Wiki - KEONHACAI COPA

Biên niên sử Paris

Paris 1878
Paris 2008

Biên niên sử Paris ghi lại các sự kiện của thành phố Paris theo thứ tự thời gian. Xem thêm hai bài Lịch sử ParisLịch sử Pháp để hiểu rõ các giai đoạn.

Tiền sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • 40.000 TCN: Có sự hiện diện của con người ở vùng Paris[1].
  • 4.200 TCN: Con người sinh sống thường xuyên ở Paris

Cổ đại[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khoảng 100 TCN: Những đồng tiền vàng đầu tiên của người Parisii xuất hiện.
Tấm bản đồ thứ hai của Lutetia
  • Tháng 5 năm 52 TCN: Trận Lutetia, Labienus, tướng của Julius Caesar chiến thắng người SénonsParisii - đều thuộc người Gaulois. Người La Mã làm chủ khu vực này nhiều thế kỷ sau đó. Những người Gaulois đốt thành phá cầu. Điều này khiến thành phố mới được xây dựng theo kiểu La Mã, trên bảy quả đồi và bên cạnh sông. Giống như Roma.
  • Từ 50 tới 100: Xây dựng Đấu trường Lutetia.
  • 65-66: Mùa đông khắc nghiệt.
  • Từ 100 tới 200: Xây dựng ở Lutetia ba nhà tắm công cộng cổ La Mã. Nước được dẫn bằng ống máng từ sông Bièvre, cách 16 km. Một nghị trường 17.000 chỗ và một nhà hát 3.000 chỗ.
  • Khoảng 250: Thánh Denis tử vì đạo. Theo truyền thuyết, Thánh Denis là người truyền Công giáo vào Paris.
  • 250: Dân số Lutetia ước tính 6.000 người.
  • 275 hoặc 256: Tả ngạn thành bị tấn công. Có thể là những người Germain.
  • 291-192: Mùa đông khắc nghiệt. Sông Seine đóng băng. Đây là lần đầu tiên việc này được ghi lại.
  • Khoảng 300: Lutetia đổi tên thành Paris.
  • 308: Xây dựng tường thành xung quanh Île de la Cité để chống lại người Germain.
  • Tháng 3, 346: 20 ngày mưa liên tục gây lũ lụt.
  • 360: Công đồng tại Paris chống lại thuyết Arius. Phong trào tôn giáo này bị coi là lạc giáo và "mọi rợ" do không công nhận thần tính của Đức Kitô và giáo lý Tam vị nhất thể, cũng không biết tới thẩm quyền của Giáo hoàng. Thuyết Arius đi cùng với sự xâm chiếm của một số sắc dân Germain. Paris, còn hơn cả Roma, thù nghịch với thuyết Arius và trung thành với Cơ Đốc giáo.
  • Khoảng 385: Theo truyền thuyết, Thánh Martin qua Paris, chữa khỏi một người bị bệnh phong ở cửa ô Bắc bằng hôn ban phúc.
  • 451: Người Attilangười Hung tấn công Paris, đến trước cửa thành. Thánh Geneviève thuyết phục dân Paris không bỏ chạy.
  • 464: Vua người Franc Childéric I bao vây thành Paris.
  • Khoảng 475: Xây dựng một nhà thờ tại vị trí mộ Thánh Denis.
  • 486: Thánh Geneviève thương lượng với Clovis I. Clovis I vừa chiến thắng tướng La Mã Syagrius, nhưng Thánh Geneviève ngăn cấm không cho Clovis I vào Paris.

