Wiki - KEONHACAI COPA

Being John Malkovich

Being John Malkovich
Áp phích phát hành tại các rạp
Đạo diễnSpike Jonze
Sản xuấtMichael Stipe
Sandy Stern
Steve Golin
Vincent Landay
Tác giảCharlie Kaufman
Diễn viênJohn Cusack
Cameron Diaz
Catherine Keener
Orson Bean
Mary Kay Place
Charlie Sheen
John Malkovich
Âm nhạcCarter Burwell
Quay phimLance Acord
Dựng phimEric Zumbrunnen
Hãng sản xuất
Phát hànhUSA Films
Công chiếu
  • 29 tháng 10 năm 1999 (1999-10-29)
Độ dài
112 phút
Quốc giaHoa Kỳ
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí13 triệu USD[1]
Doanh thu32,4 triệu USD[1]

Being John Malkovich là một phim điện ảnh hài-chính kịch kỳ ảo của Mỹ năm 1999 do Spike Jonze đạo diễn và Charlie Kaufman viết kịch bản. Đây là tác phẩm điện ảnh đầu tiên mà Spike và Charlie thực hiện. Phim có sự góp mặt của John Cusack, Cameron DiazCatherine Keener, với John MalkovichCharlie Sheen vào vai chính họ. Nội dung phim xoay quanh một người thợ làm rối phát hiện một cánh cổng dẫn vào trí óc của Malkovich. Do hãng USA Films phát hành, phim đã giành được ba đề cử tại lễ trao giải Oscar lần thứ 72: đạo diễn xuất sắc nhất cho Jonze, kịch bản gốc xuất sắc nhất cho Kaufman và nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Keener.

Cốt truyện[sửa | sửa mã nguồn]

Craig Schwartz (John Cusack) là một người điều khiển rối thiên tài, do không gặp thời vận và nhiều điều kiện khách quan lẫn chủ quan, anh không thể dùng nghề rối để trang trải cuộc sống. Trong khi đó, anh sống cùng vợ Lotte Schwartz (Cameron Diaz), một người rất yêu và bị ám ảnh bởi động vật, cô nuôi và chăm sóc nhiều loại động vật khác nhau trong nhà. Cuộc sống khó khăn cuối cùng đã bắt anh phải đi kiếm việc làm khác hòng ổn định cuộc sống vợ chồng. Tìm kiếm trên các trang báo tìm việc, cuối cùng Craig tìm được một công việc tại công ty LesterCorp, một công ty có vị trí kì lạ khi nằm ở tầng 7 1/2 tại một tòa nhà cao ốc. Tai đây, anh nảy sinh tình cảm với người đồng nghiệp xinh đẹp Maxime (Catherine Keener). Một lần tình cờ, anh tìm được một ngăn cửa bí mật, mà khi chui vào trong đó người ta có thể sống trong thân xác của một diễn viên tên là John Malkovich (do chính John Malkovich thủ vai) trong vòng 15 phút

Phân vai[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng gốc về Being John Malkovich của Kaufman đơn giản là "một chàng trai rơi vào một mối tính với người không phải vợ anh ta". Dần dần anh thêm vào cốt truyện một số yếu tố mà anh thấy mang tính giải trí, như tầng 7½ ở tòa nhà Mertin Flemmer. Trong những ý tưởng đầu của anh, Malkovich là người "không thể nhìn thấy ở bất cứ đâu".[2] Anh viết kịch bản ở dạng spec (kịch bản được viết mà không được đặt trước hay mua) và nghĩ rằng các công ty sản xuất và xưởng phim sẽ đón đọc nó rộng rãi, nhưng tất cả đều từ chối.[3] Hi vọng tìm được một nhà sản xuất, Kaufman gửi kịch bản đến Francis Ford Coppola và sau đó ông đưa kịch bản tới người con rể là Spike Jonze.[4]

Jonze lần đầu đọc kịch bản vào năm 1996 và đã đồng ý cầm trịch phim vào năm 1997.[3][5] Jonze đã mang kịch bản đến Propaganda Films, và hãng này đồng ý hợp tác sản xuất phim với công ty Single Cell Pictures.[3][5] Hai nhà sản xuất của Single Cell là Michael StipeSandy Stern đã chiếu phim cho nhiều xưởng phim xem, trong đó có New Line Cinema. Trong đó hãng từ chối dự án sau khi chủ tịch Robert Shaye hỏi "Thế quái nào lại không thể là Being Tom Cruise?".[6] Jonze tiết lộ trong cuộc phỏng vấn năm 2013 rằng Malkovich cũng hỏi anh câu hỏi tương tự trong lần gặp mặt đầu tiên và cũng nhận được quan điểm của Malkovich sau khi phim khởi quay:

