Wiki - KEONHACAI COPA

Bưởi da xanh

Bưởi da xanh

Bưởi da xanh là một giống bưởi có nguồn gốc phân bố đầu tiên ở xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, sau đó được trồng rộng khắp tỉnh và được đưa vào xuất khẩu.[1] Đây là một trong năm loại trái đặc sản, và được tỉnh xác định là cây ăn quả chủ lực.[2] Năm 2018, bưởi da xanh được cấp chỉ dẫn địa lý.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Giống trồng phổ biến ở Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long,[3] trong đó Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng nhiều bưởi da xanh nhất đồng bằng sông Cửu Long.[4] Tại Bến Tre, diện tích trồng bưởi da xanh khoảng 9.000 ha,[4] khoảng 30% diện tích trồng bưởi miền Tây Nam Bộ,[5] sản lượng quả hằng năm khoảng 200.000 tấn.[6] Trong đó huyện Châu Thành có diện tích 3.300 ha,[5] trồng nhiều nhất tỉnh Bến Tre.[7] Tại Tiền Giang, phần lớn trong diện tích hơn 5.000 ha trồng bưởi là giống bưởi da xanh. Sản lượng 91.000 tấn.[8] Tại Vĩnh Long, năm 2018, bưởi da xanh có diện tích trồng 7.200 ha, chiến 20% diện tích cây ăn quả, trong đó 4.800 ha đang cho quả, năng suất trung bình 11,4 tấn/ha, sản lượng 57.000 tấn.[9] Các huyện Vũng Liêm có diện tích 1.540 ha, và huyện Mang Thít khoảng 777 ha.[10]

Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 23 đến 29 độ C. Đất trồng tốt nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Độ pH nước từ 5,5-7, có hàm lượng hữu cơ cao >3%, mực thủy cấp thấp dưới 0,8 m. Độ mặn trong nước tưới không quá 0,2% (2g/lít nước).[11] Cây bắt đầu ra hoa vào tháng trồng thứ 18, chậm hơn giống bưởi đường lá da láng 2 tháng, nhưng sớm hơn giống bưởi Năm Roi và bưởi đường lá cam 3 tháng.[12] Từ khi ra hoa đến khi quả chín mất khoảng 7 đến 8 tháng.[13] Mỗi năm cây có thể cho ra tới 10 vụ quả.[14]

Trái bưởi da xanh có dạng hình cầu, trọng lượng trung bình từ 1,2 đến 2,5 kg/trái; vỏ có màu xanh đến xanh hơi vàng khi chín, vỏ dễ lột và khá mỏng (14–18 mm); tép bưởi màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi; vị ngọt không chua (độ brix: 9,5–12%); có mùi thơm;[15] không hạt đến khá nhiều hạt, khoảng 37 hạt/trái, có số hạt ít hơn giống bưởi đường lá da láng và bưởi đường lá cam, nhưng số hạt ít hơn bưởi Năm Roi,[12] khi chín hạt bưởi tiêu biến hoàn toàn; tỷ lệ thịt/trái >55%.[15] Hàm lượng naringin trong bưởi da xanh dao động trong khoảng 2 - 5%, hàm lượng cao nhất là ở các vùng trồng thuộc Tiền Giang, khoảng 5% và thấp nhất là ở Bến Tre 2,2%.[16]

Năm 2014, truyền thông ghi nhận một nông dân Bến Tre là Lê Văn Hoa tìm ra cách làm cho bưởi da xanh không hạt. Tuy nhiên, ông chỉ rõ bản chất giống bưởi da xanh là không hạt, nhưng do thụ phấn chéo cũng như sử dụng hóa chất mà trái có hạt.[17]

Sâu bệnh[sửa | sửa mã nguồn]

Sâu bệnh gây hại gồm ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis, Zeugodacus cucurbitae), sâu đục quả (Prays endocarpa) và các loại nấm (Cylindrocarpon lichenicola, Phyllosticta citriasiana).[18][19]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Chùm bưởi da xanh

Cho đến 2014, tình trạng sản xuất của bưởi da xanh là manh mún, nhỏ lẻ, các địa phương bắt đầu từng bước liên kết nông dân lại với nhau, hình thành các tổ hợp tác. Tạo điều kiện ứng dụng kỹ thuật chăm sóc để nâng cao chất lượng quả. Các doanh nghiệp được chính phủ khuyến khích bao tiêu cho người nông dân.[20] Từ năm 2012, tại Bến Tre đã có các hợp tác xã bưởi da xanh Mỹ Thạnh An, tổ hợp tác bưởi da xanh Phú Thành, tổ hợp tác bưởi Hòa Nghĩa,[21]...

