Wiki - KEONHACAI COPA

Chữ tượng hình Ai Cập

Chữ tượng hình Ai Cập
Chữ tượng hình trong lăng mộ vua Seti I (KV17), thế kỉ 13 trước Công nguyên
Thể loại có thể được sử dụng làm một abjad
Thời kỳ
kh. 3200 TCN[1][2][3] – 400 CN[4]
Hướng viếtPhải sang trái, trái sang phải Sửa đổi tại Wikidata
Các ngôn ngữTiếng Ai Cập
Hệ chữ viết liên quan
Nguồn gốc
(Tiền chữ viết)
  • Chữ tượng hình Ai Cập
Hậu duệ
Chữ Proto-Sinai
Chữ thầy tu
ISO 15924
ISO 15924Egyp,050 Sửa đổi tại Wikidata
Unicode
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.

Chữ tượng hình Ai Cập (tiếng Anh: Egyptian hieroglyphs; từ tiếng Hy Lạp cổ đại ἱερογλύφος có nghĩa là "các chữ cái linh thiêng được chạm khắc", cũng viết là τὰ ἱερογλυφικά γράμματα) là hệ chữ viết chính thức được người Ai Cập cổ đại sử dụng, kết hợp các yếu tố logic, âm tiết và chữ cái, tổng số khoảng 1.000 ký tự riêng biệt. Chữ tượng hình bằng chữ thảo (Cursive hieroglyphs) được sử dụng cho văn bản tôn giáo viết trên giấy cói và gỗ. Chữ thầy tu (hieratic) và chữ bình dân (demotic) có nguồn gốc từ chữ viết tượng hình, cũng như chữ Proto-Sinai sau này phát triển thành bảng chữ cái Phoenicia.[5] Thông qua những hệ thống con chính của bảng chữ cái Phoenicia (hệ thống chữ viết Hy Lạp và Aramaic), chữ viết tượng hình Ai Cập là tổ tiên của phần lớn các chữ viết được sử dụng hiện đại, nổi bật nhất là chữ Latinhchữ Kirin (thông qua tiếng Hy Lạp), chữ viết Ả Rập và có thể cả chữ Brahmic (thông qua tiếng Aramaic).

Việc sử dụng chữ viết tượng hình bắt nguồn từ các hệ thống ký hiệu Proto-writing trong Thời đại đồ đồng, khoảng thế kỷ 32 trước Công nguyên (Naqada III), [2] với câu đầu tiên có thể giải mã được viết bằng tiếng Ai Cập có niên đại vào Vương triều thứ hai (thế kỷ 28 trước Công nguyên). Chữ tượng hình Ai Cập đã phát triển thành một hệ thống chữ viết thuần thục được sử dụng cho các bản khắc tượng đài bằng ngôn ngữ cổ điển thời kỳ Trung Vương quốc; trong thời kỳ này, hệ thống đã sử dụng khoảng 900 kí hiệu riêng biệt. Việc sử dụng hệ thống chữ viết này tiếp tục qua thời kì Tân Vương quốc Ai CậpThời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập cổ đại, và tiếp tục đến Vương triều thứ Hai Mươi Bảy của Ai Cập và thời kì Vương quốc Ptolemy. Những bằng chứng cuối của việc sử dụng chữ tượng hình được tìm thấy nhiều vào thời kỳ Ai Cập thuộc La Mã, kéo dài đến thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên.

Với sự đóng cửa cuối cùng của các ngôi đền Pagan giáo vào thế kỷ thứ 5, kiến ​​thức về chữ viết tượng hình đã thất truyền. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chữ viết vẫn chưa được giải mã trong suốt thời Trung Cổ và đầu thời kỳ cận đại. Việc giải mã chữ viết tượng hình cuối cùng đã được hoàn thành vào những năm 1820 bởi Jean-François Champollion, với sự trợ giúp của Phiến đá Rosetta.[6]

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ hieroglyph (Chữ tượng hình - trong tiếng Anh) xuất xứ từ tính từ tiếng Hy Lạp ἱερογλυφικά (hieroglyphiká), một từ ghép của ἱερός (hierós 'thần thánh') và γλύφω (glýphō 'khắc'; xem chạm khắc). Chính các hình chạm được gọi là τὰ ἱερογλυφικὰ γράμματα (tà hieroglyphiká grámmata, 'những chữ khắc thần thánh'). Từ hieroglyph đã trở thành một danh từ trong tiếng Anh, chỉ một chữ khắc riêng biệt. Tuy "hieroglyphics" thường được sử dụng nhiều hơn, các nhà Ai Cập học lại không ưa chuộng nó.

Lịch sử và quá trình phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ tượng hình xuất hiện từ các truyền thống nghệ thuật tiền văn tự Ai Cập. Ví dụ, các biểu tượng trên đồ gốm Gerzean từ khoảng 4000 năm trước Công Nguyên giống với chữ tượng hình. Trong nhiều năm văn tự chữ tượng hình sớm nhất là tấm bảng đá Narmer, được tìm thấy trong những cuộc khai quật tại Hierakonpolis (Kawm al-Ahmar hiện đại) trong thập niên 1890, đã được xác định niên đại khoảng 3200 năm trước Công Nguyên. Tuy nhiên, vào năm 1998 một đội khảo cổ Đức dưới sự lãnh đạo của Günter Dreyer tiến hành khai quật ở Abydos (Umm el-Qa'ab hiện đại) đã khám phá ra hầm mộ U-j của một nhà cai trị thời Tiền triều đại, và thu được ba trăm miếng đất sét có những hình tiền chữ tượng hình, có niên đại ở thời kỳ Naqada IIIA thế kỷ thứ XXXIII trước Công Nguyên.[7][8] Câu đầy đủ đầu tiên được viết bằng chữ tượng hình cho tới hiện tại được tìm thấy trên một dấu niêm phong chìm ở hầm mộ của Seth-Peribsen tại Umm el-Qa'ab, có niên đại từ Vương triều thứ hai. Ở thời kỳ cổ vương quốc, Trung vương quốcTân vương quốc, có khoảng 800 bản chữ tượng hình. Ở thời Hy Lạp-La Mã, họ đã tính được hơn 5,000 bản.[9]

