Wiki - KEONHACAI COPA

Cừu Dolly

Dolly

Xác nhồi bông của Dolly
LoàiCừu nhà, Dorset Phần Lan
Giới tínhCái
Sinh5 tháng 7 năm 1996
Viện Roslin, Edinburgh, Scotland
Chết14 tháng 2 năm 2003 (6 tuổi)
Viện Roslin, Edinburgh, Scotland
Từ quốc giaAnh
Nổi tiếng vìĐộng vật có vú đầu tiên được nhân bản từ một tế bào somatic trưỏng thành
Con cáiSáu con cừu non (Bonnie; cặp sinh đôi Sally và Rosie; cặp sinh ba Lucy, Darcy và Cotton)
Theo tênDolly Parton[1]

Cừu Dolly (hay còn gọi là Cừu nhân bản; 5 tháng 7 năm 1996 – 14 tháng 2 năm 2003) là một con cừu Dorset Phần Lan cái và là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới.[2][3] Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện RoslinEdinburgh, Scotland.

Dolly là động vật có vú được nhân bản vô tính đầu tiên vàn được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành nhờ áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Đặc biệt hơn, điều này chỉ ra, những tế bào xôma đã biệt hóa và trưởng thành từ cơ thể động vật dưới một số điều kiện nhất định có thể chuyển thành những dạng toàn năng (pluripotent) chưa biệt hóa và sau đó có thể phát triển thành những bộ phận của cơ thể con vật.[4] Cái tên Dolly bắt nguồn từ việc nó được tạo ra từ tuyến vú của một con cừu cái, do đó nó được đặt theo tên của Dolly Parton, nữ ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng.[5]

Ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Dolly là kết quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài của Viện Roslin dưới sự tài trợ của Chính phủ Anh. Việc tạo Dolly sử dụng công nghệ chuyển nhân tế bào soma, trong đó nhân tế bào từ một tế bào trưởng thành (lấy từ một con cừu cái giống cừu Dorset Phần Lan - Finn Dorset) được chuyển sang một noãn bào chưa thụ tinh (tức tế bào trứng đang phát triển - lấy từ một con cừu cái giống Blackface). Tế bào lai sau đó được kích thích phân chia bằng phương pháp sốc điện và phát triển sang dạng phôi bào (blastocyst) rồi được cấy vào tử cung của một con cừu thứ ba. Sau khi được sinh ra, Dolly giống hệt bố thành về cả hình dáng lẫn tính tình.Trong những năm trước đó, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc nhân bản cừu từ tế bào phôi [6]. Tuy nhiên, đó hoàn toàn không phải là một bước đột phá khi mà trước đó đã có hàng loạt các sinh vật được tạo ra từ mô phôi, kể từ năm 1958 với loài ếch Xenopus laevis.[7] Cừu Dolly là sinh vật nhân bản đầu tiên được tạo ra từ một tế bào động vật trưởng thành. Tuy vậy, quá trình nhân bản lại có hiệu suất rất thấp: từ 277 quả trứng thì chỉ có 29 phôi được tạo thành, trong đó chỉ có ba con cừu được sinh ra và duy nhất Dolly sống sót. Việc tạo ra Dolly đã được đánh dấu như một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của sinh học hiện đại [3].

Đời sống[sửa | sửa mã nguồn]

Mô hình nhân bản cừu Dolly.

Dolly sống đến hết cuộc đời ở Viện Roslin. Nó đã ba lần sinh nở với một con cừu đực giống Welsh Mountain (tên là David) và có tổng cộng sáu đứa con: lần đầu sinh một con mang tên Bonnie vào năm 1998, sau đó là sinh đôi năm 1999 và sinh ba vào năm 2000.[8]. Vào mùa thu năm 2001, khi 5 tuổi, Dolly bị mắc chứng viêm khớp và trở nên đi lại khó khăn, nhưng sau đó đã được điều trị bằng thuốc chống viêm thành công.[9]

