Wiki - KEONHACAI COPA

Chấm dứt bệnh lao

Chấm dứt bệnh lao (thuật ngữ tiếng Anh: Tuberculosis elimination) là nỗ lực giảm số ca mắc bệnh lao (TB) xuống dưới 1 trường hợp trên 1 triệu dân, trái ngược với nỗ lực xóa sổ hoàn toàn một bệnh truyền nhiễm ở người trên toàn thế giới.[1] Mục tiêu chấm dứt bệnh lao bị cản trở do thiếu test nhanh, các liệu trình điều trị ngắn hạn nhưng hiệu quả cũng như vắc-xin lao còn nhiều nhược điểm.[2] WHO cũng như Liên minh phòng chống Lao toàn cầu (Stop TB) đã đề ra mục tiêu chấm dứt hoàn toàn bệnh lao vào năm 2050, đòi hỏi phải giảm 1000 lần tỷ lệ mắc bệnh lao.[3] Tính đến năm 2017, bệnh lao vẫn chưa được chấm dứt khỏi bất kỳ quốc gia nào.[4]

Tính khả thi[sửa | sửa mã nguồn]

Việc kiểm soát và chấm dứt bệnh lao ở một quốc gia có gánh nặng bệnh lao có triển vọng cao, bắt đầu từ năm 2015

Bệnh lao đã là một căn bệnh có thể chữa khỏi kể từ những năm 1940 khi những loại thuốc đầu tiên có sẵn, mặc dù sự xuất hiện lao đa kháng thuốclao siêu kháng thuốc là thách thức ngày càng tăng.[5] Theo một bài báo năm 2017 trên Tạp chí quốc tế về các bệnh truyền nhiễm, việc chấm dứt bệnh lao là khả thi nếu có đủ công nghệ, kinh phí và ý chí chính trị, tuy nhiên đặc điểm của căn bệnh này khiến cho chấm dứt bệnh lao là điều không hề dễ dàng. Cho đến nay, bệnh lao vẫn chưa được chấm dứt khỏi bất kỳ quốc gia nào.[4] Theo European Respiratory Review, việc thanh toán bệnh lao khó có thể thực hiện được do thiếu vắc-xin hiệu quả và lượng lớn người nhiễm lao tiềm ẩn.[1]

Theo một tổng quan năm 2013, việc chấm dứt bệnh lao không chỉ cần điều trị bệnh lao hoạt động mà còn cả các trường hợp lao tiềm ẩn. Việc chấm dứt bệnh lao trên toàn thế giới vào năm 2050 là không thể, mặc dù có thể giảm đáng kể số ca nhiễm và tử vong.[3] Giải quyết nghèo đói là một yêu cầu tiếp theo để chấm dứt bệnh lao. Những người nghèo bị ảnh hưởng nhiều bởi bệnh lao vì căn bệnh này trở nên tồi tệ hơn do điều kiện thiếu nhà ở và suy dinh dưỡng, và nghèo đói có thể gây khó khăn cho việc điều trị. WHO đã ước tính rằng xóa đói giảm nghèo sẽ làm giảm 84% tỷ lệ mắc bệnh lao.[6][7][8][9]

Chiến lược chấm dứt[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn cầu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra Chiến lược chấm dứt bệnh lao với mục tiêu giảm 95% số ca tử vong do bệnh lao và 90% tỷ lệ mắc bệnh trước năm 2035.[2] Tính đến năm 2020, tình hình thế giới không đạt được những mục tiêu đã đề ra.[10] WHO, cũng như Liên minh phòng chống Lao toàn cầu (Stop TB) hiện đang hướng tới mục tiêu chấm dứt hoàn toàn bệnh lao vào năm 2050, tức là giảm 1000 lần tỷ lệ mắc bệnh.[3]

Ấn Độ[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2017, chính phủ Ấn Độ đã công bố ý định chấm dứt bệnh lao ở nước này vào năm 2025. Năm 2016, Ấn Độ có số ca mắc lao chiếm 27% và số ca tử vong chiếm 29% tổng số ca trên toàn thế giới, khiến đây trở thành quốc gia có gánh nặng bệnh tật cao nhất thế giới về bệnh lao và lao đa kháng thuốc.[11][12]

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 4 tháng 12 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao. Ủy ban này có nhiệm vụ giúp Thủ tướng thực hiện các giải pháp chống bệnh lao nhằm chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030.[13]

