Wiki - KEONHACAI COPA

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ

Bài viết này là một phần của loạt bài về
Chính trị Trung Quốc

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (Tiếng Trung Quốc: 宁夏回族自治区人民政府主席, Bính âm Hán ngữ: Níng Xià Huízú Zìzhìqū Rénmín Zhèngfǔ Zhǔxí, Ninh Hạ Hồi tộc tự trị Khu Nhân dân Chính phủ Chủ tịch) được bầu cử bởi Đại hội Đại biểu Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, lãnh đạo bởi thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cán bộ, công chức lãnh đạo, là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ có cấp bậc Chính Tỉnh - Bộ, hàm Bộ trưởng, thường là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khóa, chức vụ tên gọi khác của Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân. Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị là lãnh đạo thứ hai của Khu tự trị, đứng sau Bí thư Khu ủy. Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ đồng thời là Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.

Trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức vụ Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ có các tên gọi là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Ninh Hạ (1949 - 1954), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Hạ (1955 - 1958), Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1958 - 1968), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1968 - 1979), và quay lại là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1979 đến nay). Tất cả các tên gọi này dù khác nhau nhưng cùng có ý nghĩa là Thủ trưởng Hành chính Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, tức nghĩa tương ứng với Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân.

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ hiện tại là đồng chí Hàm Huy.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Dương Tĩnh Nhân (1908 – 2001), Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Chủ tịch Hồi Ninh Hạ (1960 – 1968).

Ninh Hạ là một tỉnh thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi nước độc lập năm 1949. Từ năm 1954 đến 1958, Ninh Hạ được sáp nhập vào Cam Túc. Vào năm 1958, Ninh Hạ được tách ra và chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ. Quyết định này được đưa ra do người Hồi là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa, và tập trung nhiều ở Ninh Hạ, tuy nhiên người Hồi vẫn chỉ chiếm thiểu số trong dân số Ninh Hạ. Theo số liệu năm 2010, người Hồi chiếm 38% dân số Ninh Hạ, và người Hán chiếm 62%. Hán chiếm Năm 2018, Ninh Hạ là đơn vị hành chính đông thứ ba mươi về số dân, đứng thứ hai mươi chín về kinh tế Trung Quốc với 6,8 triệu dân, tương đương với El Salvador và GDP danh nghĩa đạt 232,7 tỉ NDT (36,9 tỉ USD) tương ứng với Latvia[2]. Ninh Hạ có chỉ số GDP đầu người đứng thứ mười lăm đạt 54.094 NDT (tương ứng 8.175 USD).

Thời kỳ đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 1950 – 1958, Ninh Hạ là một trong những nơi xảy ra Nổi dậy Hồi giáo Quốc dân Đảng, thuộc về Trung Quốc Quốc dân Đảng với lực lượng Hồi giáo Trung Quốc chống lại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong thời gian này, tại Ninh Hạ, các cổ vật của Trung Quốc có niên đại từ triều đại nhà Đườngnhà Tống, một số trong đó thuộc sở hữu của Hoàng đế Tống Chân Tông đã được khai quật và sau đó đến tay Mã Hồng Quỳ, Chủ tịch Chính phủ tỉnh Ninh Hạ (1931 – 1948), từ chối công khai những phát hiện này. Tất cả được mang đến Đài Loan năm 1971 cho Tưởng Giới Thạch, đặt tại Bảo tàng Cố cung Quốc gia.[3]

Từ năm 1949 đến 1954, Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Ninh Hạ gồm Phan Tự Lực (1949 – 1951), Hình Triệu Đường (1951 – 1954), cả hai đều là người Hán. Phan Tự Lực là Lãnh đạo Ninh Hạ đầu tiên, sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, ông đã bị chỉ trích và thanh trừng. Ông qua đời vào ngày 22 tháng 5 năm 1972, tại Trường Cán bộ Ngũ Thất, huyện Hoắc Châu, Sơn Tây.

Phó Chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc Vương Chính VĩThủ tướng Áo thứ 25 Sebastian Kurz gặp gỡ.
Ảnh ngày cưới Phan Tự Lực và vợ Dao Thục Hiền năm 1946, trước khi trở thành Chủ tịch Ninh Hạ, chụp bởi Nhiếp ảnh gia Chiến tranh Sa Phi.

