Nazim Pasha,
Đế quốc Ottoman Zeki Pasha,
Đế quốc Ottoman Esad Pasha Đầu hàng,
Đế quốc Ottoman Abdullah Pasha,
Đế quốc Ottoman Ali Rizah Pasha,
Đế quốc Ottoman Hasan Tahsin Pasha Đầu hàng
Vương quốc Bulgaria Mihail Savov
Vương quốc Bulgaria Ivan Fichev,
Vương quốc Bulgaria Vasil Kutinchev,
Vương quốc Bulgaria Nikola Ivanov,
Vương quốc Bulgaria Radko Dimitriev,
Vương quốc Bulgaria Georgi Todorov
Vương quốc Serbia Radomir Putnik,
Vương quốc Serbia Petar Bojović,
Vương quốc Serbia Stepa Stepanović,
Vương quốc Serbia Božidar Janković
Vương quốc Hy Lạp Crown Prince Constantine,
Vương quốc Hy Lạp Panagiotis Danglis,
Vương quốc Hy Lạp Pavlos Kountouriotis
Vương quốc Montenegro King Nicholas I,
Vương quốc Montenegro Prince Danilo Petrović,
Vương quốc Montenegro Mitar Martinović,
Vương quốc Montenegro Janko Vukotić
Lực lượng
336.742 binh lính (thời gian đầu)[1] Bulgary 350.000+,[2]
Serbia 230.000 người,[3]
Hy Lạp 125.000 người,[4]
Montenegro 44.500 người[5]
Tổng: 749.500+
Thương vong và tổn thất

[6]
Đế quốc Ottoman Đế quốc Ottoman:
50.000 người chết
100.000 bị thương
115.000 người bị bắt làm tù binh
75.000 người chết vì bệnh

Tổng: 340.000 người chết, bị thương hoặc trở thành tù binh


Vương quốc Bulgaria Bulgaria:[7]
8.840 người chết
4.926 người mất tích
36.877 bị thương
10.995 người chết vì bệnh

Vương quốc Hy Lạp Hy Lạp:[8]
2,373 chết trong chiến trường
9,295 bị thương
580 frostbitten
1,558 chết vì bệnh dịch

Vương quốc Serbia Serbia:
5,000 chết
18,000 bị thương[9]
Không rõ số người chết vì dịch bệnh

Vương quốc Montenegro Montenegro:[6]
2,836 chết vì dịch bệnh
6,602 wounded

Tổng: tối thiểu 108.000 người chết và bị thương

Chiến tranh Balkan lần thứ nhất (8 tháng 10 năm 1912 – 30 tháng 3 năm 1913) là cuộc chiến giữa Liên minh Balkan (bao gồm Serbia, Hy Lạp, MontenegroBulgaria) và Đế quốc Ottoman. Liên quân các nước vùng Balkan vượt trội so với quân đội Ottoman vốn thua thiệt về quân số cũng như chiến lược, do đó đã giành chiến thắng nhanh chóng.

Chiến thắng của Liên minh Balkan đã đánh dấu kết thúc cho năm thế kỷ thống trị của Đế quốc Ottoman ở bán đảo Balkan. Ottoman mất tất cả những lãnh thổ của họ ở châu Âu, trừ dải đất nhỏ ven bờ bắc biển MarmaraConstantinople. Phần lớn Tharce và Đông Macedonia sáp nhập vào lãnh thổ của Bulgaria. Serbia chinh phục Kosovo, các khu vực tây bắc của Macedonia. Hy Lạp chiếm Eripus, các đảo trong biển Aegean và tây nam Macedonia ở Thessaloniki và sau Hiệp ước London được ký kết đã dẫn tới việc thành lập một nhà nước Albania độc lập. Tuy nhiên, những tranh chấp về việc phân chia vùng Macedonia đã dẫn tới sự rạn nứt trong hàng ngũ phe liên minh, và cuộc chiến tranh Balkan lần thứ hai đã bùng nổ chỉ sau đó vài tháng.

Nguyên nhân cuộc chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Theo cuộc khảo sát Carnegie, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bùng nổ cuộc chiến tranh Balkan lần thứ nhất là:

  • Sự suy sụp cả về chính trị lẫn quân sự của Đế quốc Ottoman.
  • Việc người Cơ Đốc Giáo bị đàn áp ở các lãnh thổ châu Âu của Đế quốc Ottoman.
  • Sự thất bại trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Macedonia và Adrianople.
  • Mâu thuẫn giữa các cường quốc châu Âu đã không cho phép tiến hành cải cách thể chế ở cả hai khu vực.
  • Liên minh giữa các nước Cơ Đốc Giáo vùng Balkan nhằm tiến tới một quốc gia thống nhất và mở rộng lãnh thổ sang các khu vực mà Đế quốc Ottoman đang chiếm đóng.

Hiệp ước Berlin ký kết ngày 1 tháng 7 năm 1878, đã khôi phục lại nhà nước Bulgaria và nền độc lập cho Serbia và Montenegro, hai vùng rộng lớn thuộc Đế quốc Ottoman. Những vùng đất này nhanh chóng trở thành mục tiêu tranh giành giữa các quốc gia vùng Balkan với nhau. Điều 23 và 62 của Hiệp ước quy định Đế quốc Ottoman phải đối xử bình đẳng với các công dân của mình ở châu Âu, cho dù họ là người thuộc kỳ một tôn giáo nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, những yêu cầu này đã không được Đế quốc Ottoman thực hiện. Dưới chế độ độc tài của Sultan Abdul Hamid II, hiến pháp năm 1878 bị bãi bỏ và chỉ chịu nhượng bộ cho những dân tộc không phải người Thổ một số quyền lợi về giáo dục và tôn giáo.

