Wiki - KEONHACAI COPA

Cổng thông tin:Chiến tranh Việt Nam


edit 

Chào mừng

Cổng kiến thức Chiến tranh Việt Nam

Cổng thông tin này giới thiệu về chủ đề về Chiến tranh Việt Nam tại Wikipedia tiếng Việt. Nó nhắm vào người dùng quan tâm trong vấn đề ở đây hoặc muốn tìm kiếm cụ thể cho các hạng mục cụ thể, cũng như cho những người muốn giúp đỡ để mở rộng Wikipedia tiếng Việt trong các vấn đề và cải tiến quân đội. Bạn có kiến thức về vấn đề Chiến tranh Việt Nam và muốn chia sẽ với người khác? Sau đó, mời bạn tham gia vào cổng thông tin này. Mong các bạn đóng góp thêm vào chủ đề. Chúc vui vẻ!


Làm vùng nhớ đệm để xem nội dung mới...
edit 

Bài viết chon lọc

Chiến tranh cục bộ là một chiến lược chiến tranh do Hoa Kỳ tiến hành trong giai đoạn 1965-1967 trong chiến tranh Việt Nam. Nội dung cơ bản của chiến lược là dùng ưu thế hỏa lực, công nghệ và quân số của lính viễn chinh Mỹ để đè bẹp quân Giải phóng miền Nam, đồng thời dùng không quân đánh phá miền Bắc để bảo vệ chế độ Việt Nam cộng hòa, thiết lập ảnh hưởng lâu dài của Mỹ lên miền Nam Việt Nam.

Tên gọi Chiến tranh cục bộ xuất phát từ quan điểm đây là một dạng “chiến tranh hạn chế” trong chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt”. Quy mô của chiến tranh được đẩy lên rất cao (lượng bom đạn Hoa Kỳ sử dụng còn nhiều hơn thế chiến thứ hai), nhưng vẫn mang tính chất “chống nổi dậy” (counter insurgency), phạm vi chiến tranh được giới hạn (không đem lục quân tấn công miền Bắc để tránh đối đầu với Trung Quốc). Sau khi tiêu diệt được quân Giải phóng miền Nam, đánh gục ý chí chống Mỹ của người Việt Nam sẽ tiến hành thương lượng hoà bình để buộc VNDCCH chấp nhận những điều kiện mà Mỹ đưa ra.


edit 

Bạn có biết

Hoàng Văn Thái là tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (1967 - 1973) thời kì Hoa Kỳ tăng cường lượng lượng tại miền Nam Việt Nam cho tới khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết và Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam


edit 

Hình ảnh nhân vật

Henry Kissinger (tên khai sinh: Heinz Alfred Kissinger; 27 tháng 5 năm 1923–) là một nhà ngoại giao người Mỹ-Đức gốc Do Thái, người giành giải Nobel Hòa bình năm 1973 cùng với Lê Đức Thọ. Ông từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và sau đó kiêm luôn chức thư kí liên bang (Secretary of State, hay là Bộ Trưởng Ngoại Giao) dưới thời tổng thống Richard Nixon. Kissinger là người đã thoát khỏi vụ bê bối Watergate và sau đó vẫn bảo đảm được vị trí quyền lực của mình khi Gerald Ford trở thành tổng thống.


edit 

Một vài hình ảnh

Thuyền nhân Việt Nam 1975


edit 

Nhân vật

Võ Nguyên Giáp là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc [ Đọc tiếp ]


edit 

Những trận đánh

Trận Bình Giã

Trận Bình Giã là trận đánh xảy ra vào cuối tháng 12 năm 1964 trong Chiến tranh Việt Nam tại làng Bình Giã, tỉnh Phước Tuy, cách Sài Gòn 67 km, giữa Quân giải phóng miền NamQuân lực Việt Nam Cộng hòa với cố vấn Mỹ chỉ huy. Lúc xảy ra trận đánh, Bình Giã có độ khoảng 6.000 dân, phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa di cư từ miền Bắc Việt Nam sau năm 1954.


  • Ngày 28 tháng 12 năm 1964: Một tiểu đoàn của QGPMN tấn công và chiếm làng Bình Giã do 2 trung đội Địa Phương Quân của QLVNCH trấn giữ. Tiểu đoàn 30 Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được trực thăng vận đến tái chiếm làng Bình Giã bị phục kích và thiệt hại nặng, phần còn lại rút và cố thủ trong nhà thờ làng.
  • Hôm sau, ngày 29 tháng 12, Tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân được trực thăng vận xuống phía nam làng và tổ chức đánh trả. Trận chiến kéo dài cả ngày nhưng lực lượng Biệt Động Quân không tái chiếm được làng Bình Giã.
  • Ngày 30: Vào buổi sáng, tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được gởi đến tăng cường thế nhưng QGPMN đã rút lui ra khỏi làng.
  • Ngày 31: Tiểu đoàn 4 TQLC nhận lệnh đi tìm chiếc trực thăng và phi hành đoàn bị bắn rơi trước đó trong đồn điền cao su cách Bình Giã 4 km. Đại đội 2 TĐ4TQLC lọt vào ổ phục kích của QGPMN, phần còn lại của TĐ4TQLC đến cứu viện cũng bị thiệt hại nặng và phải lui về Bình Giã.
  • Ngày 1 tháng 1 năm 1965: hai tiểu đoàn Nhảy Dù của Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa, TĐ1 và TĐ3 được trực thăng vận đến phía đông làng để tăng viện nhưng lực lượng QGPMN đã rút lui.
[ Đọc tiếp ]


edit 

Chủ đề và các thể loại chính


edit 

Những điều bạn có thể làm

Chủ đề Chiến tranh Việt Nam đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:

  • Sửa chữa và bổ sung cho các bài sơ khởi trong thể loại (trợ giúp):
  • Viết hay dịch bài mới bằng cách gõ tên bài mới vào trường rối ấn nút Viết trang mới (trợ giúp).


edit 

Chủ đề liên quan

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95ng_th%C3%B4ng_tin:Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam