Wiki - KEONHACAI COPA

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương

Bài viết này là một phần của loạt bài về
Chính trị Trung Quốc

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Tiếng Trung Quốc: 新疆维吾尔自治区人民政府主席, Bính âm Hán ngữ: Xīn Jiāng Wéiwú'ěr Zìzhìqū Rénmín Zhèngfǔ Zhǔxí, Tân Cương Duy Ngô Nhĩ tự trị Khu Nhân dân Chính phủ Chủ tịch) được bầu cử bởi Đại hội Đại biểu Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, lãnh đạo bởi thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cán bộ, công chức lãnh đạo, là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương có cấp bậc Chính Tỉnh - Bộ, hàm Bộ trưởng, thường là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khóa, chức vụ tên gọi khác của Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân. Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị là lãnh đạo thứ hai của Khu tự trị, đứng sau Bí thư Khu ủy. Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đồng thời là Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức vụ Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương có các tên gọi là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Tân Cương (1949 - 1954), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Tân Cương (1955 - 1958), Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (1958 - 1968), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (1968 - 1979), và quay lại là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (1979 đến nay). Tất cả các tên gọi này dù khác nhau nhưng cùng có ý nghĩa là Thủ trưởng Hành chính Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, tức nghĩa tương ứng với Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân.

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương hiện tại là Shohrat Zakir.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thủ trưởng Duy Ngô Nhĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Burhan Shahidi (1894 – 1989), Chủ tịch Tân Cương đầu tiên (1949 – 1955).

Những năm 1912 – 1949, Tân Cương nhiều xung đột, lần lượt thuộc Trung Hoa Dân Quốc (1912 – 1933), Đệ nhất Cộng hòa Đông Turkestan (1933 – 1934), lãnh chúa Thịnh Thế Tài (1934 – 1944) và Đệ nhị Cộng hòa Turkestan (1944 – 1949). Khi Giải phóng quân tiến đến năm 1949, Tân Cương là một tỉnh thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khi nước độc lập. Đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, các dân tộc chính có thể kể tới là Duy Ngô Nhĩ, Hán, Kazakh, Hồi, KyrgyzMông Cổ. Đây là đơn vị hành chính cấp tỉnh duy nhất ở Trung Quốc có số lượng dân tộc thiểu số đông nhất trong khu vực, đông hơn cả người Hán khi người Duy Ngô Nhĩ chiếm tới 47%, người Hán chiếm 39%. Người Duy Ngô Nhĩ từng thành lập Đế quốc Hồi Cốt (Uyghur) ở đây. Cơ quan hành chính tỉnh Tân Cương là Chính phủ Nhân dân tỉnh Tân Cương, với thủ trưởng là Chủ tịch Burhan Shahidi (1949 – 1955). Burhan Shahidi (Tiếng Trung: 包尔汉·沙希迪, Tiếng Duy Ngô Nhĩ: بۇرھان شەھىدى,Từ Hán – Việt: Bao Nhĩ Hán Sa Hi Địch) (1894 – 1989) một người Duy Ngô Nhĩ sinh ra ở khu vực thuộc Đế quốc Nga. Ông là người yêu Tân Cương, hoạt động ở Tân Cương suốt nửa thế kỷ 20, từng là Chủ tịch Chính phủ Tân Cương (1948 – 1949) thuộc Turkestan rồi gia nhập Trung Quốc năm 1949, kết nạp Đảng cùng năm. Sau đó ông là Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại.[2] Tại Tân Cương giai đoạn đầu, Ospan Batyr, một Người Kazakh đã lãnh đạo nhân dân Kazakhstan chiến đấu chống Cộng sản. Ông bị bắt tại Kumul (Đông Tân Cương), và bị xử tử tại Ürümqi vào ngày 29 tháng 4 năm 1951. Sau khi chết, những người của ông đã chạy trốn qua dãy núi Himalaya. Sau đó, họ được đưa đến Thổ Nhĩ Kỳ, nơi họ sống.

Saifuddin Azizi (1915 – 2003), Lãnh đao cấp Phó Quốc gia, Bí thư Tân Cương, Chủ tịch Tân Cương 1955 – 1967, 1972 – 1978.

