Wiki - KEONHACAI COPA

Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc

Danh sách bài nhân vật chọn lọc[sửa mã nguồn]

1-10[sửa mã nguồn]

Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/1

Douglas MacArthur
Douglas MacArthur

Thống tướng Douglas MacArthur (26 tháng 1 năm 1880 - 5 tháng 4 năm 1964) là một vị tướng của Hoa Kỳ và là Thống tướng Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippines Army). Ông là Tham mưu trưởng Quân đội Hoa Kỳ trong suốt thập niên 1930 và sau đó đã đóng một vai trò quan trọng trên mặt trận Thái Bình Dương trong Đệ nhị Thế chiến. MacArthur đã nhận được Huân chương Danh dự. Ông được bổ nhiệm chỉ huy cuộc xâm chiếm Nhật Bản mà đã được hoạch định tiến hành vào tháng 11 năm 1945. Nhưng khi thấy không còn cần thiết nữa, MacArthur chính thức chấp nhận sự đầu hàng của Nhật ngày 2 tháng 9 năm 1945.

MacArthur giám sát cuộc chiếm đóng Nhật Bản từ 1945 đến 1951 và được công nhận vì những đóng góp cho những thay đổi dân chủ sâu rộng của đất nước này. Ông chỉ huy Tổng lực lượng quân sự do Liên hiệp quốc lãnh đạo để bảo vệ Nam Triều Tiên trước sự tấn công của Bắc Triều Tiên từ 1950–1951. MacArthur bị Tổng thống Harry Truman cắt chức tư lệnh tháng 4 năm 1951 vì không nghe lời thượng cấp liên quan đến việc ông không tuân theo các chỉ thị của tổng thống.

Ông được biết đến với câu nói quân sự nổi tiếng: "In war, there is no substitute for victory" (Trong chiến tranh, không có gì thay thế được chiến thắng). MacArthur đã chiến đấu trong 3 cuộc chiến lớn (Đệ nhất Thế chiến, Đệ nhị Thế chiến và Chiến tranh Triều Tiên) và là một trong 5 người được phong quân hàm Thống tướng (General of the Army). [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/2

Napoléon dans son cabinet de travail, họa phẩm của Jacques-Louis David, 1812

Napoléon Bonaparte (15 tháng 8 năm 1769 – 5 tháng 5 năm 1821) là một nhà quân sự và chính trị kiệt xuất người Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu. Ông giữ ngôi Hoàng đế Pháp từ năm 1804 đến năm 1815 với đế hiệu là Napoléon I. Cuộc cải cách pháp luật của ông, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn lên nhiều bộ luật dân sự trên toàn thế giới, nhưng ông được nhớ đến nhất bởi vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh mà Pháp phải đương đầu với hàng loạt liên minh, được gọi là các cuộc chiến tranh Napoléon. Ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng của cách mạng Pháp, đồng thời củng cố nền đế chế làm phục hồi những nét của chế độ cũ Pháp (Ancien Régime). Nhờ thắng lợi trong những cuộc chiến này, thường là chống lại đối phương có ưu thế về quân số, ông được coi là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại, và các chiến dịch của Napoléon được nghiên cứu tại các học viện quân sự trên khắp thế giới. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/3

Chân dung Catherine de Médicis
Chân dung Catherine de Médicis

Catherine de Médicis (13 tháng 4 năm 15195 tháng 1 năm 1589) là hoàng hậu Pháp, vợ của vua Henri II của Pháp. Bà sinh tại Firenze, nước Ý, với tên Caterina Maria Romula di Lorenzo de' Medici. Mẹ của Caterina, Madeleine de la Tour d'Auvergne, nữ bá tước của Boulogne, mất sau khi sinh Caterina được hơn hai tuần. Cha của Caterina, Công tước Lorenzo II de' Medici cũng chết vào 4 tháng 5 cùng năm đó

Năm 1533, ở tuổi 14 Caterina kết hôn với Henri, con trai thứ hai của vua Pháp François I và vương hậu Claude, nhằm giúp phát triển quyền lợi của người bác cô, Giáo hoàng Clement VII. Năm 1547, Henri đăng quang, trở thành Vua Henri II. Với tên tiếng Pháp Catherine de Médicis, Caterina trở thành hoàng hậu nước Pháp. Tuy vậy, suốt thời gian trị vì, Henri II loại bỏ ảnh hưởng của Catherine và dành sự ưu ái cho Diane de Poitiers, tình nhân của nhà vua. Sau khi Henri tử nạn năm 1559, Catherine đột ngột bị cuốn vào chính trường, trở thành thái hậu của tân vương mới mười lăm tuổi, François II. François II chết sau một năm trị vì, Catherine trở nên nhiếp chính đầy quyền lực cho con trai mười tuổi của bà, Vua Charles IX. Charles băng hà năm 1574, Catherine lại tiếp tục là thế lực đáng kể khi con trai thứ ba của bà, Henri III, kế thừa ngôi vua nước Pháp. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/4

Hầu tước Lafayette

Gilbert du Motier de La Fayette (6 tháng 9 năm 1757 – 20 tháng 5 năm 1834), thường được gọi Hầu tước Lafayette, là một quân nhân, nhà quý tộc người Pháp từng tham gia Cách mạng Hoa Kỳ với hàm trung tướng và là chỉ huy lực lượng Vệ binh quốc gia trong thời kỳ Cách mạng Pháp.

