Wiki - KEONHACAI COPA

Bảng chữ cái Thái

Tim
Thể loại
Sáng lậpRamkhamhaeng Đại Đế
Thời kỳ
1283 – hiện nay
Hướng viếtTrái sang phải Sửa đổi tại Wikidata
Các ngôn ngữThái, Nam Thái
Hệ chữ viết liên quan
Nguồn gốc
ISO 15924
ISO 15924Thai,352 Sửa đổi tại Wikidata
Unicode
U+0E00–U+0E7F
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.

Bảng chữ cái Thái (tiếng Thái: อักษรไทย; RTGS: akson thai; [ʔàksɔ̌ːn tʰāj], đọc là ặc-xỏn Thay) hay chữ Thái (Quốc tự Thái) là bảng chữ cái chính thức dùng cho viết tiếng Thái, tiếng Nam Thái và các ngôn ngữ khác ở Vương quốc Thái Lan.

Bảng chữ luật định, với ngôn ngữ nền tảng và kế thừa chữ viết của Quốc ngữ của Thái Lan là tiếng Thái phương ngữ của đồng bằng miền Trung, hay tiếng Thái Bangkok.[Ghi chú 1]

Bảng có 44 ký tự phụ âm (tiếng Thái: พยัญชนะ, phayanchana), 15 ký tự nguyên âm (tiếng Thái: สระ, sara) kết hợp thành ít nhất 28 nguyên âm hình thức, và 4 dấu giọng (tiếng Thái: วรรณยุกต์ hoặc วรรณยุต, wannayuk hoặc wannayut).

Mặc dù thường được gọi là "bảng chữ cái tiếng Thái", trong thực tế đó không phải là một bảng chữ cái đúng nghĩa mà là một abugida, một hệ thống chữ viết, trong đó mỗi phụ âm có thể gọi một nguyên âm cố hữu. Trong trường hợp chữ Thái điều này bao hàm 'a' hoặc 'o'.

Người Thái đã có hệ chữ số riêng dựa trên hệ chữ số Hindu-Arabic (tiếng Thái: เลขไทย, lek thai), song hệ chữ số Ả Rập chuẩn (tiếng Thái: เลขฮินดูอารบิก, lek hindu arabik) cũng thường được sử dụng phổ biến.

Bên cạnh đó Hệ thống Chuyển tự tiếng Thái Hoàng gia (viết tắt RTGS) là hệ thống chuyển tự tiếng Thái sang ký tự Latinh chính thức được Chính phủ Thái quy định, sử dụng để ghi tiếng Thái trong các văn bản bằng ký tự Latinh, như báo chí hay bảng tên.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ viết trên bia đá của vua Ram Khamhaeng, chụp ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Băng Cốc

Xưa nay, nhiều người chưa xác định được cụ thể thời điểm xuất hiện của chữ Thái. Chữ Thái cổ xưa nhất chính là chữ của dân tộc Thái Đen ngày nay. Người ta chưa thể xác định rõ chữ Thái Đen ra đời từ khi nào, tuy nhiên người ta đã biết đến các cuốn sách ghi chép từ thế kỷ XI, do đó có thể chữ Thái Đen đã ra đời từ trước đó khá lâu.

Bảng chữ cái tiếng Thái bắt nguồn từ chữ Khmer cổ (tiếng Thái: อักษรขอม, akson khom), một kiểu chữ Brahmi miền nam vốn ra đời từ chữ Pallava miền nam Ấn Độ (tiếng Thái: ปัลลวะ). Chữ Thái được hình thành từ nét cong từ bộ chữ của người Thái đen kết hợp với nét thẳng từ bộ chữ Tamil (Ấn Độ); kết quả cho ra bảng chữ cái tiếng Thái được dùng phổ biến ngày nay.

Tiếng Thái được coi là ngôn ngữ đầu tiên trên thế giới dùng dấu giọng để thể hiện thanh điệu,[1] thứ vốn không có trong ngữ hệ Nam Ángữ hệ Ấn-Arya. Tiếng Trung và các ngôn ngữ khác trong ngữ hệ Hán-Tạng tuy có thanh điệu trong hệ thống phát âm nhưng các thứ tiếng này cũng không dùng dấu thanh. Vậy nên, sự phát triển của dấu trong tiếng Thái sau này đã có ít nhiều ảnh hưởng đến các ngôn ngữ trong ngữ chi Tháingữ tộc Tạng-Miến vùng đất liền Đông Nam Á.

Lịch sử Thái Lan ghi nhận vua Ram Khamhaeng (tiếng Thái: พ่อขุนรามคำแหงมหาราช) là người có công sáng tạo và đóng góp trong việc hình thành bộ chữ Thái năm 1283. Tuy vậy, thông tin này vẫn còn đang tranh cãi.

