Wiki - KEONHACAI COPA

Chiến dịch Voronezh (1942)

Chiến dịch Voronezh (1942)
Một phần của Chiến dịch Blau trong
Chiến tranh thế giới thứ hai

Mặt trận Xô-Đức vào thời điểm diễn ra chiến dịch Voronezh (1942).
Thời gian23 tháng 6 - 6 tháng 7 năm 1942
Địa điểm
Kết quả Chiến thắng quyết định của quân đội phe Trục
Tham chiến
 Đức
Hungary Phát xít Hungary
 Liên Xô
Chỉ huy và lãnh đạo
Đức Quốc xã Hermann Hoth
Hungary Gusztáv Vitéz Jány
Liên Xô A. M. Vasilievsky
Liên Xô F. I. Golikov
Lực lượng
Đầu chiến dịch:
68 sư đoàn Đức в ГА «ЮГ»
Tập đoàn quân Hungary số 2: 9 легких, 1 танковая, 3 охранных дивизий, cùng với một số đơn vị Ý và Rumani, tổng cộng 26 sư đoàn[1]
Tổng cộng 1,3 triệu quân và 1495 xe tăng[2]
Đầu chiến dịch:
74 sư đoàn
6 танковых корпусов
37 бригад
6 УР
Tổng cộng 1,3 triệu quân
Tăng cường thêm vào chiến dịch
4 quân đoàn xe tăng
20 sư đoàn[3]
Thương vong và tổn thất
Thiệt hại của quân Đức:70.600 người
(в ГА «А» и «Б»)[2]
Thiệt hại của quân chư hầu:
không rõ
568.347 thương vong, trong đó có 370.522 chết và mất tích;
488,6 тыс. шт. стрелк. оружия;
2436 xe tăng và pháo tự hành; 1371 pháo cối; 783 máy bay[3]

Chiến dịch Voronezh là một trận đánh xảy ra từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 6 tháng 7 năm 1942, trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại vị trí gần Voronezh, một thành phố có tầm quan trọng chiến lược nằm trên bờ sông Đông cách thủ đô Moskva 450 cây số về phía Nam.

Voronezh được bảo vệ bởi Tập đoàn quân 40 như một phần của Chiến dịch phòng thủ Valuyki-Rossosh (28 tháng 6 - 24 tháng 7 năm 1942) của Phương diện quân Tây Nam (Tư lệnh: Nikolai Fyodorovich Vatutin - một điều thú vị chính là Voronezh là nguyên quán của Vatutin).

Lực lượng phát xít Đức tham gia trận đánh bao gồm các đơn vị của Tập đoàn quân thiết giáp số 4 (Tư lệnh: Đại tướng Hermann Hoth) của Cụm Tập đoàn quân Nam.

Tướng Hermann Hoth, dưới chỉ thị nghiêm khắc là tránh né tất cả các trận đánh đẫm máu trên đường phố nếu không cần thiết, hạ lệnh cho các đơn vị thiết giáp của Tập đoàn quân Thiết giáp số 4 đánh chiếm một phần Voronezh vào ngày 6 tháng 7 bằng việc chiếm giữ phần ngoại ô phía bên bờ Tây của dòng sông. Tuy nhiên Tập đoàn quân thiết giáp số 4 đã vấp phản một đợt phản kích của Hồng quân Xô Viết. Sau đó Tập đoàn quân số 6 hành tiến theo hướng của Tập đoàn quân số 4, và khi Voronezh đã bị chiếm thì Tập đoàn quân số 4 tiến theo hướng Đông Nam đến hữu ngạn sông Đông với mục tiêu là Stalingrad theo kế hoạch của Chiến dịch Blau.[4] Phải mất đến hai ngày các sư đoàn bộ binh Đức của Cụm Tập đoàn quân Nam mới đến được Voronezh và làm nhiệm vụ phòng thủ thành phố thay cho các lực lượng thiết giáp Đức. Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ đó - cùng với nhũng khoảng thời gian kéo dài khác của chiến dịch - đã giúp Hống quân Liên Xô có thời gian tăng cường hệ thống phòng thủi tại Stalingrad trước khi Tập đoàn quân thiết giáp số 4 đến được nơi này.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Дёрр Г. Поход на Сталинград. Оперативный обзор — Воениздат, 1957.
  2. ^ a b Мюллер-Гиллебранд Б. Сухопутная армия Германии 1933—1945 гг. Издательство «Изографус» Москва, 2002. С.350
  3. ^ a b “Гриф секретности снят: Потери Вооруженных Сил СССР в войнах, боевых действиях и военных конфликтах: Стат. исслед./ Г. Ф. Кривошеев, В. М. Андроников, П. Д. Буриков. — Воениздат, 1993”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2010.
  4. ^ Fuller, J.F.C. A Military History of the World: Vol III, trang 522 ISBN 0-306-80306-2
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_Voronezh_(1942)