Wiki - KEONHACAI COPA

Chư bệnh nguyên hậu luận

Ấn bản Chư bệnh nguyên hậu luận từ thời nhà Nguyên.

Chư bệnh nguyên hậu luận (tiếng Trung: 諸病源候論; bính âm: Zhūbìng yuánhòu lùn),[a] còn được gọi là Chư bệnh nguyên hậu tổng luận (tiếng Trung: 諸病源候總論; bính âm: Zhūbìng yuánhòu zǒnglùn)[b][5][6] hoặc Sào thị bệnh nguyên (tiếng Trung: 巢氏病源; bính âm: Cháoshì bìngyuán),[c][8] là một chuyên khảo của Trung Quốc bao gồm năm mươi quyển. Văn bản được biên soạn trong thời nhà Tùy (581–618), tác giả được cho là của thái y Sào Nguyên Phương, mặc dù điều này mâu thuẫn với một số tài liệu gốc ban đầu. Bàn luận về khoảng 1739 hội chứng và 67 loại bệnh tật, Chư bệnh nguyên nhân luận là bộ bách khoa toàn thư y học lâu đời nhất còn tồn tại về nguyên nhân họctriệu chứng thực thể trong y học cổ truyền Trung Quốc.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Văn bản được chia thành năm mươi quyển. Tác phẩm đề cập khoảng 1739 căn bệnh được phân loại bao gồm da liễu; phụ khoa; nhãn khoa; tai mũi họng; tiết niệu; nhi khoangoại khoa.[9] Thay vì hướng dẫn trị liệu bằng thảo dược hoặc châm cứu, tác phẩm khuyên thực hành khí công như một phương pháp chữa khỏi bách bệnh.[10]

Tác giả[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lời tựa của một bản thảo còn sót lại, soạn bởi Tống Thụ (en), thì văn bản được soạn bởi thái y Sào Nguyên Phương, người đã "sưu tầm và biên soạn cốt lõi của các quan điểm ​​kinh viện khác nhau bằng một nghiên cứu kỹ lưỡng về chúng và xếp loại tất cả chúng ra" dưới triều Tùy Dạng Đế.[11] Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Yan Liang, Abdulbaset M. Salim, Wendy Wu, và Paul E. Kilgore, "hầu như không chắc tác giả duy nhất... là Sào Nguyên Phương."[12] Tùy thư kinh tịch chí (隋書經籍志), được biên soạn trong khoảng năm 641 đến 656, xác định Ngô Cảnh Hiền (吳景賢) là tác giả của Chư bệnh nguyên hậu luận. Ngoài ra, Cựu Đường thư kinh tịch chí (旧唐书经籍志), được biên soạn vào thời Hậu Tấn, khẳng định văn bản này được soạn bởi Ngô Cảnh (吴景).[12]

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Chư bệnh nguyên hậu luận là bách khoa toàn thư y học lâu đời nhất về nguyên nhân học và triệu chứng thực thể trong y học cổ truyền Trung Quốc.[4][13] Cuốn sách được tiếp nhận khi xuất bản lần đầu vào thời nhà Tùy, cũng như thời nhà Đườngnhà Tống sau đó, khi nó trở thành sách giáo khoa y học chủ đạo.[14] Từ đầu thế kỷ thứ 8 trở đi,[8] nó được đưa vào phần còn lại của thế giới và được trích dẫn rộng rãi trong các tác phẩm như tác phẩm y học cổ nhất còn sót lại của Nhật Bản, Ishinpō,[3][15]The Canon of Medicine của Avicenna.[16]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tạm dịch: Luận văn về nguồn gốc và triệu chứng của bệnh tật,[1] Bàn luận về nguyên nhân và biểu hiện nhiều căn bệnh,[2] Chuyên luận về quan hệ nhân quả bệnh tật,[3] hoặc Chuyên luận về nguồn gốc và triệu chứng của bệnh tật.[4]
  2. ^ Tức là Chuyên luận chung về nguyên nhân học và triệu chứng thực thể bệnh tật.[5]
  3. ^ Tức là Nguồn gốc bệnh tật của lương y Sào Nguyên Phương.[7]