Tới Hoa Kỳ năm 1777 khi nước Pháp còn chưa tham dự vào cuộc chiến, Lafayette phục vụ trong Quân đội Lục địa dưới quyền George Washington. Trận Brandywine, trận đánh đầu tiên Lafayette tham gia, tuy bị thương nhưng ông vẫn chỉ huy thành công cuộc rút quân. Sau khi góp phần vào chiến thắng Monmouth, Lafayette tới Boston giàn xếp cuộc nổi loạn của những cư dân thành phố. Trở về Paris năm 1779, ông thuyết phục triều đình Pháp ủng hộ mạnh mẽ hơn cho Hoa Kỳ. Năm 1780, Lafayette – biểu tượng của mối quan hệ Pháp–Hoa Kỳ – quay lại với cuộc chiến. Tại Yorktown, ông ghìm chân tướng Charles Cornwallis trong khi Washington và Jean-Baptiste Donatien de Vimeur chuẩn bị cho trận đánh quyết định kết thúc chiến tranh.

Trở về nước Pháp, Lafayette tham dự Hội nghị các đẳng cấp vào tháng 5 năm 1789. Ông soạn thảo bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cùng Thomas Jefferson và tham gia Hạ viện với vai trò phó chủ tịch. Trong suốt thời kỳ Cách mạng Pháp, trên vị trí tổng tư lệnh của Vệ binh quốc gia, Lafayette cố gắng duy trì trật tự và cuối cùng lâm vào thế đối đầu với phái Jacobin. Những hành động bảo vệ nhà vua cùng hoàng gia khiến ông bị kết tội vào tháng 8 năm 1792, thời điểm mà phái cực đoan quá lớn mạnh. Lafayette quyết định bỏ trốn sang Mỹ nhưng bị quân Áo bắt tại Hà Lan. Sau 5 năm giam giữ, ông được trả tự do và đến năm 1799 quay trở về Pháp. Năm 1830, trong cuộc Cách mạng tháng Bảy, một lần nữa, Lafayette lại giữ vai trò chỉ huy Vệ binh quốc gia và bằng sự ủng hộ của mình góp phần đưa Louis-Philippe I lên ngôi. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/5

Nguyễn Huệ hay Quang Trung Hoàng đế, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những nhà chỉ huy quân sự tài giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh chống nội chiến và ngoại xâm chưa một lần thất bại. Thành tựu của ông để lại có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử Việt Nam, giúp cho triều đại sau này (cụ thể là Nguyễn Ánh) dễ dàng thống nhất đất nước sau hơn hai trăm năm nội chiến.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổi tiếng đã lật đổ nhà Hậu Lê cùng với hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam. Thêm vào đó, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại cuộc xâm lược nước Đại Việt ở phía Nam của nước Xiêm, và ở phía Bắc của Đại Thanh – khi đó là thời kỳ hùng mạnh nhất dưới triều Thanh Cao Tông (Càn Long). Do có nhiều công lao với đất nước, Quang Trung Hoàng đế được xem là anh hùng dân tộc áo vải của nhân dân Việt Nam. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/6

William Wilberforce

William Wilberforce (24 tháng 8 năm 175929 tháng 7 năm 1833), là chính khách, nhà hoạt động từ thiện, và là nhà lãnh đạo phong trào bãi nô. Quê quán ở Hull, Yorkshire, Wilberforce khởi đầu sự nghiệp chính trị từ năm 1780, trở thành nghị sĩ độc lập trong Quốc hội đại diện cho Yorkshire từ 1784 đến 1812.

Năm 1785, những trải nghiệm tâm linh đem ông đến đức tin Cơ Đốc và trở thành tín hữu Cơ Đốc theo trào lưu Tin Lành. Những trải nghiệm này đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong lối sống, và giúp ông cống hiến phần còn lại của cuộc đời cho lý tưởng cải cách xã hội. Năm 1787, Wilberforce có cơ hội tiếp xúc với Thomas Clarkson và một nhóm hoạt động bãi nô, trong đó có Granville Sharp, Hannah More, và Lord Middleton. Họ đã thuyết phục Wilberforce chấp nhận mục tiêu đấu tranh của phong trào bãi nô, và ít lâu sau ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo phong trào tại Anh. Ông đứng đầu chiến dịch vận động bãi nô tại Quốc hội, một nỗ lực kéo dài cho đến khi luật chống buôn bán nô lệ được thông qua năm 1807.

Wilberforce tin tưởng rằng tôn giáo, đạo đức, và giáo dục là những yếu tố quyết định trong cải cách xã hội. Ông tham gia tích cực vào các hoạt động như vận động cho việc thành lập Hội Trấn áp Tội phạm, giới thiệu Cơ Đốc giáo tại Ấn Độ, thiếp lập khu định cư cho người nô lệ được giải phóng ở Sierra Leone, thành lập Hội Truyền giáo Hội thánh, và Hội chống hành hạ súc vật.

