Wiki - KEONHACAI COPA

Cúp bóng đá nữ châu Á

Cúp bóng đá nữ châu Á
Thành lập1975
Khu vựcChâu Á (AFC)
Số đội12
Đội vô địch
hiện tại
 Trung Quốc
Đội bóng
thành công nhất
 Trung Quốc
(9 lần)
Cúp bóng đá nữ châu Á 2022

Cúp bóng đá nữ châu Á (tiếng Anh: AFC Women's Asian Cup, trước đây có tên gọi Giải vô địch bóng đá nữ châu Á) là giải bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá nữ quốc gia châu Á do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức. Đây là giải đấu bóng đá nữ lớn nhất tại châu Á cấp độ đội tuyển quốc gia, được tổ chức 4 năm 1 lần. Giải lần đầu tiên diễn ra tại Hồng Kông năm 1975 với nhà vô địch đầu tiên là New Zealand. Tới nay giải đã có 18 lần được tổ chức, trong đó Trung Quốc, đương kim vô địch giải năm 2022, đang nắm giữ kỷ lục 9 lần vô địch. Giải cũng đóng vai trò vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Giải được thành lập bởi Liên đoàn bóng đá nữ châu Á (ALFC), tổ chức chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan tới bóng đá nữ tại châu Á. Giải đấu đầu tiên diễn ra vào năm 1975 và được tổ chức 2 năm một lần kể từ đó, ngoại trừ khoảng thời gian thập niên 1980 giải được tổ chức 3 năm một lần. ALFC ban đầu là một tổ chức độc lập nhưng sau này được sáp nhập vào AFC vào năm 1986.[1]

Từ năm 1975 đến năm 1981, mỗi trận đấu chỉ kéo dài 60 phút (30 phút/hiệp).

Kể từ 2014, giải được tổ chức 4 năm một lần,[1] sau khi AFC thông báo Cúp bóng đá nữ châu Á sẽ đóng vai trò vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới.[2]

Từ năm 2022, giải được mở rộng số đội tham dự vòng chung kết lên thành 12 đội. Đồng thời, giải cũng không tổ chức trận tranh hạng ba.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

NămChủ nhàChung kếtTranh hạng baSố đội
Vô địchTỉ sốÁ quânHạng baTỉ sốHạng tư
1975
Chi tiết
 Hồng Kông
New Zealand
3 – 1
Thái Lan

Úc
5 – 0
Malaysia
6
1977
Chi tiết
 Trung Hoa Dân Quốc
Trung Hoa Dân Quốc[a]
3 – 1
Thái Lan

Singapore
2 – 0
Indonesia
6
1979
Chi tiết
 Ấn Độ
Trung Hoa Dân Quốc[a]
2 – 0
Nam Ấn Độ[b]

Tây Úc

Hồng Kông
hủy[c]6
1981
Chi tiết
 Hồng Kông
Mộc Lan Đài Bắc[d]
5 – 0
Thái Lan

Ấn Độ
2 – 0
Hồng Kông
8
1983
Chi tiết
 Thái Lan
Thái Lan
3 – 0
Ấn Độ

Malaysia
0 – 0
(5–4) p.đ.
[3]

Singapore
6
1986
Chi tiết
 Hồng Kông
Trung Quốc
2 – 0
Nhật Bản

Thái Lan
3 – 0
Indonesia
7
1989
Chi tiết
 Hồng Kông
Trung Quốc
1 – 0
Đài Bắc Trung Hoa

Nhật Bản
3 – 1
Hồng Kông
8
1991
Chi tiết
 Nhật Bản
Trung Quốc
5 – 0
Nhật Bản

Đài Bắc Trung Hoa
0 – 0
(5–4) p.đ.

CHDCND Triều Tiên
9
1993
Chi tiết
 Malaysia
Trung Quốc
3 – 0
CHDCND Triều Tiên

Nhật Bản
3 – 0
Đài Bắc Trung Hoa
9
1995
Chi tiết
 Malaysia
Trung Quốc
2 – 0
Nhật Bản

Đài Bắc Trung Hoa
0 – 0
(3–0) p.đ.

Hàn Quốc
11
1997
Chi tiết
 Trung Quốc
Trung Quốc
2 – 0
CHDCND Triều Tiên

Nhật Bản
2 – 0
Đài Bắc Trung Hoa
11
1999
Chi tiết
 Philippines
Trung Quốc
3 – 0
Đài Bắc Trung Hoa

CHDCND Triều Tiên
3 – 2
Nhật Bản
15
2001
Chi tiết
 Trung Hoa Đài Bắc
CHDCND Triều Tiên
2 – 0
Nhật Bản

Trung Quốc
8 – 0
Hàn Quốc
14
2003
Chi tiết
 Thái Lan
CHDCND Triều Tiên
2 – 1 h.p.
Trung Quốc

Hàn Quốc
1 – 0
Nhật Bản
14
2006
Chi tiết
 Úc
Trung Quốc
2 – 2 h.p.
(4–2) p.đ.