Vào năm 1955, Tân Cương được chuyển đổi thành Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Chính phủ Nhân dân tỉnh Tân Cương được chuyển đổi thành Ủy ban Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Thủ trưởng là Chủ tịch Saifuddin Azizi. Saifuddin Azizi giữ vị trí Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Khu tự trị suốt giai đoạn 1955 – 1967. Saifuddin Azizi (Tiếng Trung: 赛福鼎·艾则孜, Tiếng Duy Ngô Nhĩ: سەيپىدىن ئەزىزى, Từ Hán – Việt: Tái Phúc Đỉnh Nghệ Tắc Tư) sinh (1915 – 2003) là lãnh đạo cao cấp nhất từng giữ vị trí Chủ tịch Tân Cương, cũng lâu nhất hơn 18 năm. Ông là Trung tướng Giải phóng quân, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI, Bí thư Tân Cương, Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại, Ủy viên Ủy ban Chính phủ (nay là Quốc vụ viện), Phó Chủ tịch Chính Hiệp. Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Ông là người Duy Ngô Nhĩ, cũng là người Duy Ngô Nhĩ duy nhất từng giữ chức Bí thư Tân Cương, lãnh đạo Tân Cương tối cao.[3]

Burhan Shahidi (phải), Saifuddin Azizi (trái) và Tập Trọng Huân (giữa). Ảnh tháng 7 năm 1952, sau khi đánh bại Ospan Batyr.

Năm 1968, như các đơn vị hành chính khác, Ủy ban Nhân dân giải thể, Ủy ban Cách mạng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương được thành lập. Chủ nhiệm Ủy ban đầu tiên là Long Thư Kim (1910 – 2003), Thiếu tướng Giải phóng quân, người Hán, lãnh đạo giai đoạn 1968 – 1972. Sau đó, Saifuddin Azizi quay trở lại làm lãnh đạo giai đoạn 1972 – 1978. Rồi Uông Phong (1910 – 1998) kế nhiệm trong thời gian ngắn 1978 – 1979. Trong thời gian này, các Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Tân Cương đều kiêm nhiệm Bí thư Tân Cương.

Năm 1979, Ủy ban Cách mạng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương được giải thể, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương được thành lập, thủ trưởng là Chủ tịch. Trong giai đoạn 1979 – 2020, Tân Cương có sáu Chủ tịchIsmail Amat (1979 – 1985), Tömür Dawamat (1985 – 1993), Ablet Abdureshit (1993 – 2003)[4], Ismail Tiliwaldi (2003 – 2007)[5], Nur Bekri (2008 – 2014)[6]Shohrat Zakir (2014 – nay). Tất cả đều là người Duy Ngô Nhĩ. Trong thời gian này, quan hệ Trung QuốcLiên Xô (trước năm 1991), Trung QuốcNga (sau năm 1991) có nhiều biến động. Chia rẽ Trung – Xô, Chiến tranh Xô – Afghanistan đều ảnh hướng tới Tân Cương. Sự thay đổi quan hệ của Tổng thống Boris Yeltsin, Tổng thống Putin có liên quan tới người Duy Ngô Nhĩ. Các Chủ tịch Tân Cương có nhiệm vụ hoạt động theo chỉ đạo Trung ương, chỉ đạo của Bí thư Tân Cương về tham gia đối phó biến động Khu tự trị.

Từ 1979[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 1979 – 2020, Tân Cương có Ismail Amat (Tiếng Trung: 司马义·艾买提, Tiếng Duy Ngô Nhĩ: ئىسمائىل ئەھمەد, Từ Hán – Việt: Tư Mã Nghĩa Nghệ Mãi Thì) (1935 – 2018) là lãnh đạo thăng cấp cao nhất, từng là Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại, Ủy viên Quốc vụ, Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước, chức vụ cấp Phó Quốc gia.[7] Các Chủ tịch Ismail Amat, Tömür Dawamat, Ablet Abdureshit, Ismail Tiliwaldi đều được điều chuyển lên Trung ương sau khi hoàn thành công tác, đến thời gian nghỉ hưu với chức vụ Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Nur Bekri, Chủ tịch Tân Cương (2008 – 2014).

