Wiki - KEONHACAI COPA

Biểu tình ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc 2011

Biểu tình ở Trung Quốc 2011
Đám đông người biểu tình, báo chí, và cảnh sát tập trung trước 1 tiệm ăn McDonalds ở Bắc Kinh.
Địa điểmTrung Quốc Trung Quốc
Ngày20 tháng 2 năm 2011 – 20 tháng 3 năm 2011
Thương vong4 nhà báo
Bị bắt giữ35 người chống đối, khoảng 25 nhà báo

Biểu tình ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc 2011 là những cuộc tuần hành trên đường phố của những người đòi dân chủ ở hàng chục thành phố của Trung Quốc Đại Lục. Những cuộc biểu tình này bắt đầu vào ngày 20 tháng 2 năm 2011, được lấy cảm hứng và đặt tên theo cuộc Cách mạng Hoa Nhài.[1][2][3]

Ban đầu, những người tổ chức khuyến khích người tham gia hô hào khẩu hiệu vào ngày 20 tháng 2. Sau khi những người tham gia và các nhà báo bị đàn áp và bắt giữ, họ chuyển thành những cuộc "đi dạo" trên đường vào 27 tháng 2 để tránh bị cảnh sát bắt.[2] Số lượng người tham gia trong đợt biểu tình thứ 2 này không thể được xác định, bởi khó phân biệt được ai là người đi biểu tình và ai là người thật sự chỉ đi dạo. Tuy nhiên, cảnh sát Trung Quốc vẫn tiến hành những chiến dịch an ninh lớn vào cả hai ngày 20 và 27 tháng 2.[4] Truyền thông báo chí ghi nhận ít nhất 4 nhà báo nước ngoài, bao gồm Stephen Engle của hãng tin Bloomberg News và một người quay phim của BBC đã bị công an mặc thường phục đánh ở Bắc Kinh.[4][5][6]Thượng Hải, những người biểu tình đã ngăn chặn thành công một cuộc bắt bớ của cảnh sát, và còn hô hào được khẩu hiệu của họ trước báo chí và truyền thông nước ngoài.[7] Cuối tháng 2, khoảng 35 nhà hoạt động vì nhân quyền và luật sư đã bị bắt.[2] 5 người trong số này bị kế tội "âm mưu lật đổ nhà nước".[3]

Trong những người bị bắt, nổi tiếng nhất có nghệ sĩ Ngải Vị Vị, ông bị bắt vào ngày 3 tháng 4 ở Bắc Kinh.[8] Ngải Vị Vị đã viết trên Twitter: "Tôi vốn chẳng quan tâm về hoa nhài, nhưng những kẻ sợ hoa nhài đã thường xuyên đưa tin về nó, khiến tôi nhận ra rằng họ sợ nhất là hoa nhài!"[9][10] Xưởng vẽ của Ngải Vị Vị đã bị cảnh sát bố ráp, lấy đi máy tính cá nhân và bắt luôn một vài cộng sự.[11]

Mục tiêu của cuộc biểu tình[sửa | sửa mã nguồn]

Lời kêu gọi đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Lời kêu gọi cho một cuộc "Cách mạng Hoa Nhài" được xuất hiện đầu tiên trên chống đối trang mạng Boxun.com bởi những người nặc danh, sau đó là trên Twitter.[12][13] Ngày 19 tháng 2 năm 2011, khoảng 12 thành phố được dự kiến sẽ diễn ra biểu tình[14] trong nhiều tuần liên tiếp,[1] họ cho rằng "những hành động dai dẵng sẽ cho chính phủ Trung Quốc thấy rằng người dân mong đợi Trách nhiệm giải trìnhSự minh bạch của chính quyền, vốn không hiện hữu dưới chế độ độc đảng hiện thời."[2]

Thành phốTỉnhĐịa điểm[15]
Bắc KinhNhà hàng McDonald's ở phố Vương Phủ Tỉnh
Trường XuânCát LâmSiêu thị Corogo
Trường Sa, Hồ NamHồ NamQuảng trường Wuyi
Thành ĐôTứ XuyênDưới tượng Mao Trạch Đông ở Quảng trường Tianfu
Quảng ChâuQuảng ĐôngCông viên Starbucks
Hàng ChâuChiết GiangQuảng trường Wulin
Cáp Nhĩ TânHắc Long GiangRạp chiếu bóng Cáp Nhĩ Tân
Nam KinhGiang TôQuảng trường
Thượng HảiQuảng trường Nhân dân
Thẩm DươngLiêu NinhĐường Bắc Nam Kinh, trước tiện ăn Kentucky Fried Chicken
Thiên TânDưới tháp Tianjin
Vũ HánHồ BắcĐường Giải Phóng, quảng trường Thương mại thế giới
Tây AnThiểm TâyĐường Beida, trước cửa siêu thị Carrefour

Chiến lược và chiến thuật biểu tình[sửa | sửa mã nguồn]

Lời hiệu triệu
Chúng tôi mời mọi người tham gia đi tản bộ, đến xem, hoặc thậm chí chỉ giả vờ như đi ngang qua. Miễn là bạn có mặt, chính quyền sẽ run sợ.[2]

Thư mở ngày 22 tháng 2 năm 2011.[2]

Các khẩu hiệu được đưa ra cho cuộc biểu tình:[15]

Dịch nghĩaTiếng Trung Quốc
Chúng tôi muốn có thực phẩm, việc làm, và nhà ở!我們要食物、我們要工作、我們要住房!
Chúng tôi muốn có công bằng, chúng tôi muốn có công lý!我們要公平、我們要正義!
Hãy đảm bảo quyền sở hữu tài sản của công dân, hãy bảo vệ sự độc lập của ngành tư pháp!保障私有產權、維護司法獨立!
Hãy bắt đầu cải cách chính trị, chấm dứt độc tài độc đảng! ("Hãy tiêu diệt chế độ độc đảng!"[16])啟動政治改革、結束一黨專政![15] (停止一黨專政)
Hãy dỡ bỏ những rào cản, trả lại tự do cho báo chí!開放報禁、新聞自由!
Tự do muôn năm, dân chủ muôn năm!自由萬歲、民主萬歲!

Vào ngày 2 tháng 3, những người tổ chức tuyên bố một chiến lược gồm 3 giai đoạn: gian đoạn đầu có thể kéo dài vài tuần, tháng, hoặc thậm chí lâu hơn một năm, giai đoạn 2 sẽ có mục "đem theo một bông hoa nhài" và dùng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc để phát bài dân ca "茉莉花" (hoa nhài). Giai đoạn cuối cùng sẽ là một đợt cách mạng đường phố "không thể tránh khỏi".[7]

Ngày 2 tháng 3, những người tổ chức biểu tình cho rằng "chính quyền Trung Quốc rõ ràng đã bộc lộ sự sợ hãi đối với nhân dân, như thể chúng phải đối đầu với một kẻ thù nguy hiểm. Một lượng người khiêm tốn, chỉ đi dạo quanh, đã thể hiện được sức mạnh của nhân dân, và phản ứng của chính quyền đã cho thế giới thấy điểm yếu của chúng."[7][17] Ngày 6 tháng 3, những người tham gia biểu tình được khuyến cáo "tụ tập tại những cửa hàng thức ăn nhanh, đi dạo hoặc vào quán ăn và gọi một suất ăn No3 ở McDonald'sKFC".[16]

Phản ứng của chính quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngày 19 tháng 2, hơn 100 người đã bị công an triệu tập và thẩm vấn.[18] Khoảng 200 người đã bị bắt hoặc giám sát chặt chẽ.[19]

Ngày 25 tháng 2, vài nhà báo nước ngoài được công an Trung Quốc thông báo là họ không được phép phỏng vấn nếu chưa xin phép.[3] Chính phủ Trung Quốc ra quy định mới, cấm phóng viên nước ngoài đi vào khu mua sắm Vương Phủ Tỉnh ở Bắc Kinh hay Công viên Nhân dân ở trung tâm Thượng Hải nếu chưa được cấp giấy phép đặc biệt. Việc thực thi quy định mới này dẫn đến vụ một người quay phim bị công an đánh vài phóng viên khác bị tịch thu đồ nghề, tài liệu, và bị tạm giam nhiều giờ.[20][21]