Vào 14 tháng 2 năm 2003, Dolly đã được tiêm một mũi tiêm gây chết không đau đớn (cái chết êm ái) nhằm thoát khỏi bệnh phổi đang trở nên trầm trọng [10]. Thông thường một con cừu giống Finn Dorset như Dolly có vòng đời từ 12 đến 15 năm, tuy nhiên Dolly chỉ sống được đến 7 tuổi. Một kiểm tra trước đó cho thấy, nó đã mắc một loại ung thư phổi gọi là Jaagsiekte, một bệnh thường gặp ở cừu gây ra bởi loài Retrovirus JSRV [11]. Những nhà khoa học ở Roslin phát biểu rằng họ không nghĩ là có mối liên quan giữa bệnh tật và việc Dolly là một con vật nhân bản, và những con cừu khác trong đàn cũng chết vì bệnh tương tự.[10] Và những bệnh về phổi thì lại đặc biệt nguy hiểm cho những con vật nuôi trong nhà, giống như trường hợp Dolly được nuôi ở bên trong vì lý do bảo mật.

Tuy nhiên, một số người tin rằng tác nhân gây ra cái chết của Dolly là việc nó được sinh ra với bộ gen của một con cừu 6 tuổi, tương đương với tuổi của con cừu Finn Dorset khi được dùng để nhân bản. Cơ sở của ý kiến này là việc phát hiện ra rằng telomere (đoạn cuối của DNA) của Dolly rất ngắn, mà điều này được coi như kết quả của quá trình lão hóa [12][13].

Trong văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2002, Steve Reich, nhà soạn nhạc cổ điển đương đại, đã viết tác phẩm Three Tales, trong đó màn 3 được đặt tên là Dolly, phản ánh sự nhân bản Dolly trong quá trình phát triển của khoa học công nghệ của thế kỉ 20, cũng như những hệ quả mang tính lịch sử của nó.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “1997: Dolly the sheep is cloned”. BBC News. ngày 22 tháng 2 năm 1997.
  2. ^ McLaren A (2000). “Cloning: pathways to a pluripotent future”. Science. 288 (5472): 1775–80. doi:10.1126/science.288.5472.1775. PMID 10877698.
  3. ^ a b Wilmut I, Schnieke AE, McWhir J, Kind AJ, Campbell KH (1997). “Viable offspring derived from fetal and adult mammalian cells”. Nature. 385 (6619): 810–3. doi:10.1038/385810a0. PMID 9039911.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Pan GJ, Chang ZY, Schöler HR, Pei D (2002). “Stem cell pluripotency and transcription factor Oct4”. Cell Res. 12 (5–6): 321–9. doi:10.1038/sj.cr.7290134. PMID 12528890.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ 4 tháng 7 năm 2006-dolly-anniversary_x.htm “Dolly was world's hello to cloning's possibilities” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). usatoday. 4 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  6. ^ Campbell KH, McWhir J, Ritchie WA, Wilmut I (1996). “Sheep cloned by nuclear transfer from a cultured cell line”. Nature. 380 (6569): 64–6. doi:10.1038/380064a0. PMID 8598906.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Gurdon JB, Elsdale TR, Fischberg M (1958). “Sexually mature individuals of Xenopus laevis from the transplantation of single somatic nuclei”. Nature. 182 (4627): 64–5. doi:10.1038/182064a0. PMID 13566187.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Dolly's family Lưu trữ 2007-08-13 tại Wayback Machine Roslin Institute, truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2008
  9. ^ Dolly's arthritis Lưu trữ 2007-08-13 tại Wayback Machine Roslin Institute, truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2008
  10. ^ a b Dolly's final illness Lưu trữ 2008-02-27 tại Wayback Machine Roslin Institute, truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2008
  11. ^ Palmarini M (2007). “A veterinary twist on pathogen biology”. PLoS Pathog. 3 (2): e12. doi:10.1371/journal.ppat.0030012. PMID 17319740.[liên kết hỏng]
  12. ^ Shiels PG, Kind AJ, Campbell KH (1999). “Analysis of telomere length in Dolly, a sheep derived by nuclear transfer”. Cloning. 1 (2): 119–25. doi:10.1089/15204559950020003. PMID 16218837. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ Shiels PG, Kind AJ, Campbell KH (1999). “Analysis of telomere lengths in cloned sheep”. Nature. 399 (6734): 316–7. doi:10.1038/20577. PMID 10360570.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%ABu_Dolly