Wiki - KEONHACAI COPA

Câu lạc bộ anime

Câu lạc bộ anime (Nhật: アニメクラブ, Anh: Anime Club) là một mô hình tổ chức có tính chất giao lưu gặp mặt để thảo luận, trình chiếu và quảng bá anime trong một cộng đồng cục bộ; có thể tập trung vào mở rộng những am hiểu về văn hóa Nhật Bản.[1] Số lượng câu lạc bộ anime được thành lập đang tăng dần tại nhiều trường đại họctrường trung học. Những cá nhân tổ chức sự kiện có thể sử dụng các khoảng không gian gặp mặt công khai tại một thư viện[2] hoặc một trung tâm hội nghị của chính phủ.[3] Nhiều cá nhân tham gia câu lạc bộ anime tự coi chính họ như otaku. Mặc dù đa số các cá nhân tham gia câu lạc bộ anime thường khoảng hai mươi tuổi, nhưng tại đó thường không có yêu cầu về độ tuổi. Những người lớn khoảng năm mươi tuổi và sáu mươi tuổi, thanh thiếu niên cũng tham gia.[4]

Quy mô[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Công nghệ Massachusetts là nơi có câu lạc bộ anime hình thành đầu tiên tại Hoa Kỳ.[5] Website của câu lạc bộ anime tại đại học Yale có một bảng thuật ngữ dành cho những người hâm mộ anime không biết tiếng Nhật, giải thích cụ thể cách sử dụng của khoảng 100 từ vựngkính ngữ tiếng Nhật (như yabai (thôi chết), chikusho (đồ khốn), naruhodo (vậy hả/chí lý), daijoubu (ổn mà), dame (không)).[6]

Ngày 10 tháng 10 năm 2010, cục trưởng Cục kiểm duyệt video Malaysia (tương đương Eirin tại Nhật Bản) là Hussain Shafie tuyên bố rằng 'anime Nhật Bản trên DVD nguy hiểm vì bao hàm nhiều yếu tố tiêu cực, sẽ phá tan trái tim trẻ em Malaysia', các thành viên của câu lạc bộ anime tại đại học Taylors và Malacca đã chỉ ra những điểm tốt và nhược điểm của anime.[7] Cosplay đã trở nên phổ biến tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, thành phố Dubai có câu lạc bộ anime Dubai.[8] Anime Nhật Bản đang bùng nổ tại Ấn Độ, lan rộng phong trào thành lập một câu lạc bộ anime.[9] Câu lạc bộ anime Mumbai tại Mumbai được thành lập vào năm 2010 với khoảng mười người tham gia, sau đó tăng lên đến hơn 3.000 người trong khoảng bốn năm.[10] Trong các cuộc gặp mặt hàng tháng, các thành viên vui vẻ hát karaoke bài hát animecosplay.[11] Tại Cool Japan Festival ở Mumbai vào tháng 3 năm 2012, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã tổ chức các chương trình cosplay và vẽ tranh thủy mặc, origami.[12]

Giám đốc Hiệp hội Đức - Nhật là Masao Oda nói rằng giới trẻ tại Đức đang ngày càng gia tăng quan tâm đến anime Nhật Bản, Berlin có một câu lạc bộ anime với số lượng thành viên lên tới 130.000 người.[13] Tại Trung Quốc, có gần 40 câu lạc bộ anime chỉ tính riêng ở Bắc Kinh, hơn một nửa trong số đó liên quan đến cosplay, hơn 80% cosplay nhân vật anime.[14] Tại hội chợ Manga thế giới lần thứ 12 được tổ chức tại Bắc Kinh vào năm 2011, các câu lạc bộ anime trên khắp Trung Quốc (bao gồm học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng) tổ chức hoạt động cosplay.[15]

Phạm vi hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Một nhóm đang biểu diễn Taiko tại một hội chợ do một câu lạc bộ anime đại học tổ chức.

Các sự kiện gặp mặt ở câu lạc bộ anime có thể diễn ra trong khoảng thời gian một tuần hoặc một tháng. Ngoài xem anime, câu lạc bộ tiến hành các hoạt động khác như xem AMV, đọc manga, hát karaokecosplay.[16] Nhiều câu lạc bộ anime tạo các diễn đàn trực tuyến để khuyến khích hơn nữa sự tương tác trong cộng đồng người hâm mộ, thường nổi bật với một thư viện cho phép các thành viên mượn sáchmanga. Những thành viên của một câu lạc bộ anime cũng tham gia các hoạt động tình nguyện và tổ chức sự kiện của các hội chợ anime địa phương.[17][18]

Tùy thuộc vào phạm vi câu lạc bộ, các hoạt động có thể mở rộng hơn gồm những trò chơi hấp dẫn trên bàn như: shogi, cờ vây, mạt chược. Các hoạt động ngoài trời gồm các cuộc thi nếm rượu sake, đến thăm các sự kiện văn hóa Nhật Bản như hanami hoặc một cuộc thao diễn kendo.