Nói chung các học giả tin rằng chữ tượng hình Ai Cập "bắt đầu tồn tại một thời gian ngắn sau ký tự Sumer, và... có thể [từng]... được phát minh dưới sự ảnh hưởng của ký tự này..." [10] Ví dụ, đã có lời nói rằng "có lẽ ý tưởng chung của các từ thể hiện của một ngôn ngữ viết đã được đưa tới Ai Cập từ Mesopotamia Sumer." [11] [12] Mặt khác, cũng có người cho rằng "bằng chứng về sự ảnh hưởng trực tiếp như vậy vẫn còn chưa rõ" và rằng "một cuộc lý lẽ đáng tin cậy cũng có thể được tiến hành cho sự phát triển độc lập của chữ viết tại Ai Cập..." [13] Given the lack of direct evidence, "no definitive determination has been made as to the origin of hieroglyphics in ancient Egypt." [14]

Chữ tượng hình gồm ba kiểu nét khắc: nét khắc ngữ âm, gồm những chữ phụ âm riêng có thể hoạt động như một chữ cái; dấu tốc ký, thể hiện các hình vị; và các từ hạn định, làm hẹp nghĩa của một dấu tốc ký hay các từ ngữ âm.

Chữ tượng hình của một bia mộ Ai Cập

Khi chữ viết phát triển và trở nên rộng rãi trong dân cư Ai Cập, các hình thức nét khắc đơn giản đã phát triển, dẫn tới các chữ viết thầy tu (thầy tế) và bình dân (dân cư). Các biến thể đó cũng thích hợp hơn chữ tượng hình khi sử dụng trên giấy cói. Tuy nhiên, chữ viết tượng hình không biến mất, mà tồn tại bên cạnh các hình thức khác, đặc biệt tại các đền đài và ở hình thức chữ viết chính thức khácc. Đá Rosetta có các văn bản song song bằng chữ tượng hình và chữ bình dân.

Chữ tượng hình tiếp tục được sử dụng trong thời cai trị Ba Tư (gián đoạn ở thế kỷ thứ VI và thế kỷ thứ V trước Công Nguyên), và sau khi Alexander chinh phục Ai Cập, trong thời Macedonia tiếp sau và các thời kỳ La Mã. Có lẽ chất lượng sai lạc của các lời chú giải của các nhà văn Hy Lạp và La Mã về chữ tượng hình đã xảy ra, ít nhất trong quá khứ, như một sự đối phó với sự thay đổi tình hình chính trị. Một số người tin rằng chữ tượng hình có thể đã hoạt động như một cách phân biệt 'người Ai Cập thực sự' với những kẻ chinh phục nước ngoài. Một lý do khác có thể là sự từ chối tiếp nhận một nền văn hóa nước ngoài nói chung có đặc trưng ở những sự tiếp cận Hy Lạp-La Mã tới văn hóa Ai Cập. Biết rằng chữ tượng hình là hình thức viết thần thánh, các học giả Hy Lạp-La Mã đã tưởng tượng ra hệ thống phức tạp nhưng có lý như một hệ thống biểu tượng, thậm chí là ma thuật để chuyển tải các kiến thức bí mật và bí ẩn.

Tới thế kỷ thứ IV, ít người Ai Cập có khả năng đọc chữ tượng hình, và sự bí ẩn của các chữ tượng hình biểu tượng lên tới đỉnh điểm. Việc sử dụng chữ tượng hình tại các đền đài đã chấm dứt sau khi tất cả các đền không thuộc Thiên Chúa giáo bị đóng cửa năm 391 Công Nguyên theo lệnh của vị Hoàng đế La Mã Theodosius I; đoạn văn cuối cùng được biết là từ Philae, được gọi là Bản khắc Esmet-Akhom, từ năm 396.[15]

Sự giải mã chữ tượng hình[sửa | sửa mã nguồn]

Ở thế kỷ thứ V Hieroglyphica của Horapollo xuất hiện, giải mã không chính xác tới 200 chữ khắc. Phần lớn thông tin đều sai, tác phẩm này càng khiến việc giải mã chữ tượng hình Ai Cập gặp khó khăn hơn. Tuy giới học giả ban đầu nhấn mạnh nguồn gốc Hy Lạp của tài liệu này, những tác phẩm gần đây đã công nhận những dấu vết của tri thức đích thực, và cho rằng nó là một nỗ lực của giới trí thức Ai Cập nhằm cứu vãn một quá khứ đã không thể khôi phục. Hieroglyphica là nguồn ảnh hưởng lớn tới chủ nghĩa tượng trưng Phục hưng, đặc biệt là emblem book (sách biểu tượng) của Andrea Alciato, và gồm cả Hypnerotomachia Poliphili của Francesco Colonna.

Những nỗ lực đầu tiên được biết đến trong việc giải nghĩa chữ tượng hình Ai Cập đã được các nhà sử học Hồi giáo thực hiện thời Trung cổ Ai Cập trong thế kỷ thứ IX và thế kỷ thứ X. Khi ấy, chữ tượng hình từ lâu đã bị quên lãng tại Ai Cập, và đã được thay thế bởi chữ Copticchữ cái Ả Rập. Dhul-Nun al-MisriIbn Wahshiyya là những nhà sử học đầu tiên ít nhất có thể giải nghĩa một phần những thứ được viết bằng chữ tượng hình Ai Cập cổ,[16] bằng cách liên hệ chúng với ngôn ngữ Coptic thời ấy được các thầy tế Giáo hội Thiên Chúa cổ Ả Rập sử dụng.[17]

Đá Rosetta tại Bảo tàng Anh

Nhiều học giả hiện đại đã tìm cách giải nghĩa các chữ tượng hình trong nhiều thế kỷ, đáng chú ý là Johannes Goropius Becanus ở thế kỷ XVI và Athanasius Kircher ở thế kỷ XVII, nhưng tất cả chúng đều không thành công. Đột phá thực sự trong việc giải nghĩa chữ tượng hình bắt đầu với sự phát hiện Phiến đá Rosetta của quân đội Napoleon năm 1799 (trong thời Napoleon xâm lược Ai Cập). Đầu thập niên 1800 các học giả như Silvestre de Sacy, Johan David ÅkerbladThomas Young đã nghiên cứu các chữ trên hòn đá, và có được một số tiến triển. Cuối cùng, Jean-François Champollion giải nghĩa được hoàn toàn chữ tượng hình Ai Cập trong thập niên 1820:

Đây là một thắng lợi lớn cho ngành Ai Cập học non trẻ.

