Wiki - KEONHACAI COPA

Chó rừng vằn hông

Chó rừng vằn hông[1]
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Họ (familia)Canidae
Chi (genus)Lupulella
Loài (species)L. adustus
Danh pháp hai phần
Lupulella adustus
(Sundevall, 1847)
Phạm vi phân bố chó rừng vằn hông
Phạm vi phân bố chó rừng vằn hông
Danh pháp đồng nghĩa
Canis adustus[3]

Chó rừng vằn hông (danh pháp hai phần: Lupulella adustus) là một loài chó rừng bản địa Trung PhiNam Phi[1][2] thuộc Chi Chó. Không giống như loài chó rừng lưng đen sinh sống ở đồng bằng mở, loài chó rừng vằn hông sinh sống chủ yếu ở các vùng rừng gỗ và vùng cây bụi.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chó rừng vằn hông là một loài chó có kích thước trung bình, chỉ hơi lớn hơn chó rừng lưng đen một chút. Bộ lông của chúng có màu vàng xám, với phần lưng xám đậm hơn là phần bụng, và đuôi có màu đen với chót đuôi màu trắng. Hai bên hông có những vằn trắng không tách rời nhau, chạy từ khuỷu chân trước xuống hông. Sắc độ của các vằn thay đổi tùy theo mỗi cá thể, thường thì các con trưởng thành có vằn rõ hơn là các con non.[4]

Hộp sọ của chó rừng văn hông nhìn giống như chó rừng lưng đen, nhưng bẹt hơn và có mỏ dài và hẹp hơn. Mào xương dọccung gò má cũng nhẹ hơn. Chiều dài mỏ lớn hơn khiến răng tiền hàm trên thứ ba của nó nằm gần như thẳng hàng với các răng khác thay vì nằm chéo góc. Nha thức của nó tỏ ra thích hợp với lối ăn tạp. Các răng nanh dài có một gờ sắc ở mặt sau như các loài chó khác và răng cửa ngoài cũng giống các loài chó. Răng nhai thịt của chúng nhỏ hơn loài chó rừng lưng đen vốn thiên về lối ăn thịt hơn. Con cái có bốn đầu vú ở bẹn. Nha thức của chó rừng vằn hông như sau:[4]

3.1.4.2
3.1.4.3

Nguồn thức ăn[sửa | sửa mã nguồn]

Chó rừng vằn hông có xu hướng ít ăn thịt hơn các loài chó rừng khác và tỏ ra thích nghi tốt bới chế độ ăn tạp - một lối ăn uống phù hợp với sự thay đổi của môi trường, sự thay đổi theo mùa và nơi sinh sống. Chúng đi tìm thức ăn một mình, mặc dù việc đi kiếm ăn theo nhóm gia đình (có khi đến 12 con/nhóm) đã được quan sát thấy ở miền Tây Zimbabwe. Trong tự nhiên, chúng chủ yếu ăn các động vật không xương sống trong mùa mưa và các loài thú nhỏ (tỉ như springhare) trong mùa khô. Chúng cũng thường ăn các mẩu thức ăn thừa tại các nơi cắm trại cũng như của các động vật ăn thịt lớn để lại. Trong tự nhiên, trái cây được ăn theo mùa, trong khi đó tại vùng nông thôn trái cây có thể chiếm tới 30% khẩu phần của chúng. Chó rừng vằn hông tỏ ra ít đe dọa hơn đến các loài gia súc, gia cầm so với các loài chó rừng khác. Chúng thường không tấn công các con mồi có khích thước vượt quá một con linh dương sơ sinh, và, người ta đã từng ghi nhận có cá thể chó rừng mò vào tận chuồng vịt để kiếm ăn nhưng không hề động chạm gì tới những con vịt.[4]

Hành vi xã hội và sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]

Chó rừng vằn hông có lối sống đơn độc nhưng cũng có thể tìm thấy chúng trong các nhóm gia đình với quy mô lên tới bảy thành viên. Đứng đầu gia đình là cặp chó cha-mẹ, và cặp chó này chung thủy với nhau trong suốt nhiều năm liền.[4]

Mùa sinh sản của chó rừng vằn hông thay đổi tùy nơi sinh sống: ở Nam Phi, mùa sinh sản kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11. Thai kỳ của chó cái kéo dài từ 57 đến 70 ngày và trung bình một lứa đẻ sáu con non. Chó con trưởng thành sinh dục vào khoảng 6-8 tháng tuổi và thường bắt đầu "ra ở riêng" vào khoảng 11 tháng tuổi. Chó rừng vằn hông là một trong số ít các loài động vật có vú sống theo chế độ một vợ một chồng, hình thành nên những cặp chó đực-cái chung thủy với nhau đến hết đời.

Các phân loài[sửa | sửa mã nguồn]

Có 6 phân loài được công nhận:[1] [5]

  • L. a. adustus (Tây châu Phi)
  • L. a. bweha (Đông Phi, Kisumu, Kenya)
  • L. a. grayi (Maroc và Tunis)
  • L. a. kaffensis (Kaffa, tây nam Ethiopia)
  • L. a. lateralis (Kenya, cao nguyên Uasin Gishu, phía nam Gabon)
  • L. a. notatus (đồng bằng Loita, Kenya)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Wozencraft, W. C. (2005). “Order Carnivora”. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M. (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference . Johns Hopkins University Press. tr. 532–628. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  2. ^ a b Atkinson RPD & Loveridge AJ (2008). Canis adustus. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày ngày 12 tháng 11 năm 2008. Database entry includes justification for why this species is of least concern
  3. ^ Wozencraft, C. W. (2005). “Order Carnivora”. Trong Wilson, D. E.; Reader, D. M. (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference. 1 (ấn bản 3). Johns Hopkins University Press. tr. 573. ISBN 978-0-8018-8221-0.
  4. ^ a b c d “Side-Striped Jackal” (PDF). Canids.org. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2008.
  5. ^ “Canis adustus”. Planet-mammiferes.org. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2009.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B3_r%E1%BB%ABng_v%E1%BA%B1n_h%C3%B4ng