Wiki - KEONHACAI COPA

COVAX

Tiếp cận Toàn cầu Vắc-xin COVID-19 (tiếng Anh: COVID-19 Vaccines Global Access, viết tắt thành COVAX), là một kế hoạch toàn cầu nhằm phân bổ công bằng các loại vắc-xin COVID-19 do UNICEF, Liên minh Vắc-xin Gavi (trước đây là Liên minh Toàn cầu Vắc-xin và Miễn dịch, hay GAVI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI) chỉ đạo. Đây là một trong ba trụ cột chính trong sáng kiến Tăng tốc Tiếp cận Các công cụ ứng phó với COVID-19 được bắt đầu vào tháng 4 năm 2020 bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ủy ban châu Âu và chính phủ Pháp nhằm ứng phó trước đại dịch COVID-19. COVAX được thành lập nhằm điều phối các nguồn lực quốc tế với mục đích phân bố công bằng quyền tiếp cận chẩn đoán, điều trị và vắc-xin phòng COVID-19.[1]

Tính tới ngày 15 tháng 7 năm 2020, 165 quốc gia – đại diện cho 60% dân số thế giới – đã tham gia COVAX.[2]

Ứng cử viên vắc-xin[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều nước được hưởng lợi từ COVAX có "quy định lưu trữ hạn chế" và phải phụ thuộc vào sự ủy quyền của WHO. Tới đầu năm 2021, WHO đã đang xem xét 11 vắc-xin COVID-19 tiềm năng cho Danh mục Sử dụng Khẩn cấp (EUL) của tổ chức này.[3] Vắc-xin đầu tiên được WHO chấp thuận đưa vào EUL vào ngày 31 tháng 12 năm 2020 là vắc-xin COVID-19 của Pfizer–BioNTech — một loại vắc-xin RNA do BioNTech hợp tác với Pfizer phát triển, có tên nhãn hiệu là Comirnaty.[4][5]

Trong một buổi họp báo vào ngày 24 tháng 8 năm 2020, WHO cho biết COVAX đang có 9 ứng cử viên vắc-xin được CEPI hỗ trợ và 9 ứng viên khác đang được thử nghiệm, giving it the largest selection of COVID-19 vaccinations in the world.[6] Tới tháng 12, COVAX đã hoàn tất đàm phán với các nhà sản xuất khác, cho phép chương trình này tiếp cận 2 tỷ liều vắc-xin.[7]

Phân phối (các nước nhận)[sửa | sửa mã nguồn]

Vai trò tham gia của các nước
  •      Nước đóng góp vào AMC
  •      Thành viên EC (đóng góp vào AMC)
  •      Thành viên tự chi trả
  •      Thành viên tự chi trả và đóng góp vào AMC
  •      Nước nhận AMC
  •      Nước nhận và đóng góp vào AMC
  •      Không tham gia

COVAX cung cấp vắc-xin cho các nước đang phát triển.[8] Có tổng cộng 92 nước thu nhập thấp và trung bình đủ điều kiện nhận vắc-xin COVID-19 thông qua cơ chế COVAX[9] và Cam kết Hỗ trợ Thị trường Vắc-xin COVAX (AMC).[9][10] COVAX AMC được tài trợ bằng các khoản đóng góp của các nước thành viên.[10] COVAX AMC thành lập COVAX Facility, nền tảng thu mua vắc-xin.[10]

Vào ngày 3 tháng 2 năm 2021, GAVI, WHO và UNICEF công bố dự báo phân bổ từng nước hai loại vắc-xin của Pfizer–BioNTechOxford–AstraZeneca trong nửa đầu năm 2021.[11] Dự đoán ban đầu cho thấy 1,2 triệu liều vắc-xin Pfizer–BioNTech sẽ được phân phối trong Quý 1 năm 2021 và 336 triệu liều vắc-xin Oxford–AstraZeneca trong nửa đầu năm 2021 tới 145 nước thành viên COVAX.[12][13] Dự kiến các nhân viên y tế và hầu hết các đối tượng trong nhóm dễ bị tổn thương nhất sẽ nhận những liều vắc-xin đầu tiên; các tổ chức hi vọng số lượng người nhận vắc-xin đợt đầu này sẽ đạt khoảng 3,3% tổng dân số mỗi nước tham gia trước khi kết thúc nửa đầu năm 2021.[13]