Trung Cổ[sửa | sửa mã nguồn]

  • 496 hoặc 498: Clovis I đã theo Công giáo, được người dân Paris đón nhận.
  • 500 hoặc 502, 3 tháng 1: Thánh Geneviève mất. Clovis I cho xây nhà thờ Saints-Apôtres, sau đó đổi tên thành nhà thờ Sainte-Geneviève. Thánh Geneviève về sau trở thành thánh bảo trợ của Paris.
  • 508: Clovis I lấy Paris làm thủ đô vương quốc Franc.
Lễ rửa tội của Clovis I
  • 510: Công bố luật Salic. Bộ luật đầu tiên của Pháp, công nhận quyền bình đẳng giữa người Gauloisngười Franc, tự do hôn nhân.
  • Khoảng 540: Xây dựng nhà thờ Saint-Étienne
  • 577: Chilpéric sửa lại giảng đường La Mã, nơi đây dành cho các buổi biểu diễn.
  • 582: Chilpéric bắt nhiều người Do Thái ở Paris quy đạo.
  • 583, tháng 1: Lụt ở sông Seine lần đầu được nhắc tới.
  • 583-584: Mùa đông ấm, hoa hồng nở vào tháng 1.
  • 585: Cháy lớn thiêu chụi Île de la Cité, trừ nhà thờ còn giữ được.
  • 614, 10 tháng 10: Hội nghị giáo mục về sự tự do của Tân giáo.
  • 651: Bệnh viện Hôtel-Dieu de Paris được Thánh Landry thành lập.
  • 654: Thánh Landry mất.
  • 754, 28 tháng 7: Giáo hoàng Étienne II ban lễ thành cho vua Pépin le Bref, Carloman (em trai của Pépin le Bref) và vua Charlemagne tại tu viện Saint-Denis.
  • 763-764: Mùa đông khắc nghiệt từ 30 tháng 10 tới 10 tháng 2. Biển ở Normandie đóng băng. Sông Seine ở Paris cũng đóng băng. Ô liuvả bị hỏng vì trời lạnh. Nạn đói sau đó.
  • 820: Con phố cổ nhất của Paris được ghi lại: phố Saint-Germain.
  • 845, 28 tháng 3: Những người Normand tấn công Paris lần đầu với 120 thuyền Viking và 6000 quân.
  • 845: Nạn đói bởi thời tiết thất thường và sự phá phách của người Normand
  • 855 tới 876: Trong vòng 20 năm có tới 11 nạn đói.
  • 856, 28 tháng 12: Người Normand tấn công lần thứ hai và đốt cháy thành phố.
  • 857, 12 tháng 6: Người Normand tiếp tục tấn công. Vì không trả tiền chuộc, tất cả các nhà thờ bị đốt, trừ tu viện Saint-Germain-des-Prés và Saint-Denis.
  • 858, 3 tháng 4: Người Normand đến chiếm tu viện Saint-Germain-des-Prés.
  • 861: Người Normand tấn công, đốt thành phố và tu viện Saint-Germain-des-Prés.
  • 869: Người Normand tấn công, cướp bóc tu viện Saint-Germain-des-Prés.
  • 870: Cầu Grand-Pontcầu Petit-Pont được Charles le Chauve cho xây dựng.
  • 885, 24 tháng 11: Người Normand tấn công với 700 thuyền và 30.000 tới 40.000 quân, đứng dưới tường thành.
  • 885, 28 tháng 11: Sau 4 ngày tấn công không hiệu quả, những người Normand quyết định dựng trại vây hãm thành phố. Đây là chiến thắng của bá tước Eudes, người chỉ huy Paris cố thủ. Trong khi vây hãm Paris, những người Normand cướp phá xung quanh thành.
  • 886, 6 tháng 2: Cầu Petit-Pont bị sập vì nước lớn. Những người Normand tiến về phía thượng nguồn sông Seine cướp phá. Một nhóm quân lớn vẫn ở lại vây Paris.
  • 886, tháng 9: Hoàng đế Charles le Gros tới và trả 700 li vơ bạc cho người Normand để giải vây cho Paris. Charles cũng cho người Normand tới đánh chiếm Bourgogne, vùng chưa hoàn toàn chịu khuất phục. Dân Paris không đồng ý với hòa ước này vẫn chống lại người Normand. Những người Normand đi về thượng lưu sông Seine và không qua Paris.
  • 887, tháng 5: Người Normand có ý định tấn công tiếp, nhưng sự chống trả của dân Paris làm người Normand phải ngưng lại.
  • 889, tháng 6-7: Người Normand lại tấn công tiếp, dân Paris chống trả, nên dừng lại.
  • 974-975: Mùa đông khắc nghiệt kéo dài từ 22 tháng 3. Tuyết rơi tới tận tháng 5. Nạn đói với một phần ba nước Pháp và một nửa dân Paris.
  • 978, tháng 10: Hoàng đế La Mã thần thánh Otto II tới vây Paris. Hugues Capet ngăn không cho vượt sông.
  • 978, 30 tháng 11: Hoàng đế Otto II rút khỏi.