Từ năm 1958 đến năm 1968, cơ quan quản lý hành chính Ninh Hạ có tên là Ủy ban Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, với hai Tỉnh trưởngLưu Các Bình (1958 – 1960) và Dương Tĩnh Nhân (1960 – 1968). Giai đoạn này là thời điểm đầu tiên mà Khu tự trị thành lập, khi cả hai Tỉnh trưởng đều là người Hồi. Lưu Các Bình (1904 – 1992) sau đó là Ủy viên Ủy ban Chính phủ Nhân dân Trung ương Trung Quốc, tương đương với Ủy viên Quốc vụ ngày nay. Còn Dương Tĩnh Nhân (1908 – 2001) là cán bộ cao cấp nhất từng có từ 1949 đến 2020 từng có của Ninh Hạ, sau đó dần kiên qua các chức vụ, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước Trung Quốc, Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Ông cũng đặc biệt khi là người Hồi duy nhất từng là Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.

Giai đoạn 1968 – 1979, Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ là cơ quan quản lý hành chính, với Chủ nhiệm Khang Kiện Dân Thiếu tướng (1968 – 1977) và Hoắc Sĩ Liêm (1977 – 1979), là người Hán. Theo đặc điểm của thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa vô sản, các ông đều kiêm nhiệm vị trí Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ. Năm 1969, biên giới Ninh Hạ được mở rộng về phía Bắc chiếm một phần của khu tự trị Nội Mông, nhưng đã dời về như cũ vào năm 1979.

Từ 1979[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1979, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ được thành lập. Giai đoạn 1979 – 2020, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ có bảy Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, hai người phụ nữ, bao gồm Mã Tín (1980 – 1983), Hắc Bá Lý (1983 – 1986), Bạch Lập Thầm (1986 – 1997), Mã Khải Trí (1997 – 2007)[4], Vương Chính Vĩ (2007 – 2013)[5], Lưu Tuệ (2013 – 2016)[6], Hàm Huy (2016 – nay).

Bạch Lập Thầm (1941), Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Chủ tịch Hồi Ninh Hạ (1986 – 1997).

Trong giai đoạn này, các Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ quê quán ở nhiều tỉnh thành khác nhau nhưng đều là người Hồi, là lãnh đạo vị trí thứ hai của Ninh Hạ, lãnh đạo vị trí thứ nhất của Ninh Hạ là Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, được bổ nhiệm bởi Trung ương, là những người Hán. Có hai Chủ tịch nữ là Lưu TuệHàm Huy. Các Chủ tịch thường quản lý hành chính tỉnh, sau đó chuyển về Trung ương, công tác ở Ủy ban Dân tộc của Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc, Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước Trung Quốc. Lưu Tuệ sinh năm 1959, chưa đến tuổi nghỉ hưu, thông thường được giao trọng trách công tác, bổ nhiệm vị trí cao nhưng hiện tại đang là Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước Trung Quốc, là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII nhưng không trúng cử Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX. Năm 2019, Mã Khải TríHàm Huy là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, với Vương Chính VĩPhó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Danh sách Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1949 tính đến hiện tại, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ có 13 Chủ tịch Chính phủ Nhân dân.

Danh sách nhiệm kỳ Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ
STTĐồng chíQuê quánSinh nămDân tộcNhiệm kỳChức vụ về sau (gồm hiện) quan trọngChức vụ trước, tình trạng
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Ninh Hạ (1949 - 1954)
1Phan Tự LựcVị Nam

Thiểm Tây

1904 - 1972Người Hán10/1949 - 10/1951Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Ninh Hạ (đã chuyển thành Khu tự trị),

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thiểm Tây,

Nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Nepal, Ấn ĐộLiên Xô.

Thủ trưởng hành chính đầu tiên của Ninh Hạ.

Qua đời năm 1974 tại Lâm Phần.

2Hình Triệu ĐườngThông Vị

Cam Túc

1894 - 1961Người Hán10/1951 - 08/1954Nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Ninh Hạ.Mất năm 1961 tại Trịnh Châu.
Sáp nhập vào Cam Túc thời gian 1954 - 1958.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1958 - 1968)
3Lưu Các BìnhMạnh Thôn

Hà Bắc

1904 - 1992Người Hồi04/1958 - 09/1960Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn Tây,

Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Tây,

Nguyên Chính ủy Quân khu Bắc Kinh,

Nguyên Ủy viên Ủy ban Chính phủ Nhân dân Trung ương Trung Quốc (nay là Quốc vụ viện),

Nguyên Hiệu trưởng Đại học Dân tộc Trung Quốc.