Vào tháng 2 năm 2021, WHO và Chubb thông báo kế hoạch bồi thường không lỗi với các liều vắc-xin COVID-19 dành cho các nước thu nhập thấp và trung bình, được chi trả thông qua khoản đóng góp của các nước thành viên Gavi COVAX AMC.[14]

Vào ngày 24 tháng 2 năm 2021, Ghana trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới nhận vắc-xin thông qua cơ chế COVAX, với 600.000 liều vắc-xin Oxford–AstraZeneca được vận chuyển tới Accra.[8][15]

Vào ngày 1 tháng 3 năm 2021, các nhân viên tuyến đầu chống dịch và một số quan chức tại Bờ Biển Ngà trở thành những người đầu tiên được tiêm vắc-xin COVID-19 từ COVAX Facility. Hơn 500.000 liều vắc-xin COVID-19 của Oxford–AstraZeneca do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất đã được vận chuyển tới thành phố Abidjan một tuần trước đó. Số vắc-xin này được UNICEF vận chuyển từ Mumbai qua đường hàng không.[16]

Vào ngày 5 tháng 3 năm 2021, Moldova nhận được 14.400 liều vắc-xin Oxford–AstraZeneca thông qua COVAX, là quốc gia châu Âu đầu tiên tiếp nhận vắc-xin qua chương trình này. Vài ngày trước nước này cũng đã được România tặng 21.600 liều vắc-xin cùng loại.[17]