Chữ tượng hình còn tồn tại đến ngày nay dưới hai hình thức: Trực tiếp, thông qua nửa tá chữ khắc Bình dân được thêm vào bảng chữ cái Hy Lạp khi viết chữ Coptic; và gián tiếp, như cảm hứng cho bảng chữ cái nguyên thủy hầu như là nguồn gốc của mọi bảng chữ cái từng được sử dụng, gồm cả chữ cái La tinh.

Hệ thống chữ viết[sửa | sửa mã nguồn]

Rõ ràng tất cả chữ tượng hình đều ít hay nhiều mang tính biểu tượng: chúng thể hiện các yếu tố thực hay ảo, thỉnh thoảng được cách điệu hoá và đơn giản hoá, nhưng nói chung tất cả chúng đều có thể được xác nhận trong hình thức. Tuy nhiên, cùng một ký hiệu có thể, tuỳ theo ngữ cảnh, được dịch theo các cách khác nhau: như một tín hiệu ngữ âm (đọc Ngữ âm), như một dấu tốc ký, hay như một biểu tượng (semagram; "từ hạn định") (đọc Ngữ nghĩa). Từ hạn định không được đọc như một thành phần ngữ âm, nhưng được làm cho dễ hiểu bằng cách phân biệt từ với các từ phát âm giống khác.

Đọc ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ tượng hình đặc trưng thời kỳ Graeco-Roman

Đa số dấu hiệu tượng hình về bản chất là ngữ âm, có nghĩa dấu hiệu được đọc độc lập với đặc điểm hình của nó (theo nguyên tắc rebus (câu đố bằng hình vẽ) theo đó, ví dụ, hình một con mắt có thể thay cho các từ eye (mắt) và I (tôi) [đại từ ngôi thứ nhất]) trong tiếng Anh. Tín hiệu ngữ âm được hình thành, hoặc với một phụ âm (các dấu hiệu được gọi là mono- hay các dấu hiệu đơn chữ) hay bởi hai phụ âm (hai chữ) hay bởi ba (ba chữ). Hai mươi bốn dấu hiệu đơn chữ tạo thành cái gọi là bảng chữ cái tượng hình. Chữ viết tượng hình Ai Cập thông thưởng không biểu thị các nguyên âm (không giống chữ hình nêm) và như thế là một sự khác biệt của abjad.

Vì thế, chữ tượng hình biểu thị một con vịt được đọc trong tiếng Ai Cập là sȝ, các phụ âm của từ cho loài vật này. Tuy nhiên, nó cũng có thể sử dụng hình vẽ một con vịt không có quan hệ đến nghĩa để thể hiện các âm vị , độc lập của bất kỳ nguyên âm có thể đi cùng các phụ âm đó, và theo cách này viết các từ: , "son," (con trai) hay khi được bổ sung bởi các dấu hiệu khác chi tiết hơn trong văn bản, , "keep, watch" (giữ, xem); và sȝṯ.w, "Hard ground" (đất cứng). Ví dụ:

G38

con vịt – chữ ;

G38Z1s

 – cùng chữ chỉ được dùng để biểu thị, theo ngữ cảnh, "duck" (vịt) hay, với từ hạn định thích hợp, "son" (con trai), hai từ có cùng phụ âm; nghĩa của dấu dọc nhỏ sẽ được giải thích thêm nữa ở:

z
G38
AA47D54

 – chữ như được sử dụng trong từ sȝw, "keep, watch" (giữ, xem)

Giống như trong chữ viết Ả Rập, không phải tất cả nguyên âm được viết trong chữ tượng hình Ai Cập; có thể tranh luận liệu các nguyên âm có được viết toàn bộ. Có thể, như với chữ Ả Rập, các bán nguyên âm /w//j/ (như W và Y trong tiếng Anh) được coi như các nguyên âm /u//i/. Trong những bản phiên âm hiện đại, một chữ e được thêm vào giữa các phụ âm để giúp đánh vần chúng. Ví dụ, nfr "good" (tốt) thường được viết là nefer. Nó không phản ánh nguyên âm Ai Cập, vốn khó khiểu, mà chỉ đơn giản là cách viết được quy ước hiện tại. Tương tự ȝʾ thường được chuyển tự thành a, như trong Ra.

Các chữ tượng hình được viết từ phải sang trái, từ trái sang phải, hay từ trên xuống dưới, hướng thông thường là từ trái sang phải. Người đọc cần phải xác định hướng của chữ tượng hình để biết thứ tự đọc chính xác. Ví dụ, khi các chữ tượng hình người và động vật quay mặt về phía trái (ví dụ họ nhìn về phía trái), họ phải đọc từ trái sang phải, và ngược lại, ý tưởng là chữ tượng hình quay mặt về nơi bắt đầu dòng chữ.

Giống nhiều hệ thống chữ viết cổ khác, các từ không được chia tách bởi các khoảng trống hay bởi các dấu chấm câu. Tuy nhiên, một số chữ tượng hình rất thường xuất hiện ở cuối các từ nên có thể nó là các từ phân biệt.

Các dấu hiệu đơn chữ[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ tượng hình Ai Cập gồm 24 dấu hiệu đơn (các biểu tượng thay cho các phụ âm đơn, giống các chữ tiếng Anh). Có thể viết toàn bộ các chữ Ai Cập bằng những dấu hiệu này, nhưng người Ai Cập không bao giờ làm như vậy và không bao giờ đơn giản hoá hệ thống chữ viết phức tạp của họ thành một bảng chữ cái thực sự.[19]

Mỗi hình dấu hiệu đơn đều từng có một cách đọc riêng biệt, nhưng nhiều cách đọc đó đã trộn lẫn vào nhau khi Ai Cập Cổ phát triển thành Ai Cập Trung cổ. Ví dụ, hình khắc tấm khăn gấp dường như ban đầu là một âm /s/ và hình khắc cánh cửa đóng là một âm /θ/, nhưng cả hai hình đó đều được đánh vần là /s/ khi âm /θ/ mất đi. Một số dấu hiệu đơn lần đầu xuất hiện trong các văn bản Ai Cập Trung cổ.