Nguyên Chủ tịch tạm thời (04 - 10/1958), tách Ninh Hạ và Cam Túc.

Mất năm 1992 tại Bắc Kinh.

4Dương Tĩnh NhânLan Châu

Cam Túc

1908 - 2001Người Hồi10/1960 - 04/1968Nguyên Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Phó Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ,

Nguyên Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Mất năm 2001 tại Bắc Kinh.

Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1968 - 1979)
5Khang Kiện DânLan Châu

Cam Túc

1916 - 1977Người Hán04/1968 - 01/1977Thiếu tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.

Qua đời năm 1977 tại Ngân Xuyên.
6Hoắc Sĩ LiêmHãn Châu

Sơn Tây

1909 - 1996Người Hán01/1977 - 12/1979Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thiểm Tây,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn Tây,

Nguyên Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ,

Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Chiết Giang.

Qua đời năm 1996 tại Bắc Kinh.
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1979 - nay)
7Mã TínTrương Gia Khẩu,

Hà Bắc

1915 - 1999Người Hồi01/1980 - 02/1983Nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.Qua đời năm 1999 tại Bắc Kinh.
8Hắc Bá LýLâm Thanh, Sơn Đông1918 - 2015Người Hồi02/1983 - 07/1986Nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Qua đời năm 2015 tại Bắc Kinh.
9Bạch Lập ThầmLăng Nguyên

Liêu Ninh

1941Người Hồi07/1986 - 09/1997Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xã Cung ứng Tiêu thụ Toàn quốc Trung Quốc.

Trước đó là Phó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.
10Mã Khải Trí[7]Kính Nguyên

Ninh Hạ.

1943Người Hồi09/1997 - 05/2007Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc.Trước đó là Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.
11Vương Chính VĩNgô Trung

Ninh Hạ.

1957Người Hồi05/2007 - 06/2013Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước Trung Quốc.

Trước đó là Phó Chủ tịch Thường trực Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ
12Lưu Tuệ[8]Thiên Tân1959Người Hồi03/2013 - 06/2016Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước Trung Quốc.Đồng chí Nữ.

Trước đó là Phó Chủ tịch Thường trực Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.

13Hàm Huy.[1]An Định

Cam Túc

1958Người Hồi07/2016 -Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ,

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.

Đồng chí Nữ.

Trước đó là Phó Tỉnh trưởng Chính phủ nhân dân tỉnh Cam Túc, thường trực.

Tên gọi khác của chức vụ Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Ninh Hạ (1949 - 1954)[sửa | sửa mã nguồn]

Ninh Hạ
  • Phan Tự Lực, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Ninh Hạ (1949 - 1951).
  • Hình Triệu Đường, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Ninh Hạ (1949 - 1951).

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1958 - 1958)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lưu Các Bình, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1958 - 1960).
  • Dương Tĩnh Nhân, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1960 - 1968).

Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1968 - 1979)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khang Kiện Dân, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1968 - 1977).
  • Hoắc Sĩ Liêm, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (1977 - 1979).

Các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc từng là Thủ trưởng hành chính Ninh Hạ[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ Ninh Hạ

Trong quãng thời gian từ năm 1949 đến nay, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ với đồng chí Dương Tĩnh Nhân là thủ trưởng hành chính cao cấp nhất từng có, lãnh đạo hành chính Ninh Hạ từ năm 1960 đến năm 1968.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Tiểu sử Hàm Huy”. China Vitae. Truy cập Ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ “GDP thế giới năm 2018” (PDF). Ngân hàng Thế giới. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ China Archaeology and Art Digest, Tập 3, Mục 4. Art Text (HK) Ltd. 2000. tr. 354. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2019.
  4. ^ “Tiểu sử đồng chí Mã Khai Trí”. China Vitae. Truy cập Ngày 25 tháng 10 năm 2019.
  5. ^ “Vương Chính Vĩ (王正伟)”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2019.
  6. ^ “Tiểu sử đồng chí Lưu Tuệ”. China Vitae. Truy cập Ngày 29 tháng 11 năm 2019.
  7. ^ “Tiểu sử đồng chí Mã Khai Trí”. China Vitae. Truy cập Ngày 25 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ “Tiểu sử đồng chí Lưu Tuệ”. China Vitae. Truy cập Ngày 29 tháng 11 năm 2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_t%E1%BB%8Bch_Ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7_Nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Khu_t%E1%BB%B1_tr%E1%BB%8B_d%C3%A2n_t%E1%BB%99c_H%E1%BB%93i_Ninh_H%E1%BA%A1