Dự báo phân bố vắc-xin sơ bộ tính tới ngày 3 tháng 2 năm 2021 (tính theo liều)[13]
AMC: Cam kết Hỗ trợ Thị trường; SFP: Thành viên tự chi trả
Nước thành viênSFP/AMCAstraZeneca
SII
AstraZeneca
SK Bioscience
Pfizer–BioNTechTổng cộng
 Ấn ĐộAMC97.164.000--97.164.000
 PakistanAMC17.160.000--17.160.000
 NigeriaAMC16.008.000--16.008.000
 IndonesiaAMC-13.708.800-13,708.800
 BangladeshAMC12.792.000--12.792.000
 BrazilSFP-10.672.800-10.672.800
 EthiopiaAMC8.928.000--8,928.000
 Cộng hòa Dân chủ CongoAMC6.948.000--6.948.000
 MéxicoSFP-6.472.800-6.472.800
 PhilippinesAMC-5.500.800117.0005.617.800
 Ai CậpAMC-5.138.400-5.138.400
 Việt NamAMC-4.886.400-4.886.400
 MyanmarAMC4.224.000--4.224.000
 IranSFP-4.216.800-4.216.800
 KenyaAMC4.176.000--4.176.000
 UgandaAMC3.552.000--3.552.000
 SudanAMC3.396.000--3.396.000
 Nam PhiSFP-2.976.000117.0003.093.000
 AfghanistanAMC3.024.000--3.024.000
 Hàn QuốcSFP-2.596.800117.0002.713.800
 ColombiaSFP-2.553.600117.0002.670.600
 UzbekistanAMC2.640.000--2.640.000
 AngolaAMC2.544.000--2.544.000
 MozambiqueAMC2.424.000--2.424.000
 GhanaAMC2.412.000--2.412.000
 UkrainaAMC-2.215.200117.0002.332.200
 YemenAMC2.316.000--2.316.000
 ArgentinaSFP-2.275.200-2.275.200
   NepalAMC2.256.000--2.256.000
 AlgeriaAMC-2.200.800-2.200.800
 CameroonAMC2.052.000--2.052.000
 Bờ Biển NgàAMC2.040.000--2.040.000
 IraqSFP-2.018.400-2.018.400
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênAMC1.992.000--1.992.000
 CanadaSFP-1.903.200-1.903.200
 MarocAMC-1.881.600-1.881.600
 NigerAMC1.872.000--1.872.000
 PeruSFP-1.653.600117.0001.770.600
 Ả Rập Xê ÚtSFP-1.747.200-1.747.200
 Sri LankaAMC1.692.000--1.692.000
 MalaysiaSFP-1.624.800-1,624.800
 Burkina FasoAMC1.620.000--1.620.000
 MaliAMC1.572.000--1.572.000
 MalawiAMC1.476.000--1.476.000
 ZambiaAMC1.428.000--1.428.000
 VenezuelaSFP-1.425.600-1.425.600
Các nước không phải thành viên LHQN/A-1.303.200-1.303.200
 CampuchiaAMC1.296.000--1.296.000
 SenegalAMC1.296.000--1.296.000
 ChadAMC1.272.000--1.272.000
 SomaliaAMC1.224.000--1.224.000
 ZimbabweAMC1.152.000--1.152.000
 GuineaAMC1.020.000--1.020.000
 SyriaAMC1.020.000--1.020.000
 BoliviaAMC900.000-92.430992.430
 ChileSFP-957.600-957.600
 BeninAMC936.000--936.000
 RwandaAMC996.000-102.960893.040
 EcuadorSFP-885.600-885.600
 HaitiAMC876.000--876.000
 Nam SudanAMC864.000--864.000
 GuatemalaSFP-847.200-847.200
 TajikistanAMC732.000--732.000
 TunisiaAMC-592.80093.600686.400
 Papua New GuineaAMC684.000--684.000
 TogoAMC636.000--636.000
 Sierra LeoneAMC612.000--612.000
 LàoAMC564.000--564.000
 Cộng hòa DominicaSFP-542.400-542.400
 JordanSFP-511.200-511.200
 AzerbaijanSFP-506.400-506.400
 KyrgyzstanAMC504.000--504.000
 NicaraguaAMC504.000--504.000
 HondurasAMC-496.800-496.800
 Cộng hòa CongoAMC420.000--420.000
 LiberiaAMC384.000--384.000
 El SalvadorAMC-324.00051.480375.480
 Cộng hòa Trung PhiAMC372.000--372.000
 MauritaniaAMC360.000--360.000
 ParaguaySFP-357.600-357.600
 SerbiaSFP-345.600-345.600
 LibyaSFP-343.200-343.200
 LibanSFP-340.800-340.800
 SingaporeSFP-288.000-288.000
 Bờ Tây và GazaAMC-240.00037.440277.440
 Costa RicaSFP-254.400-254.400
 OmanSFP-254.400-254.400
 New ZealandSFP-249.600-249.600
 PanamaSFP-216.000-216.000
 GruziaSFP-184.80029.250214.050
 Mông CổAMC-163.20025.740188.940
 MoldovaAMC-156.00024.570180.570
 GambiaAMC180.000--180.000
 Bosnia và HerzegovinaSFP-153.60023.400177.000
 UruguaySFP-172.800-172.800
 LesothoAMC156.000--156.000
 ArmeniaSFP-146.400-146.400
 JamaicaSFP-146.400-146.400
 GuineaAMC144.000--144.000
 QatarSFP-144.000-144.000
 AlbaniaSFP-141.600-141.600
 NamibiaSFP-127.200-127.200
 BotswanaSFP-117.600-117.600
 BhutanAMC108.000-5.850113.850
 Cabo VerdeAMC108.000-5.850113.850
 ComorosAMC108.000--108.000
 DjiboutiAMC108.000--108.000
 EswatiniAMC108.000--108.000
 Quần đảo SolomonAMC108.000--108.000
 Bắc MacedoniaSFP-103.200-103.200
 MaldivesAMC108.000-5.850102.150
 BahamasSFP-100.800-100.800
 BahrainSFP-100.800-100.800
 BarbadosSFP-100.800-100.800
 BelizeSFP-100.800-100.800
 Brunei DarussalamSFP-100.800-100.800
 FijiAMC-100.800-100.800
 GuyanaAMC-100.800-100.800
 KosovoAMC-100.800-100.800
 MauritiusSFP-100.800-100.800
 Timor-LesteAMC-100.800-100.800
 Trinidad và TobagoSFP-100.800-100.800
 VanuatuAMC-100.800-100.800
 Sao Tome và PrincipeAMC96.000--96.000
 MontenegroSFP-84.000-84.000
 SamoaAMC-79.200-79.200
 SurinameSFP-79.200-79.200
 St. LuciaAMC-74.400-74.400
 KiribatiAMC-48.000-48.000
 MicronesiaAMC-48.000-48.000
 GrenadaAMC-45.600-45.600
 Saint Vincent và GrenadinesAMC-45.600-45.600
 TongaAMC-43.200-43.200
 Antigua và BarbudaSFP-40.800-40.800
 DominicaAMC-28.800-28.800
 AndorraSFP-26.400-26.400
 Quần đảo MarshallAMC-24.000-24.000
 St. Kitts và NevisSFP-21.600-21.600
 MonacoSFP-7.200-7.200
 NauruSFP-7.200-7.200
 TuvaluAMC-4.800-4.800

