Wiki - KEONHACAI COPA

Cúp bóng đá U-23 châu Á

Cúp bóng đá U-23 châu Á
Thành lập2013 (với tên gọi Giải vô địch bóng đá U-22 châu Á)
Khu vựcChâu Á (AFC)
Số đội16
Đội vô địch
hiện tại
 Ả Rập Xê Út
(Lần thứ 1)
Đội bóng
thành công nhất
 Iraq
 Nhật Bản
 Uzbekistan
 Hàn Quốc
 Ả Rập Xê Út
(mỗi đội 1 lần)
Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024

Cúp bóng đá U-23 châu Á (tiếng Anh: AFC U-23 Asian Cup) là giải bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức hai năm một lần dành cho các đội tuyển quốc gia dưới 23 tuổi của châu Á. Giải được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013 nhưng đã bị hoãn sang tháng 1 năm 2014 do trùng thời điểm diễn ra Cúp bóng đá Đông Á 2013.[1][2][3]

Giải đấu chính thức được tổ chức 2 năm một lần kể từ năm 2016. Các giải đấu diễn ra vào năm nhuận (2016, 2020, 2024,...) đồng thời đóng vai trò là vòng loại châu Á của Thế vận hội (bóng đá nam Thế vận hội thuộc cấp độ U-23), trong đó ba đội tuyển có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền tham dự nội dung bóng đá nam.[2] Các giải đấu diễn ra vào những năm không phải năm nhuận (2018, 2022, 2026,...) không đóng vai trò là vòng loại môn bóng đá nam Thế vận hội.

Giải đấu từng có tên gọi là Giải vô địch bóng đá U-22 châu Á (năm 2013), Giải vô địch U-23 châu Á (2016–2020). Trước đây, các giải đấu trẻ của AFC, bao gồm U-17 châu Á, U-20 châu Á và U-23 châu Á được gọi là "Giải vô địch" (Championship). Kể từ năm 2021, các giải đấu này được thêm chữ "châu Á" (Asian) vào trong tên gọi, và thay đổi từ "Championship" thành "Cup", trở thành các "Cúp châu Á" (U-Asian Cup).[4]

Vào tháng 7 năm 2023, AFC quy định các vòng chung kết Cúp bóng đá U-23 châu Á nào không phải là vòng loại Thế vận hội sẽ do nước chủ nhà của Cúp bóng đá châu Á được tổ chức ngay năm tiếp theo đăng cai. Do Ả Rập Xê Út là nước chủ nhà của Cúp bóng đá châu Á 2027, họ sẽ đăng cai Cúp bóng đá U-23 châu Á 2026 như một hình thức chuẩn bị cho Asian Cup.[5]

Thể thức thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là tổng quan về thể thức thi đấu năm 2016.[6] Các giải lần sau hầu như đều dựa trên thể thức này:

  • 16 đội thi đấu ở vòng chung kết, bao gồm cả chủ nhà (mặc định là vượt qua vòng loại).
  • Các đội được xếp hạt giống dựa trên kết quả của giải vô địch bóng đá U-22 châu Á 2013.
  • Giải được tổ chức trong 18 ngày.
  • Ba hoặc bốn sân vận động tại ít nhất hai thành phố là đủ để tổ chức giải.

Ngoài ra, các cầu thủ tham gia vào giải đấu ở nhóm tuổi cao hơn (giải đấu này và/hoặc Cúp bóng đá U-20 châu Á) không đủ điều kiện để tham dự Cúp bóng đá U-17 châu Á (mặc dù trên thực tế điều này rất hiếm khi xảy ra).[6]

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Lần thứNămChủ nhàChung kếtTranh hạng ba
Vô địchTỷ sốÁ quânHạng baTỷ sốHạng tư
12013 Oman
Iraq
1–0
Ả Rập Xê Út

Jordan
0–0 (s.h.p.)
(3–2 p)

Hàn Quốc
22016 Qatar
Nhật Bản
3–2
Hàn Quốc

Iraq
2–1 (s.h.p.)
Qatar
32018 Trung Quốc
Uzbekistan
2–1 (s.h.p.)
Việt Nam

Qatar
1–0
Hàn Quốc
42020 Thái Lan
Hàn Quốc
1–0 (s.h.p.)
Ả Rập Xê Út

Úc
1–0
Uzbekistan
52022 Uzbekistan
Ả Rập Xê Út
2–0
Uzbekistan

Nhật Bản
3–0
Úc
62024 Qatar
72026 Ả Rập Xê Út

Các đội tuyển lọt vào bán kết[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyểnVô địchÁ quânHạng baHạng tưTổng số
 Ả Rập Xê Út1 (2022)2 (2013, 2020)3
 Hàn Quốc1 (2020)1 (2016)2 (2013, 2018)4
 Uzbekistan1 (2018)1 (2022)*1 (2020)3
 Iraq1 (2013)1 (2016)2
 Nhật Bản1 (2016)1 (2022)2
 Việt Nam1 (2018)1
 Qatar1 (2018)1 (2016)*2
 Úc1 (2020)1 (2022)2
 Jordan1 (2013)1

