Wiki - KEONHACAI COPA

Chú Tễu

Chú Tễu, nhân vật tươi cười với 2 chỏm tóc ở đầu

Chú Tễu là một nhân vật con rối tiêu biểu trong hình thức múa rối nước tại Việt Nam.[1][2][3] Thông thường, chú Tễu luôn có hình dáng to hơn các con rối khác. Theo một nghiên cứu, chú Tễu là nhân vật xuất hiện nhiều nhất và nổi tiếng nhất trong sân khấu kịch múa rối nước truyền thống của Việt Nam.[4]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ "Tễu" nghĩa là "tiếng cười" theo chữ Nôm.[3] Theo nhiều nguồn, nghệ nhân Phan Văn Ngải là người đã làm ra chú Tễu. Nghệ nhân Nguyễn Thế Nghị phường rối Đào Thục giải thích Tễu là đại diện cho hình ảnh anh nông dân vùng Đồng bằng Bắc bộ, còn Anh Ba Khí ở phường Đào Thục là đại diện cho cả ba miền Bắc - Trung - Nam của Việt Nam, anh Ba Khí là biểu tượng cho cái khí phách người Việt.[5][6]

Tạo hình nhân vật[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa vào nét tạo hình, chú Tễu là nhân vật khoảng 7, 8 tuổi với thân hình đầy đặn, da trắng hồng và luôn vui vẻ.[2] Chú Tễu thường đóng khố, lộ bộ ngực và bụng phệ. Để gây cười khán giả, chú Tễu đưa tay vung vẩy và quay đầu quy nghiêng ngửa.[3]

Vai trò trong cảnh diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Chú Tễu là một nhân vật táo bạo, luôn chế nhạo giễu cợt. Tễu là người ra mắt, người bình luận, người tự sự, và là người trách móc quan lại tham nhũng trong nhiều vở diễn. Ở các phường rối, Tễu là nhân vật phất cờ hay châm pháo.[7] Một số người đề cập Tễu là mõ làng chuyên giúp đỡ người già, có người nghĩ Tễu là tên giết súc vật, người khác lại nói Tễu có cô vợ xinh đẹp.[3]

Trong văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Chú Tễu là nhân vật kể chuyện trong tác phẩm văn học tôn giáo"Chú Tễu kể chuyện tết Vu Lan"trong loạt"Chú Tễu kể chuyện Tết"của nhà văn Lê Phương Liên.[8] Chú Tễu còn xuất hiện trong thơ ca, chẳng hạn bài Tễu của Hoàng Anh Tuấn (trích 4 câu thơ đầu)[9][10]:

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Múa rối nước - một sáng tạo độc đáo của người Việt”. Thông tấn xã Việt Nam. 29 tháng 1 năm 2012. Truy cập 9 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ a b Trần Mạnh Thường. Việt Nam - Văn hóa và du lịch. Công ty Văn hóa Hương Trang. Trang 223
  3. ^ a b c d “Nhân vật tễu trong múa rối nước”. Rối Nước. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2014. Truy cập 9 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ Nguyễn Kim Dung - Lee Mi Jung. Nghiên cứu kịch múa rối truyền thống Việt Nam. Đại học Inha.
  5. ^ “Gặp hậu duệ cha đẻ chú Tễu”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 9 tháng 6 năm 2014.
  6. ^ “Gặp gỡ gia đình nghệ nhân múa rối nước”. Báo Công an Nhân dân Điện tử. Truy cập 9 tháng 6 năm 2014.
  7. ^ PGS Lê Trung Vũ & PGS. TS Lê Hồng Lý. Lễ hội Việt Nam. Công ty Văn hóa Hương Trang. Trang 570.
  8. ^ “Ra sách 'Chú Tễu kể chuyện tết Vu Lan'. Giác Ngộ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập 9 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ “Hoàng Anh Tuấn”. Truy cập 9 tháng 6 năm 2014.[liên kết hỏng]
  10. ^ Hoàng Anh Tuấn. “Xem chú Tễu múa rối nước”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 9 tháng 6 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%BA_T%E1%BB%85u