Wiki - KEONHACAI COPA

Chủ nghĩa tiêu dùng

Hàng hóa và dịch vụ, những đặc trưng của xã hội tiêu dùng

Chủ nghĩa tiêu dùng hay chủ nghĩa tiêu thụ là một hình thái xã hội được nhìn nhận trên cơ sở hệ quy chiếu tất cả các mối quan hệ xã hội về hai phạm trù sản xuấttiêu dùng trong đó hình thái xã hội này đề cao yếu tố tiêu dùng, các hoạt động tiêu thụ, mua sắm, vui chơi, giải trí. Theo lý thuyết về chủ nghĩa tiêu dùng của Thorstein Veblen thì đây là một trật tự xã hội và kinh tế trên cơ sở phát triển nhu cầu mua bán hàng hoá, dịch vụ với số lượng lớn để thỏa mãn ngày càng nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ, thụ hưởng ngày càng cao của đời sống nhân dân và ngày càng phổ biến với quá trình toàn cầu hóa.

Các vấn đề[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ nghĩa hậu hiện đại

Trước: Chủ nghĩa hiện đại

Hậu hiện đại
Triết học hậu hiện đại
Kiến trúc hậu hiện đại
Văn học hậu hiện đại
Âm nhạc hậu hiện đại
Học thuyết phê phán
Toàn cầu hóa
Chủ nghĩa cực giản
Âm nhạc cực giản
Chủ nghĩa tiêu thụ

Giá trị[sửa | sửa mã nguồn]

Một xã hội tiêu dùng sẽ thúc đẩy việc tự do sản xuất và lưu thông hàng hóa, tự do lưu hành dịch vụ và đề cao tính lựa chọn và tăng tính phục vụ, trong xã hội này đồng tiền sẽ chiếm ưu thế. Ngoài ra trong xã hội này thì người tiêu dùng sẽ được đề cao, việc bảo vệ người tiêu dùng hoặc các hoạt động của người tiêu dùng sẽ được chú trọng. Các nhà sản xuất, nhà quảng cáo sẽ phải điều chỉnh chính sách nhằm phục vụ tối đa và trung thực nhất lợi ích của người mua. Ở góc độ kinh tế, xã hội tiêu dùng đề cập đến chính sách kinh tế đặt trọng tâm vào tiêu thụ, các hàng hóa sẽ chú trọng vào các mặt hàng tiêu dùng, hàng dân dụng....

Mặt trái[sửa | sửa mã nguồn]

Mặt trái của nó là sẽ có nhiều người tự cảm thấy rất nghèo, vì không thể thoả mãn những nhu cầu do xã hội tiêu dùng tạo ra ngày càng nhiều.[1] Ngoài ra xã hội tiêu dùng cũng góp phần tạo ra tâm lý hưởng thụ, hưởng lạc, chạy theo lợi ích vật chất, đồng tiền và đặc biệt là ăn nhậu, một hiểm họa của xã hội dân sự. Điều nguy hại của chủ nghĩa hưởng thụ là, đằng sau những phồn hoa đô thị không những nó tạo ra cảm giác thịnh vượng ảo cho một nền kinh tế mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Về mặt xã hội, nó tạo nên sự bất bình đẳng giữa các nhóm trong xã hội, nó còn dẫn đến tình trạng hoen gỉ tâm hồn của những cư dân đang biến mình thành tín đồ của chủ nghĩa đồ vật và cam phận làm nô lệ cho những lạc thú bản năng. Nhiều cư dân trong xã hội này đề cao sự tiêu xài mà ít chú trọng đến tiết kiệm và các kế hoạch chi tiêu tài chính dài hạn. Nhiều hiện thực đáng ngại là đường dẫn đến một hiện thực đó là nhiều người đang bị thống trị bởi chủ nghĩa hưởng thụ, mà ẩm thực chỉ là những chấm phá của một bức tranh toàn cảnh về một xã hội tiêu dùng. Liên Hợp quốc xếp "chủ nghĩa tiêu thụ" cùng với hiện tượng khí hậu Trái Đất ấm lên là hai hiểm họa lớn nhất đe dọa cuộc sống con người.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Barber, Benjamin R. (2008) Consumed: How Markets Corrupt Children, Infantilize Adults, and Swallow Citizens Whole. W. W. Norton ISBN 0393330893
  • Chin, Elizabeth (2001) Purchasing Power: Black Kids and American Consumer Culture University of Minnesota Press ISBN 978-0816635115
  • Humphery, Kim (2009) Excess, Polity Press, Cambridge, UK.
  • Laermer, Richard; Simmons, Mark, Punk Marketing, New York: Harper Collins, 2007. ISBN 978-0-06-115110-1 (Review of the book by Marilyn Scrizzi, in Journal of Consumer Marketing 24(7), 2007)
  • Lewis, Jeff (2010) Crisis in the Global Mediasphere: Desire, Displeasure and Cultural Transformation, Palgrave Macmillan, London.
  • Miller, Eric, Attracting the affluent: the first guide to America’s changing ultimate market, Naperville, Ill.: Financial Sourcebooks, 1991. ISBN 0942061233 (from the editors of Research Alert newsletter)
  • Nissanoff, Dan (2006). FutureShop: How the New Auction Culture Will Revolutionize the Way We Buy, Sell and Get the Things We Really Want. Penguin Press. ISBN 1-59420-077-7. (Hardcover, 246 pages)
  • Yates, Joshua and Hunter, James. ed. (2011) Thrift and Thriving in America: Capitalism and Moral Order from the Puritans to the Present, Oxford University Press ISBN 0-199-76906-0.
  • Shell, Ellen Ruppel, Cheap: The High Cost of Discount Culture, New York: Penguin Press, 2009. ISBN 9781594202155
  • Veblen, Thorstein (1899): The Theory of the Leisure Class: an economic study of institutions, Dover Publications, Mineola, N.Y., 1994, ISBN 0-486-28062-4. (also available: Project Gutenberg e-text Lưu trữ 2020-04-14 tại Wayback Machine)
  • Whitaker, Jan (2006): Service and Style: How the American Department Store Fashioned the Middle Class, St. Martin's Press, N.Y., ISBN 0-312-32635-1. (Hardcover, 352 pages)
  • Charles Arthur Willard Liberalism and the Problem of Knowledge: A New Rhetoric for Modern Democracy. University of Chicago Press. 1996.
  • Agnes Nairn et al., "Watching, Wanting and Wellbeing: Exploring the links – a study of 9 to 13 year-olds", National Consumer Council, 2007.
  • Worldwatch Institute, State of the World 2010: Transforming Cultures: From Consumerism to Sustainability (ISBN 978-0-393-33726-6), W. W. Norton & Company, 2010.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2012.
  2. ^ "Dịch"... ăn nhậu và hiểm họa của một xã hội tiêu dùng”. VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2012. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_ti%C3%AAu_d%C3%B9ng