Úc

CHDCND Triều Tiên
3 – 2
Nhật Bản
9
2008
Chi tiết
 Việt Nam
CHDCND Triều Tiên
2 – 1
Trung Quốc

Nhật Bản
3 – 0
Úc
8
2010
Chi tiết
 Trung Quốc
Úc
1 – 1 h.p.
(5–4) p.đ.

CHDCND Triều Tiên

Nhật Bản
2 – 0
Trung Quốc
8
2014
Chi tiết
 Việt Nam
Nhật Bản
1 – 0
Úc

Trung Quốc
2 – 1
Hàn Quốc
8
2018
Chi tiết
 Jordan
Nhật Bản
1 – 0
Úc

Trung Quốc
3 – 1
Thái Lan
8
NămChủ nhàChung kếtHai đội thua ở bán kếtSố đội
Vô địchTỉ sốÁ quân
2022
Chi tiết
 Ấn Độ
Trung Quốc
3 – 2
Hàn Quốc
 Nhật Bản Philippines12

Ghi chú:

  • h.p.: sau hiệp phụ.
  • p.đ.: loạt sút luân lưu.
  1. ^ a b Đài Loan thi đấu dưới tên gọi Đài Bắc Trung Hoa (tiếng Anh: Chinese Taipei) kể từ năm 1981 để tuân theo Nghị quyết Nagoya năm 1979 của Ủy ban Olympic Quốc tế. Trước đây thi đấu dưới tên Trung Hoa Dân Quốc (tiếng Anh: Republic of China).
  2. ^ Nước chủ nhà Ấn Độ có hai đội tuyển thi đấu: Bắc Ấn Độ (tiếng Anh: India N) và Nam Ấn Độ (tiếng Anh: India S)
  3. ^ Trận đấu bị hủy do các cầu thủ Hồng Kông đã đặt vé về nước trước khi bắt đầu trận đấu, nếu không họ phải chờ thêm 4 ngày nữa mới có chuyến bay về Hồng Kông, có thể gây đảo lộn lịch trình của đội. Do đó, 2 đội đều được trao hạng ba.
  4. ^ Đội thi đấu dưới tên câu lạc bộ "Mộc Lan Đài Bắc" (tiếng Anh: Mulan Taipei). Đài Bắc Trung Hoa cũng yêu cầu hai đội tuyển quốc gia khác thi đấu dưới tên câu lạc bộ.
  • Thành tích theo quốc gia
HạngQuốc giaVô địchÁ quânHạng baHạng tưBán kếtTổng
1 Trung Quốc9231015
2 CHDCND Triều Tiên332109
3 Đài Bắc Trung Hoa322206
4 Nhật Bản2453115
5 Úc132107
6 Thái Lan131106
7 New Zealand100001
8 Ấn Độ021003
9 Hàn Quốc011305
10 Hồng Kông001203
11 Malaysia001102
 Singapore001102
13 Philippines000011
14 Indonesia000202
Tổng số19192018278

Các quốc gia tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyểnHồng Kông
1975
(6)
Đài Loan
1977
(6)
Ấn Độ
1979
(6)
Hồng Kông
1981
(8)
Thái Lan
1983
(6)
Hồng Kông
1986
(7)
Hồng Kông
1989
(8)
Nhật Bản
1991
(9)
Malaysia
1993
(8)
Malaysia
1995
(11)
Trung Quốc
1997
(11)
Philippines
1999
(15)
Đài Bắc Trung Hoa
2001
(14)
Thái Lan
2003
(14)
Úc
2006
(9)
Việt Nam
2008
(8)
Trung Quốc
2010
(8)
Việt Nam
2014
(8)
Jordan
2018
(8)
Ấn Độ
2022
(12)
Số năm
 ÚcH3OFCH3Thành viên của OFCH2H4H1H2H2TK8
 Trung QuốcH1H1H1H1H1H1H1H3H2H1H2H4H3H3H115
 Đài Bắc Trung HoaH1H1H1H2H3H4H3H4H2VBVBVBVBTK14
 GuamVBVBVBVB4
 Hồng KôngVBVBH4H4VBVBH4VBVBVBVBVBVBVB14
 Ấn ĐộH2H3H2VBVBVBVBVBBC[a]8
 IndonesiaH4VBH4VBVB5
 IranVB1
 Nhật BảnVBVBH2H3H2H3H2H3H4H2H4H4H3H3H1H1BK17
 JordanVBVB2
 KazakhstanMột phần của Liên XôVBVBVBThành viên của UEFA3
 CHDCND Triều TiênVBH4H2H2H3H1H1H3H1H210
 Hàn QuốcVBVBH4VBVBH4H3VBVBVBH45thH213
 MalaysiaH4VBH3VBVBVBVBVBVB9
 MyanmarVBVBVBVBVB5
 NepalVBVBVB3
 New ZealandH1Thành viên của OFC1
 PhilippinesVBVBVBVBVBVBVBVB6thBK10
 SingaporeVBH3VBH4VBVBVB7
 Thái LanH2H2H2H1H3VBVBVBVBVBVBVBVBVB5thH4TK17
 UzbekistanMột phần của Liên XôVBVBVBVBVB5
 Việt NamVBVBVBVBVBVB6thVBTK9
Các đội chưa từng tham dự

Lần đầu tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là thống kê giải đầu tiên mà các đội tuyển giành quyền vào chơi một vòng chung kết Asian Cup.