Bên cạnh các hình khắc đơn, cũng có các dấu hiệu hai chữba chữ, để thể hiện một dãy riêng biệt của hai hay ba phụ âm trong ngôn ngữ.

Các thành phần ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ viết Ai Cập thường rất rườm rà: trên thực tế, rất thường xuyên một từ có thể đi theo nhiều chữ viết các âm tương tự, để hướng dẫn người đọc. Ví dụ, từ nfr, "beautiful, good, perfect" (đẹp, tốt, hoàn hảo), được viết với một dấu hiệu ba chữ được đọc là nfr:

nfr

Tuy nhiên, rất thường thấy dấu hiệu ba đó được thêm các dấu hiệu đơn cho fr. Vì thế từ có thể được viết là nfr+f+r nhưng đọc đơn giản là nfr. Hai từ chữ cái được thêm vào để làm sáng tỏ cách đánh vần của hình khắc dấu hiệu ba chữ trước đó.

Các chữ dư thừa đi kèm các dấu hiệu hai chữ và ba chữ được gọi là thành phần ngữ âm (hay bổ sung). Chúng có thể được đặt hoặc: phía trước dấu hiệu (hiếm), sau dấu hiệu (như quy định thông thường), hay thậm chí còn đóng khung nó (xuất hiện cả phía trước và phía sau). Những học giả tôn giao Ai Cập cổ luôn tránh để các khoảng trống rộng trong văn bản của mình, và có thể thêm các thành phần ngữ âm hay thỉnh thoảng thậm chí đảo trật tự các dấu hiệu nếu điều này khiến văn bản có vẻ có thẩm mỹ hơn (các học giả thường cho rằng chữ tượng hình có tính nghệ thuật [và thậm chí là tôn giáo], và không đơn giản coi chúng là công cụ thông tin). Nhiều ví dụ về việc sử dụng các thành phần ngữ âm có ở bên dưới đây:

S43dw
mdw +d +w (2 bổ sung được đặt sau dấu hiệu) → nó đọc là mdw, có nghĩa "tongue" (lưỡi);
x
p
xpr
r
iA40
ḫ +p +ḫpr +r +j (4 bổ sung bao quanh dấu hiệu ba chữ của bọ hung/bọ cánh cứng) → nó đọc là ḫpr.j, có nghĩa "Khepri", với hình khắc cuối cùng là từ hạn định cho 'god'(thần).

Đáng chú ý, các thành phần ngữ âm cũng được dùng để cho phép người đọc xác định được các dấu hiệu là từ đồng âm, hay nó không luôn có một cách đọc duy nhất. Ví dụ, biểu tượng "chỗ ngồi" (hay ghế):

Q1
— Nó có thể được đọc st, wsḥtm, theo từ nó hiện diện trong đó. Sự có mặt của các thành phần ngữ âm—và của từ hạn định thích hợp—cho phép người đọc biết cách lựa chọn cách đọc, trong ba cách đọc sau:
  • Cách 1: st
    Q1t
    pr
    st, được viết st+t; chữ cuối cùng là từ hạn định của "the house" (ngôi nhà) hay cái được tìm thấy ở đó, có nghĩa "seat, throne, place" (chỗ ngồi, ngai, địa điểm);

<!—VÍ DỤ Cách 1 -->

Q1t
H8
st (được viết st+t; "egg" (trứng) từ hạn định được sử dụng cho các tên phụ nữ ở một số thời kỳ), có nghĩa "Isis";
  • Cách 2: ws
    Q1
    ir
    A40
    wsjr (được viết ws+jr, với, như một thành phần ngữ âm, "the eye" (con mắt), được đọc jr, theo sau từ hạn định của "god" (thần)), có nghĩa "Osiris";
  • Cách 3: ḥtm
    HQ1m&tE17
    ḥtm.t (được viết ḥ+ḥtm+m+t, với từ hạn định của "Anubis" hay "the jackal" (chó sói)), có nghĩa một loài động vật hoang dã,

<!—VÍ DỤ Cách 3 -->

HQ1tG41
ḥtm (được viết +ḥtm+t, với từ hạn định của chim bay), có nghĩa "biến mất".

Cuối cùng, thỉnh thoảng xảy ra rằng cách đọc các từ có thể thay đổi bởi sự liên quan của nó tới người Ai Cập Cổ đại: trong trường hợp này, không hiếm khi cách viết chấp nhận một sự thoả hiệp trong ký hiệu, hai cách đọc được biểu thị cùng nhau. Ví dụ, tính từ bnj, "sweet" (ngọt) trở thành bnr. Thời Ai Cập Trung cổ, một người có thể viết:

bn
r
iM30
bnrj (viết b+n+r+i, với từ hạn định)

được đọc đủ là bnr, j không được đọc nhưng được giữ lại để giữ sự kết nối trong khi viết với từ cổ (cùng kiểu như các từ tiếng Anh through (xuyên qua), knife (dao), hay victuals (đồ ăn), không còn được đánh vần theo cách chúng được viết nữa.)

Đọc ngữ nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh việc giải thích ngữ âm, các chữ cũng có thể được đọc cho nghĩa của chúng: theo trường hợp này các dấu tốc ký được đọc (hay các biểu tượng) và các semagram (semagram cũng được gọi là từ hạn định).[20]

Dấu tốc ký[sửa | sửa mã nguồn]

Một chữ tượng hình có thể được dùng như một dấu tốc ký xác định chủ thể của cái nó là một hình ảnh. Các dấu tốc ký vì thế thường được dùng như các danh từ thông thường; chúng luôn được đi kèm bởi một dấu dọc câm thể hiện tình trạng của chúng như một dấu tốc ký (việc sử dụng dấu dọc sẽ được giải thích thêm bên dưới); theo lý thuyết, tất cả chữ tượng hình đều có khả năng được dùng như các dấu tốc ký. Các dấu tốc ký có thể được đi kèm bởi các bổ ngữ ngữ âm. Đây là một số ví dụ:

  • ra
    Z1
    , có nghĩa "sun" (mặt trời);
  • pr
    Z1
    pr, có nghĩa "house" (ngôi nhà);
  • swt
    Z1
    swt (sw+t), có nghĩa "reed" (sậy);
  • Dw
    Z1
    ḏw, có nghĩa "mountain" (núi).