Dù bộ phim gây sự chấn động lớn và nó không có duy nhất tên tôi trên tựa đề, nhưng tên tôi lại ở trên tựa đề, nên thôi kệ nó đi, hoặc là nó thành công và tôi mãi mãi gắn liền với nhân vật này.[7]


Trong cùng buổi phỏng vấn trên, Jonze cũng giải thích rằng anh không nhận ra màn trình diễn của Malkovich dũng cảm đến mức nào.[7] Với kinh phí 10 triệu USD,[8] quá trình quay phim chính bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1998 và tiếp tục kéo dài hết tháng 8.[5][9] Phim lấy bối cảnh chính tại Los Angeles;[9] các địa điểm cụ thể gồm có khuôn viên Đại học Nam California và dàn quan sát trên tàu RMS Queen Mary.[10][11]

Tuyển vai[sửa | sửa mã nguồn]

Nghệ sĩ hóa trang của Cameron Diaz là Gucci Westman đã mô tả tạo hình của Diaz trong vai diễn là "một thách thức để làm cô ấy trông thật giản dị".[12] Trong kịch bản có mô tả ngoại hình của các nhân vật một cách tối thiểu, và do đó khi Diaz đảm nhận vai này, cô không hề biết rằng "mọi người sẽ không nhận ra tôi cho đến khi tôi mặc lại trang phục thường và đứng xung quanh nói chuyện với mọi người trong ê-kíp làm phim. Tôi giả vờ là họ biết đó là tôi, nhưng họ lại từng nghĩ tôi là một người lạ."[13] John Cusack đọc kịch bản phim sau khi anh yêu cầu người đại diện của mình giới thiệu cho anh ta "kịch bản điên rồ nhất, khó có thể sản xuất nhất mà anh có thể tìm." Ấn tượng với kịch bản, anh yêu cầu người đại diện theo dõi quá trình tuyển vai và đặt cho anh một buổi thử vai, và sau đó anh đã xuất sắc có được một vai trong phim.[14]

Catherine Keener trích dẫn Being John Malkovich là ví dụ về việc cô đảm nhận một vai diễn dựa trên công việc trước của Jonze. Cô đã nghe về kinh nghiệm của Jonze với video ca nhạc và nhận vai Maxine dù ban đầu cô không ưa nhân vật này và không thấy rằng cô đã đúng về vai này.[15] [16]

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếu rạp[sửa | sửa mã nguồn]

Being John Malkovich được phát hành giới hạn tại các cụm rạp ở Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 10 năm 1999 và mở màn ở 22 rạp. Trong dịp cuối tuần đầu công chiếu, phim thu về 637,731 USD ở 25 rạp với doanh số trung bình mỗi rạp là 25,495 USD.[17] Phim mở rộng suất chiếu lên 150 rạp trong tuần kế tiếp, đem về 1.9 triệu USD với doanh số trung bình mỗi rạp là 10,857 USD.[18] Trong dịp cuối tuần thứ ba công chiếu, phim đã được chiếu mở rộng đến 467 địa điểm và thu về 2.4 triệu USD, mức trung bình thấp hơn là 5,041 USD/rạp cùng tổng doanh thu là 6.1 triệu USD.[19] Phim được phát hành rộng trong tuần kế tiếp, mở rộng lên 591 cụm rạp và thu về 1.9 triệu USD với doanh số bán vé giảm 20%.[20] Trong cuối tuần thứ năm, phim đem về 2.2 triệu USD với doanh số giảm 17%,[21] sau đó giảm thêm 33% trong tuần sau nữa dù đã mở rộng suất chiếu lên 624 cụm rạp.[22] Phim kết thúc đợt chiếu rạp sau 26 tuần với tổng doanh thu 22,863,596 USD.[23]

Nhạc phim[sửa | sửa mã nguồn]

Being John Malkovich: Original Motion Picture Soundtrack
Album soundtrack của Nhiều nghệ sĩ
Phát hành1999
Thể loạiĐiện tử, jazz, soft rock
Hãng đĩaAstralwerks
Sản xuấtNhiều người
Đánh giá chuyên môn
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
Allmusic[24]

Danh sách bài hát[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các ca khúc được viết bởi Carter Burwell, ngoại trừ chỗ ghi chú.

