Wiki - KEONHACAI COPA

Chủ nghĩa xét lại Trung Hoa

Sự mở rộng lãnh thổ Trung Hoa qua các thời kỳ.

Chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ Trung Hoa là chủ nghĩa dân tộc mang tính bành trướng trong lịch sử của Trung Quốc, và được đúc kết thông qua những hành vi xâm chiếm lãnh thổ và bành trướng trong lịch sử Trung Hoa và bắt đầu kể từ thời Nhà Tần và đã kéo dài cho đến bây giờ.

Nguồn gốc của chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ Trung Hoa[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử, Trung Quốc là một thế lực ham chiến tranh với mục tiêu mở rộng lãnh thổ và điều này đã được thể hiện thông qua ý thức hệ Trung Quốc là trung tâm, và các nước khác phải chấp nhận sự thần phục hoặc phải chịu chiến tranh.[1]

Với tư tưởng nền móng Trung Quốc là trung tâm, các triều đại Trung Hoa đã tiến hành xâm chiếm để mở rộng lãnh thổ. Nhà Tần là triều đại đầu tiên đặt nền móng khởi màn cho chủ nghĩa bành trướng và mở rộng lãnh thổ Trung Hoa khi tấn công các dân tộc Bách Việt, Triều TiênHung Nô.[2] Từ đó, các triều đại như Nhà Hán đã mở rộng dần quyền kiểm soát lãnh thổ, từ bắc Việt Nam, bắc Triều Tiên cho tới tận bồn địa Tarim Basin.[3] Một số triều đại như Nhà Tùy cũng tìm cách thu hồi lãnh thổ.

Nhà Đường được xem như là đỉnh cao đầu tiền trong lịch sử Trung Hoa về bành trướng lãnh thổ khi đã đánh chiếm cả Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ, Tây Tạng và thậm chí là Trung Á trong khoảng thời gian nhất định.[4][5][6][7] Sau Loạn An Sử, đế quốc Trung Hoa suy yếu và gần như không thể bành trướng. Điều này về sau cũng ảnh hưởng tới Nhà Tống, khi nhà Tống không thành công trong việc cố phục hồi lãnh thổ do sự kháng cự của Đại Việt cũng như là các triều đại Nhà KimTây Hạ của Người Nữ ChânĐảng Hạng.[8][9][10][11]

Nhà Nguyên được xem như là một triều đại phức tạp do vai trò của người Mông Cổ trong sự trở lại của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Nhà Nguyên đã thành công trong việc chinh phạt Triều Tiên, đánh chiếm trở lại Trung Á và Tây Tạng, cũng như phá hủy Triều Pagan ở Miến Điện; nhưng thất bại ở Nhật Bản, Java, Việt Nam và Ấn Độ đã đấnh dấu chấm hết cho mộng bành trướng của người Mông Cổ.[12][13][14][15][16][17] Sau đó, Nhà Minh cố gắng quay trở lại với chủ nghĩa bành trướng bằng việc xâm chiếm Việt Nam thời Nhà Hồ, nhưng cũng chỉ kéo dài được 20 năm cho tới khi bị đánh đuổi vào năm 1427, và nó khiến nhà Minh không dám nghĩ đến ý định bành trướng về sau.[18][19][20]

Nhà Thanh, thành lập năm 1644 bởi Người Mãn, chứng kiến sự trở lại của chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa và được coi là đỉnh cao thứ hai của Trung Quốc. Nhà Thanh tiến hành Thập toàn Võ công, với 10 chiến dịch quân sự quy mô lớn xâm chiếm trở lại Trung Á, Tây Tạng, Tân Cương, đánh chiếm Mông Cổ, tiến công ở Triều Tiên, Kashmir và tái chiếm Đài Loan từ những người ủng hộ nhà Minh cũ.[21][22][23][24][25][26] Nhà Thanh ngoài ra cố tìm cách đánh chiếm xa hơn, trong đó xâm lược Miến Điện, Việt Nam và Nepal, nhưng không thành công.[27][28][29] Nó bị chặn lại sau khi Trung Quốc thua Anh trong Chiến tranh Nha phiến, và dần bị các siêu cường châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản chèn ép. Cho đến năm 1950, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập sau đó cố tránh theo đuổi chủ nghĩa bành trướng.

Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1950, Mao Trạch Đông tìm cách từ bỏ chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa để theo đuổi Chủ nghĩa Stalin. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn có xung đột trong việc bành trướng lãnh thổ, khi nước này chiếm Tây Tạng và Tân Cương trở lại.[30][31][32] Trung Quốc cũng đánh nhau với Ấn Độ ở hai cuộc chiến những năm 1960, và chiếm Aksai Chin.[33] Cùng lúc đó, năm 1974 chứng kiến Trung Quốc tiến hành của hải chiến Hoàng Sa và chiếm quần đảo từ Việt Nam Cộng hòa, và sau đó đánh nhau với nhà nước cộng sản Việt Nam thống nhất năm 1979 và Hải chiến Gạc Ma năm 1988.[34][35]

Chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ Trung Quốc hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ Cải cách kinh tế Trung Quốc năm 1978, Trung Quốc đã leo lên từ một nước lạc hậu trở thành siêu cường kinh tế mới của thế giới. Đã có nhiều luồng ý kiến từ năm 1990 hy vọng rằng Trung Quốc sẽ từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ.[36] Tuy nhiên, từ những năm 2010, đặc biệt khi Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo Trung Quốc mới, thì Trung Quốc ngày càng đan díu và thậm chí gia tăng xung đột lãnh thổ với các láng giềng, nhiều ý kiến nhận định Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi dục vọng bành trướng và mở rộng lãnh thổ cho tới ngày nay.[37][38]

Nội tại Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Hồng Kông và Ma Cao[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc giành lại Hồng Kông năm 1997 và Ma Cao năm 1999, và Trung Quốc hứa sẽ đảm bảo quyền tự trị cho hai vùng này trong 50 năm trước khi nó được tái hội nhập vào lãnh thổ Trung Quốc như những thành phố bình thường.[39][40][41] Tuy nhiên, Trung Quốc công khai thể hiện tham vọng muốn xóa sổ quyền tự trị Hồng Kông và Ma Cao, đặc biệt với Hồng Kông, dẫn tới những loạt biểu tình, gần đây nhất và quy mô lớn nhất là Biểu tình tại Hồng Kông từ năm 2019.[42][43][44]

Ma Cao được cho là yên tĩnh hơn so với Hồng Kông. Tuy vậy, một số cuộc phản kháng chống Trung Quốc vẫn nổ ra.[45]

Tây Tạng, Nội Mông và Tân Cương[sửa | sửa mã nguồn]

Ba vùng tự trị này có nhiều nhóm dân tộc không thuộc sắc dân Hán, nhưng nằm dưới sự cai trị Trung Quốc từ 1949. Kể từ khi Trung Quốc cai trị, Tây Tạng và Tân Cương đã tiến hành nhiều cuộc phản kháng chống lại hành vi phân biệt đối xử và bạo lực dân tộc chống người bản địa, cũng như chính sách thiên vị người Hán trong vùng. Tất cả đều bị trấn áp vô cùng đẫm máu, và chính phủ Trung Quốc ban bố những bài viết lịch sử qua đó tìm cách khẳng định chính sách chủ quyền của Trung Quốc cũng như có cái nhìn về những dân tộc bản địa có tính bài xích và phân biệt đối xử.[44][46][47]

Nội Mông ít chịu ảnh hưởng từ các chính sách trấn áp hơn, tuy nhiên việc khai thác tài nguyên bừa bãi và sự coi thường văn hóa, ngôn ngữ và phong tục Mông Cổ khiến cho người Mông Cổ cảm thấy ức chế. Việc người Mông Cổ chỉ còn là thiểu số do chính sách Hán hóa cũng khiến cho nhiều người Mông Cổ phản kháng.[48][49][50][51]

Đông Á[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản liên quan đến Quần đảo Senkaku, và điều này đã làm xấu đi nhiều quan hệ giữa hai nước. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tranh cãi với Nhật Bản xung quanh Quần đảo RyukyuOkinawa, và đã nhiều lần gửi tàu hải cảnh và máy bay đến để thách thức Nhật Bản về chủ quyền.[52][53][54][55][56]

Trung Quốc cũng có nhiều tranh cãi với Hàn Quốc liên quan đến chủ quyền và lịch sử. Khởi phát từ những Tranh cãi về Cao Câu Ly, Trung Quốc dần tìm cách tranh giành chủ quyền với Hàn Quốc liên quan tới Đá ngầm SocotraNúi Trường Bạch, gây phẫn nộ ở Hàn Quốc rằng Trung Quốc có âm mưu muốn giành lấy lãnh thổ và xóa bỏ dấu tích Triều Tiên trong khu vực.[57][58][59][60]