Năm 2020, Việt Nam báo cáo 172.000 ca mắc lao và đứng thứ 10 toàn cầu trong số các quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất. Mặc dù gánh nặng vẫn còn cao, tỷ lệ hiện mắc bệnh lao đã giảm hơn 35% kể từ năm 2007 và tỷ lệ tử vong do lao giảm 41% từ năm 2015 đến năm 2020.[14]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Matteelli, Alberto; Rendon, Adrian; Tiberi, Simon; Al-Abri, Seif; Voniatis, Constantia; Carvalho, Anna Cristina C.; Centis, Rosella; D'Ambrosio, Lia; Visca, Dina; Spanevello, Antonio; Migliori, Giovanni Battista (2018). “Tuberculosis elimination: where are we now?”. European Respiratory Review (bằng tiếng Anh). 27 (148): 180035. doi:10.1183/16000617.0035-2018. ISSN 0905-9180. PMC 9488456. PMID 29898905.
  2. ^ a b Uplekar, Mukund; Weil, Diana; Lonnroth, Knut; Jaramillo, Ernesto; Lienhardt, Christian; Dias, Hannah Monica; Falzon, Dennis; Floyd, Katherine; Gargioni, Giuliano; Getahun, Haileyesus; Gilpin, Christopher (2015). “WHO's new End TB Strategy”. The Lancet. 385 (9979): 1799–1801. doi:10.1016/S0140-6736(15)60570-0. PMID 25814376.
  3. ^ a b c Dye, Christopher; Glaziou, Philippe; Floyd, Katherine; Raviglione, Mario (2013). “Prospects for Tuberculosis Elimination”. Annual Review of Public Health. 34 (1): 271–286. doi:10.1146/annurev-publhealth-031912-114431. ISSN 0163-7525. PMID 23244049.
  4. ^ a b Schito, Marco; Hanna, Debra; Zumla, Alimuddin (2017). “Tuberculosis eradication versus control”. International Journal of Infectious Diseases (bằng tiếng Anh). 56: 10–13. doi:10.1016/j.ijid.2016.11.007. ISSN 1201-9712. PMID 27872016.
  5. ^ Sharma, Surendra K.; Mohan, Alladi (2013). “Tuberculosis: From an incurable scourge to a curable disease - journey over a millennium”. The Indian Journal of Medical Research. 137 (3): 455–493. ISSN 0971-5916. PMC 3705655. PMID 23640554.
  6. ^ Shete, Priya B.; Reid, Michael; Goosby, Eric (2018). “Message to world leaders: we cannot end tuberculosis without addressing the social and economic burden of the disease”. The Lancet Global Health (bằng tiếng English). 6 (12): e1272–e1273. doi:10.1016/S2214-109X(18)30378-4. ISSN 2214-109X. PMID 30224288.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  7. ^ Bhargava, Anurag; Bhargava, Madhavi; Juneja, Anika (2021). “Social determinants of tuberculosis: context, framework, and the way forward to ending TB in India”. Expert Review of Respiratory Medicine. 15 (7): 867–883. doi:10.1080/17476348.2021.1832469. PMID 33016808.
  8. ^ Carter, Daniel J; Glaziou, Philippe; Lönnroth, Knut; Siroka, Andrew; Floyd, Katherine; Weil, Diana; Raviglione, Mario; Houben, Rein M G J; Boccia, Delia (2018). “The impact of social protection and poverty elimination on global tuberculosis incidence: a statistical modelling analysis of Sustainable Development Goal 1”. The Lancet Global Health. 6 (5): e514–e522. doi:10.1016/S2214-109X(18)30195-5. PMC 5968370. PMID 29580761.
  9. ^ Adu, Prince A.; Spiegel, Jerry M.; Yassi, Annalee (2021). “Towards TB elimination: how are macro-level factors perceived and addressed in policy initiatives in a high burden country?”. Globalization and Health. 17 (1): 11. doi:10.1186/s12992-020-00657-1. ISSN 1744-8603. PMC 7802197. PMID 33430902.
  10. ^ Harding, Emilia (2020). “WHO global progress report on tuberculosis elimination”. The Lancet Respiratory Medicine. 8 (1): 19. doi:10.1016/S2213-2600(19)30418-7. PMID 31706931.
  11. ^ Pai, Madhukar; Bhaumik, Soumyadeep; Bhuyan, Soumitra S (2017). “India's plan to eliminate tuberculosis by 2025: converting rhetoric into reality”. BMJ Global Health. 2 (2): e000326. doi:10.1136/bmjgh-2017-000326. PMC 5435272. PMID 28589035.
  12. ^ Singh, Sakshi; Kumar, Sandeep (2019). “Tuberculosis in India: Road to elimination”. International Journal of Preventive Medicine (bằng tiếng Anh). 10 (1): 114. doi:10.4103/ijpvm.IJPVM_492_17. ISSN 2008-7802. PMC 6592106. PMID 31360361.
  13. ^ Hiền Minh (24 tháng 3 năm 2022). “Chấm dứt bệnh lao để tránh đi những cái chết không đáng có”. Báo Chính phủ. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2023.
  14. ^ “Leveraging New Tools for TB Testing in Vietnam”. www.cdc.gov (bằng tiếng Anh). 2 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2023.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5m_d%E1%BB%A9t_b%E1%BB%87nh_lao