Wiki - KEONHACAI COPA

Chương trình vũ khí hạt nhân của Nhật Bản

Chương trình vũ khí hạt nhân của Nhật Bản diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Giống như chương trình vũ khí hạt nhân của Đức Quốc xã, quá trình phát triển đã gặp nhiều vấn đề, cuối cùng không tiến tới thành công trước khi Mỹ thả bom nguyên tử Hiroshima và NagasakiPhát xít Nhật đầu hàng tháng 8 năm 1945.

Ngày nay, nền năng lượng hạt nhân tại Nhật Bản đã có thể chế tạo vũ khí nguyên tử. Nhưng sự giải giáp và chiếm đóng của Đồng Minh cùng với đó là chiếc ô Hạt nhân của Mỹ đã khiến Nhật đưa ra chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng để đối phó với các vụ thử hạt nhân của Bắc Triều tiên, một số chính trị gia và quân đội Nhật đang kêu gọi điều chỉnh điều ước này[1][2]

Giai đoạn đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Hóa-Lý RIKEN trong thời kỳ Taisho

Vào năm 1934, học thuyết về vật lý nguyên tử đã được Giáo sư Hikosaka Tadayoshi của trường Đại học Tohoku đưa ra. Hikosaka đã chỉ ra 1 lượng năng lượng lớn chứa trong nguyên tử và có thể tận dụng nó để tạo ra nhà máy điện hoặc bom nguyên tử [3] Vào tháng 12 năm 1938, nhà hóa học người Đức Otto HahnFritz Strassmann gửi bản viết tay tới tờ tạp chí Naturwissenschaften nhằm báo cáo họ đã tạo ra nguyên tố bari sau khi tiến hành bắn phá nguyên tử uranium bằng Neutron;[4] đồng thời, họ cũng trao đổi kết quả với Lise Meitner. Meitner, và người cháu Otto Robert Frisch, giải thích những kết quả này chính là sự Phản ứng dây chuyền hạt nhân[5] và Frisch đã xác thực lại thí nghiệm vào ngày 12 tháng 1 năm 1939.[6] Các nhà vật lý ngay lập tức nhận ra rằng phản ứng dây chuyền hạt nhân có thể được tạo ra và lưu ý chính phủ về khả năng phát triển vũ khí hạt nhân.

Chiến tranh thế giới thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Giám đốc đời thứ ba của RIKEN Institute Masatoshi Okochi đăng bài báo cáo "Sự khả thi của việc sản xuất bom nguyên tử" vào tháng 5 năm 1941.

Người đi đầu trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân là tiến sĩ Yoshio Nishina, bạn đồng niên của Albert Einstein và là bạn của Niels Bohr.[7] Nishina là đồng tác giả công thức Klein–Nishina.[8] Nishina đã lập ra Phòng thí nghiệm phát triển hạt nhân để nghiên cứu Vật lý hạt vào năm 1931 ở Viện nghiên cứu Riken (Viện nghiên cứ về Vật Lý- Hóa học), viện này được thành lập năm 1917 tại Tokyo nhằm nghiên cứu các vấn đề khoa học cơ bản.[9] Nishina đã xây dựng một cyclotron đầu tiên của ông có đường kính 660mm vào năm 1936, và một chiếc khác có đường kính 1500mm, nặng 220 tấn vào năm 1937. Năm 1938, người Nhật cũng mua một máy cyclotron từ đại học California tại Berkeley[7]

Tiến sĩ Yoshio Nishina đã hoàn thiện cyclotron này vào năm 1937, Cycotron đầu tiên ngoài nước Mỹ (và cũng là thứ 2 trên thế giới).

Năm 1939, Nishina đã nhận ra tiềm năng về quân sự của phản ứng phân hạch, và lo ngại rằng người Mỹ sẽ dùng vũ khí nguyên tử để chống lại Nhật Bản. Quả thực, vào năm 1939, tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ra lệnh phát triển vũ khí hạt nhân, từ đó đưa đến dự án Manhattan, và chính phòng thí nghiệm đã cung cấp Cyclotron cho Nhật đã đóng vai trò chính trong nghiên cứu vũ khí.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Demetriou, Danielle (ngày 20 tháng 4 năm 2009). “Japan 'should develop nuclear weapons' to counter North Korea threat”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2010.
  2. ^ Sakamaki, Sachiko (ngày 28 tháng 5 năm 2009). “North Korean Atomic Tests Lift Lid on Japan's Nuclear 'Taboo'. Bloomberg. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2010.
  3. ^ “World War II: Japanese Nuclear Weapons/Genshi Bakudan Program”.
  4. ^ O. Hahn and F. Strassmann. Über den Nachweis und das Verhalten der bei der Bestrahlung des Urans mittels Neutronen entstehenden Erdalkalimetalle ("On the detection and characteristics of the alkaline earth metals formed by irradiation of uranium with neutrons"), Naturwissenschaften Volume 27, Number 1, 11–15 (1939). The authors were identified as being at the Kaiser-Wilhelm-Institut für Chemie, Berlin-Dahlem. Received ngày 22 tháng 12 năm 1938.
  5. ^ Meitner, Lise; Frisch, O.R. (ngày 11 tháng 2 năm 1939). “Disintegration of Uranium by Neutrons: a New Type of Nuclear Reaction”. Nature. 143 (3615): 239–240. Bibcode:1939Natur.143..239M. doi:10.1038/143239a0. The paper is dated ngày 16 tháng 1 năm 1939. Meitner is identified as being at the Physical Institute, Academy of Sciences, Stockholm, and Frisch as being at the Institute of Theoretical Physics, University of Copenhagen.
  6. ^ Frisch, O.R. (ngày 18 tháng 2 năm 1939). “Physical Evidence for the Division of Heavy Nuclei under Neutron Bombardment”. Nature. 143 (3616): 276. Bibcode:1939Natur.143..276F. doi:10.1038/143276a0. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2009. The paper is dated ngày 17 tháng 1 năm 1939, and the experiment was conducted on ngày 13 tháng 1 năm 1939—see Richard Rhodes The Making of the Atomic Bomb pp. 263, 268
  7. ^ a b Ragheb, Magdi (ngày 17 tháng 3 năm 2014). “Chapter 3: Japanese Nuclear Weapons Program” (PDF). Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2015.
  8. ^ Klein, O; Nishina, Y (1929). “Über die Streuung von Strahlung durch freie Elektronen nach der neuen relativistischen Quantendynamik von Dirac”. Z. Phys. 52 (11–12): 853 and 869. Bibcode:1929ZPhy...52..853K. doi:10.1007/BF01366453.
  9. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2020.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng_tr%C3%ACnh_v%C5%A9_kh%C3%AD_h%E1%BA%A1t_nh%C3%A2n_c%E1%BB%A7a_Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n