Trong một số trường hợp, sự kết nối ngữ nghĩa là gián tiếp (hoán dụ hay ẩn dụ):

  • nTrZ1
    nṯr, có nghĩa "god" (thần); chữ trên thực tế thể hiện một lá cờ của một đền thờ (tiêu chuẩn);
  • G53Z1
    , có nghĩa "" (linh hồn); chữ là sự thể hiện truyền thống của một "bâ" (một con chim với một cái đầu người);
  • G27Z1
    dšr, có nghĩa "flamingo" (chim hồng hạc); tín hiệu ngữ âm tương ứng có nghĩa "red" (đỏ) và con chim được đi kèm bởi hoán dụ với màu sắc này.

Chúng chỉ là một số ví dụ từ gần 5000 biểu tượng chữ tượng hình.

Từ hạn định[sửa | sửa mã nguồn]

Các từ hạn định hay semagram (các dấu hiệu ngữ nghĩa chỉ nghĩa) được đặt ở cuối một từ. Các từ câm này có tác dụng xác định từ nói về cái gì, như các hình homophonic là thông thường. Nếu một trật tự tương tự tồn tại trong tiếng Anh, các từ với cách đọc như nhau sẽ được đi kèm bởi một từ chỉ thị không được đọc nhưng để giới hạn nghĩa: "bình chưng [hoá học]" và "trả miếng [hùng biện]" vì thế sẽ được phân biệt.

Có một số từ hạn định: thần thánh, con người, các phần cơ thể người, động vật, cây cối, vân vân. Một số từ hạn định có một nghĩa gốc và một nghĩa ẩn dụ. Ví dụ, một cuộn giấy cói,
Y1
được dùng để chỉ "books" (sách) nhưng cũng chỉ các ý nghĩ trừu tượng. Từ hạn định của dạng số nhiều là một đường tắt để báo hiệu ba khả năng của từ, có nghĩa là, số nhiều của nó (bởi ngôn ngữ Ai Cập tương tự với một số đôi, thỉnh thoảng được chỉ bởi hai dấu). Chữ đặc biệt này được giải thích bên dưới.

Đây là những ví dụ về việc sử dụng từ hạn định lấy từ cuốn sách Je lis les hiéroglyphes ("Tôi đọc chữ tượng hình") của Jean Capart, thể hiện tầm quan trọng của chúng:

  • nfrwA17Z3
    nfrw (w và ba dấu là các dấu hiệu của số nhiều: [nghĩa đen] "người trẻ đẹp", có nghĩa là, những tân binh trẻ. Từ này có một biểu tượng từ hạn định người trẻ:
    A17
    — là tự hạn định chỉ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • nfrf&r&tB1
    nfr.t (.t ở đây là hậu tố chỉ nữ giới): có nghĩa "người phụ nữ trẻ đến tuối lấy chồng", với
    B1
    là từ hạn định chỉ một phụ nữ;
  • nfrnfrnfrpr
    nfrw (việc viết ba lần chữ thể hiện số nhiều, biến tố kết thúc w): có nghĩa "móng (của một ngôi nhà)", với ngôi nhà như một từ hạn định,
    pr
    ;
  • nfrf
    r
    S28
    nfr: có nghĩa "clothing" (quần áo) với
    S28
    như từ hạn định cho chiều dài của vải;
  • nfrW22
    Z2
    nfr: có nghĩa "wine" (rượu) hay "beer"; với một cái bình
    W22
    là từ hạn định.

Tất cả các từ này có hàm ý tốt hơn: "good, beautiful, perfect" (tốt, đẹp, hoàn hảo). Từ điển rút gọn về tiếng Ai Cập thời kỳ Trung Cổ của Raymond A. Faulkner, đưa ra khoảng hai mươi từ được đọc là nfr hay được hình thành từ từ này.

Các ký hiệu khác[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ô van[sửa | sửa mã nguồn]

Hiếm khi, tên các vị thần được đặt bên trong một hình ô van; hai cái tên cuối cùng của vị vua đang tại vị luôn được đặt bên trong một hình ô van:

<
N5
Z1
iY5
n
A40
>

jmn-rˁ, "Amun-Ra ";

<
q
E23
iV4p
d
r
At
H8
>

qrwjwȝpdrȝ.t, "Cleopatra."

Dấu chèn[sửa | sửa mã nguồn]

Một dấu chèn là một chữ chỉ định sự kết thúc của một quadrant mà mặt khác chưa hoàn thành.

Các kí hiệu kết hợp với nhau[sửa | sửa mã nguồn]

Một số kí hiệu là sự rút ngọn của nhiều kí hiệu khác. Tuy nhiên, các kí hiệu đó có chức năng và sự tồn tại của riêng chúng: ví dụ, một cẳng tay nơi bàn tay giữ một vương trượng được dùng như một từ hạn định cho các từ có nghĩa "to direct, to drive" (hướng dẫn, lái) và các từ phát sinh của chúng.

Nhân đôi[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nhân đôi một ký hiệu chỉ số kép của nó; nhân ba ký hiệu chỉ số nhiều của nó.

Các ký hiệu ngữ pháp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nét dọc biểu thị kí hiệu của một dấu tốc ký;
  • Hai nét dọc là "số nhân đôi" và ba nét dọc là "số nhiều";
  • Ký hiệu trực tiếp của biến tố kết thúc, ví dụ:
W

Đánh vần[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng tiêu chuẩn hoá phép chính tả—"sửa" cách đánh vần—trong tiếng Ai Cập lỏng lẻo hơn rất nhiều so với trong các ngôn ngữ hiện đại. Trên thực tế, có một hay nhiều biến thể cho hầu như mọi từ. Nó:

  • Quá dư thừa;
  • Bỏ sót tự vị, bị bỏ sót hoặc cố ý hoặc vô ý;
  • Thay thế tự vị này với tự vị khác, như không thể phân biệt một "lỗi" từ một "cách đánh vần thay thế";
  • Các lỗi bỏ sót trong các bảng dấu hiệu, nghiêm trọng hơn khi viết bằng khắc chữ: viết thầy tu, nhưng đặc biệt là bình dân, khi sự trình bày các dấu hiệu là cực đoan.