NămĐội tuyển
1975 Hồng Kông  Malaysia  Singapore  Thái Lan
1977 Đài Bắc Trung Hoa[4]  Indonesia  Nhật Bản
1979 Ấn Độ
1981 Philippines
1983Không có
1986 Trung Quốc  Nepal
1989 CHDCND Triều Tiên
1991 Hàn Quốc
1993Không có
1995 Kazakhstan  Uzbekistan
1997 Guam
1999 Việt Nam
2001Không có
2003 Myanmar
2006 Úc
2008Không có
2010
2014 Jordan
2018Không có
2022 Iran

Số liệu thống kê chung[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2022

Xếp hạngĐội tuyểnLầnTrTHBBTBBHSĐ
1 Trung Quốc1575615936738+329188
2 Nhật Bản17815562036560+305171
3 Đài Bắc Trung Hoa14643862017584+91120
4 CHDCND Triều Tiên10533661124238+204114
5 Thái Lan176934233115171−56104
6 Hàn Quốc13542871915777+8091
7 Úc840216138843+4569
8 Ấn Độ936164166361+252
9 Hồng Kông14571144226191−16537
10 Việt Nam933111213992−5334
11 Singapore727711921115−9422
12 Uzbekistan5167091564−4921
13 Malaysia934532620161−14118
14 Philippines1036522922187−16517
15 Indonesia51741121777−6013
16 New Zealand14400113+812
17 Kazakhstan392251639−238
18 Myanmar51722131656−408
19 Guam41510145112−1073
20 Iran13012012−121
21 Jordan26006529−240
22 Nepal3100010167−660

Các giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

NămCầu thủ xuất sắc nhấtVua phá lướiSố bànThủ môn xuất sắc nhấtGiải phong cách
2006Trung Quốc Mã Hiểu HúcNhật Bản Nagasato Yūki
Hàn Quốc Jung Jung-suk
7Không trao giải Trung Quốc
2008Nhật Bản Sawa HomareCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Ri Kum-suk7 Nhật Bản
2010Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Jo Yun-miNhật Bản Ando Kozue3 Trung Quốc
2014Nhật Bản Miyama AyaTrung Quốc Dương Lệ
Hàn Quốc Park Eun-sun
6 Nhật Bản
2018Nhật Bản Iwabuchi ManaTrung Quốc Lý Anh7 Nhật Bản
2022Trung Quốc Vương San SanÚc Sam Kerr7Trung Quốc Chu Vũ Hàn Quốc

Các huấn luyện viên vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

NămĐộiHuấn luyện viên
1975 New Zealand
1977 Trung Hoa Dân QuốcĐài Loan Lưu Quân Hạ
1979 Trung Hoa Dân QuốcĐài Loan Trương Đường Doãn
1981 Mulan TaipeiĐài Loan Tào Vĩnh
1983 Thái Lan
1986 Trung QuốcTrung Quốc Đồng Triết Vũ
1989 Trung QuốcTrung Quốc Thường Duệ Hoa
1991 Trung QuốcTrung Quốc Thường Duệ Hoa
1993 Trung QuốcTrung Quốc Mã Viên An
1995 Trung QuốcTrung Quốc Mã Viên An
1997 Trung QuốcTrung Quốc Mã Viên An
1999 Trung QuốcTrung Quốc Mã Viên An
2001 CHDCND Triều TiênCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Ri Song-gun
2003 CHDCND Triều TiênCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Ri Song-gun
2006 Trung QuốcTrung Quốc Mã Lượng Hưng
2008 CHDCND Triều TiênCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Kwang-min
2010 ÚcScotland Tom Sermanni
2014 Nhật BảnNhật Bản Sasaki Norio
2018 Nhật BảnNhật Bản Takakura Asako
2022 Trung QuốcTrung Quốc Thủy Kính Hạ

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Competition Regulations AFC Women's Asian Cup 2014 Qualifiers”. Asian Football Confederation. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2012. The AFC stages the AFC Women's Asian Cup 2014 (Qualifiers) (hereafter the "Competition") for the senior women's national teams once every four (4) years. (In Section 1)
  2. ^ “VFF AimTo Host 2014 AFC Women's Asian Cup”. AFF. ngày 5 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ “Newspapers – The Straits Times, 18 April 1983, Page 43”. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
  4. ^ Đài Bắc Trung Hoa thi đấu với tên gọi Trung Hoa Dân Quốc tại giải năm 1977.

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Chủ nhà Ấn Độ không thể đăng ký đủ 13 cầu thủ theo yêu cầu và không thể chơi trận đấu ở vòng bảng với Đài Bắc Trung Hoa do trước trận đấu họ chỉ còn lại ít hơn 13 cầu thủ trong khi các thành viên còn lại đều có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Họ được coi là bỏ cuộc khỏi giải đấu.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%BAp_b%C3%B3ng_%C4%91%C3%A1_n%E1%BB%AF_ch%C3%A2u_%C3%81