Wiki - KEONHACAI COPA

Cầu Queensferry Crossing

Cầu Queensferry Crossing
Cầu Queensferry Crossing nằm tại Scotland
Vị tríSông Forth, Firth of Forth, Scotland, Vương Quốc Anh
Bắc quaSông Forth
Tọa độ55°59′50″B 3°25′02″T / 55,997302°B 3,417321°T / 55.997302; -3.417321
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuCầu dây văng
Vật liệuThép không gỉ, bê tông
Tổng chiều dài2,7 kilômét (8.900 ft)
Cao210 mét (690 ft)
Nhịp chính207 mét (679 ft)
Lịch sử
Tổng thầuLiên doanh xây dựng Dragados, Hochtief, American Bridge International và Galliford Try
Khởi côngNăm 2011
Chi phí xây dựng1,35 tỷ Bảng Anh
Đã thông xeNgày 30 tháng 8 năm 2017
Vị trí
Map
Cầu Queensferry Crossing với ánh đèn từ phần dây văng vào ban đêm

Cầu Queensferry Crossing (Tiếng Anh: Queensferry Crossing Bridge) là một cây cầu dây văng bắc qua Sông Forth nối giữa Edinburgh với các khu vực ở phía Bắc. Cây cầu này là một phần để nối tuyến cao tốc M90. Tổng chiều dài của nó là 2,7 km, chiều cao là 210 mét so với mực nước biển, nhịp dầm lớn nhất của cầu dài 650 mét. Chiều cao của mỗi trụ tháp trên cầu là 207 mét. Mặt cầu có 4 làn xe với 2 làn mỗi chiều. Vận tốc tối đa của phương tiện giao thông khi di chuyển trên cầu là 100 km/h.[1] Đây cũng chính là cây cầu dây văng dài nhất trên thế giới và có cấu tạo từ khung thép không gỉ, các nhà xây dựng cũng đã sử dụng hợp kim Niken tốt nhất thế giới.[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Queensferry Crossing được khởi công xây dựng vào năm 2011. Lúc đó, nó được xây dựng để cho các phương tiện được lưu thông qua sông bằng một cây cầu an toàn hơn thay cho Cầu Forth được khánh thành năm 1890 và Cầu Forth Road được khánh thành năm 1964 nhưng đã phát hiện nhiều vấn đề về kỹ thuật của cầu gây mất an toàn.[3] Tổng chi phí xây dựng cầu ban đầu từ 3.2 tỷ Bảng Anh đến 4,2 tỷ Bảng Anh nhưng sau đó nhờ sự tận dụng không gian một cách thông minh nên chi phí đã giảm bớt đi còn 1,35 tỷ Bảng Anh.[4] Đây chính là một dự án công trình giao thông trọng điểm để nâng cấp mạng lưới giao thông tại Scotland. Queensferry Crossing được thông xe vào ngày 30 tháng 8 năm 2017.[5] Trong khoảng thời gian xây dựng cầu, các kỹ sư xây dựng đã sử dụng tận 35.000 tấn thép và 150.000 tấn bê tông. Các công ty bắt tay vào việc xây dựng cây cầu này bao gồm: Liên doanh xây dựng Dragados, Hochtief, American Bridge International và Galliford Try.[6] Cây cầu khi xây dựng được dự đoán có thể tồn tại lên đến 150 năm, thế nhưng tuổi thọ của cầu được thiết kế là 120 năm nếu được bảo trì kỹ lưỡng.[7] Cây cầu sau 6 năm đã hoàn thành và theo đó, Nữ hoàng Elizabeth II sẽ là người chính thức khánh thành cây cầu, 53 năm kể từ ngày bà khánh thành cây cầu trước của nó, Cầu Forth Road.[7] Theo thông báo của cảnh sát địa phương, để giúp lễ khánh thành được đảm bảo an toàn, nhà chức trách Anh đã cấm các máy bay tầm thấp bay dưới 914,4m so với mực nước biển hoạt động quanh ba cây cầu Forth Road, cầu Forth và cầu Queensferry Crossing từ 19 giờ ngày 28 tháng 8 đến 12 giờ 30 ngày 29 tháng 8.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ T.Hường (Ngày 12 tháng 9 năm 2017). “Cây cầu có tháp dây văng cao nhất nước Anh”. Báo Công an Nhân dân.
  2. ^ Kim Dung (Ngày 19 tháng 04 năm 2019). “Scotland: Cận cảnh cầu dây văng dài nhất trên sông Forth 2,7km”. Báo Pháp luật. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Jane Barlow (Ngày 29 tháng 8 năm 2017). “In pictures: Queensferry Crossing”. The Times.
  4. ^ a b “Người dân Anh chào đón cây cầu "cánh buồm" dài nhất thế giới”. Báo Quốc tế. Ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  5. ^ “Queensferry Crossing - A bridge to the future”. The Forth Bridges.
  6. ^ Aaron Morby. “Queensferry Crossing opens £245m below budget”. Construction Enquirer.
  7. ^ a b “Queensferry Crossing across the Firth of Forth opens to traffic”. The Guardian. Ngày 30 tháng 8 năm 2017.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u_Queensferry_Crossing