Wiki - KEONHACAI COPA

Cổng thông tin:Lịch sử/Bài viết chọn lọc

Legio Romana tức Quân đoàn La Mã là một đơn vị tổ chức của Quân đội La Mã trong giai đoạn từ Cộng hòa tới Đế quốc. Lực lượng nòng cốt của Quân đoàn La Mã là bộ binh nặng hay lê dương kèm theo quân đồng minh hỗ trợ (auxilium), kỵ binh, lính xạ kích và lính ném lao. Về mặt từ nguyên, trong tiếng Latinh legio có nghĩa là "chế độ quân sự cưỡng bách", có nguồn gốc từ lego nghĩa là tập trung. Quân số của một quân đoàn La Mã tiêu biểu biến đổi theo thời gian. Trong giai đoạn Cộng hòa mỗi quân đoàn có 4.200 người chia thành 30 đến 35 tiểu đoàn (manipulus), mỗi tiểu đoàn 120 đến 140 người. Sang giai đoạn Đế quốc quân số của một quân đoàn tăng lên thành khoảng 5.200 người cộng thêm quân đồng minh hỗ trợ chia làm 10 đội quân (cohort), mỗi đội quân có 480 lính, riêng đội quân thứ nhất có 800 lính. Bộ binh được yểm trợ bởi kỵ binh ở hai bên sườn và lính xạ kích ở phía sau. Vì sự thành công về quân sự của Cộng hòa La MãĐế quốc La Mã, quân đoàn La Mã từ lâu đã được coi là mô hình ưu tú thời cổ đại về năng lực và hiệu quả quân sự. [ Đọc tiếp ]


Một bức tranh minh họa Pháp thời Trung Cổ về ba giai cấp trong xã hội: tăng lữ, hiệp sĩ và nông dân. Mối quan hệ giữa các giai cấp này nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và chế độ trang viên.
Một bức tranh minh họa Pháp thời Trung Cổ về ba giai cấp trong xã hội: tăng lữ, hiệp sĩ và nông dân. Mối quan hệ giữa các giai cấp này nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và chế độ trang viên.

Thời kỳ Trung Cổ là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rômathế kỷ 5, kéo dài tới thế kỷ 15, hòa vào thời Phục hưngThời đại khám phá. Thời Trung Cổ (Trung Đại) là thời đại thứ hai trong ba thời đại lịch sử theo cách phân kỳ truyền thống của lịch sử phương Tây, cùng với Cổ Đại và Hiện đại. Thời kỳ Trung Cổ tự nó chia làm ba giai đoạn, Sơ kỳ Trung Cổ, Trung kỳ Trung CổHậu kỳ Trung Cổ. Suy giảm dân số, sự đảo ngược đô thị hóa, xâm lược, và di dân, bắt đầu từ Hậu kỳ Cổ đại, tiếp diễn trong thời Sơ kỳ Trung Cổ. Trong thời Trung kỳ Trung Cổ, bắt đầu từ thế kỷ 11, dân số châu Âu tăng nhanh khi các tiến bộ kỹ thuật và thời tiết thuận lợi giúp sản xuất phát triển và theo đó là thương mại phát đạt. Chế độ trang viên và chế độ phong kiến xác lập nên cấu trúc kinh tế-chính trị của xã hội thời Trung kỳ Trung Cổ. Giáo hội Công giáo củng cố sức ảnh hưởng trong khi những cuộc thập tự chinh được kêu gọi để tái chiếm Đất Thánh từ tay người Hồi giáo. Các nhà quân chủ ở nhiều quốc gia củng cố nhà nước trung ương tập quyền, giảm bớt tình trạng cát cứ. Đời sống trí thức ghi nhận sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện và sự thành lập những trường đại học, trong khi nghệ thuật chứng kiến phong cách Gothic lên đến đỉnh cao. Thời Hậu kỳ Trung Cổ đánh dấu một loạt những khó khăn và tai họa bao gồm nạn đói, dịch hạch, và chiến tranh, gây suy giảm nghiêm trọng dân số Tây Âu; chỉ riêng Cái chết Đen đã hủy diệt một phần ba dân số châu Âu. [ Đọc tiếp ]


Kế hoạch Marshall là một kế hoạch trọng yếu của Hoa Kỳ nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu, đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến thứ hai. Mang tên chính thức “Kế hoạch phục hưng Châu Âu”, nhưng Kế hoạch Marshall thường được gọi theo tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, là người khởi xướng và ban hành kế hoạch. Kế hoạch Marshall đề ra việc viện trợ tương đương cho Liên Xô và đồng minh của họ, nhưng không được chấp nhận. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ tháng 7 năm 1947. Trong thời gian đó, có khoảng 17 tỷ đô la Mỹ viện trợ kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật để giúp khôi phục các quốc gia châu Âu tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Cho tới khi kết thúc dự án, nền kinh tế của các quốc gia nằm trong Kế hoạch, ngoại trừ Tây Đức, đã phát triển vượt mức trước chiến tranh. Trong vòng hai thập kỷ tiếp đó, nhiều vùng ở Tây Âu tiếp tục đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có trước đó. [ Đọc tiếp ]


Chiến tranh Pháp-Đại Nam là cuộc chiến giữa nhà Nguyễn của Đại NamĐế quốc thực dân Pháp, diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884. Cuộc chiến kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp, người Pháp xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị, bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam. Tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Đại Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. [ Đọc tiếp ]


Tác phẩm David của Michelangelo, (Phòng trưng bày Galleria dell'Accademia, Florence) là một ví dụ cho đỉnh cao nghệ thuật Phục Hưng