Tháng 7 năm 2009, Tân Cương diễn ra Bạo động tại Ürümqi. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người[8][9][10] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người[11]. Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và một người Hồi. Bạo động diễn ra hàng loạt ở Địa khu Aksu, Châu tự trị Ili, Địa khu Kashgar. Lãnh đạo tối cao Hồ Cẩm Đào đã rời hội nghị G8 tại Ý, trở về Tân Cương chỉ đạo giải quyết[12], Tòa án Nhân dân Tối cao phán quyết tử hình chín bị cáo (tám Người Duy Ngô Nhĩ), một người Hán. Trong thời gian này, Chủ tịchNur Bekri (1961). Sau Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009, Nur Bekri đã phát biểu trên truyền hình, trong đó ông phân tích tình hình dẫn đến bạo loạn và sau đó lên án người mà ông coi là kẻ cầm đầu các cuộc tấn công. Ngày 21 tháng 9 năm 2018, Ủy ban Giám sát phụ tá Ủy ban Kiểm Kỷ tiến hành điều tra vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước đối với Nur Bekri. Trước đó, ngày 18 tháng 9 năm 2018, ông tham gia đoàn đại biểu của Trung Quốc đến Nga bàn về đầu tư và bị bắt ngay sau khi đặt chân về đến sân bay Bắc Kinh.[13] Phiên xét xử ngày 2 tháng 12 năm 2019 tại Thẩm Dương, xác định Nur Bekri phạm tội nhận hối lộ 79,1 triệu tệ (hơn 10 triệu USD), tịch thu tài sản cá nhân, tước quyền chính trị và phán quyết tù chung thân[14]. Ông đã chủ động thú nhận sai lầm, không kháng cáo. Về Nur Bekri, ông trở thành Chủ tịch Tân Cương năm 2008, khi mới 47 tuổi, thuộc về đối tượng cán bộ chiến lược. Tuy nhiên trong những năm công tác, nhất là tại Bạo động Ürümqi, ông đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ Trung ương, do đó khi là Ủy viên Trung ương khóa XVIII mà không phải là Ủy viên khóa XIX, dù vẫn ở hàm Chính Tỉnh – Chính Bộ nhưng hạ cấp về vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải Phát, Cục trưởng Cục Năng lượng rồi bị xử lý năm 2018 – 2019.[15]

Năm 2015, khi Nur Bekri được điều chuyển, Trung ương đặt Shohrat Zakir làm Chủ tịch khi ông 62 tuổi đang là Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, theo tình huống thông thường sẽ điều lên trung ương chuẩn bị nghỉ hưu. Shohrat ZakirỦy viên Trung ương khóa XIX, đương nhiệm Chủ tịch Tân Cương, 67 tuổi.

Năm 2018, Tân Cương là đơn vị hành chính đông thứ hai mươi tư về số dân, đứng thứ hai mươi sáu về kinh tế Trung Quốc với 24 triệu dân, tương đương với Cameroon và GDP danh nghĩa đạt 1.220 tỉ NDT (184,3 tỉ USD) tương ứng với Kazakhstan. Tân Cương có chỉ số GDP đầu người đứng thứ mười chín, đạt 49.275 NDT (tương ứng 7.475 USD).

Danh sách Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1949 tính đến hiện tại, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương có 10 Chủ tịch Chính phủ Nhân dân.

Danh sách nhiệm kỳ Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương
STTHọ tênQuê quánSinh nămDân tộcNhiệm kỳChức vụ về sau (gồm hiện) quan trọngChức vụ trước, tình trạng
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Tân Cương (1949 - 1955)
1Burhan ShahidiAksu, Tân Cương1894 1989Người Duy Ngô Nhĩ10/1949 - 01/1955Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Thủ trưởng hành chính đầu tiên của Tân Cương.

Qua đời năm 1989 tại Bắc Kinh.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (1955 - 1967)
2Saifuddin AziziArtux, Tân Cương1915 2003Người Duy Ngô Nhĩ10/1955 - 01/1967Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Qua đời năm 2003 tại Bắc Kinh.

Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (1968 - 1979)
3Long Thư KimTrà Lăng

Hồ Nam

1910 2003Người Hán01/1968 - 07/1972Thiếu tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Qua đời năm 2003.
2Saifuddin AziziArtux, Tân Cương1915 2003Người Duy Ngô Nhĩ01/1972 - 01/1978Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa X, XI,

Nguyên Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương,

Nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.,

Nguyên Ủy viên Ủy ban Chính phủ Nhân dân Trung ương Trung Quốc (nay là Quốc vụ viện),

Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Qua đời năm 2003 tại Bắc Kinh.
4Uông PhongTây An

Thiểm Tây

1910 1998Người Hán01/1978 - 1979Nguyên Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc,

Nguyên Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ,

Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Qua đời năm 1998.
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (1979 - nay)
5Ismail AmatHòa Điền, Tân Cương1935 2018Người Duy Ngô Nhĩ1979 - 1985Nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc,

Nguyên Ủy viên Quốc vụ,

Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Dân tộc Nhà nước Trung Quốc.