Trong những năm cuối đời, Wilberforce tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ cho đến năm 1826, khi ông phải từ nhiệm khỏi Quốc hội vì lý do sức khỏe. Nỗ lực của Wilberforce đã dẫn đến việc ban hành Đạo luật Bãi nô năm 1883, tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ trên lãnh thổ Đế chế Anh. Wilberforce từ trần chỉ ba ngày sau khi nghe tin báo cho biết đạo luật chắc chắn sẽ được thông qua tại Quốc hội và được an táng tại Tu viện Westminster cạnh người bạn thân của ông William Pitt. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/7

Georgi Konstantinovich Zhukov (18961974) là danh tướng trong quân đội Liên Xô. Trong rất nhiều tướng lĩnh nổi danh thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ hai, G.K. Zhukov được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng nhiều và quy mô lớn, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới.

Theo A. M. Vasilevsky, G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Đại tướng Pháp Charles de Gaulle, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-OderChiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/8

Chân dung James II do họa sĩ người Pháp Nicolas de Largillière vẽ khoảng năm 1686.

James II và VII (14 tháng 10 năm 163316 tháng 11 năm 1701) là vua của AnhIreland với vương hiệu James II và cũng là vua của Scotland với vương hiệu James VII, từ ngày 6 tháng 2 tháng 1685 tới 11 tháng 12 năm 1688. Ông là vị vua theo Công giáo La Mã cuối cùng cai trị ba vương quốc Anh, ScotlandIreland. James thừa hưởng ngôi báu từ người anh trai Charles II sau khi Charles II qua đời vào năm 1685 mà không có một người con hợp pháp nào. Từ ngày đầu ở ngôi, ngày càng nhiều thành viên của các phe phái chính trị và tôn giáo của Anh chống lại James vì ông quá thân thiện với Pháp, quá xem trọng Công giáo La Mã và việc ông quá chuyên quyền. Sự căng thẳng này bùng nổ khi nhà vua có được một Hoàng thái tử theo Công giáo La Mã là James Francis Edward Stuart, những quý tộc hàng đầu liền kêu gọi vương công William III xứ Orange (con rể và cháu của James) đem quân từ Hà Lan đổ bộ vào Anh. Điều này buộc James chạy khỏi Anh (và vì thế ông bị Quốc hội Anh xem như tự thoái vị) trong cuộc Cách mạng Vinh Quang năm 1688. Nối ngôi ông chính là William, với Vương hiệu William III, đồng cai trị với vợ (và cũng là con gái của James) là Mary II trong thời kỳ gọi là William và Mary từ năm 1689. James sau đó đã có những nỗ lực mạnh mẽ nhằm giành lại ngôi báu với việc ông đổ bộ lên Ireland năm 1689 nhưng ông buộc phải nhanh chóng quay về Pháp mùa hè năm 1690, sau sự kiện lực lượng thân ông là Jacobite bị lực lượng Williamite của William đánh bại tại trận Boyne. Ông trải qua phần đời còn lại như là một người tranh chấp ngai vàng Anh tại một lâu đài ở Pháp dưới sự bảo trợ của người anh họ và đồng minh là vua Louis XIV của Pháp. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/9

Elizabeth I

Elizabeth INữ hoàng Anh và Ireland từ ngày 17 tháng 11 năm 1558 cho đến khi qua đời vào ngày 24 tháng 3 năm 1603. Bà được biết đến với những danh hiệu khác như Nữ hoàng Đồng trinh, Gloriana, hoặc Good Queen Bess, và trở nên bất tử với tên Faerie Queene trong thiên sử thi cùng tên của Edmund Spenser. Elizabeth I là người thứ sáu, cũng là người cuối cùng, của triều đại nhà Tudor. Thời trị vì của Elizabeth I kéo dài 45 năm, nổi bật với hai sự kiện: Vương quốc Anh trở nên một thế lực có ảnh hưởng toàn cầu, và những tranh chấp tôn giáo luôn sục sôi trong nước. Elizabeth khởi sự cai trị đất nước bằng cách tìm kiếm những lời tư vấn khôn ngoan và thích đáng, những quyết định chính trị của nữ hoàng thường dựa vào một nhóm các cố vấn đáng tin cậy được đặt dưới sự dẫn dắt của William Cecil, Nam tước Burghley. Một trong những quyết định quan trọng đầu tiên của Elizabeth là quay sang ủng hộ việc xác lập giáo hội theo khuynh hướng Kháng Cách cho nước Anh, với nữ hoàng là Thống đốc Tối cao của Giáo hội. Từ đây hình thành và phát triển Anh giáo. Trái với sự mong đợi của thần dân cũng như của Quốc hội, Elizabeth không hề kết hôn. Mặc dù luôn cẩn trọng trong đối ngoại và dè dặt khi ủng hộ các chiến dịch quân sự tại Hà Lan, PhápIreland, chiến tích nước Anh đánh bại hạm đội của Tây Ban Nha năm 1588 được nối kết với tên tuổi của nữ hoàng và thường được xem là một trong những chiến thắng lừng lẫy nhất trong lịch sử nước Anh. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/10