Thế kỷ 11[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1007: Bỏ tước vị Bá tước Paris. Đất bá tước gồm thành và vùng xung quanh khoảng 2500 km² vốn từ cuối thế kỷ 5, giờ thuộc về nhà vua.
  • 1021: Sinh viên đổ dồn về Paris theo học ở tăng hội Notre-Dame.
  • 1021 tới 1029: Nạn đói kéo dài, có những trường hợp ăn thịt người vào ba năm cuối cùng.
  • 1031 tới 1040: Nạn đói kéo dài. Theo nhà chép sử Raoul Glaber, nạn đói động tới cả người nghèo cũng như người giàu.
  • 1037: Cháy lớn thiêu chụi nhiều khu phố.
  • 1074: Hội nghị giáo mục ở Paris, không bắt buộc giáo sĩ phải độc thân.
  • 1076-1077: Mùa đông khắc nghiệt từ 1 tháng 11 tới 15 tháng 4, lạnh nhất thế kỷ 11.
  • 1100: Bắt đầu những giáo dục của nhà thần học Pierre Abélard.

Thế kỷ 12[sửa | sửa mã nguồn]

Tấm bản đồ thứ ba, 1180
Philippe Auguste

Thế kỷ 13[sửa | sửa mã nguồn]

Tường thành của Philippe-Auguste, 1223
  • 1214, 27 tháng 8: Sau chiến thắng ở trận Bouvines trước liên minh Anh, Đức và người Flamand, Philippe Auguste được đón mừng ở Paris.
  • 1215: Đại học Paris nhận được quy chế.
  • 1220: Kết thúc xây dựng tường thành của Philippe Auguste, bảo vệ diện tích 273 hecta.
  • 1221: Lụt sông Seine dẫn đến nạn đói.
  • 1224-1225: Mùa đông khắc nghiệt từ 9 tháng 10 tới 25 tháng 4. Bệnh dịch ở Paris và cả châu Âu.
  • 1229, 26 tháng 2: Đụng độ giữa sinh viên Paris với giáo sĩ vào dịp lễ hội Carnaval.
  • 1231, 13 tháng 4: Kết thúc xung đột ở Đại học với sắc lệnh của Giáo hoàng Grégoire IX, đồng ý những sinh viên được đặc quyền như giới tăng lữ.
  • Khoảng 1240: Theo lệnh giáo mục Guillaume d'Auvergne, điều chỉnh chuông nhà thờ bằng đồng hồ.
  • 1246: Đại học Paris nhận con dấu riêng, được phép tự chủ về tài chính và tư pháp.
  • 1248: Bắt đầu giáo dục của Thánh Bonaventure ở Đại học Paris.
  • 1248, 26 tháng 4: Thánh hóa nhà thờ Sainte-Chapelle
  • 1252: Bắt đầu giáo dục của Thomas Aquinas ở Đại học Paris
  • 1254: Vua Louis IX cho thành lập bệnh viện Quinze-Vingts, chăm sóc 300 người mù.
  • 1254: Một con voi được đưa về Paris, sau đó làm quà tặng của Louis IX cho vua Henry III của Anh.
  • 1257, 1 tháng 9: Mở trường trung học Sorbonne, do Robert de Sorbon thành lập.
  • 1261: Các tu sĩ Paris trở thành viên chức hoàng gia.
  • 1268: Cuốn Livre des métiers (Sách về các nghề nghiệp) của quan thái thú Étienne Boileau định rõ 132 nghề khác nhau.
  • 1292: Phát hành cuốn Livre de taille, nguồn tham khảo chính cho lịch sử các nghề nghiệp ở Paris. Tài liệu này đã thống kê không dưới 300 con phố.
  • 1296, 21 tháng 12: Bắt đầu ngập lụt ở sông Seine, kéo dài 5 tháng.
  • 1299: Ghi nhận việc xây dựng chiếc đồng hồ đầu tiên ở Paris
  • 1300: Dân số Paris ước tính khoảng 150.000 tới 200.000 người
  • Khoảng 1300: Xuất hiện những biển hiệu quán trọ, khách sạn đầu tiên.
  • Khoảng 1300: Danh sách tên đường phố Paris đầu tiên qua bài vè Dit des rues de Paris.