Phục Hưng là một phong trào văn hóa thường được xem là bao phủ giai đoạn từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, khởi đầu tại Firenze (Ý) vào Hậu kỳ Trung Đại, sau đó lan rộng ra phần còn lại của châu Âu ở những quy mô và mức độ khác nhau. Người ta cũng dùng từ Phục Hưng để chỉ, một cách không nhất quán, thời kỳ lịch sử diễn ra phong trào văn hóa nói trên. Với tư cách một phong trào văn hóa, Phục Hưng bao hàm sự nở rộ của các nền văn học tiếng Latin cũng như các tiếng dân tộc, bắt đầu từ sống lại việc nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển của phép phối cảnh tuyến tính và các kỹ thuật nhằm biểu diễn một hiện thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến nhưng phổ cập. Trong chính trị, Phục Hưng đã đóng góp vào sự phát triển những hiệp ước ngoại giao, và trong khoa học là một sự quan tâm lớn hơn tới quan sát thực nghiệm. Các sử gia thường lập luận những biến đổi về trí tuệ này là một cầu nối giữa Trung Cổ và thời hiện đại. Mặc dù Phục Hưng chứng kiến những cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực, cũng như những thay đổi chính trị-xã hội, nó vẫn được biết đến nhiều nhất bởi những thành tựu lớn lao về mỹ thuật và những cống hiến của những vĩ nhân đa tài như Leonardo da Vinci hay Michelangelo đã làm xuất hiện thuật ngữ Vĩ nhân Phục Hưng. [ Đọc tiếp ]


Hình ảnh thiết giáp hạm Yamato bị tấn công ngày 7 tháng 4 năm 1945

Chiến dịch Ten-Go là cuộc tổng phản công của Hải quân Đế quốc Nhật Bản nhằm vào lực lượng Đồng Minh tại Okinawa. Đây cũng là trận đụng độ không hải cuối cùng giữa hải quân Nhật và Mỹ tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai.

Tháng 4 năm 1945, Đệ nhị hạm đội hải quân Nhật bao gồm thiết giáp hạm lớn nhất thế giới Yamato, cùng tuần dương hạm hạng nhẹ Yahagi và 8 khu trục hạm đã thực hiện một cuộc tổng phản công của hải quân Nhật ở Okinawa, nhưng thực chất là một chuyến đi tự sát để bảo tồn danh dự Hải quân Đế quốc Nhật Bản theo truyền thống võ sĩ đạo. Tuy nhiên, trước khi đến được Okinawa, chỉ trong 2 giờ, những máy bay Mỹ xuất phát từ các hàng không mẫu hạm đã đánh chìm Yamato, Yahagi cùng 4 khu trục hạm khác vào ngày 7 tháng 4 năm 1945. Cùng lúc đó, để phối hợp với cuộc hành quân này, người Nhật đã cho xuất phát nhiều Kamikaze từ phi trường cực nam Kyūshū tấn công hạm đội Mỹ tại Okinawa gây hư hại cho một số tàu chiến Mỹ.

Trận đánh này đã chứng tỏ sức mạnh vượt trội của không, hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương cũng như uy lực nổi trội của hàng không mẫu hạm so với thiết giáp hạm không có sự che chở của không lực. Thất bại trong cuộc hành quân này đã đánh dấu chấm hết của Hải quân Nhật cũng như báo hiệu giờ tàn của Đế quốc Nhật Bản trong cuộc chiến. [ Đọc tiếp ]


USS Nevada (BB-36)

USS Nevada (BB-36), chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên của tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ, là chiếc dẫn đầu trong số hai chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Nevada; chiếc tàu chị em với nó chính là chiếc Oklahoma. Được hạ thủy vào năm 1914, Nevada là một cú nhảy vọt trong kỹ thuật tàu chiến hạng nặng, với bốn trong trong số các đặc tính của nó hiện diện trên tất cả các thiết giáp hạm Mỹ sau này: tháp pháo với ba khẩu súng chính, súng phòng không, thay thế than bằng dầu làm nhiên liệu, và nguyên tắc “tất cả hoặc không có gì” khi thiết kế vỏ giáp. Các đặc tính này làm cho Nevada trở thành chiếc thiết giáp hạm “Siêu Dreadnought” đầu tiên của Hải quân Mỹ.

Nevada đã phục vụ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới: trong những tháng cuối cùng của Thế chiến thứ nhất, Nevada đặt căn cứ tại vịnh Bantry, Ireland để bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi và đến nước Anh. Trong Thế chiến thứ hai, nó là một trong những thiết giáp hạm bị kẹt lại bên trong vịnh khi Hải quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Nó là chiếc thiết giáp hạm duy nhất di chuyển được trong cuộc tấn công, khiến cho nó trở thành “điểm sáng duy nhất trong ngày ảm đạm và suy sụp đó” của nước Mỹ. Dù vậy, nó vẫn bị đánh trúng một quả ngư lôi và ít nhất sáu trái bom trong khi di chuyển ra khỏi nơi neo đậu hàng thiết giáp hạm, buộc nó phải tự mắc cạn gần bờ. Sau khi được trục vớt và hiện đại hóa tại xưởng hải quân Puget Sound, Nevada phục vụ trong việc hộ tống các đoàn tàu vận tải tại vùng biển Đại Tây Dương, và yểm trợ hỏa lực cho nhiều cuộc tấn công đổ bộ tại Normandie và tại miền Nam nước Pháp; trong trận Iwo Jimatrận Okinawa tại mặt trận Thái Bình Dương. [ Đọc tiếp ]


Tranh mô tả những tù bình người Hoa bị sát hại.

Cuộc thảm sát Batavia năm 1740 là một cuộc tàn sát đối với người Hoa tại thành phố cảng Batavia (nay là Jakarta) tại Đông Ấn Hà Lan. Bạo lực trong thành phố kéo dài từ ngày 09 tháng 10 năm 1740 cho đến ngày 22 tháng 10, những cuộc đụng độ nhỏ bên ngoài các thành lũy tiếp tục cho đến cuối tháng 11 năm đó. Đây là sự kiện phân biệt đối xử đối với người gốc Hoa ở Indonesia được ghi nhận sớm nhất. Các nhà sử học đã ước tính rằng ít nhất 10.000 người Hoa đã bị tàn sát, số người sống sót là không chắc chắn, mặc dù con số này được dự đoán nằm trong khoảng từ 600 đến 3.000 người. Trong tháng 9 năm 1740, tình trạng bất ổn bắt đầu nổi lên từ các cụm dân cư gốc Hoa, chúng được châm ngòi từ hoạt động đàn áp của chính phủ và thu nhập giảm do giá đường sụt giảm trước khi diễn ra vụ thảm sát. Để đáp lại, tại một cuộc họp của Hội đồng Ấn (Raad van indie), cơ quan quản lý của Công ty Đông Ấn Hà Lan, Toàn quyền Adriaan Valckenier tuyên bố rằng bất kỳ cuộc nổi dậy sẽ bị đáp trả bằng vũ lực trí mạng. Nghị quyết của ông có hiệu lực từ ngày 07 tháng 10 sau khi hàng trăm người Hoa, nhiều người trong số họ là các công nhân máy mía đường, đã giết chết 50 binh sĩ Hà Lan. Người Hà Lan đã phái quân đội đến tịch thu tất cả các loại vũ khí của người Hoa và đặt cộng đồng người Hoa dưới lệnh giới nghiêm. [ Đọc tiếp ]


