Wiki - KEONHACAI COPA

Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Tiêu điểm/Lưu trữ

1[sửa mã nguồn]

Ăn năn hoặc Hối cải là sự thay đổi trong tư tưởng và hành động nhằm chỉnh sửa sự sai trái để được tha thứ. Trong nội hàm tôn giáo, hối cải thường được xem là sự xưng tội trước Thiên Chúa, từ bỏ tội lỗi nghịch cùng ngài, và dứt khoát theo đuổi nếp sống mới phù hợp với lề luật tôn giáo. Hối cải bao hàm sự xưng nhận tội lỗi, cam kết hoặc quyết tâm không tái phạm, và nỗ lực bồi thường thiệt hại.

Trong Kinh Thánh Hebrew (Cựu Ước), ý niệm về sự hối cải được miêu tả bằng hai từ: שוב shuv (quay trở lại) và נחם nicham (thống hối).

Trong Tân Ước, hối cải có nguyên ngữ từ Hi văn metanoia, đây là một từ kép cấu thành bởi giới từ ‘meta’ (sau, với) và động từ ‘noeo’ (thấu hiểu, suy nghĩ; kết quả của sự thấu hiểu hoặc nhận thức). Trong từ kép này, giới từ bao hàm hai ý nghĩa về thời gian và sự thay đổi, có thể biểu thị là “sau đó” và “khác biệt”; như thế toàn bộ từ kép này có nghĩa là ‘về sau suy nghĩ hoàn toàn khác’ Có thể nói metanoia ngụ ý một sự thay đổi triệt để trong tư duy; một sự hoán cải trong nhận thức đi đôi với lòng ân hận sâu sắc và sự thay đổi trong lối sống, cũng có nghĩa là “sự thay đổi tấm lòng và tâm trí” hoặc “sự thay đổi nhận thức”. Một trong những miêu tả sinh động nhất về lòng hối cải được ký thuật trong Tân Ước là dụ ngôn Đứa con hoang đàng chép trong Phúc âm Lu-ca chương 15 khởi đầu từ câu 11...

Sự hối cải là điều kiện tiên quyết. Không ai có thể trải nghiệm sự thay đổi thật trong đời sống nếu người ấy trước tiên không chịu hối cải. Vì lý do này mà sự hối cải là trải nghiệm cần có trước khi nhận các thánh lễ như Báp têmTiệc Thánh – là những thánh lễ tưởng niệm sự chết chuộc tội cùng sự phục sinh của Chúa Giê-xu và sự tẩy sạch tội lỗi.

2[sửa mã nguồn]

Khái niệm Thánh hóa được sử dụng rộng rãi trong các tôn giáo, nhưng phổ biến nhất có lẽ là trong vòng các giáo phái thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo. Mặc dù thuật ngữ này có thể được dùng để chỉ những vật thể được biệt riêng ra cho một mục đích đặc biệt, trong thần học Cơ Đốc, thánh hóa là hành động của Thiên Chúa thể hiện một sự thay đổi triệt để trong đời sống của tín hữu, khởi đầu với thời điểm người ấy được cứu rỗi hay được xưng công chính và tiếp tục kéo dài suốt cuộc đời.

Ở đây, "thánh khiết" nên được hiểu là "thật sự giống Thiên Chúa". Sự nên thánh là một quá trình mà trong đó tình trạng đạo đức được làm cho phù hợp với tình trạng pháp lý của người đó trước mặt Thiên Chúa. Đó là sự tiếp nối cho những gì đã được bắt đầu bằng sự tái sanh, là lúc một sự sống mới được trao cho và đổ vào lòng tín hữu. Nói cụ thể hơn, sự nên thánh là việc Chúa Thánh Linh áp dụng công tác được Chúa Giê-xu Cơ Đốc làm trọn vào đời sống của tín hữu.


3[sửa mã nguồn]

Thanh Tẩy (hay còn gọi là rửa tội hoặc báp têm phiên âm từ tiếng Pháp: baptême) là nghi thức được thực hành với nước trong các tôn giáo như Kitô giáo (Cơ Đốc giáo), đạo Mandae, đạo Mormon, đạo Sikh và một số giáo phái của Do Thái giáo. Thuật ngữ báp-têm trong nguyên ngữ Hi văn βαπτίζω (baptízô) có nghĩa là "tắm" hoặc "nhúng vào", nhưng chính xác hơn có nghĩa là "nhúng toàn bộ một nguời hay vật vào trong nước sao cho nước phủ lấp hoàn toàn".