Thế kỷ 14[sửa | sửa mã nguồn]

Jacques de Molay bị thiêu sống
Étienne Marcel
  • 1315-1316: Mùa đông khắc nghiệt kéo dài, nạn đói, sông Seine đóng băng. Khi băng tan, những cây cầu bị cuốn đi.
  • 1320: Dân số Paris ước tính khoảng 250.000 người.
  • 1320, tháng 12: Tổ chức nghị viện thành ba phòng: Grand-Chambre, Chambre des enquêtes và Chambre des requêtes.
  • 1322: Cho phép lao động ban đêm. Trước đó cấm chặt chẽ.
  • 1323: Xuất bản hướng dẫn du lịch đầu tiên về Paris bởi Jean de Jandun.
  • 1325: Giá treo cổ gỗ Montfaucon được thay bằng giá treo cổ đá.
  • 1326, 6 tháng 1: Mùa đông khắc nghiệt kéo dài, sông Seine đóng băng. Khi băng tan cầu Paris bị cuốn đi. Giao thông với đảo Île de la Cité phải dùng thuyền trong 5 tuần.
  • 1328, tháng 2: Bệnh dịch chết nhiều người.
  • 1342, 20 tháng 3: Đánh thuế muối, bị phản đối.
  • 1345: Sau 182 năm xây dựng, nhà thờ Đức Bà hoàn thành.
  • 1348, tháng 8: Bắt đầu dịch hạch đen ở Paris, kéo dài 2 năm.
  • 1348: Cuối năm, triều đình hạn chế thải rác xuống sông Seine, nguồn nước chính của thành phố.
  • 1349, tháng 5: Đỉnh điểm dịch hạch đen. Hội đồng hoàng gia rời thành phố.
  • 1357, 7 tháng 7: Étienne Marcel, quan thái thú từ 1355, mua lại tòa nhà "maison aux piliers" ở quảng trường Grève, rồi xây Tòa thị chính đầu tiên của Paris.
  • 1358, 22 tháng 2: Dân Paris với sự chỉ đạo của Étienne Marcel tấn công Palais de la Cité. Étienne Marcel muốn Paris trở thành tự trị.
  • 1358, 24 tháng 2: Thái tử hứa tôn trọng quyết định tháng 3 năm 1357. Bốn thị dân Paris được vào hội đồng, trong đó có Étienne Marcel.
  • 1358, 4 tháng 5: Vua Charles II vào Paris.
  • 1358, 19 tháng 6: Thái tử Vermandois vây hãm Paris.
  • 1358, 10 tháng 6: Khởi nghĩa nông dân ở Beauvaisis do Étienne Marcel ủng hộ kết thúc.
  • 1358, 11 tháng 8: Âm mưu phá vòng vây của dân Paris bị chặn ở Bercy.
  • 1358, 19 tháng 7: Paris thôi bị vây hãm.
  • 1358, 21 tháng 7: Ẩu đả trong quán cabaret giữa dân Paris và lính đánh thuê người Anh. Khoảng 30 người Anh chết, hơn 50 người bị đi tù.
  • 1358, 22 tháng 7: Dân Paris đi săn lùng người Anh tại Saint-CloudSaint-Denis nhưng bị phục kích và bị người Anh tàn sát.
  • 1358, 31 tháng 7: Étienne Marcel định mở cửa thành phố cho lính đánh thuê của vua Navarre nhưng bị các thân tín của thái tử giết chết.
  • 1358, 2 tháng 8: Charles V chiến thắng, vào thành phố. Kết thúc giấc mơ tự trị của Paris.
  • 1358, 10 tháng 8: Sau khi xử tử một vài thân binh của Étienne Marcel, lệnh ân xá được công bố.
  • 1360 tới 1363: Dịch hạch.
  • 1363: Nghèo đói khiến hành khất đầy đường phố.
  • 1364: Charles V rời Hôtel Saint-Pol ở Le Marais về cung điện Louvre mới sửa lại.
  • 1365: Dân số Paris ước tính khoảng 275.000 người.
  • 1366 tới 1369: Dịch hạch.
  • 1368: Lại chuyển dòng sông Bièvre. Phần sông chảy trong thành phố chuyển thành cống.
  • 1370: Theo lệnh triều đình, đồng hồ nhà thờ đánh chuông mỗi 15 phút.
  • 1370, 22 tháng 4: Đặt viên đá đầu tiên ở Bastille.
  • 1373: Sông Seine lụt lớn.
  • 1374: Dịch hạch.
  • 1378: Xây cầu Saint-Michel, ban đầu mang tên Pont Neuf.
  • 1379 tới 1380: Dịch hạch.
  • 1380: Kết thúc xây dựng tường thành của Charles V, bảo vệ 439 hecta.
  • 1382: Dịch hạch.
  • 1383: Đợt nắng nóng mùa hè.
  • 1392: Thống kê thấy tám phòng chơi môn Jeu de paume ở Paris.
  • 1392: Được cho phép từ 1332, việc lao động ban đêm bị cấm trở lại.
  • 1397, 22 tháng 1: Cấm trò Jeu de paume.
  • 1339 tới 1401: Dịch hạch.