Kế hoạch bốn bước của Chiến dịch Blau.
Kế hoạch bốn bước của Chiến dịch Blau.

Chiến dịch Blau là mật danh của Kế hoạch tổng tấn công từ mùa hè năm 1942 của quân đội Đức Quốc xã trên toàn bộ cánh Nam của mặt trận Xô–Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai (blau có nghĩa là "xanh" trong tiếng Đức). Ban đầu tên dự định của chiến dịch này là Siegfried, đặt theo tên của một người anh hùng trong thần thoại German. Tuy nhiên Adolf Hitler nhớ đến chiến dịch tấn công trước đó với cái tên hoành tráng, chiến dịch Barbarossa (tên của một hoàng đế nổi tiếng của Đức thế kỉ 12), với kết quả không như mong đợi của nó nên đã đặt một cái tên vừa phải hơn là Blau. Do đó “Chiến dịch Blau” thực chất là tổ hợp các chiến dịch mang tên Blau.

Trong lịch sử quân sự Liên Xô (trước đây) và Nga (hiện nay), nó còn được biết đến với tên gọi “Chiến cục 1942–1943”. Đây là một tổ hợp hoạt động quân sự rất lớn gồm hàng loạt chiến dịch song song và nối tiếp nhau tương tự như Chiến dịch Barbarossa một năm trước đó. Bắt đầu ngày 28 tháng 6 năm 1942 bằng Chiến dịch Voronezh, với thất bại cực kỳ nặng nề ngày 2 tháng 2 năm 1943 tại Trận Stalingrad và kết thúc bằng việc tạm giành được quyền chủ động mong manh trước Trận Kursk, Chiến dịch Blau thể hiện tham vọng rất lớn của nước Đức Quốc xã trong những cố gắng tiêu diệt nhà nước Xô Viết, đối thủ lớn nhất của nước Đức tại Châu Âu; qua đó làm thất bại những nỗ lực tiếp tục chiến tranh của Liên Xô, đánh chiếm nốt phần phía Đông còn lại của vùng công nghiệp Donbass và vựa lúa mỳ lớn nhất của Liên Xô khi đó ở hạ lưu hai con sông ĐôngVolga, cắt đứt và đánh chiếm nguồn dầu mỏ quan trọng của Liên Xô tại Kavkaz, tiến ra Trung–Cận Đông và xa hơn nữa, đến Ấn Độ, thực hiện mưu đồ bá chủ toàn cầu của nước Đức Quốc xã cùng các đồng minh của nó là Nhật Bản và Ý tại các châu lục của “cựu thế giới”. [ Đọc tiếp ]

Quân đội Phổ tấn công quân Pháp tại cứ điểm Plancenoit.

Trận Waterloo diễn ra vào chủ nhật 18 tháng 6 năm 1815 tại một địa điểm gần Waterloo, thuộc Bỉ ngày nay. Đây là một trong những trận đánh nổi tiểng nhất và cũng là dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Napoléon. Quân đội Đế chế Pháp dưới sự chỉ huy của Napoléon Bonaparte đã bị đánh bại bởi liên quân của Liên minh thứ bảy, bao gồm quân Anh và đồng minh do Arthur Wellesley, Công tước thứ nhất của Wellington chỉ huy và quân Phổ do Thống chế Gebhard von Blücher chỉ huy. Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch Waterloo và cũng là trận đánh cuối cùng của Napoléon. Thất bại ở trận đánh này đã đặt dấu chấm hết cho ngôi vị Hoàng đế Pháp của Napoléon và vương triều một trăm ngày của ông. Sau khi Napoléon trở lại nắm quyền vào năm 1815, các nước chống lại ông đã cùng nhau thành lập Liên minh thứ bảy, và bắt đầu điều động quân đội. Hai lực lượng lớn dưới quyền chỉ huy của Wellington và Blücher tiến sát biên giới phía đông bắc nước Pháp. Napoléon quyết định tấn công để tiêu diệt họ trước khi họ kết hợp cùng các thành viên khác trong Liên minh để tiến hành một cuộc xâm lăng vào nước Pháp. Trận Waterloo chính là cuộc chiến quyết định trong chiến dịch Waterloo 3 ngày (từ 16 đến 19 tháng 6 năm 1815) này. Trước đó, vài trận đánh đẫm máu đã kết thúc với thất bại của Napoléon trong việc ngăn cách các kẻ thù của ông - sự lặp lại của chiến bại của ông hồi chiến tranh Liên minh thứ sáu. [ Đọc tiếp ]