Ngoài ra, Trung Quốc cũng tìm cách đánh chiếm Đài Loan, mặc dù hai nước này đồng thuận về quan điểm Chính sách Một Trung Quốc từ năm 1992.[61] Nó đã trở nên căng thẳng hơn kể từ khi Thái Anh Văn lên nắm quyền Đài Loan, khi Trung Quốc gia tâng các hành động quân sự cho mọi kế hoạch xâm chiếm Đài Loan.[62][63]

Đông Nam Á[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc công khai tranh chấp lãnh thổ khi tuyên bố toàn bộ Biển Đông thông qua Đường chín đoạn và đã dùng nhiều thủ đoạn để thể hiện chủ quyền, cả công khai lẫn phi pháp, cũng như thành lập thành phố Tam Sa nhằm gây sức ép với Philippines, Việt Nam, MalaysiaBrunei.[64][65][66] Ngoài ra, Trung Quốc cũng công khai ý định tranh giành lãnh thổ Quần đảo Natuna với Indonesia.[67][68]

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có tranh chấp trên đất liền với Myanmar. Trung Quốc vừa trực tiếp và không trực tiếp dính líu đến cuộc Xung đột nội bộ tại Myanmar, và trong vài trường hợp, có ý định sáp nhập KachinShan vào Myanmar, dấy lên nghi ngờ ở Myanmar về ý định bành trướng của Trung Quốc.[69][70][71] Với Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm lấy một nửa Thác Bản Giốc, kết quả từ cuộc chiến không có người thắng năm 1979 giữa hai nước, dấy lên sự nghi ngờ ở Việt Nam về âm mưu bành trướng dài hạn của Trung Quốc.[72][73]

Nam Á[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc có mâu thuẫn ghê gớm với Ấn Độ về biên giới và lãnh thổ, chủ yếu liên quan tới Arunachal Pradesh và Kashmir. Những tranh chấp không có hồi kết này đã dẫn đến những cuộc đụng độ quân sự ở biên giới giữa hai nước, gần đây nhất là 2020.[74] Trung Quốc coi Arunachal Pradesh là Nam Tây Tạng, đổ lỗi cho đế quốc Anh về thỏa thuận Simla đã lấy đi vùng này khỏi tay Trung Quốc.[75][76] Ngoài ra, Trung Quốc còn coi Ladakh, Sikkim là của mình.[77][78] Để tìm cách chiếm thêm lãnh thổ từ Ấn Độ, Trung Quốc công khai ủng hộ phong trào dân tộc chủ nghĩa xét lại ở PakistanNepal chống Ấn Độ.[79]

Trung Quốc không có quan hệ ngoại giao với Bhutan và từ năm 2017, Trung Quốc đã gia tăng hiện diện tại Doklam, và từ đó đã gia tăng đòi chủ quyền lên tới tận thung lũng tự nhiên Sakteng.[80][81]

Trong khi đó, Nepal hiện tại được xem là đồng minh của Trung Quốc do sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Nepal và chính phủ Cộng sản Nepal tìm cách gia tăng tranh chấp với Ấn Độ nhiều hơn là với Trung Quốc.[82][83] Tuy nhiên, điều này không ngăn được Trung Quốc đòi chủ quyền Himalaya từ Nepal trong năm 2020.[84]

Trung Á[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ năm 2010, Trung Quốc bắt đầu gia tăng đòi chủ quyền ở vùng Pamir thuộc Tajikistan, và đã có những cáo buộc rằng Trung Quốc muốn nuốt lãnh thổ Pamir từ năm 2013.[85][86] Đến năm 2020, vấn đề trở nên nóng hơn khi Trung Quốc bị cáo buộc đã điều quân vào sâu trong lãnh thổ Pamir.[87]

Từ những năm 2019, các trang web tư nhân có liên hệ với chính phủ Trung Quốc như sohu và tuotiao đã đăng những bài viết dân tộc chủ nghĩa, cho rằng KazakhstanKyrgyzstan là lãnh thổ không thể tách rời khỏi Trung Quốc và cho rằng sự xâm chiếm của Đế quốc Nga đã làm đứt sự liên kết này.[88] Nó đã gây phẫn nộ ở cả hai quốc gia về ý đồ bành trướng công khai của Bắc Kinh.

Bắc Á[sửa | sửa mã nguồn]

Người Mông Cổ luôn nghi ngờ việc Trung Quốc tìm cách đồng hóa và xóa sổ Mông Cổ vì dân số nhỏ của Mông Cổ so với Trung Quốc.[89][90]

Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đã ngừng tranh chấp từ năm 2004. Tranh chấp giữa hai nước từ đó đã im ắng và nó được cho là vùng biên giới yên tĩnh nhất của Trung Quốc trong tất cả các vùng biên giới tranh chấp bởi Bắc Kinh, bản thân chính phủ Trung Quốc cũng cấm nhắc đến tranh chấp lãnh thổ với Nga tại các phương tiện truyền thông chính thức của nước này.[91] Trong khi đó, người Nga đặt ra sự nghi kị về việc người Hán di cư vào khu vực tìm cách thay đổi lãnh thổ và hiện trạng.[92][93]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Warren I. Cohen (2000). East Asia at the Center: Four Thousand Years of Engagement with the World. Columbia University Press. tr. 28. ISBN 978-0231502511.
  2. ^ “Qin dynasty of Ancient China”.
  3. ^ Spencer C. Tucker (2009). A Global Chronology of Conflict. tr. 108, 196. ISBN 978-1851096725.
  4. ^ “The History Guy:Wars and Conflicts Between Tibet and China”. www.historyguy.com.
  5. ^ “Tang Dynasty - The Art of Asia - Chinese Dynasty Guide”. archive.artsmia.org.
  6. ^ Injae, Lee; Miller, Owen; Jinhoon, Park; Hyun-Hae, Yi (ngày 15 tháng 12 năm 2014). Korean History in Maps. Cambridge University Press. ISBN 9781107098466 – qua Google Books.
  7. ^ Drompp, Michael R. (2005). “Imperial State Formation in Inner Asia: The Early Turkic Empires (6Th to 9Th Centuries)”. Acta Orientalia Academiae Scientiarum Hungaricae. 58 (1): 101–111. doi:10.1556/AOrient.58.2005.1.8. JSTOR 23658608.
  8. ^ “History Vietnam: From early ages to the Independence”.
  9. ^ Smith, Paul Jakov (ngày 23 tháng 8 năm 2015). “A Crisis in the Literati State: The Sino-Tangut War and the Qingli-Era Reforms of Fan Zhongyan, 1040–1045”. Journal of Song-Yuan Studies. 45: 59–137. doi:10.1353/sys.2015.0002. S2CID 164567132 – qua Project MUSE.
  10. ^ https://dash.harvard.edu/bitstream/handle/1/33088188/5.Alexander%20Kim.pdf?sequence=1
  11. ^ “The Song Dynasty | Boundless World History”. courses.lumenlearning.com.
  12. ^ Hays, Jeffrey. “YUAN-MONGOL INVASIONS OF BURMA, JAVA AND VIETNAM | Facts and Details”. factsanddetails.com.
  13. ^ https://www.researchgate.net/publication/290817649_The_Mongol_conquest_of_Tibet
  14. ^ “India Should Be Grateful to Alauddin Khilji for Thwarting the Mongol Invasions”. The Wire.
  15. ^ “When the Mongols Invaded Vietnam - A History of an Independent People | Teranga and Sun”. ngày 19 tháng 9 năm 2012.
  16. ^ “How a Javanese King Defeated a Powerful Mongolian Emperor? | Seasia.co”. Good News from Southeast Asia.
  17. ^ “History and Memory: The Mongol Invasions of Japan | TEA Online Curriculum Projects | University of Colorado Boulder”. www.colorado.edu.
  18. ^ Mote, Frederick W.; Twitchett, Denis; Fairbank, John K. biên tập (1988). The Cambridge History of China: Volume 7, The Ming Dynasty, 1368–1644. Contributors Denis Twitchett, John K. Fairbank . Cambridge University Press. tr. 229. ISBN 978-0521243322. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2013.
  19. ^ Wang, Yuan-kang (ngày 19 tháng 3 năm 2012). “Managing Regional Hegemony in Historical Asia: The Case of Early Ming China” (PDF). The Chinese Journal of International Politics. 5 (2): 136. doi:10.1093/cjip/pos006.