Thế kỷ 15[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1407-1408: Mùa đông khắc nghiệt từ 10 tháng 11 tới 10 tháng 4. Một trong những mùa đông lạnh nhất thời Trung Cổ. 66 ngày đóng băng ở Paris. Sông Seine đóng băng. Cầu gỗ của Petit-Châtelet bị hỏng. Nạn nói.
  • 1413: Khởi nghĩa Cabochien.
  • 1417 tới 1439: Mùa hè nóng, nho chín cuối tháng 8.
  • 1419- 1420: Mùa đông lạnh kéo dài, tuyết rơi nhiều. Chó sói xuất hiện ở Paris.
  • 1422: Dân số Paris ước tính 100.000 người.

Phục Hưng[sửa | sửa mã nguồn]

Henri IV bị ám sát
Bản đồ Paris, 1740
  • 1708-1709: Mùa đông băng giá, nhiệt độ - 23,1 °C vào 13 tháng 1 ở Paris. Trong 10 ngày nhiệt độ dưới - 10 °C. Nạn đói, toàn nước Pháp 1,4 triệu người chết. Tháng 4 tuyết mới tan.
  • 1739-1740: Mùa đông băng giá. Lạnh từ tháng 10 tới tháng 3. 75 ngày đóng băng ở Paris, với 22 ngày liên tiếp.
  • 1740, 26 tháng 12: Lần thứ ba lụt lớn ở sông Seine, mực nước lên tới 8,05 m.
  • 1775-1776: Mùa đông băng giá ở miền bắc Pháp. Ngày 29 tháng 1, - 17,2 °C. Sông Seine đóng băng từ 25 tháng 1 tới 6 tháng 2.
  • 1783, 21 tháng 11: Lần đầu tiên người bay bằng khí cầu. Pilatre de Rosier thực hiện chuyến bay 28 phút với độ cao 1000 mét.
  • 1783-1784: Mùa đông băng giá. 66 ngày đóng băng liên tiếp ở Paris. Lạnh từ 7 tháng 1 tới 4 tháng 2. Nhiệt độ kỷ lục - 19,1 °C ở Paris. Sông Seine đóng băng hai tháng.
  • 1788-1789: Mùa đông băng giá. 56 ngày đóng băng liên tiếp ở Paris. Sông Seine đóng băng từ 20 tháng 11 tới 20 tháng 1. Nhiệt độ kỷ lục - 21,8 °C ở Paris vào ngày 31 tháng 12 năm 1788.
  • 1789: Dân số Paris ước tính 650.000 người.