Pháp Long Tự

Lịch sử Nhật Bản bao gồm lịch sử của quần đảo Nhật Bảncư dân Nhật, trải dài lịch sử từ thời kỳ cổ đại tới hiện đại của quốc gia Nhật Bản. Các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy trên các hòn đảo mà nay là Nhật Bản đã có người sinh sống ngay từ cuối thời kỳ đồ đá cũ. Ngay sau thời kỳ băng hà cuối cùng, khoảng 12.000 TCN, hệ sinh thái phong phú trên quần đảo Nhật Bản đã giúp đẩy nhanh sự phát triển loài người, sản sinh ra nền văn hóa đất nung nổi tiếng thời kỳ Jomon. Lịch sử Nhật Bản với nhiều thời kỳ cô lập thay thế nhau bị gián đoạn bởi các ảnh hưởng cấp tiến, thường là cách mạng từ thế giới bên ngoài. Các tài liệu đầu tiên viết về Nhật Bản qua các đoạn ghi chép ngắn trong Nhị thập tứ sử của người Trung Quốc. Các ảnh hưởng tôn giáo và tín ngưỡng chính được du nhập từ Trung Quốc. Vào năm 1550, Nhật Bản được chia thành vài trăm đơn vị kiểm soát tại địa phương, hoặc các khu vực thuộc quyền kiểm soát “daimyō”, với lực lượng của riêng mình là các chiến binh samurai. Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền năm 1600, và phong đất cho những người ủng hộ mình, thành lập mạc phủEdo. “Thời kỳ Tokugawa” đánh dấu một thời kỳ thịnh vượng và hòa bình, nhưng Nhật Bản cố ý chấm dứt các hoạt động Kitô giáocắt đứt gần như tất cả các tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thời kỳ Minh Trị bắt đầu bằng việc quân đội hoàng gia của thiên hoàng Minh Trị đánh bại quân đội Mạc phủ Tokugawa trong chiến tranh Mậu Thìn. Nhà lãnh đạo mới kết thúc chế độ phong kiến và chuyển đổi một hòn đảo cô lập—một quốc gia kém phát triển—nhanh chóng trở thành một cường quốc thế giới theo nhìn nhận của người phương Tây. Quân đội Nhật bắt đầu tiến vào Trung Quốc vào năm 1931 nhưng đã bị đánh bại trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bởi Hoa KỳAnh. [ Đọc tiếp ]


Ảnh chụp sân bay Henderson tại Guadalcanal vào đầu tháng 8 năm 1942.

Trận chiến sân bay Henderson, hay còn được bên Nhật Bản gọi là Trận Lunga Point, là trận đánh diễn ra từ ngày 23 tháng 10 đến ngày 26 tháng 10 năm 1942 tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon. Trận đánh này diễn ra ở cả trên bộ, trên biển và trên không giữa Lục quânHải quân Đế quốc Nhật Bản với quân Đồng Minh, chủ yếu là Thủy quân lục chiến Hoa KỳLục quân Hoa Kỳ. Trận đánh này là một trong ba cuộc tấn công lớn của lục quân Nhật tại Guadalcanal. Kết quả của trận đánh là nhiều cuộc tấn công của Quân đoàn 17 Lục quân Nhật Bản kéo dài trong ba ngày do trung tướng Harukichi Hyakutake chỉ huy đã bị lực lượng thủy quân lục chiến của thiếu tướng Alexander Vandegrift đẩy lùi với thương vong rất lớn của quân Nhật. Lực lượng Hoa Kỳ đã bảo vệ thành công phòng tuyến Lunga, vành đai bảo vệ sân bay Henderson tại Guadalcanal trong khi các máy bay của họ xuất phát từ chính sân bay này cũng đã tấn công các lực lượng hải quân và không quân Nhật. Trận đánh này là cuộc tấn công trên bộ cuối cùng của quân Nhật tại Guadalcanal. Sau khi nỗ lực tăng thêm quân của người Nhật thất bại trong trận Hải chiến Guadalcanal vào tháng 11 năm 1942, quân Nhật xem như đã bị đánh bại và cuối cùng đã rút lui khỏi hòn đảo vào tháng 2 năm 1943. [ Đọc tiếp ]


Kị binh quân đội Đức Quốc xã tiến vào ngoại vi Mogilev, tháng 7 năm 1941

Trận Smolensk năm 1941 là một trận đánh lớn trong Chiến tranh Xô-Đức. Đây là một tổ hợp các trận đánh phòng thủ kết hợp với các hoạt động phản kích của quân đội Liên Xô chống lại Cụm tập đoàn quân Trung tâm và một phần Cụm tập đoàn quân Bắc của quân đội Đức Quốc xã đang tấn công theo hướng trực chỉ Moskva theo Kế hoạch chiến dịch Barbarossa. Trong vòng hai tháng từ 10 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1941, cuộc chiến ác liệt tiếp tục diễn ra trên một vùng lãnh thổ rộng lớn với mặt trận trải dài kéo từ 600 đến 650 km trên tuyến Idritsa và Velikie Luky ở phía bắc tới Loev và Novgorod-Seversky ở phía nam; có chiều sâu lên đến 200-250 km từ Polotsk, Vitebsk và Zhlobin ở phía tây đến Andreapolya, Yartsevo, Yelnya và Trubchevsk ở phía đông. Chiến dịch được phát động bởi các đòn tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 2 do tướng Heinz Guderian chỉ huy và Tập đoàn quân xe tăng 3 do tướng Hermann Hoth chỉ huy thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung Tâm của quân đội Đức Quốc Xã. Cuộc tấn công bao gồm hai đòn công kích vu hồi liên tiếp trên khu vực từ Vitebsk-Orsha đến Smolensk nhằm bao vây tiêu diệt một phần binh lực của bốn phương diện quân Liên Xô. Phòng thủ tại tuyến này bao gồm Phương diện quân phía Tây do nguyên soái Semyon Timoshenko chỉ huy, Phương diện quân Dự bị do đại tướng Georgi Zhukov chỉ huy, Phương diện quân Trung tâm do thượng tướng Fyodor Isodorovich Kuznetsov chỉ huy và Phương diện quân Bryansk do trung tướng Andrei Yeremenko chỉ huy. Mặc dù một phần Tập đoàn quân 16, Tập đoàn quân 19 và Tập đoàn quân 20 (Liên Xô) bị bao vây và tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh ở phía Nam Smolensk nhưng một phần lớn lực lượng của các tập đoàn quân 16 và 19 đã rút lui an toàn. Việc "để sổng" một lực lượng lớn quân đội Liên Xô như vậy đã khiến Hitler quyết định từ bỏ chiến thuật bao vây tiêu diệt các lực lượng Hồng quân, thay vào đó quân Đức tập trung vào mục tiêu tấn công các khu vực giàu tiềm năng kinh tế của Liên Xô như các vùng nông nghiệp trù phú ở đồng bằng ven các con sông Dniepr, Volga, Don; các khu công nghiệp Voronezh, Kharkov, Zaporozhe, Poltava, Krasnograd, Nikolaev, Krivoi Rog...; nhằm phá hoại nền kinh tế của Liên Xô, hy vọng bằng cách đó làm cho họ suy kiệt và đi đến chỗ sụp đổ. [ Đọc tiếp ]


Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia.