Tham gia (các nước đóng góp)[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn quỹ của COVAX chủ yếu được cung cấp bởi các nước phương Tây giàu có.[8] Tính tới ngày 19 tháng 2 năm 2021, đã có 30 nước ký cam kết với COVAX Facility và cả Liên minh châu Âu.

Mặc dù chủ yếu được tài trợ bởi các chính phủ ("Hỗ trợ Phát triển Chính thức"), chương trình COVAX cũng nhận được nguồn tài trợ từ khối tư nhân và các đóng góp từ thiện khác, và các nước nhận có thể chia sẻ một số chi phí trong sản xuất và vận chuyển vắc-xin.[10]

Các khoản đóng góp cho COVAX-AMC tính đến 19 tháng 2 năm 2021 (triệu USD)[18]
Quốc gia/Tổ chứcSố tiền đóng góp
 Hoa Kỳ2.500
 Đức1.093
 Anh Quốc735
Ủy ban châu Âu489
 Nhật Bản200
 Canada181
Quỹ Bill & Melinda Gates156
 Ả Rập Xê Út153
 Na Uy141
 Pháp122
 Ý104
 Úc61
 Tây Ban Nha61
 Hà Lan37
 Áo32
Reed Hastings và Patty Quillin30
 Thụy Điển24
Quỹ Anonymous22
 Thụy Sỹ22
 Ấn Độ15
 New Zealand12
 Kuwait10
 Qatar10
Shell10
 Hàn Quốc10
TikTok10
 Đan Mạch8
 Bỉ5
 Ireland5
 Singapore5
Wise5
Soccer Aid4
Quỹ Thistledown4
 Hy Lạp2
 Iceland2
 Colombia1
KSRelief1
 Luxembourg1
Mastercard1
 Estonia0,1
 Monaco0,1
Nikkei, Inc.1
Medline International0,02
 Bhutan0,01
Tổng cộng6.268

Liên minh châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến tháng 11 năm 2020, Liên minh châu Âu (EU) cùng các nước thành viên đã cam kết hỗ trợ 870 triệu euro cho COVAX.[19] Ủy ban châu Âu (EC) quyết định đưa gia nhập EU vào chương trình COVAX vào ngày 31 tháng 8 năm 2020 và cam kết hỗ trợ 400 triệu euro,[20] nhưng không nói rõ cách thức chi trả hay các điều khoản đi kèm.[21] EC tiếp tục cam kết hỗ trợ thêm 100 triệu euro nữa cho COVAX từ Quỹ Phát triển châu Âu thông qua một khoản tài trợ cho GAVI vào ngày 12 tháng 11. Một số nước thành viên EU cũng đưa ra những cam kết riêng của mình; Pháp trao tặng thêm 100 triệu euro, Tây Ban Nha tặng 50 triệu euro và Phần Lan thêm 2 triệu euro.[19]