Tuy nhiên, nhiều lỗi đánh vần đó thường là vấn đề niên đại. Việc đánh vần và các tiêu chuẩn khác biệt theo thời gian, nên việc viết một từ thời Vương triều Cũ có thể khác biệt nhiều so với thời Vương triều Mới. Hơn nữa, người Ai Cập đặc biệt hài lòng với việc đưa phép chính tả cũ ("cách đánh vần lịch sử") vào trong những văn bản mới hơn, như trường hợp dùng cách đánh vần của một từ từ năm 1600 trong tiếng Anh vào văn bản viết ngày nay. Các lỗi đánh vần cổ thường thấy nhất thường là do sự hiểu lầm ngày sau về ngữ cảnh riêng biệt của một đoạn văn bản cho trước. Ngày nay, các nhà nghiên cứu chữ tượng hình sử dụng một số hệ mục lục (đáng chú ý là Manuel de CodageGardiner's Sign List) để làm sáng tỏ sự hiện diện của các từ hạn định, các biểu tượng và các dấu hiệu lưỡng nghĩa khác trong việc chuyển nghĩa. Chúng là một loại chữ tượng hình Ai Cập thường được dùng cho các tài liệu tôn giáo viết trên giấy cói, như cuốn Book of the Dead.

Unicode[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng Unicode chữ tượng hình Ai Cập
Official Unicode Consortium code chart: Egyptian Hieroglyphs Version 13.0
 0123456789ABCDEF
U+1300x𓀀𓀁𓀂𓀃𓀄𓀅𓀆𓀇𓀈𓀉𓀊𓀋𓀌𓀍𓀎𓀏
U+1301x𓀐𓀑𓀒𓀓𓀔𓀕𓀖𓀗𓀘𓀙𓀚𓀛𓀜𓀝𓀞𓀟
U+1302x𓀠𓀡𓀢𓀣𓀤𓀥𓀦𓀧𓀨𓀩𓀪𓀫𓀬𓀭𓀮𓀯
U+1303x𓀰𓀱𓀲𓀳𓀴𓀵𓀶𓀷𓀸𓀹𓀺𓀻𓀼𓀽𓀾𓀿
U+1304x𓁀𓁁𓁂𓁃𓁄𓁅𓁆𓁇𓁈𓁉𓁊𓁋𓁌𓁍𓁎𓁏
U+1305x𓁐𓁑𓁒𓁓𓁔𓁕𓁖𓁗𓁘𓁙𓁚𓁛𓁜𓁝𓁞𓁟
U+1306x𓁠𓁡𓁢𓁣𓁤𓁥𓁦𓁧𓁨𓁩𓁪𓁫𓁬𓁭𓁮𓁯
U+1307x𓁰𓁱𓁲𓁳𓁴𓁵𓁶𓁷𓁸𓁹𓁺𓁻𓁼𓁽𓁾𓁿
U+1308x𓂀𓂁𓂂𓂃𓂄𓂅𓂆𓂇𓂈𓂉𓂊𓂋𓂌𓂍𓂎𓂏
U+1309x𓂐𓂑𓂒𓂓𓂔𓂕𓂖𓂗𓂘𓂙𓂚𓂛𓂜𓂝𓂞𓂟