Trận tấn công Trân Châu Cảng là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng ngày Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thiệt mạng hoặc bị thương.

Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giaoWashington, D.C.. Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Mỹ thay đổi quan điểm từ chính sách tự cô lập như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Mỹ tham chiến. [ Đọc tiếp ]


Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân của Eugène Delacroix

Cách mạng tháng Bảy là cuộc cách mạng tại Pháp, diễn ra chủ yếu ở Paris, vào tháng 7 năm 1830 dưới thời Bourbon phục hoàng. Trong giai đoạn cai trị của Charles X, những mâu thuẫn giữa hai phe tự do và bảo hoàng cực đoan đã gây nên các biến động chính trị kéo dài. Mùa hè năm 1829, Charles X đưa Jules de Polignac, một người bảo hoàng, lên giữ chức thủ tướng, thành lập một chính phủ mới. Trước những chống đối của các nghị sĩ phái tự do, nhà vua giải tán Nghị viện và đỉnh điểm là chiếu dụ Saint-Cloud ngày 26 tháng 7 năm 1830 đã khiến những người đối lập nổi dậy.

Trong ba ngày 27, 28, 29, người dân Paris dựng chướng ngại vật trên đường phố, chống lại quân đội của Thống chế Marmont. Cuộc xung đột đã khiến 200 quân hoàng gia và 800 người nổi dậy thiệt mạng. Charles X cùng gia đình chạy khỏi Paris. Sau khi do dự giữa nền cộng hòaquân chủ, các nghị sĩ đồng ý đưa Công tước Orléans, thuộc nhánh thứ của dòng họ Bourbon, lên ngôi vua. Cách mạng tháng Bảy diễn ra trong thời gian ngắn ngủi, không chấm dứt nền quân chủ mà chỉ kết thúc thời kỳ trị vì của Charles X. Công tước Orléans trở thành Louis-Philippe I, đăng quang ngày 9 tháng 8 với tước hiệu Vua của người Pháp—không còn xưng Vua nước Pháp như các vị quân vương nhà Bourbon trước đó—bắt đầu cho nền Quân chủ tháng Bảy.

Diễn ra trong ba ngày từ 27 tới 29, Cách mạng tháng Bảy được gọi trong tiếng PhápTrois Glorieuses, có nghĩa Ba ngày vinh quang. [ Đọc tiếp ]


Tháng 11 năm 1942. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, có lẽ thuộc Sư đoàn 2, đang nghỉ ngơi tại chiến trường trong chiến dịch Guadalcanal.

Chiến dịch Guadalcanal diễn ra từ ngày 7 tháng 8 năm 1942 đến ngày 9 tháng 2 năm 1943 trên đảo Guadalcanal và khu vực phụ cận tại quần đảo Solomon của Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Việc tranh chấp diễn ra ác liệt cả trên bộ, trên biển và trên không; chiến dịch này là cuộc tấn công lớn đầu tiên của phe Đồng Minh chống lại Đế quốc Nhật Bản sau một thời gian dài phòng thủ.

Vào ngày 7 tháng 8 năm 1942, lực lượng Đồng Minh, chủ yếu là Mỹ, thực hiện đổ bộ lên các đảo Guadalcanal, Tulagi, và Florida (Nggela Sule) phía Nam quần đảo Solomon với mục tiêu ngăn chặn quân Nhật sử dụng chúng làm căn cứ đe dọa con đường vận chuyển từ Mỹ đến Australia và New Zealand. Đồng Minh còn định sử dụng Guadalcanal và Tulagi như những căn cứ hỗ trợ cho chiến dịch chiếm đóng hoặc vô hiệu hóa căn cứ chủ lực của Nhật tại Rabaul trên đảo New Britain. Lực lượng Đồng Minh đã áp đảo số lượng quân Nhật phòng thủ nhỏ bé, vốn đã chiếm đóng các đảo này từ tháng 5 năm 1942, chiếm giữ Tulagi và Florida cùng một sân bay (sau này được đặt tên là Henderson) đang được xây dựng trên đảo Guadalcanal.

Bị bất ngờ bởi đòn tấn công của Đồng Minh, phía Nhật Bản từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1942 đã nhiều lần tìm cách chiếm lại sân bay Henderson. Ba trận chiến lớn trên bộ, năm trận hải chiến lớn, và các cuộc không chiến diễn ra liên tục hầu như hàng ngày, mà đỉnh điểm là trận Hải chiến Guadalcanal mang tính quyết định vào đầu tháng 11 năm 1942, trong đó nỗ lực cuối cùng nhằm tăng viện đủ số lượng binh lính để chiếm lại sân bay Henderson bị đánh bại. Sang tháng 12 năm 1942, phía Nhật từ bỏ mọi hy vọng tái chiếm Guadalcanal và triệt thoái các lực lượng còn lại vào ngày 7 tháng 2 năm 1943. [ Đọc tiếp ]


Xác lính Nhật tử trận tại doi cát ở cửa lạch Alligator, Guadalcanal sau trận đánh vào ngày 21 tháng 8, 1942.

Trận Tenaru diễn ra ngày 21 tháng 8 năm 1942 trên đảo Guadalcanal giữa Lục quân Đế quốc Nhật Bản và quân Đồng Minh (chủ yếu là thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ). Đây là trận phản kích đầu tiên của lục quân Nhật trong Chiến dịch Guadalcanal.

Trong trận đánh này, lực lượng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Alexander Vandegrift đã đẩy lùi cuộc tấn công của quân Nhật thuộc “Lực lượng Thứ nhất” trung đoàn "Ichiki" do Đại tá Kiyonao Ichiki chỉ huy. Lực lượng lính thuỷ đánh bộ đã thiết lập vành đai phòng thủ Lunga bảo vệ sân bay Henderson, sân bay mà quân Đồng Minh chiếm được trong cuộc đổ bộ ngày 7 tháng 8. Trung đoàn Ichiki đã được điều động đến Guadalcanal để chống lại cuộc đổ bộ của Đồng Minh với nhiệm vụ chiếm lại sân bay và đẩy lùi quân Đồng Minh ra khỏi đảo. Do ước đoán quá thấp về số lượng quân Đồng Minh tại Guadalcanal, lúc bấy giờ khoảng 11.000 người, trung đoàn Ichiki đã cho tiến hành một cuộc tấn công trực diện bằng ban đêm vào các vị trí lính thuỷ đánh bộ ở lạch Alligator phía đông vành đai Lunga. Kết cục là trung đoàn Ichiki đã bị đánh bại với thương vong rất lớn của quân Nhật. Lúc trời sáng, các đơn vị Thủy quân Lục chiến tổ chức phản công trung đoàn này và tiêu diệt được thêm nhiều lính Nhật, trong đó có chính đại tá Ichiki.

Trận đánh này là một trong ba trận đánh lớn trên bộ của quân Nhật trong chiến dịch Guadalcanal. Sau trận Tenaru, người Nhật đã nhận ra lực lượng Đồng Minh trên đảo Guadalcanal lớn hơn nhiều so với họ dự tính và sau đó họ đã phải đổ bộ thêm quân lên đảo để giành lại sân bay Henderson. [ Đọc tiếp ]


Trận Agincourt, hình minh họa của thế kỷ 15

Trận Agincourt là một chiến thắng lớn trong Chiến tranh Trăm Năm của quân Anh trước quân Pháp đông đảo hơn nhiều về mặt số lượng. Trận chiến diễn ra vào ngày thứ sáu 25 tháng 10 năm 1415 (ngày Thánh Crispin) tại một địa điểm gần Azincourt ngày nay, thuộc miền Bắc Pháp. Đây là một toàn thắng của vua Henry V nước Anh và có ý nghĩa như một đòn giáng sấm sét của ông vào quân Pháp, bất chấp ưu thế to lớn về quân số của Pháp. Không những gặp may mắn, mà lòng can trường của ông đã truyền cảm ba quân chiến đấu và thắng trận lừng danh này. Với liên tiếp hai đợt tấn công của quân Pháp bị phá tan mà quân Anh chỉ có chút ít thương vong, trận Agincourt trở thành một trong những cuộc ác chiến "một chiều" nhất trong lịch sử nhân loại, một vụ tàn sát thê lương tầng lớp Hiệp sĩ phong kiến Pháp Được xem là cuộc đại thắng cuối cùng của quân Anh với cung dài trên đất Pháp, toàn thắng tại Agincourt cũng được xem là một chiến tích đầu tay của ông vua cầm binh Henry V. Trong văn học - lịch sử nước Anh, thắng lợi to tát của ông trong trận này - là tuyệt đỉnh cho cuộc tiến công nước Pháp của ông - đã trở nên bất hủ, góp phần làm nên niềm tự hào dân tộc Anh. Thắng lợi lừng vang này - có thể được xem là trận thắng ngoại bang lớn nhất của người Anh trước trận phá hạm đội Tây Ban Nha (1588) - cũng khiến cho Henry V, nổi danh là "nhà chinh phạt tại Agincourt" đã diệt sạch quân chủ lực Pháp mà hoàn toàn "giết tươi cái vinh hiển của Hiệp sĩ Pháp", nắm được lợi thế rõ rệt và trở nên một anh hùng bất bại trong mắt người đời, gắn chắc với niềm huy hoàng của nước Anh. [ Đọc tiếp ]


Quân đội Đức tiến vào thủ đô Amsterdam của Hà Lan.

Trận Hà Lan là một phần trong "kế hoạch màu vàng" - cuộc xâm lược của Đức Quốc xã vào Vùng đất thấp (Bỉ, Luxembourg, Hà Lan) và Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trận chiến bắt đầu ngày 10 và kết thúc ngày 14 tháng 5 năm 1940 khi quân đội chính quy của Hà Lan ra hàng Đức, và Hà Lan trở thành quốc gia Tây Âu đầu tiên rơi vào tay quân đội Đức Quốc xã. Trong trận chiến nước Pháp thì đây là chiến dịch quân sự ngắn nhất và ít thiệt hại nhất đối với Đức. Riêng lực lượng của Hà Lan tại tỉnh Zeeland còn tiếp tục kháng cự với Wehrmacht cho đến ngày 17 tháng 5, khi mà Đức Quốc xã hoàn tất việc chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ.

Trận Hà Lan là một trong những trường hợp đầu tiên quân dù được sử dụng để đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trước khi bộ binh tiếp cận mục tiêu. Không quân Đức đã huy động lực lượng lính dù nhằm đánh chiếm nhiều sân bay lớn của Hà Lan ở trong và xung quanh các thành phố chính như Rotterdam và Den Haag để nhanh chóng tràn ngập quốc gia này và vô hiệu hóa các lực lượng của Hà Lan.

Trận chiến đã kết thúc ngay sau cuộc oanh tạc Rotterdam của không quân Đức cùng với mối đe doạ tiếp đó của Đức về việc hủy diệt các thành phố lớn của Hà Lan bằng các đòn ném bom khủng bố huỷ diệt nếu quốc gia này không chịu khuất phục. Bộ Tư lệnh tối cao Hà Lan, biết rằng không thể ngăn chặn được các máy bay ném bom của đối phương, đã quyết định đầu hàng để tránh cho các thành phố khác của mình phải chịu số phận tương tự. Đức Quốc Xã sau đó đã chiếm đóng Hà Lan, cùng với nước Pháp và các quốc gia Vùng Đất Thấp khác; cho đến khi lãnh thổ Hà Lan được hoàn toàn giải phóng tháng 5 năm 1945. [ Đọc tiếp ]


Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Đây là một trong sáu nền văn minh phát sinh một cách độc lập trên thế giới. Nền văn minh Ai Cập được thống nhất lại vào năm 3150 TCN với sự thống nhất chính trị của ThượngHạ Ai Cập dưới thời vị pharaon đầu tiên. Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định, và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp: Cổ Vương quốc tương ứng giai đoạn Sơ kỳ Đồ đồng, Trung Vương quốc tương ứng Trung kỳ Đồ ĐồngTân Vương quốc ứng với Hậu kỳ Đồ đồng. Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực vào giai đoạn Tân Vương quốc, trong thời kỳ Ramesside, trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu và rơi vào tay đế quốc La Mã, trở thành một tỉnh La Mã dưới thời nữ hoàng Cleopatra VII. Những thành tựu của người Ai Cập cổ đại bao gồm khai thác đá, khảo sát và kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cho việc xây dựng các công trình kim tự tháp, đền thờ, và cột tháp tưởng niệm; một hệ thống toán học, một hệ thống thực hành y học hiệu quả, hệ thống thủy lợi và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, những tàu thủy đầu tiên được biết đến trên thế giới, công nghệ gốm sứ và thủy tinh của Ai Cập, những thể loại văn học mới, và các hiệp ước hòa bình được biết đến sớm nhất. Ai Cập đã để lại một di sản lâu dài. [ Đọc tiếp ]


Các vùng chiến sự chính trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung HoaCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa. [ Đọc tiếp ]


USS Missouri (BB-63) là một thiết giáp hạm thuộc lớp Iowa của Hải quân Hoa Kỳ và là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ mang cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang Missouri. Missouri là chiếc thiết giáp hạm cuối cùng mà Hoa Kỳ chế tạo, và là địa điểm ký kết văn kiện đầu hàng vô điều kiện của Đế quốc Nhật Bản, chấm dứt Thế chiến thứ hai.

Missouri được đặt hàng vào năm 1940 và được đưa vào hoạt động vào tháng 6 năm 1944. Tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai, nó tham gia các trận đánh Iwo JimaOkinawa cũng như nả đạn pháo xuống các hòn đảo chính quốc Nhật Bản. Sau thế chiến, Missouri tham gia chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1955 và được đưa về hạm đội dự bị Hải quân Mỹ, nhưng sau đó được đưa trở lại hoạt động và được hiện đại hóa vào năm 1984 như một phần của kế hoạch 600 tàu chiến Hải quân, và đã tham gia chiến đấu năm 1991 trong chiến tranh vùng Vịnh. (xem tiếp...)


Khách sạn Dalat Palace thập niên 1920

Thành phố Đà Lạt được ghi nhận hình thành từ năm 1893, thời điểm bác sỹ Alexandre Yersin lần đầu đặt chân đến cao nguyên Lâm Viên. Mặc dù vậy, trước thời kỳ này đã có nhiều nhà thám hiểm khác từng tới Lâm Viên, vùng đất vốn là nơi cư trú của những cư dân người Lạch. Năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer quyết định tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho công chức và binh lính Pháp ở Đông Dương. Nhận được thư riêng của Paul Doumer, Alexandre Yersin đã đề nghị chọn cao nguyên Lâm Viên, nơi có khí hậu tương tự như vùng ôn đới châu Âu. Cuối tháng 3 năm 1899, đích thân Toàn quyền Paul Doumer cùng bác sỹ Yersin đã đến cao nguyên Lâm Viên để khảo sát và quyết định triển khai thực hiện dự định ban đầu. Dự án xây dựng thành phố bị gián đoạn vào năm 1902 khi Toàn quyền Paul Doumer trở về Pháp, mang theo cả ý tưởng về một thành phố trên cao nguyên. [ Đọc tiếp ]


Cuộc công phá thành Caen, tranh vẽ từ tập thơ Chroniques của Jean Froissart.
Cuộc công phá thành Caen, tranh vẽ từ tập thơ Chroniques của Jean Froissart.

Trận Caen là một trận đánh trong Chiến tranh Trăm Năm giữa AnhPháp diễn ra vào ngày 26 tháng 7 năm 1346 khi quân viễn chinh Anh dưới sự chỉ huy của Edward III tấn công thành Caen do quân Pháp nắm giữ. Với lực lượng áp đảo lên tới 12.000 đến 15.000 quân, một bộ phận quân Anh dưới quyền hai bá tước là Warwick và Northampton đã tấn công trước khi có chỉ thị. Caen thất thủ chỉ sau một cuộc giao tranh, dù trong thành vẫn còn 1.000 đến 1.500 binh lính đồn trú cùng một số lượng đông đảo cư dân có vũ trang do Đại nguyên soái Pháp Raoul II dẫn dắt. Trận chiến khép lại bằng thảm cảnh 5.000 binh sĩ và cư dân trong thành bị hành quyết bởi lực lượng chiếm đóng, vài quý tộc bị bắt giữ làm tù binh. Theo sau đó là một trận cướp phá quy mô lớn kéo dài liên tục trong năm ngày.

Cuộc tấn công là một phần trong chiến dịch chinh phạt Bắc Pháp của vua Edward III. Một tháng trước cuộc tấn công, người Pháp đã thất bại trong việc ngăn quân Anh đổ bộ lên Normandie. Họ cũng bị động hoàn toàn trước 15.000 binh lính Anh tại Gascogne. Hệ quả là quân Anh không gặp phải quá nhiều kháng cự để rồi dễ dàng tàn phá cả vùng Normandie trước khi tiến đánh Caen.

