Wiki - KEONHACAI COPA

Canh khổ qua nhồi thịt

Canh khổ qua nhồi thịt.
Canh khổ qua nhồi thịt.
Canh khổ qua trong đĩa

Canh khổ qua nhồi thịt (hoặc canh mướp đắng nhồi thịt) là một món ăn của người dân miền Nam Việt Nam nhưng hầu như vẫn được thưởng thức rộng rãi ở cả hai miền còn lại của nước này. Đây là một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết của người Nam Bộ, với ý nghĩa những điều xui xẻo, khổ cực trong năm cũ sẽ qua và những điều may mắn, tốt đẹp trong năm mới sẽ đến.

Món ăn Việt Nam này cũng được ưa chuộng ở một số quốc gia châu Á khác.[1][2][3] Tờ The New York Times cũng đã nhắc đến món ăn như một phần trong nét văn hóa trong dịp Tết Nguyên Đán của Việt Nam.[4]

Công dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Khổ qua có rất nhiều công dụng khác nhau nhờ vào lượng vitamin và khoáng chất dồi dào[5] như: vitamin C, vitamin B1, calci, kali, phosphor, magie, lipid, protein... Trong đó, lượng vitamin C dồi dào cùng với protein sẽ giúp cho hệ miễn dịch được khỏe mạnh, từ đó nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Không chỉ vậy, khổ qua còn có công dụng chống lại virut, ngăn chặn sự lây lan, phát triển của chúng trong cơ thể, nhờ đó mà nó có thể tiêu diệt các tế bào gây ung thư.[6] Khổ qua còn được dùng cho những người bị bệnh tiểu đường nhờ tác dụng làm giảm lượng glucose trong máu và ngăn chặn sự hấp thu chất đó vào tế bào.[7][8] Vì khổ qua có tính hàn, không độc nên nó còn giúp làm mát gan, nhuận trường, lợi tiểu, kích thích ăn uống, hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm đẹp da...[9]

Nguyên liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Các nguyên liệu cơ bản cho món canh:[10]

Phiên bản thuần chay của món canh khổ qua có thể dùng mì căn giả thịt heo để nhồi khổ qua với miến và hành lá cho thơm.[12]

Ý nghĩa đối với Tết Nguyên Đán Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tại miền Nam, mướp đắng còn có tên gọi khác là "khổ qua", tên Hán-Việt thông dụng ở miền Nam (khổ 苦: đắng, qua 瓜: gọi chung các loại bầu, bí, mướp, dưa), nhưng cũng với ngụ ý trong dịp Tết Nguyên Đán là mong muốn mọi chuyện "khổ" sẽ trôi "qua", hy vọng một năm mới bắt đầu bằng những may mắn và hạnh phúc.[13][14][15] Đồng thời, đây cũng là một loại quả dễ tìm, bất cứ gia đình nào cũng có thể trồng hoặc mua ăn suốt năm.[11] Chính vì lý do đó, canh khổ qua nhồi thịt đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người dân Nam Bộ.[14] Tuy nhiên, cũng chẳng ai rõ từ bao giờ món ăn này đã xuất hiện trên mâm cổ ngày Tết.[15]

Phiên bản khác[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Đài Loan, thay vì nấu như canh ở Việt Nam thì họ đã thái miếng khổ qua nhồi thịt và chiên hoặc hấp nó lên.[3][16]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Clear Soup of Bitter Gourd Stuffed with Pork and Glass Noodles (ต้มจืดมะระยัดไส้หมูสับ ; dtohm jeuut mara yat sai muu sap)”. Thaifoodmaster (bằng tiếng Thái). 7 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ “Thai Bitter Melon Soup Recipe | How to Make Tom Juet Ma Ra Yad Sai Moo Sap | ต้มจืดมะระยัดไส้หมูสับ”. thaicookbook.tv (bằng tiếng Anh). 27 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ a b “苦瓜封肉”. Yahoo! News (bằng tiếng Trung). 14 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ Nguyen, Andrea (29 tháng 1 năm 2021). “Tet Is Full of Traditions, but You Can Have It Your Way” [Tết đầy truyền thống, nhưng bạn vẫn có thể có chúng theo cách của mình]. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ Lê Văn Nhân; Trần Việt Hưng; Nguyễn Đức Thái (2009). “Mướp đắng (khổ qua)”. Bản tin Hội Dược học TPHCM. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2013.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Mai Duyên (24 tháng 5 năm 2013). “Trị ung thư tuyến tụy bằng khổ qua”. Thanh Niên Online. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2013. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ BS. Hoàng Hà (15 tháng 6 năm 2013). “Khổ qua rừng chữa bệnh tiểu đường”. Người Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2013. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
  8. ^ “Thực hư công dụng chữa tiểu đường của khổ qua”. Sức khỏe và Đời sống. 5 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  9. ^ Bàng Cẩm (24 tháng 9 năm 2019). “Khổ qua: Thanh nhiệt, giải độc sáng mắt”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  10. ^ Hoa Anh (10 tháng 8 năm 2020). “Mẹo nấu canh khổ qua không bị đắng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ a b Trần Kim Hà (15 tháng 1 năm 2023). “Canh khổ qua - món ăn Tết mộc mạc mà thân thương”. Tạp chí Du lịch. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  12. ^ “Canh Khổ Qua Chay (Vegan Stuffed Bitter Melon Soup) - The Viet Vegan”. The Viet Vegan (bằng tiếng Anh). 10 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  13. ^ Ngọc Thương (30 tháng 1 năm 2017). “Tại sao ngày Tết, người miền Nam lại chọn món khổ qua?”. Báo Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  14. ^ a b Quỳnh Anh (15 tháng 2 năm 2021). “Món ăn đặc trưng trong mâm cơm Nam Bộ”. ZingNews. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  15. ^ a b Hải Đăng (19 tháng 11 năm 2022). “Chái bếp sau nhà có nồi khổ qua”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  16. ^ 愛料理官方品牌廚房 (8 tháng 6 năm 2018). “苦瓜鑲肉”. 愛料理 (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Canh_kh%E1%BB%95_qua_nh%E1%BB%93i_th%E1%BB%8Bt