STTNhan đềThời lượng
1."Amphibian" (Mark Bell Mix, viết bởi Björk)2:47
2."Malkovich Masterpiece Remix" (Viết bởi Spike Jonze, biểu diễn bởi John Malkovich)2:22
3."Puppet Love"2:02
4."Momentary Introspection"1:07
5."You Should Know"0:34
6."Craig Plots"3:40
7."Malkovich Shrine"0:45
8."Embarcation"1:46
9."Subcon Chase"2:03
10."The Truth"1:21
11."Love on the Phone"0:46
12."To Lester's"0:26
13."Maxine Kidnapped"1:15
14."To Be John M"1:59
15."Craig's Overture"1:00
16."Allegro từ Music for Strings, Percussion and Celesta, SZ106" (Béla Bartók)7:21
17."Carter Explains Scene 71 to the Orchestra"0:29
18."Lotte Makes Love"1:28
19."Monkey Memories"1:32
20."Future Vessel"3:40
21."Amphibian" (Film Mix, written by Björk)4:37

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Being John Malkovich (1999)”. The-Numbers.com. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.
  2. ^ Sragow, Michael (ngày 11 tháng 11 năm 1999). “Being Charlie Kaufman”. Salon. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
  3. ^ a b c Kobel, Peter (ngày 24 tháng 10 năm 1999). “FILM; The Fun and Games of Living a Virtual Life”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
  4. ^ Villarreal, Phil (ngày 7 tháng 1 năm 2007). Being John Malkovich a quirky wonder”. Arizona Daily Star. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
  5. ^ a b c Holfer, Robert (ngày 14 tháng 9 năm 1999). “Charlie Kaufman”. Variety. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
  6. ^ Stukin, Stacie (ngày 9 tháng 11 năm 1999). “Being Sandy Stern”. The Advocate (798). tr. 68.
  7. ^ a b Michael, Chris (ngày 9 tháng 9 năm 2013). “Spike Jonze on letting Her rip and Being John Malkovich. The Guardian. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2013.
  8. ^ Bing, Jonathan (ngày 19 tháng 6 năm 2001). “The Write Stuff: Sea change for scribe's future”. Variety. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
  9. ^ a b Carver, Benedict (ngày 10 tháng 8 năm 1998). “Bean, Place in Malkovich. Variety. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
  10. ^ Padilla, Steve (ngày 12 tháng 9 năm 2006). “Campuses a favorite locale for filming”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
  11. ^ “The Queen Mary: Location Filming”. QueenMary.com. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
  12. ^ Cantelo, Sigourney (ngày 11 tháng 3 năm 2010). “5 Minutes with Gucci Westman”. Vogue Australia. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
  13. ^ Fischer, Paul. “Cameron Diaz and Catherine Keener”. CrankyCritic.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
  14. ^ Robinson, Tasha (ngày 27 tháng 12 năm 2007). “John Cusack”. The A.V. Club. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
  15. ^ Hirschberg, Lynn (ngày 27 tháng 8 năm 2006). “Being Catherine Keener”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
  16. ^ Jackson, Mike (ngày 5 tháng 5 năm 2000). “Being John Malkovich”. DVD Verdict. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
  17. ^ Hayes, Dade (ngày 31 tháng 10 năm 1999). “B.O. full House. Variety. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.
  18. ^ Hayes, Dade (ngày 7 tháng 11 năm 1999). “Auds Bone up”. Variety. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.
  19. ^ Hayes, Dade (ngày 14 tháng 11 năm 1999). Poke pockets monster B.O.”. Variety. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.
  20. ^ Hayes, Dade (ngày 21 tháng 11 năm 1999). “B.O. shaken, stirred by Bond”. Variety. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.
  21. ^ Hayes, Dade (ngày 28 tháng 11 năm 1999). “Greatest Story ever sold”. Variety. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.
  22. ^ Hayes, Dade (ngày 5 tháng 12 năm 1999). Toy keeps B.O. in toon”. Variety. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.
  23. ^ Being John Malkovich (1999)”. Box Office Mojo. IMDb. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.
  24. ^ Being John Malkovich Review”. Allmusic.com. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2011.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Being_John_Malkovich