Ngày nay, Thanh Tẩy được biết đến nhiều nhất qua Kitô giáo, nghi lễ tôn giáo này được dùng như một biểu tượng cho sự thanh tẩy tội lỗi cũng như cho sự hiệp nhất của tín hữu với Chúa Kitô trong sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài. Lễ Thanh Tẩy được xem là có khởi nguồn từ Gioan Tẩy Giả (hoặc Giăng Báp-tít), theo Tân Ước, là người đã làm nghi thức Thanh Tẩy cho Chúa Giê-xu tại sông Jordan. [ Đọc tiếp ]


4[sửa mã nguồn]

Lễ Phục Sinh được xem là ngày lễ quan trọng nhất của người theo Kitô giáo, thường diễn ra vào tháng 3 hoặc 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện sự chếtphục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá (xem Thứ Sáu Tuần Thánh), được người Kitô hữu tin là đã xảy ra vào khoảng năm 3033 CN. Phục Sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ Công giáo gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài đúng 50 ngày, từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Lễ Hiện Xuống.

Lễ Phục sinh dựa nhiều vào nguồn gốc lễ Vượt qua của Do Thái giáo. Người Kitô hữu tin rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hoàn thành những gì mà biến cố Xuất Hành đã tiên báo: giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống do Thiên Chúa trao ban. [ Đọc tiếp ]



5[sửa mã nguồn]

Một ô kính cửa sỗ của Nhà thờ St. Matthew's Lutheran Church tại München, Đức diện tả cảnh Hiện xuống
Một ô kính cửa sỗ của Nhà thờ St. Matthew's Lutheran Church tại München, Đức diện tả cảnh Hiện xuống

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (hoặc lễ Hiện xuống, lễ Giáng xuống, lễ Hạ trần) là một ngày lễ của Kitô giáo được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt dầu từ ngày lễ Phục sinh. Tên gọi ngày lễ này trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ngày thứ năm mươi cho nên đây cũng được gọi là Lễ Ngũ Tuần (tuần ở đây được hiểu là khoảng thời gian mười ngày).

Ngày thứ 40 kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh có ngày lễ Chúa Giêsu lên trời (tức Lễ Thăng Thiên, rơi vào ngày Thứ năm) nhưng thường được dời vào ngày Chúa nhật kế tiếp. Ngày thứ 50 kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh là ngày Lễ Ngũ Tuần kỉ niệm Chúa Thánh Thần hiện xuống với các tông đồ theo Tân Ước, ngày này cũng được coi là ngày khai sinh ra Giáo hội.

Ngày lễ này còn được gọi là ngày Hội mùa, vì ngày này đánh dấu một mùa thu hoạch sắp tới. Tại nhà thờ, ngày lễ này họ dâng lên bàn thờ Chúa những ổ bánh mì từ những hạt lúa mì đầu tiên.

Đối với người Do Thái, ngày lễ này là ngày lễ rất lớn, vì ngày này đánh dấu mốc thời gian Thiên Chúa giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập.

Nhưng quan trọng hơn, người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh Linh hiện xuống, ngày này được tin là mang đến những tín hiệu tốt lành và niềm tin vào sự sống. Tên gọi ngày lễ này trong một số nước châu Âu còn có nghĩa là phép thần trị bệnh - vào dịp lễ người ta mong ước và chúc cho nhau mọi bệnh tật sẽ qua khỏi.

Theo luật thì những người Công giáo không được làm việc ăn công, lương vào ngày này. [ Đọc tiếp ]



6[sửa mã nguồn]

Đàn chiên
Đàn chiên

Dụ ngôn Người Chăn Nhân lành được ký thuật trong Phúc âm John (Gioan hoặc Giăng): 10. 1- 21, miêu tả Chúa Giê-xu là Người Chăn Nhân lành đến để phó mạng sống mình cho bầy chiên. Theo các sách phúc âm, Chúa Giê-xu đến thế gian, nhưng thế gian không chịu nhận biết Chúa, dù ngài là đấng tạo dựng thế gian. Song hễ ai tiếp nhận ngài, thì người ấy sẽ trở nên con dân của Thiên Chúa. "Ngôi Lời (Chúa Giê-xu) ở thế gian, và thế gian đã làm nên bởi Ngài; nhưng thế gian chẳng từng nhìn biết Ngài. Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy. Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Thiên Chúa, là ban cho những kẻ tin danh Ngài" - Giăng 1. 10-12. Dụ ngôn này được nhắc đến trong bốn sách phúc âm qua nhiều trích dẫn liên quan đến sự kiện Chúa Giê-xu không hề để chiên lạc mất.

