Wiki - KEONHACAI COPA

Cầu Bạch Đằng

Cầu Bạch Đằng
Quốc gia Việt Nam
Vị tríQuảng Ninh, Hải Phòng
Tuyến đường Đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái
Bắc quaSông Bạch Đằng
Tọa độ20°50′53″B 106°45′56″Đ / 20,848037°B 106,765584°Đ / 20.848037; 106.765584
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuCầu dây văng
Tổng chiều dài5400 m[1]
Rộng25 m[1]
CaoTrung bình mỗi trụ tháp 99,6m
Số nhịp4[2]
Tĩnh không48,4 m[2]
Lịch sử
Khởi công25 tháng 2 năm 2015[3]
Hoàn thành30 tháng 6 năm 2018 (dự kiến)
Chi phí xây dựng7.662 tỷ đồng
Đã thông xe1 tháng 9 năm 2018[4]
Vị trí
Map

Cầu Bạch Đằng là một cây cầu bắc qua sông Bạch Đằng trên tuyến Đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, nối liền hai tỉnh thành Quảng NinhHải Phòng.[4][5]

Đây là một trong những cây cầu giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong tổng thể mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam, kết nối tới những vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc Việt Nam. Đây là câu cầu dây văng lớn nhất cả nước và đứng thứ 3 trong số 7 cây cầu dây văng có nhiều nhịp nhất thế giới với 4 nhịp dây văng.[2]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu là điểm cuối của đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, đầu cầu tại trạm thu phí cầu Bạch Đằng thuộc địa phận xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, còn đầu cầu phía nam thuộc nút giao Bạch Đằng tại phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Bạch Đằng có chiều dài chiều dài 5,4 km, rộng 25 m, gồm 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế tối đa là 100 km/h[6][1]. Cầu có kết cấu vĩnh cửu bằng thép, bê tông cốt thép, bê tông cốt thép dự ứng lực. Tĩnh không thông thuyền của cầu rộng 250 m, cao 48,4 m. Cầu gồm ba bề trụ khổng lồ với ba trụ tháp hình chữ H và bốn nhịp dây văng hình nan quạt. Trong đó, trụ tháp giữa cao 99,74 m, hai trụ tháp hai bên cao 94,5 m.[2]

Mỗi bề trụ cầu có chiều dài 72 m, rộng 20 m và có chiều cao là 5 m. Bề trụ được đặt trên một hệ cọc khoan nhồi gồm 38 cọc, mỗi cọc khoan nhồi có hình trụ, chiều dài của mỗi cọc dài từ 65 - 70 m, đường kính to 2m cắm sâu dưới lòng đất. Tham gia thi công móng trụ tháp cầu Bạch Đằng gồm có hai đơn vị chính là Công ty Cổ phần Xây dựng & Lắp máy Trung Nam và Tổng Công ty Xây dựng Giao thông đường bộ.

Trụ tháp có thiết kế hình chữ H có ý nghĩa kết nối dự án cầu Bạch Đằng đối với phát triển kinh tế, giao thông của ba thành phố là Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, kết nối trung tâm kinh tế của miền Bắc. Trụ tháp có kích thước các cạnh dưới chân là 6 m, trên đỉnh có kích thước lần lượt là 2,5 m và 4,5 m. Mỗi trụ tháp gồm 24 đốt, khi đến đốt thứ 12 có bố trí dầm ngang dưới, sau đó đến đốt thứ 18 - 19 có dầm ngang trên, từ đốt 20 bố trí các ống dẫn cáp văng trên trụ tháp. Trụ tháp cao không quá 100 m do nằm trong khu vực vũng quay của sân bay Cát Bi (Hải Phòng), do đó phần chiều cao của thân trụ tháp trên mặt cầu khá thấp so với thông thường.

Mặt cầu được chia ra 68 nốt đúc dầm, mỗi khối nốt đúc dài 28 m, rộng 9,6 m, nặng 470 tấn. Nốt đúc K0 (nằm trên dầm ngang dưới) là nốt đúc đầu tiên và cũng là nốt đúc quan trọng nhất để có thể tạo mặt bằng triển khai cho việc triển khai đổ các nốt đúc tiếp theo của dầm chính.

Thi công[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu được đầu tư theo hình thức BOT, do Công ty BOT Cầu Bạch Đằng làm chủ dầu tư, với tổng mức đầu tư là 7.277 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào ngày 25 tháng 2 năm 2015[3],Lễ hợp long cầu Bạch Đằng diễn ra vào ngày 28 tháng 4 năm 2018 và chính thức thông xe vào ngày 1 tháng 9 năm 2018 cùng với đoạn cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (trong hệ thống Đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái)[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Sắp khởi công tuyến cao tốc Quảng Ninh – Hải Phòng”. Dân trí. 12 tháng 9 năm 2014.
  2. ^ a b c d “Cầu Bạch Đằng và những kỷ lục, công nghệ mới”. vov.vn. 26 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ a b “Khởi công Dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh.
  4. ^ a b c “Chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cầu Bạch Đằng”. Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng. 1 tháng 9 năm 2018.
  5. ^ “Cầu Bạch Đằng sau một năm khai thác”. Báo Quảng Ninh. 16 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2020.
  6. ^ BTG (15 tháng 7 năm 2019). “Hợp long cầu Bạch Đằng nối liền Hải Phòng và Quảng Ninh”. TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CÔNG ĐOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u_B%E1%BA%A1ch_%C4%90%E1%BA%B1ng