U+130Ax𓂠𓂡𓂢𓂣𓂤𓂥𓂦𓂧𓂨𓂩𓂪𓂫𓂬𓂭𓂮𓂯
U+130Bx𓂰𓂱𓂲𓂳𓂴𓂵𓂶𓂷𓂸𓂹𓂺𓂻𓂼𓂽𓂾𓂿
U+130Cx𓃀𓃁𓃂𓃃𓃄𓃅𓃆𓃇𓃈𓃉𓃊𓃋𓃌𓃍𓃎𓃏
U+130Dx𓃐𓃑𓃒𓃓𓃔𓃕𓃖𓃗𓃘𓃙𓃚𓃛𓃜𓃝𓃞𓃟
U+130Ex𓃠𓃡𓃢𓃣𓃤𓃥𓃦𓃧𓃨𓃩𓃪𓃫𓃬𓃭𓃮𓃯
U+130Fx𓃰𓃱𓃲𓃳𓃴𓃵𓃶𓃷𓃸𓃹𓃺𓃻𓃼𓃽𓃾𓃿
U+1310x𓄀𓄁𓄂𓄃𓄄𓄅𓄆𓄇𓄈𓄉𓄊𓄋𓄌𓄍𓄎𓄏
U+1311x𓄐𓄑𓄒𓄓𓄔𓄕𓄖𓄗𓄘𓄙𓄚𓄛𓄜𓄝𓄞𓄟
U+1312x𓄠𓄡𓄢𓄣𓄤𓄥𓄦𓄧𓄨𓄩𓄪𓄫𓄬𓄭𓄮𓄯
U+1313x𓄰𓄱𓄲𓄳𓄴𓄵𓄶𓄷𓄸𓄹𓄺𓄻𓄼𓄽𓄾𓄿
U+1314x𓅀𓅁𓅂𓅃𓅄𓅅𓅆𓅇𓅈𓅉𓅊𓅋𓅌𓅍𓅎𓅏
U+1315x𓅐𓅑𓅒𓅓𓅔𓅕𓅖𓅗𓅘𓅙𓅚𓅛𓅜𓅝𓅞𓅟
U+1316x𓅠𓅡𓅢𓅣𓅤𓅥𓅦𓅧𓅨𓅩𓅪𓅫𓅬𓅭𓅮𓅯
U+1317x𓅰𓅱𓅲𓅳𓅴𓅵𓅶𓅷𓅸𓅹𓅺𓅻𓅼𓅽𓅾𓅿
U+1318x𓆀𓆁𓆂𓆃𓆄𓆅𓆆𓆇𓆈𓆉𓆊𓆋𓆌𓆍𓆎𓆏
U+1319x𓆐𓆑𓆒𓆓𓆔𓆕𓆖𓆗𓆘𓆙𓆚𓆛𓆜𓆝𓆞𓆟
U+131Ax𓆠𓆡𓆢𓆣𓆤𓆥𓆦𓆧𓆨𓆩𓆪𓆫𓆬𓆭𓆮𓆯
U+131Bx𓆰𓆱𓆲𓆳𓆴𓆵𓆶𓆷𓆸𓆹𓆺𓆻𓆼𓆽𓆾𓆿
U+131Cx𓇀𓇁𓇂𓇃𓇄𓇅𓇆𓇇𓇈𓇉𓇊𓇋𓇌𓇍𓇎𓇏
U+131Dx𓇐𓇑𓇒𓇓𓇔𓇕𓇖𓇗𓇘𓇙𓇚𓇛𓇜𓇝𓇞𓇟
U+131Ex𓇠𓇡𓇢𓇣𓇤𓇥𓇦𓇧𓇨𓇩𓇪𓇫𓇬𓇭𓇮𓇯
U+131Fx𓇰𓇱𓇲𓇳𓇴𓇵𓇶𓇷𓇸𓇹𓇺𓇻𓇼𓇽𓇾𓇿
U+1320x𓈀𓈁𓈂𓈃𓈄𓈅𓈆𓈇𓈈𓈉𓈊𓈋𓈌𓈍𓈎𓈏
U+1321x𓈐𓈑𓈒𓈓𓈔𓈕𓈖𓈗𓈘𓈙𓈚𓈛𓈜𓈝𓈞𓈟
U+1322x𓈠𓈡𓈢𓈣𓈤𓈥𓈦𓈧𓈨𓈩𓈪𓈫𓈬𓈭𓈮𓈯
U+1323x𓈰𓈱𓈲𓈳𓈴𓈵𓈶𓈷𓈸𓈹𓈺𓈻𓈼𓈽𓈾𓈿
U+1324x𓉀𓉁𓉂𓉃𓉄𓉅𓉆𓉇𓉈𓉉𓉊𓉋𓉌𓉍𓉎𓉏
U+1325x𓉐𓉑𓉒𓉓𓉔𓉕𓉖𓉗𓉘𓉙𓉚𓉛𓉜𓉝𓉞𓉟
U+1326x𓉠𓉡𓉢𓉣𓉤𓉥𓉦𓉧𓉨𓉩𓉪𓉫𓉬𓉭𓉮𓉯
U+1327x𓉰𓉱𓉲𓉳𓉴𓉵𓉶𓉷𓉸𓉹𓉺𓉻𓉼𓉽𓉾𓉿
U+1328x𓊀𓊁𓊂𓊃𓊄𓊅𓊆𓊇𓊈𓊉𓊊𓊋𓊌𓊍𓊎𓊏
U+1329x𓊐𓊑𓊒𓊓𓊔𓊕𓊖𓊗𓊘𓊙𓊚𓊛𓊜𓊝𓊞𓊟
U+132Ax𓊠𓊡𓊢𓊣𓊤𓊥𓊦𓊧𓊨𓊩𓊪𓊫𓊬𓊭𓊮𓊯
U+132Bx𓊰𓊱𓊲𓊳𓊴𓊵𓊶𓊷𓊸𓊹𓊺𓊻𓊼𓊽𓊾𓊿
U+132Cx𓋀𓋁𓋂𓋃𓋄𓋅𓋆𓋇𓋈𓋉𓋊𓋋𓋌𓋍𓋎𓋏
U+132Dx𓋐𓋑𓋒𓋓𓋔𓋕𓋖𓋗𓋘𓋙𓋚𓋛𓋜𓋝𓋞𓋟
U+132Ex𓋠𓋡𓋢𓋣𓋤𓋥𓋦𓋧𓋨𓋩𓋪𓋫𓋬𓋭𓋮𓋯
U+132Fx𓋰𓋱𓋲𓋳𓋴𓋵𓋶𓋷𓋸𓋹𓋺𓋻𓋼𓋽𓋾𓋿
U+1330x𓌀𓌁𓌂𓌃𓌄𓌅𓌆𓌇𓌈𓌉𓌊𓌋𓌌𓌍𓌎𓌏
U+1331x𓌐𓌑𓌒𓌓𓌔𓌕𓌖𓌗𓌘𓌙𓌚𓌛𓌜𓌝𓌞𓌟
U+1332x𓌠𓌡𓌢𓌣𓌤𓌥𓌦𓌧𓌨𓌩𓌪𓌫𓌬𓌭𓌮𓌯
U+1333x𓌰𓌱𓌲𓌳𓌴𓌵𓌶𓌷𓌸𓌹𓌺𓌻𓌼𓌽𓌾𓌿
U+1334x𓍀𓍁𓍂𓍃𓍄𓍅𓍆𓍇𓍈𓍉𓍊𓍋𓍌𓍍𓍎𓍏
U+1335x𓍐𓍑𓍒𓍓𓍔𓍕𓍖𓍗𓍘𓍙𓍚𓍛𓍜𓍝𓍞𓍟
U+1336x𓍠𓍡𓍢𓍣𓍤𓍥𓍦𓍧𓍨𓍩𓍪𓍫𓍬𓍭𓍮𓍯
U+1337x𓍰𓍱𓍲𓍳𓍴𓍵𓍶𓍷𓍸𓍹𓍺𓍻𓍼𓍽𓍾𓍿
U+1338x𓎀𓎁𓎂𓎃𓎄𓎅𓎆𓎇𓎈𓎉𓎊𓎋𓎌𓎍𓎎𓎏
U+1339x𓎐𓎑𓎒𓎓𓎔𓎕𓎖𓎗𓎘𓎙𓎚𓎛𓎜𓎝𓎞𓎟
U+133Ax𓎠𓎡𓎢𓎣𓎤𓎥𓎦𓎧𓎨𓎩𓎪𓎫𓎬𓎭𓎮𓎯
U+133Bx𓎰𓎱𓎲𓎳𓎴𓎵𓎶𓎷𓎸𓎹𓎺𓎻𓎼𓎽𓎾𓎿
U+133Cx𓏀𓏁𓏂𓏃𓏄𓏅𓏆𓏇𓏈𓏉𓏊𓏋𓏌𓏍𓏎𓏏
U+133Dx𓏐𓏑𓏒𓏓𓏔𓏕𓏖𓏗𓏘𓏙𓏚𓏛𓏜𓏝𓏞𓏟
U+133Ex𓏠𓏡𓏢𓏣𓏤𓏥𓏦𓏧𓏨𓏩𓏪𓏫𓏬𓏭𓏮𓏯
U+133Fx𓏰𓏱𓏲𓏳𓏴𓏵𓏶𓏷𓏸𓏹𓏺𓏻𓏼𓏽𓏾𓏿
U+1340x𓐀𓐁𓐂𓐃𓐄𓐅𓐆𓐇𓐈𓐉𓐊𓐋𓐌𓐍𓐎𓐏
U+1341x𓐐𓐑𓐒𓐓𓐔𓐕𓐖𓐗𓐘𓐙𓐚𓐛𓐜𓐝𓐞𓐟
U+1342x𓐠𓐡𓐢𓐣𓐤𓐥𓐦𓐧𓐨𓐩𓐪𓐫𓐬𓐭𓐮