  20. ^ “Sound strategies by Le Loi – the eminent leader of Lam Son uprising (1418-1427) - National Defence Journal”. tapchiqptd.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2020.
  21. ^ “Brawling on the border: India-China tensions, and what they mean for construction - - GCR”. www.globalconstructionreview.com.
  22. ^ Theobald, Ulrich. “The Mongols during the Qing period (www.chinaknowledge.de)”. www.chinaknowledge.de.
  23. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2020.
  24. ^ Cosmo, Nicola Di (ngày 23 tháng 4 năm 2016). “The Extension of Ch′ing rule over Mongolia, Sinkiang, and Tibet, 1636–1800”. The Cambridge History of China.
  25. ^ “Ally to Hegemon: The Early Manchu Khans' Changing Understanding of Tibet (1607-1735)”. www.nwo.nl.
  26. ^ “[FICTION VS. HISTORY] 'The Fortress' captures drama, but misses details: There's more to the Qing invasion of Joseon than what audiences see in the film”. koreajoongangdaily.joins.com.
  27. ^ “Medieval and Early Modern Myanmar and its Global Connections (900 - 1824AD)”. www.lostfootsteps.org. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2020.
  28. ^ Leverenz, Niklas (ngày 1 tháng 1 năm 2019). “A Set of Eight Gurkha Campaign Copperplate Prints”. Getty Research Journal. 11: 185–196. doi:10.1086/702753.
  29. ^ https://www.historynet.com/the-first-tet-offensive-of-1789.htm
  30. ^ “How Stalin Elevated the Chinese Communist Party to Power in Xinjiang in 1949 | Wilson Center”. www.wilsoncenter.org.
  31. ^ Hays, Jeffrey. “CHINESE TAKEOVER OF TIBET IN THE 1950s | Facts and Details”. factsanddetails.com.
  32. ^ Ph. D., History; J. D., University of Washington School of Law; B. A., History. “Events Leading to the 1959 Tibetan Uprising”. ThoughtCo.
  33. ^ “Sino Indian war of 1962 - Manifest IAS”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2020.
  34. ^ “Ask The Vietnamese About War, And They Think China, Not The U.S.”. NPR.org.
  35. ^ “GRIN - The Impact of the Johnson South Reef Skirmish on the South China Sea Conflict”. www.grin.com.
  36. ^ “China: War Without Rules - Ming Zhang, 1999”. doi:10.2968/055006007. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  37. ^ “Irredentism and Chinese Foreign Policy with regard to East and South China Sea”. www.ipsa.org. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2020.
  38. ^ “Assertive China: Irredentism or Expansionism?”. IISS.
  39. ^ Editors, History com. “Hong Kong returned to China”. HISTORY.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  40. ^ “Macau's Return to China | Britannica”.
  41. ^ Callahan, William A. “National Insecurities: Humiliation, Salvation, and Chinese Nationalism”. Alternatives: Global, Local, Political. 29 (2): 199–218. doi:10.1177/030437540402900204. ISSN 0304-3754.
  42. ^ “Why Hong Kong's National Security Law Is Having Such a Chilling Effect”. Time.
  43. ^ “Goodbye autonomy, welcome to Hong Kong, China - and we mean it now”. Hong Kong Free Press HKFP. ngày 12 tháng 7 năm 2020.
  44. ^ a b “Hong Kong, Taiwan and Chinese Irredentism: Is the "One Country, Two Systems" principle failing?”. Noria (bằng tiếng Anh). ngày 28 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2020.
  45. ^ “Rare Macau protest turns violent”. ngày 1 tháng 5 năm 2007 – qua news.bbc.co.uk.
  46. ^ “UNPO: Tibet: China's Oppression of Minority Groups Goes Beyond Its Own Borders”. unpo.org.
  47. ^ Roy, Denny (ngày 2 tháng 1 năm 2019). “Assertive China: Irredentism or Expansionism?”. Survival. 61 (1): 51–74. doi:10.1080/00396338.2019.1568044. ISSN 0039-6338.