Theo Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức, nước này gia nhập COVAX thông qua Liên minh châu Âu và đã cam kết hỗ trợ 300 triệu euro cho việc điều trị COVID-19 tại các nước đang phát triển.[22]

Anh Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Anh đã cung cấp 548 triệu bảng cho chương trình COVAX.[23] Anh cũng từng là nước đóng góp lớn nhất cho COVAX-AMC trước khi Đức và Hoa Kỳ thay thế vị trí này.[24]

Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Theo chính sách cô lập "Nước Mỹ trên hết",[25] chính quyền Trump vào ngày 1 tháng 9 năm 2020 cho biết Hoa Kỳ sẽ không gia nhập COVAX do sự liên hệ của cơ chế này với WHO,[26][27] tổ chức mà nước này đã bắt đầu quá trình rút tư cách thành viên kéo dài một năm từ ngày 6 tháng 7 năm 2020.[28]

Sau khi đánh bại Trump trong cuộc bầu cử năm 2020, Joe Biden tuyên bố Hoa Kỳ sẽ ở lại WHO và gia nhập COVAX vào ngày 20 tháng 1 năm 2021. Quyết định đảo ngược chính sách này (được thông báo bởi Anthony Fauci, Cố vấn Y tế trưởng của Tổng thống) được nhiều nước hoanh nghênh.[29][30] Vào ngày 19 tháng 2, Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ 4 tỷ đôla, khoản đóng góp lớn nhất dành cho quỹ này.[31]