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Zheng và đồng nghiệp 2018, tr. 50.
  2. ^ Zhao 2022, tr. 33.
  3. ^ a b Burns 2019, tr. 48.
  4. ^ a b Buck 2014, tr. 152.
  5. ^ a b Nienhauser 2016, tr. 156.
  6. ^ Doran 2015, tr. 696.
  7. ^ Unschuld & Zheng 2014, tr. 247.
  8. ^ a b Bi 2021, tr. 473.
  9. ^ Buck 2014, tr. 152–153.
  10. ^ Liu & Xiao 2013, tr. 21.
  11. ^ Ma 2020, tr. 583.
  12. ^ a b Yan và đồng nghiệp 2016, tr. 2.
  13. ^ Lu 2022, tr. 222.
  14. ^ Buck 2014, tr. 156–157.
  15. ^ Pregadio 2013, tr. 185.
  16. ^ Buck 2014, tr. 157.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bi, Bo (2021). “A Sogdian Medical Text from Turfan”. Journal of the Royal Asiatic Society. 31 (3): 463–477. doi:10.1017/S1356186320000747. S2CID 233964708.
  • Buck, Charles (2014). Acupuncture and Chinese Medicine: Roots of Modern Practice. Jessica Kingsley Publishers. ISBN 9780857011336.
  • Burns, Susan L. (2019). Kingdom of the Sick. University of Hawaii Press. doi:10.1515/9780824879488. ISBN 9780824879488.
  • Lu, Di (2022). “History of Disease: Pre-Han to Qing”. Trong Vivienne Lo; Dolly Yang; Michael Stanley-Baker (biên tập). Routledge Handbook of Chinese Medicine. Routledge. tr. 217–229. doi:10.4324/9780203740262-17. ISBN 9780203740262.
  • Doran, Rebecca (2015). “The Cat Demon, Gender, and Religious Practice: Towards Reconstructing a Medieval Chinese Cultural Pattern”. Journal of the American Oriental Society. 135 (4): 689–707. doi:10.7817/jameroriesoci.135.4.689.
  • Liu, Tianjin; Xiao, Mei Qiang (2013). Chinese Medical Qigong. Jessica Kingsley Publishers. ISBN 9780857011497.
  • Ma, Boying (2020). A History Of Medicine In Chinese Culture. World Scientific. doi:10.1142/10932. ISBN 9789813238008. S2CID 167098508.
  • Nienhauser, William H. (2016). Tang Dynasty Tales: A Guided Reader. 2. World Scientific. doi:10.1142/9771. ISBN 9789814719544.
  • Pregadio, Fabrizio (2013). “Chao Yuanfang”. Trong Helaine Selin (biên tập). Encyclopaedia of the History of Science, Technology, and Medicine in Non-Westen Cultures. Springer Netherlands. tr. 185. ISBN 9789401714167.
  • Unschuld, Paul U.; Zheng, Jinsheng (2014). Chinese Traditional Healing: The Berlin Collections of Manuscript Volumes from the 16th Through the Early 20th Century. Brill. ISBN 9789004229099.
  • Yan, Liang; Salim, Abdulbaset M.; Wu, Wendy; Kilgore, Paul E. (2016). “Chao Yuanfang: Imperial Physician of the Sui Dynasty and an Early Pertussis Observer?”. Open Forum Infectious Diseases. 3 (1): ofw017. doi:10.1093/ofid/ofw017. PMC 4786867. PMID 26977422.
  • Zheng, Jinsheng; Kirk, Nalini; Buell, Paul D.; Unschuld, Paul U. (2018). Ben Cao Gang Mu Dictionary. 3. University of California Press. ISBN 9780520291973.
  • Zhao, Lu (2022). “You are What Eats at You: Anxiety in Medieval Chinese Divinatory and Medical Manuals”. Trong David Konstan (biên tập). Emotions Across Cultures: Ancient China and Greece. tr. 19–40. doi:10.1515/9783110784312-002. ISBN 9783110784312.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0_b%E1%BB%87nh_nguy%C3%AAn_h%E1%BA%ADu_lu%E1%BA%ADn