Wiki - KEONHACAI COPA

Chiến dịch đả hổ diệt ruồi

Một chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có được bắt đầu sau khi kết thúc Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2012.

Công tác chống tham nhũng tại Đại hội toàn quốc lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (tiếng Hoa: 中共十八大以来的反腐败工作; Trung Cộng thập bát đại dĩ lai đích phản hủ bại công tác), còn gọi là Tập Cận Bình chống tham nhũng (习近平反腐, Tập Cận Bình phản hủ) hay Tập - Vương chống tham nhũng (习王反腐, Tập Vương phản hủ) là một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng bắt đầu tại Trung Quốc sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 của Trung Quốc năm 2012 kết thúc. Chiến dịch nằm này dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, là nỗ lực có tổ chức chống phá tham nhũng lớn nhất trong lịch sử chế độ cộng sản ở Trung Quốc. Chiến dịch này còn được mệnh danh là chiến dịch đả hổ diệt ruồi, bắt nguồn từ phát biểu của ông Tập tại kỳ họp thứ 2 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18, khi đề xuất công tác chống tham nhũng phải đánh cả "hổ" (tham nhũng lớn) lẫn "ruồi" (tham nhũng nhỏ) (‘老虎’‘苍蝇’一起打; Lão hổ, thương dăng, nhất khởi đả).

Khi nhậm chức, ông Bình thề sẽ trấn áp "hổ" và "ruồi", điều đó có nghĩa, là các quan chức cấp cao và công chức địa phương đều được xem như nhau. Hầu hết các quan chức bị điều tra đã bị bãi miễn công vụ và phải đối mặt với cáo buộc hối lộ và lạm dụng quyền lực, mặc dù phạm vi lạm dụng rất khác nhau. Vào năm 2016, chiến dịch đã xử hơn 120 quan chức cấp cao, bao gồm khoảng một chục quan chức quân đội cao cấp, một số giám đốc điều hành cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước, và năm nhà lãnh đạo quốc gia[1][2]. Hơn 100.000 người đã bị kết án về tham nhũng.[3] Chiến dịch này là một phần của một nỗ lực rộng lớn hơn để dọn sạch các hành động phi pháp trong nội bộ đảng và gia tăng sự đoàn kết của đảng. Nó đã trở thành một nét đặc trưng của thương hiệu chính trị Tập Cận Bình.

Được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Bí thư ủy ban này Vương Kỳ Sơn cùng với các cơ quan quân đội và tư pháp tương ứng, chiến dịch này đáng chú ý là liên quan đến cả các nhà lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo cấp quốc gia, bao gồm cả cựu thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (PSC) Chu Vĩnh Khang và các cựu lãnh đạo quân sự Từ Tài HậuQuách Bá Hùng. Các cuộc điều tra như vậy đã phá vỡ quy tắc bất thành văn "miễn tử kim bài" cho các thành viên thường vụ (tiếng Trung: 刑不上常委, hình bất thượng thường ủy) vốn đã là tiêu chuẩn kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hoá.[4]

Trước đó[sửa | sửa mã nguồn]

Các chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc được tiến hành thường xuyên trong nhiều thập kỷ. Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, cuộc chiến chống tham nhũng của đảng viên đã được tăng cường từ năm 2006 trở đi. Đến năm 2012, chỉ có một vài cán bộ cấp cao riêng lẻ ở cấp tỉnh hoặc cấp bộ, như Trần Lương Vũ hoặc Trịnh Tiêu Du, đã bị kết án tử hình hoặc bị bỏ tù và bị loại khỏi ĐCSTQ. Một bước ngoặt trong cuộc chiến chống tham nhũng là việc bắt giữ Bạc Hy Lai, một thành viên của Bộ Chính trị và bí thư chi bộ đảng Trùng Khánh, vào tháng 3 năm 2012. Ông bị trục xuất khỏi đảng vào tháng 9 năm 2012 ngay trước khi bắt đầu Đại hội Đảng lần thứ 18 của ĐCSTQ hối lộ, biển thủ và lạm dụng quyền lực công cộng bị kết án tù chung thân.

Các biện pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Tập Cận Bình đã nói trong một bài phát biểu được xem như là một kế hoạch cho chiến dịch, quyền lực nên được giới hạn trong lồng bằng các quy luật. Ông giải thích sự cần thiết của nó, để cho các cán bộ và các quan chức không dám, không thể và không muốn tham nhũng.[5]

Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình được thực hiện từ cuối năm 2012, bao gồm một loạt các biện pháp:

  • Điều tra và áp dụng các biện pháp kỷ luật (bao gồm cả việc loại trừ khỏi ĐCSTQ) đối với các thành phần tham nhũng. Các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ có thể phải chịu trách nhiệm về việc bỏ bê chống tham nhũng trong các đơn vị trực thuộc hoặc các tập đoàn của họ.
  • Xác định và theo đuổi các quy tắc về kỷ luật của đảng và cấm "hình thành băng đảng chính trị", bất kể có sự nghi ngờ tham nhũng hay không. Từ năm 2015 các biện pháp này đã được theo đuổi bởi Ủy ban Kỷ luật Trung ương.
  • Chuyển giao trong trường hợp nghi ngờ vi phạm các tội phạm theo luật Trung Quốc sang cơ quan điều tra và tư pháp của nhà nước.
  • Truy nã những người trốn ra nước ngoài bằng các lệnh bắt giữ quốc tế (Operation Sky Net) [6].

Trong chiến dịch chống tham nhũng từ năm 2013, các cơ quan thi hành luật pháp nhà nước cũng được tăng cường để chống lại tham nhũng từ các công ty nước ngoài. Ngoài việc hối lộ cổ điển của các nhân viên chức năng, cũng có những hạn chế cạnh tranh không thể chấp nhận được.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Can Xi Jinping's Anti Corruption Campaign Succeed?”. ChinaPowerCSIS.
  2. ^ “第99"虎"落马警示了啥?”. ngày 21 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
  3. ^ “Robber barons, beware”. The Economist. ngày 24 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ Ma, Haoliang. “Which PSC members are no longer called "Comrades"?”. Ta Kung Pao.
  5. ^ Anti-graft drive makes officials dare not, cannot and not want to be corrupt Lưu trữ 2016-10-30 tại Wayback Machine in: Global Times, 28. Oktober 2016, S.17
  6. ^ Mimi Lau (23 tháng 4 năm 2015). “China's graft-busters release list of 100 wanted fugitives in Operation Sky Net”. South China Morning Post. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2016.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_%C4%91%E1%BA%A3_h%E1%BB%95_di%E1%BB%87t_ru%E1%BB%93i