Trình chiếu anime[sửa | sửa mã nguồn]

Một câu lạc bộ anime đang xem anime tại một thư viện. Một cô gái đang vẽ và pocky có thể được nhìn thấy trên một chiếc bàn.

Các câu lạc bộ anime điển hình thường trình chiếu anime lồng tiếng nguyên gốc tiếng Nhật với phụ đề tiếng Anh. Tùy thuộc vào chính sách của câu lạc bộ, nhiều anime được trình chiếu có thể bắt nguồn từ fansub, phiên bản phụ đề phát hành chính thức hoặc lồng tiếng bản địa.

Các câu lạc bộ quy mô lớn hơn có thể có nhiều phòng xem phim. Một phòng trình chiếu thường có đặc trưng là anime được dịch thuật sang ngôn ngữ bản địa và nhiều phiên bản fansub khác nhau để chọn lựa. Một căn phòng fansub có thể được gọi là căn phòng 'DivX', sau này được gọi phổ biến là giải mã video.

Do một số anime phát sóng dài tập và nội dung theo tập phim, việc sắp xếp thời gian tổ chức các buổi trình chiếu bị gián đoạn và gặp nhiều trở ngại. Một bộ phim anime dài 26 tập sẽ được lựa chọn trình chiếu vào khoảng thời gian nhất định trong một vài tháng.

Những chính sách về tổng thời gian trình chiếu một anime đã không được tuân thủ theo quy định trong một số các nhóm câu lạc anime. Về thời lượng xem, một câu lạc bộ có thể thường xuyên trình chiếu các tập phim của anime truyền hình dài tập, làm mất đi cơ hội thưởng thức một anime khác đáng được chiếu khi đó. Thêm nữa, một thành viên mới trong câu lạc bộ có thể khó khăn theo dõi phim hoặc trở nên thích thú một mạch chuyện mà sự phát triển thực sự chưa diễn ra vì số lượng các tập phim khá lớn.

Triển lãm công cộng[sửa | sửa mã nguồn]

Khi tổ chức cuộc gặp mặt tại một địa điểm công cộng để trình chiếu các anime bản quyền, việc xin cấp phép bằng văn bản từ bên giữ bản quyền trong quốc gia được yêu cầu; điều này được gọi là quyền trình chiếu công cộng hoặc buổi triển lãm hợp pháp.[19] Đại diện cấp phép phân phối anime tại Bắc Mỹ (như Funimation, Bandai Entertainment) đã tổ chức các chương trình để giúp những nội dung thuộc quyền cấp phép của họ được trình chiếu công cộng dễ dàng tại các câu lạc bộ anime.[20][21]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Swecker, Sophie (ngày 25 tháng 10 năm 2005). “An Cartoons Aren't Just For Kids...” [Hạt hình không chỉ dành cho trẻ con...]. Easterner (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007.
  2. ^ Freedman, Sara (ngày 30 tháng 8 năm 2007). “Teens animated over anime” [Thanh thiếu niên sôi nổi về anime]. Enterprise-Sun (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2008.
  3. ^ Frank, Evan (ngày 24 tháng 8 năm 2006). “An animated culture” [Một văn hóa hoạt hình]. Reston Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2007.
  4. ^ Goldstein, Meredith (ngày 1 tháng 12 năm 2004). “Members of MIT club share an anime attraction” [Thành viên câu lạc bộ MIT chia sẻ một anime hấp dẫn]. The Boston Globe (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2007.
  5. ^ Hiroshi, Matsuoka (ngày 4 tháng 3 năm 2013). “日本に「モテ期」がやってきた? 「ジャパン・パッシング」でも留学生がやってくる理由” [Có phải 'thời kỳ đào hoa' đang đến với Nhật Bản? Lý do sinh viên quốc tế đang 'tấn công Nhật Bản']. ITmedia (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2013.
  6. ^ “[鳥瞰憂歓]米国で人気を集める、アニメの日本語 英語になった「カワイイ」” [[Toàn cảnh ưu tư] Anime, Kawaii của Nhật Bản phổ biến tại Hoa Kỳ]. Mainichi Shimbun (bằng tiếng Nhật). ngày 20 tháng 1 năm 2004. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  7. ^ Hitoshi Wada (ngày 4 Tháng 10 năm 2010). “「日本のアニメは子どもには危険」 マレーシア映像検閲局局長の発言に賛否” [ƯU và nhược điểm 'anime Nhật Bản nguy hiểm cho trẻ em' của cục trưởng Cục kiểm duyệt video Malaysia]. Nikkan Berita (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2013.
  8. ^ “<辛坊のニュース講座>日本発コスプレが大人気・中東に広がるOTAKUの輪” [[Khóa học tin tức mùa xuân] Cosplay từ Nhật Bản rất phổ biến, bánh xe otaku lan rộng tại Trung Đông]. TV Express Search (bằng tiếng Nhật). ngày 9 tháng 10 năm 2012. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  9. ^ “インド特集 数字で見るインド” [Ấn Độ nổi bật số lượng xem]. Chemical Daily (bằng tiếng Nhật). ngày 25 tháng 3 năm 2013. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  10. ^ Pillalamarri, Akhilesh (29 tháng 8 năm 2014). “Japanese Cultural Influence Grows in India” [Văn hóa Nhật Bản gia tăng ảnh hưởng tại Ấn Độ]. The Diplomat (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ “アジアンスタイル=インド 日本アニメ、若者の心つかむ” [Phong cách châu Á, anime Nhật Bản thu hút tình cảm giới trẻ Ấn Độ]. Shinano Mainichi Shimbun (bằng tiếng Nhật). Kyodo News. ngày 28 tháng 8 năm 2012. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  12. ^ “日本見本市、入場者数は予想の6倍6万人超” [Hội chợ thương mại Nhật Bản với 60.000 người tham dự, gấp 6 lần kỳ vọng]. NNA (bằng tiếng Nhật). ngày 22 tháng 3 năm 2012. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  13. ^ Funahara Katsuhide (ngày 2 tháng 10 năm 2011). “連載企画/インタビュー こんにち話/若者の交流続けたい/日独協会理事/織田正雄さん/関心強い日本アニメ/橋渡し役、これからも” [Kế hoạch tiếp nối/Phỏng vấn/Muốn trao đổi giới trẻ/Chủ tịch hiệp hội Đức - Nhật/Masao Oda/Quan tâm anime Nhật Bản/tiếp tục vai trò cầu nối]. Miyazaki Nichinichi Shimbun (bằng tiếng Nhật). Kyodo News. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  14. ^ “日本文化、世界を席巻 アニメ、グッズ…人気の的=見開き特集” [Hâm mộ văn hóa, anime, hàng hóa Nhật Bản... chinh phục thế giới [Số đặc biệt khai sáng]]. Yomiuri Shimbun (bằng tiếng Nhật). 3 tháng 1 năm 2005. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  15. ^ “「格好いいでしょ」北京でコスプレ大会” [Cuộc thi cosplay tại Bắc Kinh 'trông thật tuyệt']. FujiSankei Business (bằng tiếng Nhật). 25 tháng 10 năm 2011. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  16. ^ Mackert, Cindy Lee (ngày 1 tháng 3 năm 2006). “Anime Fannatiku is a Big Hit” [Anime Fannatiku là một sự kiện lớn]. Hurricane Valley Journal (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2008.
  17. ^ Ritz, Anthony (ngày 3 tháng 11 năm 2000). “Anime-O-Tekku feeds Anime lovers” [Anime-O-Tekku tiếp sức những người yêu thích anime]. Technique (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2007.
  18. ^ Cuneo, Joshua (ngày 1 tháng 4 năm 2005). “Tech hosts anime, gaming convention” [Tech tổ chức hội chợ anime, trò chơi]. Technique (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2007.
  19. ^ “How to start an anime club” [Cách bắt đầu một câu lạc bộ anime]. MIT Anime Club (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2016.
  20. ^ Macdonald, Christopher (ngày 3 tháng 12 năm 2002). “Bandai Announces Anime Club Support Progam” [Bandai công bố chương trình hỗ trợ câu lạc bộ anime]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2016.
  21. ^ “Operation Anime: Goodbye” [Hoạt dộng anime: Tạm biệt]. Operation Anime - Your Anime Club Hub (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2016.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2u_l%E1%BA%A1c_b%E1%BB%99_anime