Bảng chữ cái chi tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng chữ cái[sửa | sửa mã nguồn]

Ký tựTên gọiRTGSIPALớpGhi chú
Tiếng TháiRTGSÝ nghĩaPhụ âm đầuPhụ âm cuốiPhụ âm đầuPhụ âm cuối
ก ไก่ko kàycon gàkk[k][k̚]trung
ข ไข่khỏ khàyquả trứngkhk[kʰ][k̚]cao
ฃ ขวดkhỏ khuộtcái chai, lọkhk[kʰ][k̚]caoĐã bị lược bỏ
ค ควายkho khoaicon trâukhk[kʰ][k̚]thấp
ฅ คนkho khôncon ngườikhk[kʰ][k̚]thấpĐã bị lược bỏ
ฆ ระฆังkho rá-khangcái chuôngkhk[kʰ][k̚]thấp
ง งูngo ngucon rắnngng[ŋ][ŋ]thấp
จ จานcho chancái đĩacht[tɕ][t̚]trung
ฉ ฉิ่งchỏ chìnhcái chũm chọech –[tɕʰ]cao
ช ช้างcho chángcon voicht[tɕʰ][t̚]thấp
ซ โซ่so sôdây xíchst[s][t̚]thấp
ฌ เฌอchò chơcái câych –[tɕʰ]thấp
[1]ญ หญิงyo yỉng hoặc nyo nyỉnhphụ nữy (ny)n[j][n]thấp
ฎ ชฎาđo chá-đamũ đội đầu chadadt[d][t̚]trung
ฏ ปฏักto pá-tặccái giáo, laott[t][t̚]trung
[2]ฐ ฐานthỏ thảncái bệ, đôntht[tʰ][t̚]cao
ฑ มณโฑtho môn-thônhân vật Montho (Ramayana)tht[tʰ][t̚]thấp
ฒ ผู้เฒ่าtho phu-thaongười giàtht[tʰ][t̚]thấp
ณ เณรno nênsa-dinn[n][n]thấp
ด เด็กđo đệcđứa trẻdt[d][t̚]trung
ต เต่าto-tàucon rùatt[t][t̚]trung
ถ ถุงthỏ thủngcái túitht[tʰ][t̚]cao
ท ทหารtho tháhanbộ độitht[tʰ][t̚]thấp
ธ ธงtho thoonglá cờtht[tʰ][t̚]thấp
น หนูno nủcon chuộtnn[n][n]thấp
บ ใบไม้bo bai máicái lábp[b][p̚]trung
ป ปลาpo placon cápp[p][p̚]trung
ผ ผึ้งphỏ phừngcon ongph –[pʰ]cao
ฝ ฝาfỏ fảcái nắp, vungf –[f]cao
พ พานpho phancái khay kiểu Tháiphp[pʰ][p̚]thấp
ฟ ฟันfo fằncái răngfp[f][p̚]thấp
ภ สำเภาpho sằm-phaothuyền buồmphp[pʰ][p̚]thấp
ม ม้าmo mácon ngựamm[m][m]thấp
ย ยักษ์yo yakkhổng lồ, dạ-xoay hoặc n[3][j] hoặc [n]thấp
ร เรือro rưacái thuyền (nói chung)rn[r][n]thấp
ล ลิงlo lingcon khỉln[l][n]thấp
ว แหวนwo wẻncái nhẫnw[4][w]thấp
ศ ศาลาxỏ xả-lacái chòist[s][t̚]cao
ษ ฤๅษีxỏ rư-xỉthầy tust[s][t̚]cao
ส เสือxỏ xửacon hổst[s][t̚]cao
ห หีบho hịpcái hộp, hòmh[h]cao
ฬ จุฬาlo chù-lacon diềuln[l][n]thấp
อ อ่างo àngcái chậu[5] –[ʔ]trung
ฮ นกฮูกho nóc hụccon cúh –[h]thấp
Ghi chú:
  1. ^ Nét cong dưới chữ cái ญ được lược bỏ khi có chữ cái khác đi kèm, ví dụ: ญ + ◌ู = ญู
  2. ^ Tương tự ญ, ฐ + ◌ู = ฐู
  3. ^ Khi ย đứng cuối cùng một âm, nó thường là một phần của nguyên âm trong âm đó. Ví dụ: mai (หมา, [maːj˩˥]), muai (หมว, [muaj˩˥]), roi (โร, [roːj˧]), thui (ทุ, [tʰuj˧]). Ngoại lệ, trong một số trường hợp ย không phải một phần của nguyên âm mà là một phụ âm cuối, ví dụ: phinyo (ภิโย, [pʰĩn˧.joː˧]).
  4. ^ Khi ว đứng cuối cùng một âm, nó luôn luôn là một phần của nguyên âm trong âm đó. Ví dụ: hio (หิ, [hiw˩˥]), kao (กา, [kaːw˧]), klua (กลั, [kluːa˧]), reo (เร็, [rew˧]).
  5. ^ Đây là bán âm đóng vai trò như phụ âm khi các từ không có phụ âm đầu (khi phiên âm chữ Việt) để xác định tổ âm, thanh âm của từ. Trong một số trường hợp, อ trở thành phụ âm câm khi đứng đầu một âm bắt đầu bằng nguyên âm, không bao giờ đứng cuối từ