Chức vụ cấp Phó Quốc gia.

Qua đời năm 2018 tại Bắc Kinh.

6Tömür DawamatToksun

Tân Cương

1927

2018

Người Duy Ngô Nhĩ1985 - 1993Nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.Qua đời năm 2018.
7Ablet Abdureshit[16]Y Ninh

Tân Cương

1942Người Duy Ngô Nhĩ1993 - 01/2003Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Trước đó là Phó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
8Ismail Tiliwaldi[17]Sơ Phụ

Tân Cương

1944Người Duy Ngô Nhĩ01/2003 - 12/2007Nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.Trước đó là Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
9Nur Bekri[18]Bác Lạc Tân Cương1961Người Duy Ngô Nhĩ01/2008 - 12/2014Nguyên Cục trưởng Cục Năng lượng Quốc gia Trung Quốc.Trước đó là Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
10Shohrat Zakir[1]Y Ninh

Tân Cương

1953Người Duy Ngô Nhĩ12/2014 -Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương,

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Trước đó là Chủ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Tên gọi khác của chức vụ Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị[sửa | sửa mã nguồn]

Tân Cương

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Tân Cương (1949 - 1955)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Burhan Shahidi (1894 - 1989) là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Tân Cương suốt giai đoạn này.

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (1958 - 1958)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Saifuddin Azizi (1915 - 2003) là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương suốt giai đoạn này.

Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (1968 - 1979)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Long Thư Kim, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (1968 - 1972).
  • Saifuddin Azizi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (1972 - 1978).
  • Uông Phong, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (1978 - 1979).

Các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc từng là Thủ trưởng hành chính Tân Cương[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ Tân Cương

Trong quãng thời gian từ năm 1949 đến nay, Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương với Saifuddin Azizi là thủ trưởng hành chính cao cấp nhất từng có, lãnh đạo hành chính và tối cao Tân Cương giai đoạn 1955 - 1967 và 1972 - 1978.

Ngoài ra còn có Ismail Amat:

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Tiểu sử Shohrat Zakir”. Takungpao. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2015. Truy cập Ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ “Burhan Shahidi – 包尔汉·沙希迪 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2020.
  3. ^ “Saifuddin Azizi – 司马义·艾买提: Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2020.
  4. ^ “Ablet Abdureshit (阿不来提·阿不都热西提)”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2019.
  5. ^ “Ismail Tiliwaldi (司马义·铁力瓦尔地)”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2019.
  6. ^ “Nur Bekri (努尔·白克力)”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2019.
  7. ^ “Ismail Amat – 司马义·艾买提 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2020.
  8. ^ Epstein, Gady (ngày 5 tháng 7 năm 2009). “Uighur Unrest (tiếng Anh). Forbes. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2020.
  9. ^ Agencies (ngày 5 tháng 7 năm 2009). “Civilians die in China riots (tiếng Anh). Al Jazeera. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2020.
  10. ^ “China's Xinjiang hit by violence (tiếng Anh). BBC News. ngày 6 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2020.
  11. ^ Macartney, Jane (ngày 5 tháng 7 năm 2009). “China in deadly crackdown after Uighurs go on rampage (tiếng Anh). The Times. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ “Lãnh tụ Hồ chỉ đạo giải quyết Bạo động Tân Cương (tiếng Anh). Tân Hoa mạng. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  13. ^ “Điều tra vi phạm của đồng chí Nur Bekri (tiếng Trung). Ủy ban Kiểm Kỷ Trung Quốc. ngày 29 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
  14. ^ “Phán quyết tù chung thân đối với Nur Bekri, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Cục trưởng Cục Năng lượng Quốc gia. (tiếng Trung). Tòa án Nhân dân Trung Quốc. ngày 2 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2020.
  15. ^ Vũ Nguyên (2020), Mục Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân, Sách Chính trị Trung Hoa.
  16. ^ “Ablet Abdureshit (阿不来提·阿不都热西提)”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2019.
  17. ^ “Ismail Tiliwaldi (司马义·铁力瓦尔地)”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2019.
  18. ^ “Nur Bekri (努尔·白克力)”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_t%E1%BB%8Bch_Ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7_Nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Khu_t%E1%BB%B1_tr%E1%BB%8B_Duy_Ng%C3%B4_Nh%C4%A9_T%C3%A2n_C%C6%B0%C6%A1ng