Tượng bán thân Demosthenes ở Bảo tàng Louvre

Demosthenes (384–322 trước Công nguyên) là một chính khách và nhà hùng biện xuất chúng người Athena thời Hy Lạp cổ đại. Các bài hùng biện của ông đã trở thành dẫn chứng nổi bật về sức mạnh trí tuệ của người Athena đương thời và cung cấp một cái nhìn sâu sắc về nền chính trị và văn hóa của Hy Lạp cổ đại trong thế kỷ 4 tr.C.N. Ông đã học hỏi nghệ thuật tu từ thông qua việc nghiên cứu diễn văn của các diễn giả vĩ đại trước mình. Demosthenes có bài diễn thuyết tranh tụng đầu tiên vào năm 20 tuổi, trong đó ông đã biện luận thành công để thu hồi tài sản thừa kế từ những người giám hộ. Trong một thời gian ông đã kiếm sống bằng nghề viết diễn văn chuyên nghiệp - logographer, một luật sư, viết các diễn văn cho các vụ kiện cá nhân. Với nghề nghiệp đó, mối quan tâm của Demosthenes đối với chính trị lớn dần. Năm 30 tuổi, ông trình bày bài diễn thuyết chính trị đầu tiên trước công chúng Athena. Ông dành phần lớn phần đời sôi nổi của mình nhằm kêu gọi chống lại sự bành trướng của Macedonia. Ông đã lý tưởng hóa thành bang của mình bằng những lời hùng biện và phấn đấu suốt đời để khôi phục quyền bá chủ cho Athena cũng như động viên đồng bào mình chống lại nhà vua Philipos II của Macedonia. Demosthenes tìm cách bảo vệ nền tự do của Athena và thành lập một liên minh giữa các thành bang Hy Lạp trong một nỗ lực bất thành nhằm ngăn trở mưu đồ thôn tính toàn bộ Hy Lạp. [ Đọc tiếp ]


10-20[sửa mã nguồn]

Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/11

Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn sinh vào năm 1162 và mất ngày 18 tháng 8 năm 1227, là Hãn vương của Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc. Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (1309), Nguyên Vũ Tông Hải Sơn gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu của ông trở thành Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế. Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, là những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra đế quốc Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ 17 cho đến khi nó bị người Trung Quốc thống trị lại. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/12

Chân dung William III của Sir Godfrey Kneller

William III hoặc William xứ Orange (14 tháng 11 năm 16508 tháng 3 năm 1702) là Hoàng thân Orange, từ năm 1672 là Tổng đốc các tỉnh lớn của Cộng hòa Hà Lan, rồi được tôn làm Vua Anh, Scotland, và Ireland kể từ năm 1689. Là một thành viên của Nhà Orange-Nassau, William III trị vì Anh, Scotland, và Ireland sau cuộc Cách mạng Ving quang, khi nhạc phụ của ông, James II của Anh, bị phế truất. William đồng trị vì với vợ, Mary II, cho đến khi Mary băng hà ngày 28 tháng 12 năm 1694. Ông là “William II” ở Scotland, và là “William III” ở Anh và Ireland. Tại Bắc Ireland và Scotland, người ta còn gọi ông là “Vua Billy”.

Là tín hữu Kháng Cách, William tham gia các cuộc chiến chống Louis XIV của Pháp, một quân vương Công giáo đầy quyền lực, trong bối cảnh châu Âu đang bị chia cắt bởi các thế lực Công giáo và Kháng Cách. Phần lớn là nhờ thanh danh ấy mà William được tôn làm vua nước Anh nơi có nhiều người luôn e sợ một sự phục hồi ảnh hưởng Công giáo do những nỗ lực của James đem cựu giáo trở lại vương quốc này. Chiến thắng của William III tại mặt trận Boyne khi ông đánh bại James II năm 1690 vẫn được Hội Orange ở Bắc Ireland kỷ niệm cho đến ngày nay. Thời trị vì của William nổi bật với sự khởi đầu của giai đoạn chuyển đổi quyền lực từ thể chế cai trị độc đoán của dòng họ Stuart sang thể chế tập trung nhiều quyền lực hơn cho Quốc hội dưới triều Hanover. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/13