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc đã tham gia COVAX từ ngày 9 tháng 10 năm 2020.[32] Vào ngày 4 tháng 6 năm 2020, Trung Quốc quyết định tăng khoản đóng góp của mình dành cho GAVI từ 5 triệu đôla trong khoảng 2016-2020 lên 20 triệu đôla trong giai đoạn 2020-2025.[33] Trung Quốc tuyên bố vào ngày 3 tháng 2 năm 2021 rằng nước này sẽ cung cấp 10 triệu liều vắc-xin cho COVAX.[34]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “COVAX explained”. gavi.org. GAVI. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ World Health Organization (ngày 15 tháng 7 năm 2020). “More than 150 countries engaged in COVID-19 vaccine global access facility”. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ Widianto, Stanley (ngày 29 tháng 1 năm 2021). “COVAX to ship enough shots for 3% of poor countries' populations in H1 - WHO”. Reuters. Jakarta. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  4. ^ “Comirnaty EPAR”. European Medicines Agency (EMA). Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.
  5. ^ “WHO issues its first emergency use validation for a COVID-19 vaccine and emphasizes need for equitable global access”. World Health Organization (WHO) (Thông cáo báo chí). ngày 31 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ World Health Organization (ngày 24 tháng 8 năm 2020). “172 countries and multiple candidate vaccines engaged in COVID-19 vaccine Global Access Facility” (Thông cáo báo chí). Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  7. ^ World Health Organization (ngày 18 tháng 12 năm 2020). “COVAX Announces additional deals to access promising COVID-19 vaccine candidates; plans global rollout starting Q1 2021” (Thông cáo báo chí). Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ a b c Gabriele Steinhauser, Ghana Is First Nation to Get Free Covid-19 Vaccines Under Covax Plan, Wall Street Journal (ngày 24 tháng 2 năm 2021).
  9. ^ a b 92 low- and middle-income economies eligible to get access to COVID-19 vaccines through Gavi COVAX AMC, Gavi, the Vaccine Alliance (ngày 31 tháng 7 năm 2020).
  10. ^ a b c d Seth Berkley. “The Gavi COVAX AMC Explained”. Gavi, the Vaccine Alliance.
  11. ^ Jerving, Sara (ngày 3 tháng 2 năm 2021). “COVAX releases country-by-country of vaccine distribution figures”. Devex. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  12. ^ “COVAX publishes first interim distribution forecast”. Gavi. ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  13. ^ a b c “The Covax Facility: Interim Distribution Forecast – latest as of ngày 3 tháng 2 năm 2021” (PDF). COVAX. ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  14. ^ “World's first COVID-19 vaccination compensation scheme launched”. Health Europa. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
  15. ^ “Covid: WHO scheme Covax delivers first vaccines”. BBC. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
  16. ^ Ducharme, Jamie (MARCH 1, 2021). "The First COVID-19 Vaccines Shipped Through COVAX Were Administered in the Ivory Coast". time.com. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2021.
  17. ^ “Moldova becomes first European country to receive COVID-19 vaccines under COVAX scheme”. Radio Free Europe/Radio Liberty. ngày 5 tháng 3 năm 2021.
  18. ^ “Key Outcomes: COVAX AMC 2021” (PDF). Gavi.
  19. ^ a b European Commission (ngày 12 tháng 11 năm 2020). “EU increases its contribution to COVAX to €500 million to secure COVID-19 vaccines for low and middle-income countries” (Thông cáo báo chí). Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  20. ^ European Commission (ngày 31 tháng 8 năm 2020). “Coronavirus Global Response: Commission joins the COVID-19 Vaccine Global Access Facility (COVAX)” (Thông cáo báo chí). Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  21. ^ Guarascio, Francesco; Nebehay, Stephanie (ngày 31 tháng 8 năm 2020). “EU offers 400 million euros to WHO-led COVID-19 vaccine initiative”. Reuters. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  22. ^ “Corona-Impfstoff weltweit fair verteilen: GAVI kündigt erste Lieferung von Impfdosen über COVAX an”. Federal Foreign Office (bằng tiếng Đức). Federal Republic of Germany. ngày 3 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  23. ^ “Corona-Covax: How will Covid vaccines be shared with poorer countries? an”. BBC News (bằng tiếng Anh). BBC. ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  24. ^ “Key Outcomes: COVAX AMC” (PDF). Gavi.
  25. ^ Williams, Abigail (ngày 3 tháng 9 năm 2020). “U.S. opts out of WHO-linked global COVID-19 vaccine effort”. NBC News. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  26. ^ Beer, Thomas (ngày 1 tháng 9 năm 2020). “U.S. Won't Join Global Coronavirus Vaccine Effort Because It's Led By The WHO”. Forbes. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  27. ^ Rauhala, Emily; Abutaleb, Yasmeen (ngày 1 tháng 9 năm 2020). “U.S. says it won't join WHO-linked effort to develop, distribute coronavirus vaccine”. The Washington Post. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  28. ^ Smith, Allan; Perlmutter-Gumbiner, Elyse (ngày 7 tháng 7 năm 2020). “Trump administration gives formal notice of withdrawal from WHO”. NBC News. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  29. ^ Nebehay, Stephanie (ngày 21 tháng 1 năm 2021). “U.S., staying in WHO, to join COVID vaccine push for poor nations: Fauci”. Reuters. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  30. ^ Donato Paolo Mancini (ngày 21 tháng 1 năm 2021). “US joins global vaccine efforts on Biden's first day”. Financial Times.
  31. ^ “Covid vaccines: G7 increase support for Covax scheme”. BBC News. ngày 19 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  32. ^ Qian, Colin; Nebehay, Stephanie (ngày 9 tháng 10 năm 2020). “China joins WHO-backed vaccine programme COVAX rejected by Trump”. Reuters (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
  33. ^ “China”. www.gavi.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
  34. ^ Crossley, Gabriel; Woo, Ryan; Hogue, Tom; Cameron-Moore, Simon (ngày 3 tháng 2 năm 2021). “China to provide 10 million vaccine doses to COVAX initiative”. Reuters (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/COVAX