Wiki - KEONHACAI COPA

Biện Hàn

Biện Hàn
Hangul
변한 hay 변진
Hanja
弁韓 hay 弁辰
Romaja quốc ngữByeonhan hay Byeonjin
McCune–ReischauerPyŏnhan hay Pyŏnjin
Hán-ViệtBiện Hàn hay Biện Thần
Một phần của loạt bài về
Lịch sử Triều Tiên
Cung Gyeongbok, Seoul
Tiền sử
Thời kỳ Trất Văn (Jeulmun)
Thời kỳ Vô Văn (Mumun)
Cổ Triều Tiên ?–108 TCN
Vệ Mãn Triều Tiên 194–108 TCN
Tiền Tam Quốc 300–57 TCN
Phù Dư, Cao Câu Ly, Ốc Trở, Đông Uế
Thìn Quốc, Tam Hàn (, Biện, Thìn)
Tam Quốc 57 TCN–668
Tân La 57 TCN–935
Cao Câu Ly 37 TCN–668
Bách Tế 18 TCN–660
Già Da 42–562
Nam-Bắc Quốc 698–926
Tân La Thống Nhất 668–935
Bột Hải 698–926
Hậu Tam Quốc 892–936
Tân La, Hậu Bách Tế, Hậu Cao Câu Ly, Hậu Sa Bheor
Triều đại Cao Ly 918–1392
Triều đại Triều Tiên 1392–1897
Đế quốc Đại Hàn 1897–1910
Triều Tiên thuộc Nhật 1910–1945
Chính phủ lâm thời 1919–1948
Phân chia Triều Tiên 1945–nay
CHDCND Triều Tiên
Đại Hàn Dân Quốc
1948-nay
Theo chủ đề
Niên biểu
Danh sách vua
Lịch sử quân sự

Biện Hàn, cũng gọi là Biện Thần, là một liên minh lỏng lẻo của các bộ lạc tồn tại từ thời Công nguyên đến thế kỷ thứ 4 tại nam bộ bán đảo Triều Tiên. Biện Hàn là một trong Tam Hàn, cùng với Mã HànThìn Hàn.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Biện Hàn, cũng như hai liên minh còn lại của Tam Hàn xuất hiện với vị thế là hậu duệ của Thìn Quốc ở miền nam bán đảo. Các bằng chứng khảo cổ đã cho thấy sự gia tăng của các hoạt động quân sự và sản xuất vũ khí tại Biện Hàn vào thế kỷ thứ 3, đặc biệt là gia tăng các mũi tên và áp giáp sắt. Điều này có thể liên hệ đến sự suy tàn của Biện Hàn và sự lớn mạnh của liên minh Già Da (Gaya) có tính tập trung cao hơn. Gìa Da về sau bị sáp nhập vào lãnh thổ Tân La, một trong Tam Quốc Triều Tiên.

Văn hóa-thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Tam quốc chí, ngôn ngữ và văn hóa của Biện Hàn về cơ bản tương tự như Thìn Hàn, và các vật khảo cổ chỉ cho thấy những khác biệt nhỏ. Biện Hàn có thể đơn giản chỉ là các bộ lạc ở phía nam và tây của thung lũng sông Nakdong không là thành viên chính thức của liên minh Thìn Hàn.

Cũng theo Tam quốc chí, Biện Hàn được biết đến với sản xuất đồ sắt; nó xuất khẩu các loại đồ sắt sang các quận do người Hán cai quản ở phía bắc, Yamato tại Nhật Bản cũng như các nơi khác trên bán đảo Triều Tiên. Biện Hàn cũng là trung tâm của sản xuất đồ đá.

Tiểu quốc bộ lạc[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Tam quốc chí, Biện Hàn gồm 12 tiểu quốc bộ lạc:

  • Mirimidong (미리미동국/彌離彌凍國, Di Li Di Đống Quốc), nay thuộc Miryang.
  • Jeopdo (접도국/接塗國, Tiếp Đồ Quốc), nay thuộc Haman.
  • Gojamidong (고자미동국/古資彌凍國, Cổ Tư Di Đống Quốc), nay thuộc Goseong.
  • Gosunsi (고순시국/古淳是國, Cổ Thuần Thị Quốc), nay thuộc Jinju, Sacheon hay Goseong.
  • Ballo (반로국/半路國, Bán Lộ Quốc), nay thuộc Seongju.
  • Nangno (낙노국/樂奴國, Lạc Nô Quốc), nay thuộc Hadong hay Namhae.
  • Gunmi (군미국/軍彌國, Quân Di Quốc), nay thuộc Sacheon.
  • Mioyama (미오야마국/彌烏邪馬國, Di Ô Da Ma Quốc), nay thuộc Goryeong.
  • Gamno (감로국/甘路國, Cam Lộ Quốc), nay thuộc Gimcheon.
  • Guya (구야국/狗邪國, Cẩu Da Quốc), nay thuộc Gimhae.
  • Jujoma (주조마국/走漕馬國, Tẩu Tào Mã Quốc), nay thuộc Gimcheon.
  • Anya (안야국/安邪國, An Da Quốc), nay thuộc Haman.
  • Dokgno (독로국/瀆盧國, Độc Lô Quốc), nay thuộc Dongnae.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%87n_H%C3%A0n