  48. ^ https://www.channel4.com/news/protests-in-inner-mongolia-over-language-edict
  49. ^ https://www.ft.com/content/c035c3d7-0f96-4e23-b892-2666bc110e20
  50. ^ https://thediplomat.com/2020/09/students-in-inner-mongolia-protest-chinese-language-policy/
  51. ^ https://chinadigitaltimes.net/2020/09/23-detained-ccp-members-disciplined-after-inner-mongolia-language-protests/
  52. ^ Perlez, Jane (ngày 13 tháng 6 năm 2013). “Calls Grow in China to Press Claim for Okinawa” – qua NYTimes.com.
  53. ^ “Flashpoint East China Sea: Potential Shocks”. Asia Maritime Transparency Initiative. ngày 27 tháng 4 năm 2018.
  54. ^ “Japan's Effective Control of the Senkaku Islands | Research”. Review of Island Studies.
  55. ^ “Japan reports a record number of Chinese ships near contested Senkaku Islands - Pacific - Stripes”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2020.
  56. ^ CNN, Brad Lendon and Yoko Wakatsuki. “Japan says Chinese ships spend record time violating its territorial waters”. CNN.
  57. ^ Kuo, Lily (ngày 9 tháng 12 năm 2013). “Will a Tiny, Submerged Rock Spark a New Crisis in the East China Sea?”. The Atlantic.
  58. ^ “South Korea's new patrol vessel around disputed Socotra rock”. www.ajudaily.com. ngày 27 tháng 1 năm 2016.
  59. ^ “South Korea: The Challenges of a Maritime Nation | The National Bureau of Asian Research (NBR)”.
  60. ^ Miller, J. Berkshire. “China's Other Territorial Dispute: Baekdu Mountain”. thediplomat.com.
  61. ^ “The Real Reasons Behind Chinese Expansionism”. ngày 25 tháng 7 năm 2017.
  62. ^ “Chinese expansionism is a problem for democracy: Taiwanese foreign minister”. www.efe.com.
  63. ^ “Taiwan, next target of China's hegemonic expansion”. ngày 6 tháng 8 năm 2020.
  64. ^ Gao, Zhiguo; Jia, Bing Bing (ngày 23 tháng 1 năm 2013). “The Nine-Dash Line in the South China Sea: History, Status, and Implications”. American Journal of International Law. 107 (1): 98–123. doi:10.5305/amerjintelaw.107.1.0098 – qua Cambridge Core.
  65. ^ “US rejects China's 'nine-dash line' in South China Sea”. Nikkei Asian Review.
  66. ^ “Sansha and the Expansion of China's South China Sea Administration”. Asia Maritime Transparency Initiative. ngày 12 tháng 5 năm 2020.
  67. ^ Beech, Hannah; Suhartono, Muktita; Dean, Adam (ngày 31 tháng 3 năm 2020). “China Chases Indonesia's Fishing Fleets, Staking Claim to Sea's Riches” – qua NYTimes.com.
  68. ^ “Why Is China Pressing Indonesia Again Over the Natuna Islands?”. www.worldpoliticsreview.com.
  69. ^ E. G. (1957). “The Burma-China Frontier Dispute”. The World Today. 13 (2): 86–92. JSTOR 40392962.
  70. ^ Desk, EurAsian Times (ngày 30 tháng 6 năm 2020). “After ASEAN & India, Now Myanmar Accuses China Of Creating Trouble On The Border”. EurAsian Times: Latest Asian, Middle-East, EurAsian, Indian News.
  71. ^ https://www.usip.org/sites/default/files/2018-09/ssg-report-chinas-role-in-myanmars-internal-conflicts.pdf
  72. ^ Roth, Sam. “A Guide to Vietnam's Ban Gioc Falls”. Culture Trip.
