Wiki - KEONHACAI COPA

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Việt Nam)

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền
Tên viết tắtTMA
Thành lập31/8/2012
LoạiCơ quan nhà nước
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Trụ sở chínhSố 138A Giảng Võ, quận Ba Đình
Vị trí
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Cục trưởng
Nguyễn Thế Thịnh
Chủ quản
Bộ Y tế
Trang webhttp://ydct.moh.gov.vn/

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (tiếng Anh: Traditional Medicine Administration, viết tắt là TMA) là cơ quan trực thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật, chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực y, dược cổ truyền trong phạm vi cả nước.

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền thành lập ngày 31/8/2012, theo Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ.[1]

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền được quy định tại Quyết định số 7666/QĐ-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.[2]

Nhiệm vụ và quyền hạn[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 2, Quyết định số 7666/QĐ-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:

  1. Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền cấp, cấp lại, bổ sung, điều chỉnh, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định của pháp luật;
  2. Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền cấp, cấp lại, bổ sung, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền và cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền có kết hợp với y học hiện đại theo quy định của pháp luật;
  3. Hướng dẫn thực hiện việc thẩm định, cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền theo quy định của pháp luật; hướng dẫn thực hiện việc thẩm định, chứng nhận, công nhận lương y, lương dược theo quy định của pháp luật;
  4. Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền lần đầu thực hiện tại Việt Nam;
  5. Đầu mối và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền thuộc Bộ Y tế; tham gia với các đơn vị có liên quan trong việc thẩm định danh mục kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và ngoài công lập khác;
  6. Tổ chức thẩm định và cấp, cấp lại giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền theo quy định của pháp luật;
  7. Hướng dẫn triển khai công tác phòng ngừa và xử lý sự cố y khoa trong khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền; đầu mối đề xuất thành lập Hội đồng đánh giá sai sót chuyên môn và tai biến y khoa trong khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
  8. Tham gia xây dựng các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn thành lập, sáp nhập, tổ chức lại, giải thể và tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại, phân hạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền công lập.
  • Về lĩnh vực dược cổ truyền:
  1. Công tác đăng ký lưu hành dược liệu, thuốc cổ truyền.
  2. Công tác quản lý kinh doanh và hành nghề dược liệu, thuốc cổ truyền.
  3. Công tác quản lý chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền.
  4. Công tác quản lý giá dược liệu, thuốc cổ truyền.
  5. Công tác dược bệnh viện.
  6. Công tác quản lý thông tin, quảng cáo thuộc lĩnh vực dược cổ truyền.
  7. Thực hiện các nhiệm vụ về công tác phát triển dược liệu do Lãnh đạo Bộ phân công.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Lãnh đạo Cục[3][sửa | sửa mã nguồn]

  • Cục trưởng: Nguyễn Thế Thịnh[4]
  • Phó Cục trưởng:
  1. Nguyễn Ngọc Tuấn[5]
  2. Trần Minh Ngọc[6]

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Khoản 2, Điều 3, Quyết định số 7666/QĐ-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Các phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

  • Văn phòng Cục
  • Phòng Quản lý Y cổ truyền
  • Phòng Quản lý Dược cổ truyền
  • Phòng Quản lý hành nghề Y, Dược cổ truyền

Đơn vị sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trung tâm Bảo tồn, phát triển y dược cổ truyền

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ”.
  2. ^ “Quyết định số 7666/QĐ-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế” (PDF).
  3. ^ “Lãnh đạo Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền”.
  4. ^ “Người dân cần hiểu đúng về dược liệu hỗ trợ phòng Covid-19, không nên đổ xô đi mua”.
  5. ^ “Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền - Bộ Y tế kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định số 2166/QĐ-TTg về phát triển y, dược cổ truyền đến năm 2020 tại Cao Bằng”.
  6. ^ “Bổ nhiệm hàng loạt nhân sự chủ chốt tại Bộ Y tế”.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trang web chính thức của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%A5c_Qu%E1%BA%A3n_l%C3%BD_Y,_D%C6%B0%E1%BB%A3c_c%E1%BB%95_truy%E1%BB%81n_(Vi%E1%BB%87t_Nam)