Julius Caesar qua nét vẽ của Clara Grosch

Julius Caesar là một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Một trong những chiến tích quang vinh nhất của ông - cuộc chinh phục xứ Gaule của ông mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương, và ông còn là người phát động cuộc xâm lăng đầu tiên của La Mã vào xứ Britannia năm 55 TCN. Caesar được xem là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất và là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của lịch sử thế giới thời La Mã cổ đại. Vào năm 42 TCN, hai năm sau khi Caesar bị mưu sát, viện nguyên lão La Mã chính thức thánh hóa, xem ông là một trong những vị thần của La Mã. Dẫn đầu binh đoàn lê dương của mình vượt qua sông Rubicon, Caesar tiến hành một cuộc Nội chiến vào năm 49 TCN, và đánh bại kẻ thù của ông là Pompey trong trận đánh quyết định tại Pharsalus là chiến thắng vĩ đại nhất trong sự nghiệp quân sự của ông. Với chiến thắng của ông trong cuộc Nội chiến, ông vươn lên trở thành một “lãnh tụ tuyệt đối” của La Mã. Cuộc mưu sát Caesar xảy ra vào ngày 15 tháng 3 năm 44 TCN và khơi mào cho một cuộc nội chiến khác của La Mã. Những chiến dịch quân sự của Caesar được biết đến một cách chi tiết qua những bài viết Commentariicủa ông, và nhiều chi tiết khác về cuộc đời của ông được ghi nhận lại bởi những sử gia như Appain, Suetonius, Plutarch, Cassius DioStrabo. Những thông tin khác được thu thập từ những nguồn thông tin (xuất hiện cùng thời Caesar), như là những bức thư và bài diễn văn của Cicero, kẻ thù chính trị của Caesar, những bài thơ của Catullus và những bài viết của sử gia Sallus. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/14

Pyotr Đại đế
Pyotr Đại đế

Pyotr I (10 tháng 6, 1672 tại Moskva – 8 tháng 2, 1725 tại Sankt-Peterburg), là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga, được tôn là Pyotr Đại đế (tiếng Nga: Пётр Великий, Pyotr Velikiy). Ông là con của Sa hoàng Aleksei INatalia Kirillovna Naryshkina, người vợ thứ hai của Aleksei I; tên đầy đủ của ông, do đó, là Pyotr Alekseyevich Romanov (Пётр Алексеевич Романов).

Khi Pyotr I lên ba tuổi rưỡi, Sa hoàng Aleksei I qua đời ở tuổi 47. Kế vị ngai vàng là Thái tử Phyodor, 15 tuổi, bị khuyết tật, và là con trai trưởng của Hoàng hậu quá cố Maria Ilyinichna Miloslavskaya, tức là anh cùng cha khác mẹ của Pyotr.

Cuộc đời thơ ấu của Pyotr trải qua bình lặng trong sáu năm (1676–1682) dưới triều đại của Fyodor. Khi ông này qua đời, chỉ còn có hai ứng viên lên ngôi: người em ruột của Phyodor tên Ivan, 17 tuổi, và người em cùng cha khác mẹ chính là Pyotr, lúc đó 10 tuổi. Pyotr được chọn làm Sa hoàng kế vị. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/15

Xe Austin mà Thích Quảng Đức dùng để đến nơi tự thiêu nay được trưng bày tại chùa Thiên Mụ ở Huế

Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, (1897 - 11 tháng 6 năm 1963) là một hòa thượng phái Đại thừa, người đã tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Tấm ảnh chụp hòa thượng tự thiêu đã được truyền đi khắp thế giới và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcolm Browne đã giành Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 nhờ một bức hình chụp cảnh Thích Quảng Đức tự thiêu, và nhà báo David Halberstam, một người sau được trao giải Pulitzer, cũng đã có bản tường thuật sự kiện. Sau khi chết, thi hài của Thích Quảng Đức đã được hỏa táng lại, nhưng trái tim của ông thì vẫn còn nguyên. Đây được coi là biểu tượng của lòng trắc ẩn, dẫn đến việc giới Phật tử suy tôn ông thành một vị Bồ tát, làm tăng sức ảnh hưởng của vụ tự thiêu lên dư luận.

Hành động của Thích Quảng Đức đã làm tăng sức ép của quốc tế đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn tới việc tổng thống Diệm phải tuyên bố đưa ra một số cải cách nhằm xoa dịu giới Phật tử. Tuy nhiên, những cải cách như đã hứa đó lại được thực hiện một cách chậm chạp hoặc không hề được thực hiện, khiến tình hình càng trở nên xấu hơn. Khi phong trào phản kháng vẫn tiếp tục dâng cao, Lực lượng đặc biệt trung thành với cố vấn Ngô Đình Nhu, em trai tổng thống, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bố ráp chùa chiền trên cả nước. Lực lượng này đã lấy được trái tim của Thích Quảng Đức, gây thiệt hại ở diện rộng cùng chết chóc. Một số nhà sư khác cũng đã tự thiêu theo gương Thích Quảng Đức. Cuối cùng, cuộc đảo chính quân sự vào tháng 11 đã lật đổ chính quyền và giết chết anh em Ngô Đình Diệm. Hành động tự thiêu của Thích Quảng Đức được coi như một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo Việt Nam, dẫn tới việc xóa bỏ nền Đệ nhất Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/16

James Earl “Jimmy” Carter, Jr. (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1924) là chính khách và tổng thống thứ 39 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ (19771981), là quán quân đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 2002. Trước đó ông là thống đống thứ 83 của tiểu bang Georgia (19711975). Năm 1976, Carter dành được sự đề cử của Đảng Dân chủ, được xem là “ngựa ô” trong cuộc đua, rồi vượt qua tổng thống đương nhiệm Gerald Ford với chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1976.