Năm ngày sau cuộc tấn công, người Anh đặt chân đến Seine. Đến ngày 12 tháng 8 thì họ chỉ còn cách Paris vỏn vẹn 20 dặm (32 km). Ngày 26 tháng 8, quân Anh tiến về phía bắc và hạ gục quân Pháp trong trận Crécy. Không lâu sau, họ tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc vây hãm Calais – trận đánh mang ý nghĩa quyết định đến thành bại của toàn bộ chiến dịch. [ Đọc tiếp ]


Vương quốc Macedonia vào năm 336 TCN (màu cam)
Vương quốc Macedonia vào năm 336 TCN (màu cam)

Vương quốc Macedonia là một vương quốc cổ đại nằm ở ngoài rìa thời kỳ Hy Lạp Cổ xưaHy Lạp Cổ điển, và sau này trở thành quốc gia bá chủ ở Hy Lạp thời kỳ Hy Lạp hóa. Vương quốc được thành lập và ban đầu được cai trị bởi triều đại Argead, tiếp theo sau đó là nhà Antipatros và Antigonos. Vốn là quê nhà của người Macedonia cổ đại, phạm vi vương quốc ban đầu nằm tập trung ở khu vực tây bắc của bán đảo Hy Lạp, có biên giới với Ipiros về phía tây, Paeonia về phía bắc, Thrace về phía đông và Thessaly về phía nam. Trước thế kỷ thứ 4 TCN, Macedonia là một vương quốc nhỏ nằm bên ngoài khu vực bị thống trị bởi các thành bang hùng mạnh là Athens, Sparta, và Thebes, và lệ thuộc nhà Achaemenes trong một thời gian ngắn. Dưới triều đại của vị vua nhà Argead là Philip II (359–336 TCN), Macedonia chinh phục khu vực đại lục Hy Lạp và Thrace thông qua chinh phạt và ngoại giao. Cùng với một đạo quân được cách tân với nòng cốt là đội hình chiến đấu phalanx sử dụng những ngọn giáo sarissa, Philippos II đã đánh bại các thế lực bá quyền cũ là Athens và Thebes trong Trận Chaeronea vào năm 338 TCN. Người con trai của Philippos II là Alexandros Đại đế, lãnh đạo một liên minh các thành bang Hy Lạp, đã hoàn thành mục tiêu thống trị toàn bộ thế giới Hy Lạp của cha mình khi ông hủy diệt Thebes sau khi thành phố này nổi loạn. Trong chiến dịch chinh phạt tiếp theo sau đó của mình, Alexandros đã lật đổ đế quốc Achaemenes và chinh phục một vùng lãnh thổ kéo dài tới tận sông Ấn. [ Đọc tiếp ]


Đế quốc Parthia (247 TCN – 224 CN) là một quốc gia của người Iran ở Trung Đông, có nền chính trị và quân sự phát triển mạnh, và là đối thủ đáng gờm của Đế quốc La Mã trên miền đất này. Đế quốc này do vua Arsaces I sáng lập, gắn liền với nhà Arsaces có nguồn gốc từ Parthia (đại khái ở tây bộ Khurasan, thuộc miền đông bắc Iran). Sau đó là một satrap (tỉnh) trong cuộc nổi loạn chống lại đế chế Seleukos. Mithridates I của Parthia (cai trị: 171-138 TCN) đã mở rộng đế chế bằng cách chiếm lấy vùng Media và Lưỡng Hà từ vương quốc Seleukos. Vào thời kì đỉnh cao, Đế quốc Parthia trải dài từ phía bắc của sông Euphrates, nay là phía đông Thổ Nhĩ Kỳ, tới phía đông Iran. Đế quốc này nằm án ngữ trên con đường tơ lụa nối liền Đế chế La Mã ở lưu vực Địa Trung Hải với nhà Hán ở Trung Quốc, và vì thế nó nhanh chóng trở thành một trung tâm thương mại và mậu dịch. Là triều đại lấn chiếm đất và kế tục nhà Seleukos cùng với một số diadochi (sứ quân của Macedonia - Hy Lạp) khác, các vị vua Parthia, khác với các diadochi, đã trở thành triều đại bản xứ của dân Iran, mặc dù họ yêu thích nền văn minh Hy Lạp đến mức tự nhận là philhellenes (bạn của những người Hy Lạp) trên những đồng tiền mà họ ban hành. Các nhà vua triều đại Arsaces đã sử dụng danh hiệu là "Vua của các vua", như một tuyên bố là người thừa kế thực sự đế chế Achaemenes, là triều đại đầu tiên của người Ba Tư được biết đến trong lịch sử. [ Đọc tiếp ]


Trận Dyrrhachium (ngày nay gần DurrësAlbania) là một trận đánh diễn ra vào ngày 18 tháng 10 năm 1081, giữa quân đội Đông La Mã do Hoàng đế Alexios I Komnenos chỉ huy và người Norman chỉ huy bởi Robert Guiscard, Công tước của Apulia và Calabria ở miền nam nước Ý. Trận đánh diễn ra ở bên ngoài thành phố Dyrrhachium (còn được gọi là Durazzo), thủ phủ của Đông La Mã ở tỉnh Illyria và kết thúc bằng một chiến thắng của người Norman. Sau khi người Norman thôn tính các tỉnh miền nam nước Ý của Đông La Mã, Hoàng đế Đông La Mã Mikhael VII Doukas đã hứa hôn con trai mình với con gái của Robert Guiscard. Khi giới quý tộc ở Constantinopolis lật đổ Mikhael, Robert đã coi đây là một cái cớ để tấn công Đông La Mã vào năm 1081. Quân Norman đã bao vây thành Dyrrhachium, nhưng hạm đội của ông ta đã bị người Venice đánh bại. Ngày 18 tháng 10, quân Norman đụng độ với quân đội Đông La Mã do đích thân hoàng đế Alexios I Komnenos chỉ huy ở bên ngoài thành phố. Cuộc chiến bắt đầu khi cánh hữu của quân Đông La Mã tràn sang tấn công cánh tả của quân Norman, khiến họ tan vỡ và tháo chạy. Lính đánh thuê Varangian đuổi theo truy kích nhưng dần tách ra khỏi lực lượng chính và bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngay sau đó, các hiệp sĩ Norman đánh thẳng vào trung quân của Đông La Mã, làm đa phần quân Đông La Mã tháo chạy khỏi chiến trường. Sau chiến thắng này, người Norman chiếm thành Dirrhachyum và tiến sâu vào nội địa, giành quyền kiểm soát phần lớn MacedoniaThessaly. [ Đọc tiếp ]




Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95ng_th%C3%B4ng_tin:L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD/B%C3%A0i_vi%E1%BA%BFt_ch%E1%BB%8Dn_l%E1%BB%8Dc