(*) Chủ nhà

Vô địch theo khu vực[sửa | sửa mã nguồn]

Liên đoàn khu vựcVô địchTổng số
EAFF (Đông Á)Nhật Bản Nhật Bản (1)
Hàn Quốc Hàn Quốc (1)
2
WAFF (Tây Á)Iraq Iraq (1)
Ả Rập Xê Út Ả Rập Xê Út (1)
2
CAFF (Trung Á)Uzbekistan Uzbekistan (1)1
AFF (Đông Nam Á)0
SAFF (Nam Á)0

Các đội tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội tuyển
2013

2016

2018

2020

2022

2024

2026
Tổng số
 ÚcQFGSGS3rd4thqTBD6
 BahrainGSTBD1
 Trung QuốcGSGSGSGS×GSTBD5
 IndonesiaqTBD1
 IranGSQFGSGSTBD4
 Iraq1st3rdQFGSQFqTBD6
 Nhật BảnQF1stQFGS3rdqTBD6
 Jordan3rdQFGSQFGSqTBD6
 KuwaitGS×GSGSTBD3
 MalaysiaQFGSGSTBD3
 MyanmarGSTBD1
 CHDCND Triều TiênGSQFGSGS××TBD4
 OmanGSGSTBD2
 PalestineQFTBD1
 Qatar4th3rdGSGSqTBD5
 Ả Rập Xê Út2ndGSGS2nd1stqq6
 Hàn Quốc4th2nd4th1stQFqTBD6
 SyriaQFGSGSQFTBD4
 TajikistanGSqTBD2
 Thái LanGSGSQFGSqTBD5
 Turkmenistan×QFTBD1
 UAEQFQFQFGSGSTBD5
 UzbekistanGSGS1st4th2ndqTBD6
 Việt NamGS2ndGSQFqTBD5
 YemenGSGS×TBD2
Số đội16161616161616
Chú thích

Lần đầu tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là thống kê giải đấu đầu tiên mà các đội tuyển giành quyền tham dự một vòng chung kết Cúp bóng đá U-23 châu Á.

NămĐội tuyển
2013 Oman,  CHDCND Triều Tiên,  Úc,  Ả Rập Xê Út,  Hàn Quốc,  Nhật Bản,  Uzbekistan,  UAE,  Trung Quốc,  Syria,  Iran,  Jordan,  Iraq,  Yemen,  Kuwait,  Myanmar
2016 Qatar,  Thái Lan,  Việt Nam
2018 Palestine,  Malaysia
2020 Bahrain
2022 Turkmenistan,  Tajikistan
2024 Indonesia
2026

Bảng xếp hạng tổng thể[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy ước thống kê trong bóng đá, các trận đấu được giải quyết trong hiệp phụ được tính là thắng hoặc thua, trong khi các trận đấu được quyết định bằng loạt sút luân lưu được tính là trận hòa.

Tính đến Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022
Chú thích
Đội đã vô địch giải đấu
TTĐội tuyểnTrậnThắngHòaThuaBàn thắngBàn thuaHiệu sốĐiểm
1 Hàn Quốc2818554626+2059
2 Iraq2313914022+1848
3 Nhật Bản2314454222+2046
4 Ả Rập Xê Út2413653418+1645
5 Uzbekistan2412484223+1940
6 Úc2210482123−234
7 Qatar189632927+233
8 Jordan206952217+527
9 UAE155551417−320
10 Iran134451819–116
11 Syria144461418−416
12 CHDCND Triều Tiên133461519−413
13 Việt Nam162771724−713
14 Thái Lan132471621−510
15 Palestine411286+24
16 Turkmenistan411245−14
17 Malaysia7115516−114
18 Oman610548−43
19 Trung Quốc1210111021−113
20 Bahrain302138−52
21 Kuwait6015210−81
22 Tajikistan3003010−100
23 Myanmar3003113−120
24 Yemen6006215−130

Các huấn luyện viên vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

NămĐội tuyểnHuấn luyện viên
2013 IraqIraq Hakeem Shaker
2016 Nhật BảnNhật Bản Teguramori Makoto
2018 UzbekistanUzbekistan Ravshan Khaydarov
2020 Hàn QuốcHàn Quốc Kim Hak-bum
2022 Ả Rập Xê ÚtẢ Rập Xê Út Saad Al-Shehri
2024
2026

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Fifteen sides storm to U-22 finals”. Asian Football Confederation. ngày 16 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ a b “Call to improve AFC competitions”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 27 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2011.
  3. ^ “Competitions Committee takes key decisions”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 22 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2012.
  4. ^ “AFC rebrands age group championships to AFC Asian Cups”. AFC. ngày 2 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ “AFC Competitions Committee approves key decisions on reformatted competitions”. Asian Football Confederation. 1 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2023.
  6. ^ a b “AFC announces key competition decisions”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 2 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2011.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%BAp_b%C3%B3ng_%C4%91%C3%A1_U-23_ch%C3%A2u_%C3%81