Qua những diễn biến xoay quanh dụ ngôn Người Chăn Nhân lành (Phúc âm Giăng 9. 24 – 41). Chúa Giê-xu khẳng định ngài là Thiên Chúa. Phản ứng của người Do Thái (ném đá Chúa Giê-xu, ...) là những chỉ dẫn cho thấy họ hiểu rõ điều Chúa Giê-xu đã khẳng định. Song họ cần phải hiểu và tin rằng Chúa Giê-xu là một thân vị trong Ba Ngôi, là lời chứng mà Giăng Báp-tít (Gioan Tẩy giả) đã xác quyết về Chúa. [ Đọc tiếp ]



7[sửa mã nguồn]

Đứa con hoang đàng, tranh của Max Slevogt
Đứa con hoang đàng, tranh của Max Slevogt

Người con trai hoang đàng hoặc Đứa con hoang đàng là một trong những dụ ngôn của Chúa Giê-su, được ký thuật trong Phúc âm Lu-ca 15: 11-32.

Chuyện kể về người con trai trở về sau khi tiêu xài hoang phí toàn bộ tài sản của mình. Cụm từ “Người con trai hoang đàng” ngày nay được sử dụng rộng rãi ám chỉ những người chưa trưởng thành không chịu sống theo các chuẩn mực mà cha mẹ họ muốn họ sống, nhằm giúp họ vững vàng bước chân vào đời.

Đây là một trong những dụ ngôn được biết đến nhiều nhất của Chúa Giê-su, chỉ được chép lại trong Phúc âm Lu-ca, làm nổi bật thông điệp thần học của phúc âm này: Tình yêu và ân điển của Thiên Chúa được ban cho vô điều kiện. Sự tha thứ dành cho người con không dựa trên công đức, vì từ đầu cho đến cuối câu chuyện, khó có thể tìm thấy bất cứ việc lành nào chàng trai đã làm. Chỉ cần hành động quay về trong hối cải là đủ cho tấm lòng bao dung của người cha vẫn hằng mong đợi con mình. [ Đọc tiếp ]


8[sửa mã nguồn]

Đọc kinh là thuật ngữ mà người Công giáo tại Việt Nam dùng để chỉ việc đọc các lời cầu nguyện hoặc các văn thánh trong cộng đoàn giáo xứ, nhất là lời cầu nguyện và xướng đáp trong thánh lễ. So với Giáo hội Công giáo Rôma toàn cầu, phụng vụ Công giáo tại Việt Nam và các cộng đoàn Công giáo Việt Nam hải ngoại khá là đặc biệt vì sử dụng cung ngâm tụng khi đọc kinh. Trong suốt thánh lễ, tất cả các xướng đáp và lời nguyện được hát hoặc hô vang tiệm cận đến cung hát, rất ít khi theo cung điệu nói. Chính vì vậy, những lời cầu nguyện chung theo cộng đoàn trong thánh lễ, thí dụ như Kinh Lạy Cha, khác với trong một bối cảnh riêng tư. Thánh lễ tiếng Việt hầu như không sử dụng cung điệu kiểu Bình ca Gregoriano tây phương, bởi vì bản dịch tiếng Việt của Sách Lễ RômaNghi thức Thánh lễ không có một nốt nhạc nào. Giọng đọc kinh của người Việt không được biên soạn hoặc ứng khẩu mà tuân theo một phương pháp chỉ định một nốt hoặc đôi nốt dứt khoát cho mỗi thanh điệu của tiếng Việt. Tùy giáo phận, các thanh điệu được xếp theo hai ba dấu trụ. [ Đọc tiếp ]


9[sửa mã nguồn]