Nhiệm kỳ tổng thống của Carter đánh dấu với sự suy thoái sau khi nước Mỹ gánh chịu những vết thương nhức nhối như Chiến tranh Việt Nam cùng với sự trì trệ kinh tế trong nước. Với vụ khủng hoảng con tin tại Iran và sự kiện quân đội Liên Xô tiến chiếm Afghanistan năm 1979, Hoa Kỳ chứng kiến ảnh hưởng của mình đang bị suy giảm trên trường quốc tế. Lạm phát và lãi suất lên đến đỉnh điểm kể từ Đệ nhị Thế chiến khi chính phủ cho đóng băng giá dầu nội địa hầu đối phó với việc tăng giá dầu từ OPEC; các chỉ số lạm phátthất nghiệp tăng 50% trong bốn năm. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/17

Suleiman I (1494–1566) là vị vua thứ 10 và trị vì lâu dài nhất của đế quốc Ottoman, từ năm 1520 đến khi qua đời năm 1566.

Suleiman trở thành một vị vua lỗi lạc của châu Âu vào thế kỷ XVI, là người làm nên sự tột đỉnh vinh quang của nền quân sự, chính trị và kinh tế của đế quốc Ottoman. Ông chinh phạt các vùng đất Thiên Chúa giáo như Beograd, Ródos và phần lớn Hungary, cho đến khi vây hãm Viên thất bại năm 1529. Ông còn thôn tính phần lớn vùng Trung Đông trong các cuộc chiến với Ba Tư, và một phần lãnh thổ rộng lớn ở Bắc Phi xa về phía Tây đến tận Algérie. Dưới triều đại ông, hải quân Ottoman làm chủ phần lớn các vùng biển từ Địa Trung Hải tới Biển ĐỏVịnh Ba Tư.

Suleiman đích thân cải tổ lại luật pháp về xã hội, giáo dục, thuế má và hình phạt đối với kẻ phạm tội. Bộ luật của ông được chính quyền Ottoman áp dụng trong nhiều thế kỷ sau đó. Không những là một thi sĩ và một thợ kim hoàn; ông còn là một nhà bảo trợ lớn của nền nghệ thuật, chính ông đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên một thời kì vàng son của nền mỹ thuật, văn học và kiến trúc của đế quốc Ottoman. Suleiman nói được 4 thứ tiếng: Ba Tư, Ả Rập, Serbia và Chagatay.

Suleiman đã phá vỡ truyền thống vốn có của đế quốc khi ông cưới Roxelana, một phụ nữ trong hậu cung và phong bà làm Hürrem Sultan; những âm mưu trong triều và quyền lực lớn khiến cho bà trở nên nổi danh. Con trai của Suleiman và Roxelana là Selim II lên kế vị năm 1566, khi ông qua đời sau 46 năm trị vì. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/18

Hoàng đế Gia Long

Hoàng đế Gia Long (1762–1820, tên húy Nguyễn Phúc Ánh, thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh) là hoàng đế đầu tiên và là người thành lập nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Là cháu trai của vị chúa Nguyễn cuối cùng, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm LaPháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.

Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/19

Basiliscus (mất 477) là Hoàng đế Đông La Mã (Byzantine) từ năm 475 đến 476. Ông là một thành viên xuất thân từ dòng họ Leo, bắt đầu nắm quyền hành khi tiến hành cuộc nổi dậy buộc Hoàng đế Zeno phải trốn khỏi Constantinopolis. Basiliscus là em trai Hoàng hậu Aelia Verina, vợ của Hoàng đế Leo I (457474). Mối quan hệ của ông với Hoàng đế cho phép ông theo đuổi binh nghiệp, sau khi đạt được những thành công nhỏ ban đầu, thì trong cuộc xâm chiếm lãnh thổ rợ Vandalchâu Phi của người La Mã dưới quyền chỉ huy của ông đã thất bại thảm hại vào năm 468, được coi là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất cuối thời cổ đại. Basiliscus đã thành công trong việc chiếm đoạt quyền lực vào năm 475, lợi dụng sự bất mãn của dân chúng với Hoàng đế Zeno vốn có gốc gác “mọi rợ” kế thừa tiên đế Leo và kết quả là khiến cho phe cánh Thái hậu Verina tiến hành đảo chính đã buộc ông phải trốn khỏi Constantinopolis. Tuy nhiên khi đã yên vị, trong suốt triều đại ngắn ngủi của mình, Basiliscus đã để mất sự ủng hộ của Giáo hội và dân chúng Constantinopolis, chỉ vì lý do đề bạt và cất nhắc những vị trí thần học cho phái Miaphysite mà ông là tín đồ đối lập với đức tin của phái Chalcedonian. Ngoài ra, chính sách của ông chỉ để bảo vệ quyền lực của mình thông qua việc bổ nhiệm những kẻ thân tín giữ những chức vụ trọng yếu gây ra sự chống đối với nhiều nhân vật quan trọng trong triều đình bao gồm cả người chị Verina. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/20