Ngữ âm học[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên âm[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí của ký tự phụ âm được đánh dấu bằng một vòng tròn: ◌.

Ký tựTên gọiKết hợp tạo thành chữ
Tiếng TháiRTGS
วิสรรชนีย์Wisanchani (từ tiếng Phạn: visarjanīya)◌ะ; ◌ัวะ; เ◌ะ; เ◌อะ; เ◌าะ; เ◌ียะ; เ◌ือะ; แ◌ะ; โ◌ะ
◌ัไม้หันอากาศMái han a-kat◌ั◌; ◌ัว; ◌ัวะ
◌็ไม้ไต่คู้Mái tai khu◌็; ◌็อ◌; เ◌็◌; แ◌็◌
ลากข้างLak khang◌า; ◌า◌; ำ; เ◌า; เ◌าะ
◌ิพินทุอิPhinthu i◌ิ; เ◌ิ◌; ◌ี; ◌ี◌; เ◌ีย; เ◌ียะ; ◌ื◌; ◌ือ; เ◌ือ; เ◌ือะ
◌̍ฝนทองFon thong[6]◌ี; ◌ี◌; เ◌ีย; เ◌ียะ
◌̎ฟันหนูFan nu[7]◌ื◌; ◌ือ; เ◌ือ; เ◌ือะ
◌ํนิคหิตNikkhahit◌ึ; ◌ึ◌; ◌ำ
◌ุตีนเหยียดTin yiat◌ุ; ◌ุ◌
◌ูตีนคู้Tin khu◌ู; ◌ู◌
ไม้หน้าMái naเ◌; เ◌◌; เ◌็◌; เ◌อ; เ◌อ◌; เ◌อะ; เ◌า; เ◌าะ; เ◌ิ◌; เ◌ีย; เ◌ีย◌; เ◌ียะ; เ◌ือ; เ◌ือ◌; เ◌ือะ; แ◌; แ◌◌; แ◌็◌; แ◌ะ
ไม้โอMái oโ◌; โ◌◌; โ◌ะ
ไม้ม้วนMái muônใ◌
ไม้มลายMái malaiไ◌
ตัว อTua o◌อ; ◌็อ◌; ◌ือ; เ◌อ; เ◌อ◌; เ◌อะ; เ◌ือ; เ◌ือะ
ตัว ยTua yoเ◌ีย; เ◌ีย◌; เ◌ียะ
ตัว วTua wo◌ัว; ◌ัวะ
ตัว ฤTua rue
ฤๅตัว ฤๅTua rueฤๅ
ตัว ฦTua lue
ฦๅตัว ฦๅTua lueฦๅ
Ghi chú:
  1. ^ Luôn đi kèm với phinthu i (◌ิ).

Thanh điệu[sửa | sửa mã nguồn]

Kí hiệuTênÂm thấpÂm cao
mái sả măn14
◌–่mái ệk25

◌–้

mái thô36
◌–๊mái tri25
◌–๋mái chặt-ta-wa36

Unicode[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng Unicode chữ Thái
Official Unicode Consortium code chart: Thai Version 13.0
 0123456789ABCDEF
U+0E0x
U+0E1x
U+0E2x
U+0E3x฿
U+0E4x
U+0E5x
U+0E6x
U+0E7x

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Anthony V. N. Diller, Thai Orthography and the History of Marking Tone, Oriens Extremus, Vol. 39, No. 2 (1996), pp. 228 - 248, https://www.jstor.org/stable/24047473?seq=1#page_scan_tab_contents. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2017. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
Ghi chú
  1. ^ Bài này viết về Bảng chữ cái do Hoàng gia Thái Lan quy định làm Quốc tự của Vương quốc Thái Lan. Các nội dung như Chữ Thái Đen không thuộc nội dung bài.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3ng_ch%E1%BB%AF_c%C3%A1i_Th%C3%A1i