Wiki - KEONHACAI COPA

CD8

CD8
Danh pháp
Ký hiệuCD8A
Ký hiệu khácCD8
Entrez925
HUGO1706
OMIM186910
RefSeqNM_001768
UniProtP01732
Dữ liệu khác
LocusChr. 2 p12
CD8
Danh pháp
Ký hiệuCD8B
Ký hiệu khácCD8B1
Entrez926
HUGO1707
OMIM186730
RefSeqNM_172099
UniProtP10966
Dữ liệu khác
LocusChr. 2 p12{{{LocusSupplementaryData}}}

CD8 (cụm biệt hóa 8) là một glycoprotein xuyên màng làm nhiệm vụ đồng thụ thể cho thụ thể tế bào T (TCR). Giống như TCR, CD8 liên kết với một phúc hợp hòa hợp tổ chức chính (MHC), nhưng là đặc trưng cho protein MHC lớp I.[1] Có hai isoform ("đồng dạng") của protein là, alpha và beta, mỗi loại được mã hóa bởi một gen khác nhau. Ở người, cả hai gen đều nằm trên nhiễm sắc thể 2 ở vị trí 2p12.

Vị trí tại các mô[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng thụ thể CD8 được biểu hiện chủ yếu trên bề mặt tế bào T độc, nhưng cũng có thể được tìm thấy trên các tế bào giết tự nhiên, các tế bào thymocyte vỏ và các tế bào tua. CD8 là một dấu chuẩn cho quần thể tế bào T độc. Nó cũng được biểu hiện trong tế bào ở lymphoma nguyên bào Tu sùi dạng nấm giảm sắc tố.[2]

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Để có thể hoạt động được, CD8 tạo thành một dimer-phức kép, bao gồm một cặp chuỗi CD8. Dạng phổ biến nhất của CD8 bao gồm một chuỗi CD8-α và một chuỗi CD8-β, cả hai đều là thành viên của siêu họ globulin với một miền ngoại bào giống globulin miễn dịch tùy biến (IgV) nối với màng tế bào bằng một nhánh mỏng và có đuôi trong nội bào. Các đồng phức kép (tức là 2 chuỗi giống nhau) ít phổ biến hơn của chuỗi CD8-α cũng được biểu hiện trên một số tế bào. Trọng lượng phân tử của mỗi chuỗi CD8 khoảng 34 kDa.[3] Cấu trúc của phân tử CD8 được xác định bởi Leahy, D.J., Axel, R., và Hendrickson, W.A. bởi nhiễu xạ tia X ở độ phân giải 2.6A. Cấu trúc này được xác định là có chứa nếp gấp beta-sandwich giống globulin-miễn dịch và chuỗi bên gồm 114 amino acid. 2% protein có dạng xoắn α và 46% thành nếp gấp β, còn 52% của phân tử thì trong các phần cuộn xoắn.

Sơ đồ biểu diễn của dị phức kép đồng thụ thể CD8

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Miền giống IgV ngoại bào của CD8-α tương tác với phần α3 của phân tử MHC lớp I.[4] Mối quan hệ này giữ cho thụ thể tế bào T của tế bào T độc và tế bào đích gắn kết chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt hóa đặc hiệu với kháng nguyên. Tế bào T độc với protein bề mặt CD8 được gọi là tế bào T CD8+. Vị

trí nhận diện chính là một vòng lặp linh hoạt tại miền α3 của một phân tử MHC. Điều này được phát hiện bằng cách thực hiện phân tích đột biến. Miền α3 linh hoạt nằm giữa các phần bên 223 và 229 trong bộ gen. Ngoài việc hỗ trợ tương tác kháng nguyên của tế bào T độc, đồng thụ thể CD8 cũng đóng một vai trò trong tín hiệu tế bào T. Các đuôi tế bào chất của đồng thụ thể CD8 tương tác với Lck (protein tyrosine kinase đặc hiệu lympho). Một khi thụ thể tế bào T liên kết kháng nguyên đặc hiệu, Lck sẽ phosphoryl hóa đuôi CD3 nội bào và chuỗi-ζ của phức hợp TCR dẫn đến một loạt sự phosphoryl hóa theo sau làm hoạt hóa các yếu tố phiên mã như NFAT, NF-κB và AP-1, làm ảnh hướng tới biểu hiện của một số gen nhất định.[5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Gao G, Jakobsen B (2000). “Molecular interactions of coreceptor CD8 and MHC class I: the molecular basis for functional coordination with the T-cell receptor”. Immunol Today. 21 (12): 630–6. doi:10.1016/S0167-5699(00)01750-3. PMID 11114424.
  2. ^ Leong AS, Cooper K, Leong FJ (2003). Manual of Diagnostic Cytology (ấn bản 2). Greenwich Medical Media, Ltd. tr. 73. ISBN 1-84110-100-1.
  3. ^ “anti-Human CD8” (PDF). Bangs Laboratories, Inc. ngày 21 tháng 3 năm 2013. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ Devine L, Sun J, Barr M, Kavathas P (1999). “Orientation of the Ig domains of CD8 alpha beta relative to MHC class I”. J Immunol. 162 (2): 846–51. PMID 9916707.
  5. ^ “CD8 alpha - Marker for cytotoxic T Lymphocytes”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2016.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/CD8