Thứ sáu Tuần Thánh (hay Thứ sáu Tốt lành) là một ngày lễ diễn ra vào Thứ sáu trước Lễ Phục Sinh. Lễ này kỷ niệm sự đóng đinh vào thập giá và sự chết của Chúa Giêsu tại Canvary (Can-vê). Thứ sáu Tuần Thánh là một ngày lễ linh thiêng đối với người theo Kitô giáo. Đặc biệt vào ngày này, cầu nguyện thường được coi trọng với việc đọc những đoạn Phúc âm viết về những sự việc dẫn tới sự đóng đinh Giêsu vào Thánh giá. Kitô giáo nhìn sự đóng đinh vào Thánh giá là một hành động tự nguyện và được trao phó của Giêsu, và bởi đó, cùng với việc phục sinh vào ngày thứ ba, đã chiến thắng sự chết. Công giáo La Mã, ngày này được chỉ định giữ chay và kiêng thịt tức là chỉ có một bữa ăn đầy đủ hay hai bữa nhỏ. Ở Mỹ, đây không phải một ngày kiêng làm việc, tuy nhiên, người ta chỉ làm việc cho đến khi bắt đầu việc phụng tự buổi chiều. Ở Mỹ Latinh, mọi tín đồ Công giáo kiêng làm việc vào ngày này (cũng như Thứ năm Tuần Thánh). Vào buổi chiều, nghi lễ La Mã được bắt đầu khoảng từ ba giờ chiều, tương ứng với thời gian Chúa Giêsu chết được viết trong Phúc âm. Một số nước, ngày này là một ngày nghỉ chính thức - bao gồm một loạt việc đọc và suy niệm Kinh Thánh. [ Đọc tiếp ]


10[sửa mã nguồn]

Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời, theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo. Họ tin là Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2. Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregorius.

Noel (phiên âm tiếng Việt: Nô-en), từ tiếng Pháp Noël, dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis (diēs) có nghĩa là "(ngày) sinh". Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", như được chép trong sách Phúc âm Matthêu. Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Chữ Christ (phiên âm Việt là "Ki-tô" hay "Cơ-đốc", có nghĩa là Đấng được xức dầu) là tước hiệu của Chúa Giêsu; còn chữ Mas nghĩa là thánh lễ. Do đó Christmas theo nghĩa chiết tự là "(Ngày) lễ của Đức Kitô". Chữ Christ bắt nguồn và được viết trong tiếng Hy Lạp là "Χριστός" (Khrīstos), mở đầu bằng chữ cái "Χ" (Chi) nên Christmas còn được viết tắt là Xmas. [ Đọc tiếp ]


11[sửa mã nguồn]

Các tín hữu Lutheran cầu nguyện trong đêm vọng Lễ Chư Thánh
Các tín hữu Lutheran cầu nguyện trong đêm vọng Lễ Chư Thánh

Halloween (viết rút gọn từ "All Hallows' Eve", nghĩa là 'Buổi tối vọng (Lễ) Chư Thánh') là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, vào buổi tối trước Lễ Các Thánh trong Kitô giáo Tây phương. Đây là ngày bắt đầu Tam nhật Mùa Các Thánh (Allhallowtide) - khoảng thời gian trong năm phụng vụ dành để tưởng nhớ những người đã chết, gồm các thánh, các vị tử đạo và tất cả các tín hữu trung kiên đã qua đời. Trọng tâm theo truyền thống của Halloween xoay quanh chủ đề sử dụng "sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết".

Theo nhiều học giả, Halloween là một ngày lễ đã được Kitô giáo hóa mà ban đầu chịu ảnh hưởng bởi các lễ hội thu hoạch của người Celt, có thể mang nguồn gốc ngoại giáo, đặc biệt là lễ hội Samhain của người Gael. Các học giả khác cho rằng Halloween có nguồn gốc độc lập với Samhain và chỉ có gốc rễ Kitô giáo.

Ngày này những đứa trẻ sẽ hoá trang trong những bộ trang phục quái lạ đi đến gõ cửa những ngôi nhà để xin bánh kẹo. Ngày lễ này được tổ chức ở các nước phương Tây, chủ yếu ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Ireland, Puerto Rico và bắt đầu trở nên phổ biến tại Úc, New Zealand và có cả ở Việt Nam. [ Đọc tiếp ]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95ng_th%C3%B4ng_tin:C%C6%A1_%C4%90%E1%BB%91c_gi%C3%A1o/Ti%C3%AAu_%C4%91i%E1%BB%83m/L%C6%B0u_tr%E1%BB%AF