Wiki - KEONHACAI COPA

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19

Ban Chỉ đạo Quốc gia
phòng chống dịch COVID-19

Việt Nam


Quốc kỳ Việt Nam


Quốc huy Việt Nam


Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng ban Chỉ đạo

Thành viên Ủy ban
Trưởng banPhạm Minh Chính
Phó Trưởng ban (4)Lê Minh Khái
Trần Hồng Hà
Nguyễn Khắc Định
Trần Lưu Quang
Trưởng Tiểu ban (8)Đào Hồng Lan
Tô Lâm
Phan Văn Giang
Lê Minh Khái
Lê Văn Thành
Đỗ Văn Chiến
Bùi Thị Minh Hoài
Nguyễn Mạnh Hùng
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quảnChính phủ Việt Nam
Cấp hành chínhCấp Nhà nước
Văn bản Ủy quyềnHiến pháp Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quy định-Luật tổ chứcLuật Tổ chức Chính phủ
Bầu bởiChính phủ
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉVăn phòng Chính phủ

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 là tổ chức thuộc Chính phủ Việt Nam với nhiệm vụ về phòng chống dịch Covid-19 trên toàn Việt Nam.[1] Ban Chỉ đạo là cơ quan liên ngành gồm Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Tất cả các thành phố trực thuộc trung ương và các tỉnh đều có Ban Chỉ đạo cấp tương đương.

Đứng đầu Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng phụ trách Văn hóa, Xã hội, Giáo dục, Y tế, Khoa học (sau ngày 24 tháng 8 năm 2021 thì Trưởng ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ phụ trách). Trưởng ban Chỉ đạo trước khi Ban Chỉ đạo giải thể là Thủ tướng Phạm Minh Chính.[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Chỉ đạo được thành lập 30 tháng 1 năm 2020 theo Quyết định số 170/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc theo đề nghị của Bộ Y tế với tên gọi là Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.

Ngày 25 tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định 1438/QĐ-TTg kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thay thế Ban Chỉ đạo cũ.[3][4]

Ngày 29 tháng 10 năm 2023, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố giải thể Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp.[5]

Chức năng, nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Trước ngày 25 tháng 8 năm 2021[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giúp Thủ tướng Chính phủ:
  1. Chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan có liên quan và địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona trên toàn quốc.
  2. Chỉ đạo việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch khẩn cấp của Bộ Y tế phòng, chống dịch bệnh này.
  • Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện; đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
  • Hàng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các cấp có thẩm quyền về tình hình dịch bệnh.
  • Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Sau ngày 25 tháng 8 năm 2021[sửa | sửa mã nguồn]

  • Xây dựng kế hoạch, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để chỉ đạo triển khai quyết liệt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ.
  • Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, xuyên suốt việc thực hiện các nhiệm vụ:
  1. Phòng, chống dịch, chăm sóc y tế; bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; thực hiện thông tin truyền thông; bảo đảm hậu cần phòng, chống dịch; tổ chức sản xuất và lưu thông hàng hóa.
  2. Vận động, động viên, kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân... phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, ủng hộ, tích cực tham gia và tự giác thực hiện phòng, chống dịch.
  3. Điều phối, phối hợp chặt chẽ hoạt động giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội, các đoàn thể, cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong tổ chức triển khai kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch.
  4. Huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp pháp trong nước, ngoài nước cho công tác phòng, chống dịch.
  • Ban Chỉ đạo Quốc gia trực tiếp chỉ đạo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các địa phương; kiểm tra, đôn đốc các ban, bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống dịch; điều động và hỗ trợ theo thẩm quyền các nguồn lực cho địa phương phòng, chống dịch khi cần thiết.

Kinh phí hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Do ngân sách Nhà nước bảo đảm, được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Y tế và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Khi mới thành lập từ ngày 30 tháng 1 năm 2020 đến trước ngày 25 tháng 8 năm 2021, Ban Chỉ đạo không có các tiểu ban trực thuộc. Sau khi Ban Chỉ đạo được kiện toàn bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính, Ban Chỉ đạo bao gồm 8 tiểu ban như sau:

Tiểu ban Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu ban này do ông Nguyễn Thanh Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Tiểu ban đến ngày 7 tháng 6 năm 2022 sau khi bị Quốc hội cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế.

Nhiệm vụ của Tiểu ban là chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát, xét nghiệm, cách ly, điều trị người nhiễm COVID-19, tiêm chủng… và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; bảo đảm mọi người dân được tiếp cận nhanh nhất các dịch vụ y tế cần thiết; sẵn sàng nhân lực, phương tiện để kịp thời tiếp nhận, sơ cứu, cấp cứu, điều trị các trường hợp mắc bệnh; tham mưu việc huy động, hỗ trợ nâng cao năng lực y tế tại các địa phương khi cần thiết; xây dựng kịch bản, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh.

Tiểu ban An ninh trật tự xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu ban này do Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng Tiểu ban.