Nguyên nhân Đế quốc Ottoman thất bại[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của Đế quốc Ottoman vào mùa thu năm 1912 là quyết định phản ứng lại sự tuyên chiến của Liên minh Balkan vào ngày 15/10/1912 bằng cách tuyên bố chiến tranh khi mà lệnh tổng động viên đưa ra vào ngày 1/10/1912 mới chỉ được hoàn thành một phần. KHi tuyên chiến, có khoảng 580,000 lính Ottoman đối mặt với 912,000 lính từ Liên minh Balkan. Đường đi xấu cùng hệ thống đường ray thưa thớt đã khiến lệnh tổng động viên bị chậm tiến độ. Bên cạnh đó, các chỉ huy mới chỉ được bổ nhiệm vào ngày 1/10/1912 và chưa quen với đơn vị của họ. Theo nhà sử học người Thổ Nhĩ Kì Handan Nezir Akmeșe thì khi Liên minh Balkan gửi tối hậu thư tháng 10 năm 1912, phía Đế quốc dã có thể kéo dài thời gian hoàn thành lệnh tổng động viên thông qua con đường ngoại giao thay vì tuyên chiến ngay lập tức.

Bộ trưởng Chiến tranh Nazim Pasha và bộ trưởng Hải quân Mahmund Muhtar Pasha đã vẽ ra một bức tranh quá lạc quan về sự sẵn sàng cho chiến tranh của Đế quốc Ottoman với Nội các tháng 10 năm 1912 và khuyên rằng lực lượng người Thổ nên bắt đầu tấn công ngay khi tình trạng chiến tranh bùng phát. Ngược lại, nhiều chỉ huy quân đội chủ trương phòng thủ khi chiến tranh bắt đầu, cho rằng lệnh tổng động viên chưa hoàn chỉnh cùng với các vấn đề hậu cần nghiêm trọng sẽ khiến việc tấn công là bất khả thi. Một vài lí do khác cho sự thất bại của người Thổ:

1.Dưới chế độ cai trị tàn bạo và sự hoang tưởng của Sultan Abdulhamid II, quân đội Ottoman bị cấm tiến hành các hành động tập trận hay diễn tập bởi lo sợ rằng đây có thể là vỏ bọc của một cuộc đảo chính (Coup d'état). Bốn năm sau sự kiện Cách mạng Young Turk năm 1908, không có đủ thời gian để quân đội Ottoman học cách tiến hành các cuộc diễn tập quy mô lớn. Các cuộc tập trận năm 1909 và 1910 đã cho thấy các sĩ quan người Thổ không thể di chuyển một cách có hiệu quả các lực lượng lớn như sư đoàn hay quân đoàn, một khuyết điểm mà tướng Baron Colmar von der Goltz đã phát biểu rằng cần ít nhất 5 năm luyện tập để giải quyết sau khi theo dõi cuộc tập trận năm 1909.

2.Quân đội Ottoman bị chia thành hai phần: lực lượng Nizamiye là những người bị bắt đi lính trong 5 năm và lực lượng Redif là những người lính dự bị đã phục vụ 7 năm.Việc huấn luyện của Redif đã bị bỏ dở trong hàng thập kỉ và 50,000 lính Redif tại Balkan năm 1912 đã được huấn luyện hoàn toàn thô sơ. Một sĩ quan người Đức phục vụ quân đội Ottoman, thiếu tá Otto von Lossow đã phàn nàn rằng một vài người trong lực lượng Redif không biết điều khiển hoặc bắn súng trường.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Erickson (2003), p. 52
  2. ^ Hall (2000), p. 16
  3. ^ Hall (2000), p. 18
  4. ^ Erickson (2003), p. 70
  5. ^ Erickson (2003), p. 69
  6. ^ a b Erickson (2003), p. 329
  7. ^ http://www.bulgarianartillery.it/Bulgarian%20Artillery%201/T_OOB/Troops%20losses_1912-13.htm
  8. ^ Hellenic Army General staff: A concise history of the Balkan Wars, page 287, 1998.
  9. ^ Βιβλίο εργασίας 3, Οι Βαλκανικοί Πόλεμοι, ΒΑΛΕΡΙ ΚΟΛΕΦ and ΧΡΙΣΤΙΝΑ ΚΟΥΛΟΥΡΗ, translation by ΙΟΥΛΙΑ ΠΕΝΤΑΖΟΥ, CDRSEE, Thessaloniki 2005, page 120,(Greek). Truy cập from http://www.cdsee.org Lưu trữ 2015-06-27 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Erickson, Edward J. (2003). Defeat in Detail: The Ottoman Army in the Balkans, 1912–1913. Greenwood Publishing Group. ISBN 0-275-97888-5.
  • Fotakis, Zisis (2005). Greek naval strategy and policy, 1910–1919. Routledge. ISBN 978-0-415-35014-3.
  • Hall, Richard C. (2000). The Balkan Wars, 1912–1913: Prelude to the First World War. Routledge. ISBN 0-415-22946-4.
  • Langensiepen, Bernd; Güleryüz, Ahmet (1995). The Ottoman Steam Navy, 1828–1923. Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-610-8.
  • Schurman, Jacob Gould (2004). The Balkan Wars, 1912 to 1913. Kessinger Publishing. ISBN 1-4191-5345-5.
  • Seton-Watson, R. W. (2009) [1917]. The Rise of Nationality in the Balkans. BiblioBazaar. ISBN 978-1-113-88264-6.
  • Uyar, Mesut; Erickson, Edward (2009). A Military History of the Ottomans: From Osman to Atatürk. ISBN 978-0-275-98876-0.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Balkan_l%E1%BA%A7n_th%E1%BB%A9_nh%E1%BA%A5t