Những ví dụ đơn giản[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Hiero/1cartouche

Các nét khắc trong vòng tròn ô van này được dịch thành:

p
t
ol
m
i i s

Ptolmiis

ii được coi là một chữ đơn và được dịch thành i hay y.

Một cách thể hiện khác của chữ tượng hình là được minh họa bởi hai từ Ai Cập được đánh vần pr (thường được đọc như per). Một từ là 'ngôi nhà', và cách biểu hiện tượng hình của nó đơn giản là:

pr
Z1

Tại đây từ tượng hình 'ngôi nhà' làm việc như một dấu tốc ký: nó thể hiện từ với một dấu hiệu đơn. Dấu dọc bên dưới chữ tượng hình là một cách thông thường để biểu thị rằng một nét khắc đang làm việc như một dấu tốc ký.

Một từ khác pr là động từ 'ra ngoài, rời đi'. Khi từ này được viết, chữ tượng hình 'ngôi nhà' được sử dụng như một biểu tượng ngữ âm:

pr
r
D54

Tại đây chữ khắc 'ngôi nhà' thay cho phụ âm pr. Dấu khắc 'miệng' bên dưới nó là một bổ ngữ ngữ âm: nó được đọc như r, nhấn mạnh cách đọc ngữ âm của pr. Chữ tượng hình thứ ba là một hạn định: nó là một ký hiệu cho các động từ chuyển động khiến người đọc có ý tưởng về nghĩa của từ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú và tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "...The Mesopotamians invented writing around 3200 bc without any precedent to guide them, as did the Egyptians, independently as far as we know, at approximately the same time" The Oxford History of Historical Writing. Vol. 1. To AD 600, p. 5
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Mattessich
  3. ^ Allen, James P. (2010). Middle Egyptian: An Introduction to the Language and Culture of Hieroglyphs (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 2. ISBN 978-1139486354.
  4. ^ Allen, James P. (2010). Middle Egyptian: An Introduction to the Language and Culture of Hieroglyphs (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 8. ISBN 978-1139486354.
  5. ^ Michael C. Howard (2012). Transnationalism in Ancient and Medieval Societies. P. 23.
  6. ^ Houston, Stephen; Baines, John; Cooper, Jerrold (tháng 7 năm 2003). “Last Writing: Script Obsolescence in Egypt, Mesopotamia, and Mesoamerica”. Comparative Studies in Society and History. 45 (3). doi:10.1017/s0010417503000227. ISSN 0010-4175.
  7. ^ The origins of writing Lưu trữ 2008-04-19 tại Wayback Machine, Discovery Channel (1998-12-15)
  8. ^ Richard Mattessich (Jun 2002) The oldest writings, and inventory tags of Egypt Lưu trữ 2009-06-24 tại Wayback Machine, The Accounting Historians Journal.
  9. ^ Antoni Loprieno, Ancient Egyptian; A Linguistic Introduction, Cambridge University Press, 1995 p.12
  10. ^ Geoffrey Sampson, Writing Systems: a Linguistic Introduction, Stanford University Press, 1990, p. 78.
  11. ^ Geoffrey W. Bromley, International Standard Bible Encyclopedia, Wm. B. Eerdmans Publishing, 1995, p. 1150.
  12. ^ Iorwerth Eiddon Stephen Edwards, et al., The Cambridge Ancient History (3d ed. 1970) pp. 43-44.
  13. ^ Simson Najovits, Egypt, Trunk of the Tree: A Modern Survey of an Ancient Land, Algora Publishing, 2004, pp. 55-56.
  14. ^ Robert E. & Carolyn Krebs, Groundbreaking Scientific Experiments, Inventions, and Discoveries of the Ancient World, Greenwood Publishing Group, 2003, p. 91
  15. ^ The latest presently known hieroglyphic inscription date: Birthday of Osiris Lưu trữ 2009-03-06 tại Wayback Machine, year 110 [of Diocletian], dated to 24 tháng 8, 396
  16. ^ Dr. Okasha El Daly (2005), Egyptology: The Missing Millennium: Ancient Egypt in Medieval Arabic Writings, UCL Press, ISBN 1-84472-063-2. (cf. Arabic Study of Ancient Egypt, Foundation for Science Technology and Civilisation.)
  17. ^ Dr. Okasha El Daly, Deciphering Egyptian Hieroglyphs in Muslim Heritage Lưu trữ 2008-10-16 tại Wayback Machine, Museum of Science and Industry in Manchester.
  18. ^ Jean-François Champollion,Letter to M. Dacier, 27 tháng 91822
  19. ^ Gardiner, Sir Alan H. (1973). Egyptian Grammar. The Griffith Institute. ISBN 0-900416-35-1.
  20. ^ Antonio Loprieno, Ancient Egyptian, A Linguistic Introduction, Cambridge University Press (1995), p. 13

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_t%C6%B0%E1%BB%A3ng_h%C3%ACnh_Ai_C%E1%BA%ADp