Lưu Bị (161 – 223) là một vị thủ lĩnh quân phiệt, trở thành hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Dù còn có ý kiến nghi ngờ, Lưu Bị được sử sách xác nhận là dòng dõi xa của hoàng tộc nhà Hán. Xuất thân nhà nghèo, ông phải tự lao động kiếm sống thời trẻ. Sự nghiệp của Lưu Bị khởi đầu bằng việc tham gia trấn áp cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng và làm quan cho triều đình, nhưng đường hoạn lộ của ông ban đầu không được suôn sẻ. Gặp lúc nhà Hán suy yếu và nổ ra chiến tranh quân phiệt, Lưu Bị cùng hai người bạn kết nghĩa là Quan VũTrương Phi dần dần tự gây dựng lực lượng và tham gia vào cuộc chiến này. Tuy nhiên, cuộc tranh hùng của Lưu Bị cũng không thuận lợi, ông nhiều lần thất bại và phải đi nương nhờ dưới trướng nhiều chư hầu đương thời như Lã Bố, Tào Tháo, Viên Thiệu, Lưu Biểu. Trong thời gian nương nhờ Lưu Biểu ở Kinh châu, Lưu Bị được Gia Cát Lượng theo phò tá và vạch ra Long Trung đối sách để tranh thiên hạ. Theo đường lối này, ông liên kết với quân phiệt Tôn Quyền ở Giang Đông cùng chống Tào Tháo hùng mạnh ở phía bắc, chiếm được một phần Kinh châu và gần trọn Ích châu làm đất dựng nghiệp. [ Đọc tiếp ]


21-25[sửa mã nguồn]

Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/21

Lăng Trần Thánh Tông
Lăng Trần Thánh Tông

Trần Thánh Tông (1240 – 1290) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ tháng 3 năm 1258 đến tháng 11 năm 1278, rồi làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời. Thánh Tông là con thứ của Trần Thái Tông, đã tham gia chỉ huy quân đội trong chiến tranh Mông-Việt năm 1258 trước khi được nhường ngôi. Trong thời kỳ cầm quyền của mình, Trần Thánh Tông đã khuyến khích phát triển giáo dục, kinh tế và chọn người giỏi vào làm những chức vụ cao trong bộ máy chính trị – quân sự. Về đối ngoại, Thánh Tông đã thực thi một chính sách ngoại giao mềm mỏng với đế quốc Nguyên-Mông cường thịnh ở phương Bắc, nhưng cự tuyệt mọi yêu sách của vua Nguyên đòi ông sang chầu, cũng như chỉnh đốn quân đội để đề phòng sự xâm lược của họ. Tháng 11 năm 1278, Thánh Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông và trở thành Thái thượng hoàng, nhưng sau đó ông vẫn tiếp tục cai quản việc nước và lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh bại hai cuộc xâm lược của Nguyên-Mông năm 12851287. Ông được sử sách ca ngợi là một vị vua nhân hậu, luôn hòa thuận với anh em trong hoàng gia và giữ vững cơ nghiệp của triều đại. Ông cũng là một nhà văn hóa, nhà thiền học, thường hay sáng tác thơ ca hoặc những bài đệ về thiền. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/22

Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ ba của vương triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã được vua cha truyền ngôi vào tháng 11 năm 1278 – lúc ông chưa đầy 20 tuổi. Ông trị vì từ năm 1278 đến năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng từ năm 1293 cho đến khi qua đời. Vị hoàng đế trẻ sớm phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông-Nguyên hùng mạnh ở phương Bắc. Do vậy, ngay sau khi lên ngôi Trần Nhân Tông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và ổn định chính trịxã hội của Đại Việt, đồng thời xây dựng quan hệ tích cực với nước láng giềng phía nam là Chiêm Thành. Sau khi đẩy lùi các cuộc xâm lược của người Mông, Trần Nhân Tông đã khôi phục được sự ổn định và hưng thịnh của Đại Việt, đồng thời thực thi phương sách ngoại giao vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn với nhà Nguyên. Năm 1293, ông truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái thượng hoàng. Sau đó Nhân Tông xuất gia tu hành theo đạo Phật và lấy hiệu Trúc Lâm đại sĩ, là vị tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế. Trần Nhân Tông được nhiều sử gia đánh giá là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ 13, cũng cho việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng cương thổ đất nước. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/23

Maximianus là Hoàng đế La Mã từ năm 286 đến năm 305. Ông mang tước hiệu Caesar từ năm 285 tới 286, rồi sau đó trở thành Augustus từ 286 đến 305. Ông đã cùng chia sẻ tước hiệu Augustus với vị đồng hoàng đế và cũng là thượng cấp của ông, Diocletianus, người vốn có đầu óc chính trị bổ khuyết cho người hữu dũng như Maximianus. Maximianus đã thiết lập triều đình của mình tại Trier nhưng lại dành phần lớn thời gian cai trị của ông cho những chiến dịch quân sự. Vào cuối mùa hè năm 285, ông đã đàn áp phong trào khởi nghĩa có tên là Bagaudae ở Gallia. Từ năm 285 đến năm 288, ông cầm quân chống lại các bộ tộc người German dọc theo biên giới sông Rhine. Cùng với Diocletianus, ông đã tiến hành một chiến dịch tiêu thổ tiến sâu vào lãnh thổ của người Alamanni vào năm 288, qua đó tạm thời làm giảm bớt mối đe dọa từ người German trên lưu vực sông Rhine.