Cách mạng Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếm ngục Bastille
  • 1792, 10 tháng 8: Những người cách mạng vây hãm cung điện Tuileries. Vua Louis XVI cùng hoàng gia bị tống giam ở Tour du Temple.
  • 1792, 21 tháng 9: Chính quyền tuyên bố chấm dứt chế độ quân chủ và thành lập nền Cộng hòa.
  • 1793, 17 tháng 1: Louis XVI bị kết án tử hình cùng tội danh âm mưu chống lại tự do nhân dân và an ninh chung.
  • 1793, 21 tháng 1: Tại quảng trường Cách mạng, Louis XVI bị hành quyết.
  • 1793, 16 tháng 10: Maria Antonia của Áo cũng bị hành quyết tại quảng trường Cách mạng, rồi nhiều người khác.
  • 1793-1794: Mùa đông băng giá. Hai đợt lạnh: từ giữa tháng 12 tới cuối tháng 1 và từ giữa tháng 2 tới cuối tháng 3. 52 ngày đóng băng liên tục ở Paris. Sông Seine đóng băng từ 25 tháng 12 tới 28 tháng 1.
  • 1794-1795: Mùa đông băng giá. Nhiệt đó kỷ lục - 23,5 °C ở Paris ngày 23 tháng 1. 42 ngày đóng băng liên tục ở Paris. Sông Seine đóng băng từ 25 tháng 12 tới 28 tháng 1.
  • 1796, 22 tháng 9: Tại Champs-de-Mars, « Olimpic đầu tiên của nền Cộng hòa » với 300.000 khán giả.
  • 1797, 22 tháng 9: Chương trình thể thao nhân dịp lễ Cách mạng.
  • 1797: Lần đầu tiên một người Pháp nhảy dù, từ độ cao 650 mét xuống Paris.
  • 1798, 22 tháng 9: Chương trình thể thao nhân dịp lễ Cách mạng. Lần đầu tiên sử dụng hệ đo lường bằng mét cho môn điền kinh.

Hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

Thế kỷ 19[sửa | sửa mã nguồn]

Cách mạng Tháng Bảy
La Liberté guidant le peuple của Eugène Delacroix
Le Bon Marché ngày nay
Cột Vendôme bị binh lính Công xã phá hủy
Đại lộ Opéra, tranh Camille Pissarro 1898


 

Triển lãm thế giới 1900
Triển lãm thế giới 1900
Triển lãm thế giới 1900

Thế kỷ 20[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu điện ngầm ở ga Bastille, 1908
Giải phóng Paris, 1944

Thế kỷ 21[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ hội Nuit Blanche 2007
  • 2002, 21 tháng 7 tới 18 tháng 8: Paris-Plage được tổ chức lần đầu, thay đổi bờ sông Seine với 1000 tấn cát và các cây cọ, ghế vải làm bãi biển nhân tạo.
  • 2002, 5 tháng 10: Lễ hội Nuit Blanche - Đêm trắng lần đầu tiên với các hoạt động nghệ thuật trong suốt đêm.
  • 2003: Nắng nóng mùa hè, đặc biệt hai đợt tháng 6 và tháng 8, 15.000 người chết ở Pháp. Ở Paris, 9 ngày liên tiếp từ 4 tới 12 trên 35 °C. Mùa hè nóng nhất ở Paris kể từ khi có thống kê vào 1757.
  • 2005, 15 tháng 4: Một vụ cháy khách sạn gần Opéra Garnier, 20 người chết.
  • 2005, tháng 11: Một cuộc nổi loạn vùng ngoại ô, bắt đầu từ Clichy-sous-Bois, nhanh chóng lan khi khắp ngoại thành Paris rồi cả nước Pháp.
  • 2006, tháng 3: Sinh viên Paris biểu tình.
  • 2006, 16 tháng 12: Hoàn thành tuyến tàu điện (tramway) dài 7,9 km giữa cầu Garagliano và cửa ô Ivry.
  • 2007, 15 tháng 7: Khánh thành hệ thống xe đạp tự do trong thành phố Vélib'.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Marcel Le Clère, Paris de la Préhistoire à nos jours, p. 21.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%C3%AAn_ni%C3%AAn_s%E1%BB%AD_Paris