China MobileChina Unicom chặn từ "hoa nhài".[22] Tìm kiếm từ "hoa nhài" cũng bị chặn[23] trên Microblog lớn nhất Trung Quốc, Sina Weibo, cũng như mạng xã hội Renren.[24] Cuối tháng 3, Google khẳng định trong một cuộc họp báo rằng những vấn đề trục trặc với Gmail là "một đợt ngăn chặn của chính quyền Trung Quốc, được thiết kế cẩn thận để trông như đó là một vấn đề với Gmail". Tạp chí PC Mag cho rằng cuộc ngăn chặn này là do những lời kêu gọi "cách mạng Hoa Nhài" trên internet.[25]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Hille, Kathrin (ngày 23 tháng 2 năm 2011). 'Jasmine revolutionaries' call for weekly China protests”. The Financial Times. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2011.
  2. ^ a b c d e f “Organizers urge sustained street protests in China”. Mercury News. AP. ngày 23 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  3. ^ a b c Pierson, David (ngày 26 tháng 2 năm 2011). “Online call for protests in China prompts crackdown”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  4. ^ a b Jeremy Page & James T. Areddy (27 tháng 2 năm 2011). “China Takes Heavy Hand to Light Protests”. Wall Street Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Grammaticas, Damian (28 tháng 2 năm 2011). “Calls for protests in China met with brutality”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  6. ^ Yoon, Eunice (28 tháng 2 năm 2011). “Getting harassed by the Chinese police”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  7. ^ a b c Clem, Will (3 tháng 3 năm 2011). “The flowering of an unconventional revolution”. South China Morning Post. Hong Kong. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  8. ^ “Chinese artist Ai Weiwei arrested in ongoing government crackdown”. The Washington Post. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2011.
  9. ^ Richburg, Keith B. (3 April 2011). "Chinese artist Ai Weiwei arrested in latest government crackdown", Washington Post
  10. ^ “艾未未 Ai Weiwei on Twitter: "本来不关心茉莉花的,可是害怕茉莉花的人,频频送来许多茉莉如何有害的信息,让我意识到了茉莉花是他们的最怕,好一朵茉莉花。". Truy cập 27 tháng 10 năm 2015.
  11. ^ “Ai Weiwei detained by Chinese police”. The Guardian.
  12. ^ Ramzy, Austin. “China Cracks Down After 'Jasmine Revolution' Protest Call”. TIME. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2011.
  13. ^ AFP via Google. "China web users call for 'Jasmine Revolution'." China web users call for 'Jasmine Revolution'. Retrieved on 21 February 2011.
  14. ^ Dw-world.de. "Dw-world.de." 网传"茉莉花革命",中国当局全线戒备. Retrieved on 21 February 2011.
  15. ^ a b c “網民發動中國茉莉花革命解放軍嚴陣以待”. Apple Daily. Hong Kong. tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ 6 Tháng 3 2011. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archivedate= (trợ giúp)
  16. ^ a b Jiangtao, Shi (ngày 1 tháng 3 năm 2011). “Fresh call goes out for Beijing 'jasmine' rallies”. South China Morning Post. Hong Kong. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  17. ^ Ford, Peter (3 Mar 2011) "Report on China's 'Jasmine Revolution'? Not if you want your visa.", Christian Science Monitor, Yahoo! News
  18. ^ Branigan, Tania (27 tháng 2 năm 2011). “China's jasmine revolution: police but no protesters line streets of Beijing”. The Guardian. UK. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  19. ^ “China warns not to interfere with detention of Ai Weiwei”. Tagesschau. ngày 7 tháng 4 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2011.
  20. ^ Andrew Jacobs (ngày 1 tháng 3 năm 2011). “Chinese Move to Stop Reporting on Protests”. The New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2011.
  21. ^ Ananth Krishnan (ngày 1 tháng 3 năm 2011). “News / International: Chinese government places media restrictions after protest threat”. The Hindu. Đã bỏ qua văn bản “accessdatengày 15 tháng 3 năm 2011” (trợ giúp)
  22. ^ WL Central (ngày 19 tháng 2 năm 2011). “2011-02-19 China calls for a Jasmine Revolution: Summary: It didn't work. #CNJasmine2011 #cn220 #OpChina”. Wikileaks. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2011.
  23. ^ “China Blocks Microblogs for 'Jasmine Revolution'. PC World. ngày 20 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2011.
  24. ^ “China stamps out attempt at Mideast-style protests”. Yahoo! News. AP. ngày 21 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2011.
  25. ^ Albanesius, Chloe (ngày 21 tháng 3 năm 2011). “China Blocks Gmail to Stop Protests”. PC Mag. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2011.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm và Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83u_t%C3%ACnh_%E1%BB%A7ng_h%E1%BB%99_d%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_%E1%BB%9F_Trung_Qu%E1%BB%91c_2011