Ông còn giao cho Carausius trọng trách bảo vệ eo biển Manche nhưng ông ta lại nổi loạn rồi tiếm vị xưng đế vào năm 286 gây ra cuộc ly khai ở Anh và tây bắc xứ Gallia. Maximianus đã thất bại trong cuộc viễn chinh bình định Carausius, và hạm đội xâm lược của ông đã bị một cơn bão phá hủy trong năm 289 hoặc năm 290. Sau đó, một cận thần của Maximianus là Constantius đã tiến hành chiến dịch chống lại người nối nghiệp Carausius là Allectus, trong khi Maximianus đang nắm giữ khu vực biên giới sông Rhine. Sau khi Allectus cùng đám phiến quân bị tiêu diệt năm 296, Maximianus đưa quân về phía nam để đối phó với hải tặc ở gần Hispania (Tây Ban Nha ngày nay) và những cuộc tấn công của người Berber ở Mauretania (Maroc ngày nay). Khi những chiến dịch này kết thúc năm 298, ông đã quay về Ý, tại đây ông sống trong xa hoa cho đến năm 305. Theo mệnh lệnh của Diocletianus, Maximianus thoái vị vào ngày 1 tháng 5 năm 305, giao lại tước hiệu Augustus cho Constantius và thoái ẩn tới miền nam Ý. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/24

Trần Thái Tông (1218 – 1277, tên húy Trần Cảnh), là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ năm 1225 tới năm 1258, sau đó làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời. Trần Cảnh sinh ra vào thời Lý, quê ở làng Tức Mặc (Thiên Trường). Lên 7 tuổi, ông được chú là Trần Thủ Độ tiến cử làm Chi hậu chính chi ứng cục, hầu hạ cho nữ hoàng nhỏ tuổi Lý Chiêu Hoàng. Năm 1225, Trần Thủ Độ buộc Chiêu Hoàng cưới và nhường ngôi cho Trần Cảnh, tức vua Trần Thái Tông. Cùng với cha - thượng hoàng Trần Thừa và chú - thái sư Trần Thủ Độ, Thái Tông đã tiến hành cải tổ luật pháp, hành chính, đồng thời khuyến khích nông, thương nghiệp và phát triển nền giáo dục Tam giáo đồng nguyên. Ông cũng xây dựng quân đội mạnh và ngăn chặn quân Chiêm Thành cướp phá mạn nam. Trong thời gian đó, trên hướng bắc Đại Việt, dân tộc Mông Cổ đã trỗi dậy thành một đế quốc quân sự lớn. Năm 1258, tướng Mông Cổ Uriyangqatai đem quân tấn công Đại Việt, Trần Thái Tông trực tiếp lãnh đạo kháng chiến và cuối cùng đã đánh bại người Mông Cổ. Ông còn là một thiền sư Phật giáo, đã truyền dạy kinh nghiệm tu hành của mình qua nhiều tác phẩm. Ông được xem là người có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm – giáo hội thống nhất đầu tiên của đạo Phật tại Việt Nam – vào cuối thế kỷ 13. [ Đọc tiếp ]


Cổng thông tin:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc/25

Friedrich IIIvua nước Phổ, đồng thời là Hoàng đế thứ hai của Đế quốc Đức, trị vì trong vòng 99 ngày vào năm 1888 – "Năm Tam đế trong lịch sử Đức. Friedrich Wilhelm Nikolaus Karl, còn gọi là Fritz, là con trai duy nhất của Hoàng đế Wilhelm I và được nuôi dưỡng theo truyền thống binh nghiệp của vương tộc. Khi còn ở ngôi Thái tử, Friedrich đã thể hiện tài mưu lược trên cương vị là một trong các chỉ huy cấp tập đoàn quân của Phổ trong hai cuộc chiến tranh chống Áochống Pháp. Những thắng lợi vang dội trong hai cuộc chiến đã giúp ông chiếm được tình cảm của công chúng và được phụ vương phong hàm Thống chế. Bên cạnh đó, ông thường bày tỏ thái độ chán ghét chiến tranh và được cả kẻ thù lẫn bạn hữu ca ngợi vì hành xử nhân đức của mình. Trong buổi lễ thống nhất nước Đức tháng 1 năm 1871, cha ông, khi ấy là vua nước Phổ, đã đăng ngôi Hoàng đế Đức. Sau 27 năm giữ ngôi thái tử, Friedrich lên nối đại thống khi Wilhelm I băng hà ở tuổi 90 vào ngày 9 tháng 3 năm 1888. Vị tân Hoàng đế lúc bấy giờ bị ung thư vòm họng và băng hà vào ngày 15 tháng 6 năm 1888, hưởng thọ 56 tuổi, sau một thời gian điều trị không thành công. [ Đọc tiếp ]


Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95ng_th%C3%B4ng_tin:L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD/Nh%C3%A2n_v%E1%BA%ADt_ch%E1%BB%8Dn_l%E1%BB%8Dc