Wiki - KEONHACAI COPA

Cây bạch đàn vô danh

Cây bạch đàn vô danh
Đạo diễnNguyễn Thanh Vân (đạo diễn chính)
Phạm Nhuệ Giang
Sản xuấtNguyễn Huy Hoàng
Kịch bảnNguyễn Quang Thân
Diễn viên
Âm nhạcPhó Đức Phương
Quay phimNguyễn Đức Việt
Dựng phimHoàng Thị Định
Hãng sản xuất
Công chiếu
1996
Độ dài
88 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Cây bạch đàn vô danh là bộ phim điện ảnh Việt Nam sản xuất năm 1996 của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn kiêm biên kịch của phim Nguyễn Quang Thân. Với các diễn viên chính là Lê Vi, Hồng Sơn, Trịnh Thịnh; bộ phim giành giải Bông Sen bạc cho hạng mục Phim điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Câu chuyện xảy ra ở miền Bắc Việt Nam trong khoảng 20 năm trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bạch Vân là một nông dân bình thường, sau khi vợ mất ông đưa con trai về quê vợ mở quán nước ven đê kiếm sống. Gần 10 năm sau, Sinh – con trai ông – trốn đi nhập ngũ dù chưa đủ 17 tuổi; thời gian này Sinh chỉ còn một mình và thường qua lại với Bình – vợ của một quân nhân. Hai con người cô đơn nảy sinh tình cảm nhưng bị phạt vì vi phạm nguyên tắc xã hội và còn gia đình cấm cản. Để vơi đi nỗi nhớ con, Bạch Vân trồng một cây bạch đàn gần quán nước.

Ba năm sau, con trai ông Bạch Vân hy sinh, ông được vào diện gia đình cách mạng sai phạm năm xưa với Bình được xóa bỏ. Hai người có thêm cơ hội đến với nhau, khi biết Bình mang thai, Bạch Vân chăm sóc Bình chu đáo hơn nhưng sự việc trở thành tin đồn trong làng, vài tháng sau Bình tiết lộ mình đã mang thai. Trong thời gian Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, để quân đội có cầu qua sông, Bình tự nguyện cho rỡ bỏ quán nước lấy ván gỗ lắp cầu. Khi có tin đồn Bình mang thai, lãnh đạo xã không cho cô tham gia các hoạt động lao động khoán, để duy trì cuộc sống Bình phải tìm công việc khác, không lâu sau mẹ Bình qua đời. Bạch Vân không còn nơi ở nên đã bỏ làng đi trước, tang lễ cho mẹ xong Bình cũng bỏ đi, ít ngày sau đó xã gửi tin báo tử của chồng Bình về.

Bảy năm sau, Thịnh – con trai cả Hàn – đi lính về tiết lộ cho ông Hàn biết Bình và Bạch Vân từng có quan hệ với nhau trong từ đường. Ông Hàn rất bực nhưng cũng đành cho qua, một vài tháng sau Bình đưa con trai về quê để nhận họ hàng, cô cho biết đứa bé là con của mình với Bạch Vân. Bộ phim kết thúc với hình ảnh mẹ con Bình đứng trên đê nơi quán nước của Bạch Vân bên cạnh cây bạch đàn năm xưa anh trồng.

Phân vai[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu trường[sửa | sửa mã nguồn]

Vai diễn Bình ban đầu được Nguyễn Thanh Vân nhắm cho diễn viên Lê Vân, nhưng vì sự không thống nhất ý tưởng trong thời gian trao đổi kịch bản, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân quyết định tìm diễn viên khác thay thế. Khi đến nhà Lê Vân, ông tình cờ gặp được Lê Vi và đề nghị lãnh đạo Xưởng phim giao vai này cho cô. Lúc này Lê Vi còn quá trẻ, ban lãnh đạo cảm thấy cô không phù hợp với vai diễn nên không đồng ý và họ muốn giao vai này cho diễn viên Thanh Nga. Nguyễn Thanh Vân đã thuyết phục cấp trên bằng cách cho hai diễn viên Thanh Nga và Lê Vi diễn thử một cảnh để quay trình lên lãnh đạo. Cuối cùng vai diễn được giao cho Lê Vi, qua vai diễn này cô giành được giải Bông Sen vàng cho nữ diễn viên chính xuất sắc.[1] Khi quay bộ phim mày, đoàn làm phim đã nghỉ một thời gian vì thời tiết mưa phùngió Bắc, cũng trong thời gian này Lê Vi kết hôn và đang mang bầu, nên nhà quay phim Nguyễn Đức Việt cố gắng chỏ quay khuôn mặt của nữ diễn viên để không lộ bụng bầu của cô.[2]

Theo Nguyễn Thanh Vân, hình tượng cây bạch đàn tượng trưng cho hình ảnh những con người kiên cường, thầm lặng trong mọi hoàn cảnh. Cây bạch đàn có thể tồn tại trong môi trường cằn cỗi và cũng là loại cây ít người để ý đến.[1]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

NămSự kiện / giải thưởngNhận giảiĐối tượng nhận giảiGhi chú
1996Liên hoan phim Việt Nam lần 11Bông Sen vàng cho nữ chínhLê Vi
Bông Sen bạc phim hay nhấtPhim[3]
Liên hoan phim quốc tế Các nước không liên kếtNgọn đuốc Đồng
1995Hội điện ảnh Việt NamGiải B

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim phản ảnh một góc nhìn thật của xã hội Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bộ phim được lưu trữ tại Viện phim quốc gia.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Phỏng vấn Nguyễn Thanh Vân về Cây bạch đàn vô danh, truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2023
  2. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (9 tháng 11 năm 2010). “Học được nhiều điều khi làm phim cho giới trẻ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ “Đạo diễn, NSND Nguyễn Thanh Vân: Hết mình vì những đứa con tinh thần. hanoimoi.com.vn. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ “Phim lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam”. vienphim.org.vn. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2y_b%E1%BA%A1ch_%C4%91%C3%A0n_v%C3%B4_danh