  73. ^ https://watermark.silverchair.com/vs_2014_9_4_33.pdf?token=AQECAHi208BE49Ooan9kkhW_Ercy7Dm3ZL_9Cf3qfKAc485ysgAAAp8wggKbBgkqhkiG9w0BBwagggKMMIICiAIBADCCAoEGCSqGSIb3DQEHATAeBglghkgBZQMEAS4wEQQMFzL0UBfDV_PVRaxlAgEQgIICUq_a5ddYBqTwidVoyYZRrW81t8Z6gT7i4ZoX57hTaUFo_1MOtW_nFTulZVVnE1xPtrbA__wbqCHq50EYafEhlNgUKsKJ4v1pRXxx6JHpBweUk6Ag8lVunK5MU2P6Vu5Sp2nnorkrh51mGvizTX4UFvpJ4RzBmu60bcXEvyW8P2NmMIE1fqS87L-ixV3HQ-9HaI29LreqKAOKf_ND-bRnOLnTnVgusIDNjedEGFJnV5q3mEdop0h3qUqKU5TjoS3s1M6iflkNrxY8DNYfKto-z3hhd0eqmg5K9zbgpO5FJTreEmLAY4Iae3J-8Pxkc_SrCyyyoJX8LfbSsT_tmTsZKsd4NFaTgETjDYjGzFEBa-4xHcKz-C5-JOmYLfAB0sZvALEpxGYQUaXmWsaAzlmbqWaGMSFsEK94vi7CBXh9c6zxHkeR596Fs7od3_6yqNSDpunreRQbEaEcA5kjM4mryamk-yCBMD07IjrkVTYSZQBbmKtRdPZDjMW7hXu1DEYQbIKStBcLa-FWlsLiOc7fR0Vz1ZwCuEwwAOeloeYFRyiVfIr6Izb6gew65CMwRLp4cV8fIZMhMFrtGEDlw85uF5oGXqG8jB5eqVaoOUe3a8o9TuFiZS0vBhaHUnxP3s2JWyQjGpC37cQKu8aUyDEYfddPd3UoTNwVESvp-AXasY69JVFUNMyCrceYRzNwY9cxqlylPnrpA1ew9eetaoYGhl12qhEUp-TMkKkhYwqwlbgYN96_I0j9HNAiPrvm72HV9yh51Z8xyFwuekGmerrxs3Kcag
  74. ^ Lee, Marcelo Duhalde, Dennis Wong, Kaliz. “Why did an India-China border clash turn into a deadly scuffle?”. South China Morning Post.
  75. ^ guruswamy, mohan. “China and Arunachal Pradesh: Time to Understand the History”. The Citizen. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2020.
  76. ^ “China includes parts of Arunachal Pradesh in its newly updated map”. ngày 21 tháng 4 năm 2020.
  77. ^ France-Presse, Agence (ngày 16 tháng 8 năm 2017). “Indian and Chinese troops clash in disputed Himalayan border region”. the Guardian.
  78. ^ Shafiq, Nadeem (ngày 31 tháng 12 năm 2011). “India versus China: A review of the Aksai Chin border dispute”. Journal of Political Studies – qua go.gale.com.
  79. ^ “China and Pakistan behind Nepal's move to usurp Indian territory: Sources”. DNA India. ngày 14 tháng 6 năm 2020.
  80. ^ “Bhutan protests against China's road construction”. The Straits Times. 30 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  81. ^ “No Sanctuary: China's New Territorial Dispute with Bhutan”. Foreign Policy Research Institute. ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  82. ^ Chaudhury, Dipanjan Roy. “China interferes in Nepal to save Communist Party government” – qua The Economic Times.
  83. ^ Rafiq, Arif. “Nepal is walking a tightrope between India and China”. www.aljazeera.com.
  84. ^ Francis, Xavier (ngày 10 tháng 5 năm 2020). “After Claiming Mount Everest, China Now Says Mount Qomolangma is located on Nepal-China Border”. EurAsian Times: Latest Asian, Middle-East, EurAsian, Indian News.
  85. ^ Tajik social-democrats leader: China grabs more Tajik land than agreed. Posted by Ferghana International Agency, on ngày 16 tháng 4 năm 2013.
  86. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  87. ^ “Now, China eyes Pamir region in Tajikistan”. WION.
  88. ^ “Chinese websites claim Kyrgyzstan, Kazakhstan part of China; draws ire of Central Asia”. Zee News. ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  89. ^ “Mongolia-China relations”. Library of Congress. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  90. ^ “Chinese Look To Their Neighbours For New Opportunities To Trade”. International Herald Tribune. ngày 4 tháng 8 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  91. ^ “How Will the Coronavirus Outbreak Affect Russia-China Relations?”. thediplomat.com.
  92. ^ Santoli, Al (ngày 29 tháng 1 năm 2001). “Russian far east residents fear takeover by China; Sino-Russian "strategic cooperation" pact aimed at US”. American Foreign Policy Council. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2008.
  93. ^ Baker, Peter (ngày 2 tháng 8 năm 2003). “Russians fear Chinese 'takeover' of Far East regions”. Dawn. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_x%C3%A9t_l%E1%BA%A1i_Trung_Hoa