Tiểu ban có nhiệm vụ chỉ đạo bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; tổ chức chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội; truy vết, cách ly, khoanh vùng và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Tiểu ban An sinh xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu ban này do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng Tiểu ban.

Nhiệm vụ của Tiểu ban là chỉ đạo việc bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân tại các khu vực tăng cường giãn cách xã hội; chăm lo đời sống người dân, tổ chức hỗ trợ tại các vùng, địa phương có dịch, quan tâm người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm do dịch bệnh COVID-19…

Tiểu ban Tài chính, hậu cần[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu ban do ông Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Tiểu ban.

Tiểu ban có nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn việc bảo đảm kinh phí, phân bổ và quản lý việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch; chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện việc mua sắm vaccine, vật tư, trang thiết bị, hóa chất, thuốc… phục vụ phòng, chống dịch bệnh; tổ chức thực hiện các phương án mua sắm dự phòng để sẵn sàng hỗ trợ cho các địa phương trong trường hợp vượt quá khả năng đáp ứng tại chỗ của địa phương; đề xuất xây dựng các chế độ, chính sách đối với các lực lượng phòng, chống dịch, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu.

Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu ban này do ông Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Tiểu ban.

Tiểu ban có nhiệm vụ chỉ đạo việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh; bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các địa phương, nhất là các địa phương thực hiện giãn cách xã hội; bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, không để ách tắc các hoạt động cung ứng.

Tiểu ban Vận động và huy động xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu ban này do ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng Tiểu ban.

Tiểu ban có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức vận động, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và huy động các nguồn lực xã hội của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Tiểu ban Dân vận[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu ban do bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm Trưởng Tiểu ban.

Tiểu ban có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức vận động, động viên các tầng lớp nhân dân chủ động, tự giác tuân thủ và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Tiểu ban Truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu ban này do ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Trưởng Tiểu ban.

Tiểu ban có nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn việc cung cấp thông tin bảo đảm thống nhất, kịp thời, chính xác; chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các biện pháp phòng, chống dịch; tuyên truyền truyền cảm hứng, nêu gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình hiệu quả, đồng thời đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

Trưởng ban Chỉ đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tựHìnhHọ tênNhiệm kỳThời gian tại nhiệmChức vụ khác
1Vũ Đức Đam30/01/2020 – 24/08/20211 năm, 207 ngàyỦy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ
2Phạm Minh Chính25/08/2021 – 29/10/20232 năm, 65 ngàyỦy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ

30/01/2020 – 24/08/2021[sửa | sửa mã nguồn]

STTChức vụHọ tênChức vụ trong ĐảngChức vụ trong Nhà nướcKhác
1Trưởng banVũ Đức ĐamỦy viên Trung ương ĐảngPhó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Văn hóa, Xã hội, Giáo dục, Y tế, Khoa học
2Phó Trưởng ban thường trựcĐỗ Xuân Tuyên

(trước 24/08/2020)

Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tếThứ trưởng Bộ Y tế
3Nguyễn Thanh Long

(từ 24/08/2020)

Ủy viên Trung ương ĐảngBộ trưởng Bộ Y tế
4Phó Trưởng banNguyễn Trường SơnỦy viên Ban Cán sự Đảng Bộ Y tếThứ trưởng Bộ Y tế
5Nguyễn Thanh Long

(07/02/2020-24/08/2020)

Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tếThứ trưởng Bộ Y tế
6Trương Quốc Cường

(từ 07/02/2020)

Uỷ viên Ban Cán sự Đảng Bộ Y tếThứ trưởng Bộ Y tế
7Đỗ Xuân Tuyên

(từ 24/08/2020)

Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tếThứ trưởng Bộ Y tế
8Trần Văn Thuấn

(từ 24/08/2020)

Ủy viên Ban Cán sự Đảng Bộ Y tếThứ trưởng Bộ Y tế
9Ủy viênNguyễn Mạnh HùngỦy viên Trung ương ĐảngBộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
10Nguyễn Đắc VinhPhó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
11Tô Anh DũngThứ trưởng Bộ Ngoại giao
12Nguyễn Thanh Long

(30/01/2020-07/02/2020)

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ươngBộ trưởng Bộ Y tế
13Nguyễn Sỹ HiệpPhó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
14Phạm Thúy ChinhPhó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
15Nguyễn Văn SơnThứ trưởng Bộ Công an
16Trần ĐơnThứ trưởng Bộ Quốc phòng
17Trịnh Thị ThủyThứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
18Vũ Thị MaiThứ trưởng Bộ Tài chính
19Lê Văn ThanhThứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
20Nguyễn Hữu ĐộThứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
21Lê Anh TuấnThứ trưởng Bộ Giao thông vận tải
22Phùng Đức TiếnThứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
23Phạm Công TạcThứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
24Võ Tuấn NhânThứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
25Đặng Hoàng An

(từ 07/02/2020)

Thứ trưởng Bộ Công Thương
26Hoàng Thị Hạnh

(từ 07/02/2020)

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc
27Lê Ngọc QuangPhó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
28Trần Minh HùngPhó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
29Vũ Việt TrangPhó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam
30Trần Quốc HùngPhó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam
31Lê Đăng DũngQuyền Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
32Phạm Đức LongQuyền Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
33Nguyễn Phước Lộc

(từ 24/08/2020)

Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương
34Lê Mạnh Hùng

(từ 07/02/2020)

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
35Trương Thị Ngọc Ánh

(từ 24/08/2020)

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

25/08/2021 – 29/10/2023[sửa | sửa mã nguồn]

STTChức vụHọ tênChức vụ trong ĐảngChức vụ trong Nhà nướcKhác
1Trưởng banPhạm Minh ChínhỦy viên Bộ Chính trịThủ tướng Chính phủ
2Phó Trưởng banLê Minh KháiBí thư Trung ương ĐảngPhó Thủ tướng Chính phủ
Vũ Đức Đam

(đến 5/1/2023)

Ủy viên Trung ương ĐảngPhó Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Khắc ĐịnhỦy viên Trung ương ĐảngPhó Chủ tịch Quốc hội
Trần Lưu QuangỦy viên Trung ương ĐảngPhó Thủ tướng Chính phủ
3Trưởng Tiểu ban Y tếNguyễn Thanh LongỦy viên Trung ương ĐảngBộ trưởng Bộ Y tế
Đỗ Xuân TuyênThứ trưởng Thường trực Phụ trách Bộ Y tế
Đào Hồng LanỦy viên Trung ương ĐảngQuyền Bộ trưởng Bộ Y tế
4Trưởng Tiểu ban An ninh trật tự xã hộiĐại tướng Tô LâmỦy viên Bộ Chính trịBộ trưởng Bộ Công an
5Trưởng Tiểu ban An sinh xã hộiĐại tướng Phan Văn GiangỦy viên Bộ Chính trịBộ trưởng Bộ Quốc phòng
6Trưởng Tiểu ban Tài chính, hậu cầnLê Minh Khái

(kiêm Phó Trưởng ban)

Bí thư Trung ương ĐảngPhó Thủ tướng Chính phủ
7Trưởng Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóaLê Văn Thành

(kiêm Phó Trưởng ban)

Ủy viên Trung ương ĐảngPhó Thủ tướng Chính phủ
8Trưởng Tiểu ban Vận động và huy động xã hộiĐỗ Văn ChiếnBí thư Trung ương ĐảngChủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
9Trưởng Tiểu ban Dân vậnBùi Thị Minh HoàiBí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương
10Trưởng Tiểu ban Truyền thôngNguyễn Mạnh HùngỦy viên Trung ương ĐảngBộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
11Ủy viên khácNguyễn Trọng NghĩaBí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
Nguyễn Phú CườngỦy viên Trung ương ĐảngỦy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội
Trần Văn SơnỦy viên Trung ương ĐảngBộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Lê Thành LongỦy viên Trung ương ĐảngBộ trưởng Bộ Tư pháp
Nguyễn Thuý AnhUỷ viên Trung ương ĐảngChủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội
Lâm Thị Phương ThanhUỷ viên Trung ương ĐảngPhó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng Trung ương Đảng

Phó Trưởng Tiểu ban[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là danh sách các Phó Trưởng Tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 kèm theo Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2021.

I. Tiểu ban Y tế

1. Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an.

3. Ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế.

4. Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế.

5. Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế.

6. Ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế.

II. Tiểu ban An ninh trật tự xã hội

1. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an.

III. Tiểu ban An sinh xã hội

1. Ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương.

3. Ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

IV. Tiểu ban Tài chính, hậu cần

1. Ông Hồ Đức Phớc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

3. Ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế.

4. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

V. Tiểu ban Truyền thông

1. Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân.

2. Ông Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

3. Ông Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

4. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

5. Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế.

6. Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.

VI. Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa

1. Ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương.

2. Ông Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Bà Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

VII. Tiểu ban Vận động và huy động xã hội

1. Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

2. Ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

4. Chủ tịch Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

5. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

VIII. Tiểu ban Dân vận

1. Ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

3. Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.

4. Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh nCoV”. Báo Thế giới và Việt Nam. 30 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ “Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19”.
  3. ^ “Quyết định số 170/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra”.
  4. ^ An, Đảng bộ Tỉnh Nghệ (26 tháng 8 năm 2021). “Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19”. nghean.dcs.vn. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ C. Đan (ngày 29 tháng 10 năm 2023). “Giải thể Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19”. Báo Khánh Hòa điện tử.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ban_Ch%E1%BB%89_%C4%91%E1%BA%A1o_Qu%E1%BB%91c_gia_ph%C3%B2ng_ch%E1%BB%91ng_d%E1%BB%8Bch_COVID-19