Ngày 26 tháng 1 năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 297/QĐ-SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00062 cho sản phẩm bưởi da xanh Bến Tre.[22]

Đến 2023, tỉnh Bến Tre có 16 vùng trồng xuất khẩu được gắn 30 mã số với tổng diện tích 370 ha.[5] Đức, Canada, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của bưởi da xanh.[23][6] Tiêu chuẩn xuất khẩu là mỗi trái phải đạt trọng lượng 1,2 đến 1,8 kg.[5] Tháng 9 năm 2020, lô hàng bưởi da xanh đầu tiên được xuất khẩu sang Canada.[24] Tháng 11 năm 2022, lô hàng bưởi da xanh đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ,[6][25] khoảng 100 tấn.[5] Việc xuất khẩu sang Mỹ được đăng ký tại Cục Bảo vệ thực vật và Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS). Vụ bưởi được kiểm tra giám sát định kỳ, quả phải được xử lý chiếu xạ với liều tối thiểu là 150 Gy, và kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.[18]

Giá bưởi thường tăng vào dịp Tết và rớt giá mạnh vào thời gian sau Tết. Năm 2013, bưởi loại I có giá gấp đôi giá mua năm 2012, tới 60.000 VND/kg.[26] Năm 2015, giá bưởi da xanh loại I trung bình khoảng 45-55.000 VND/kg.[27] Năm 2016, giá bưởi da xanh mua tại vườn lên đến 60-70.000 VND/kg.[28][29] Về sau bưởi da xanh ngày càng rớt giá,[30][31] giá bưởi sau Tết năm 2024 chỉ còn 14-16.000 VND/kg.[32] Khó khăn lớn của ngành bưởi là giá bưởi không ổn định, thấp và chi phí canh tác lớn,[6] cũng như không ổn định hoạt động xuất khẩu.[5] Trung Quốc là thị trường lớn của bưởi da xanh nhưng thường hạn chế nhập khẩu bưởi khi nước này cũng vào mùa vụ thu hoạch bưởi của họ.[33] Tình trạng không ổn định giá cả và hàng hóa kéo dài nên bưởi da xanh bị đốn bỏ trên diện rộng.[6]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Vân Trường (ngày 11 tháng 1 năm 2015). “Ân nhân của bưởi da xanh”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ “Cơ hội và thách thức đối với bưởi da xanh bến tre”. báo Đồng Khởi. ngày 11 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ Nguyễn Anh Tuấn, Trần Hoàng Diệu 2005, tr. 813.
  4. ^ a b H.Tân, H.Thu (ngày 21 tháng 11 năm 2022). “Triển vọng bưởi da xanh”. báo Hậu Giang. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ a b c d e f Hoàng Nam (ngày 9 tháng 3 năm 2023). “Nhiều nhà vườn bưởi da xanh thất thu vì giá thấp kéo dài”. Vnexpress. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  6. ^ a b c d e Mậu Trường (ngày 9 tháng 3 năm 2023). “Đến lượt bưởi da xanh bị chặt bỏ”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ Minh Đảm (ngày 13 tháng 4 năm 2022). “Ký kết hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu tiêu thụ bưởi da xanh”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ Minh Trí (ngày 12 tháng 5 năm 2022). “Giá bưởi da xanh đang hồi phục, mang lại cho nông dân nguồn thu nhập khá”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  9. ^ K.V (ngày 4 tháng 4 năm 2018). “Bến Tre: Bưởi da xanh chiếm 20% diện tích cây ăn trái”. báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  10. ^ Trung Chánh (ngày 9 tháng 7 năm 2022). “Bưởi da xanh hút hàng, giá cao”. báo Vĩnh Long Online. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  11. ^ Tuyết Mai (ngày 30 tháng 3 năm 2009). “Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh”. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  12. ^ a b Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau hoa quả, 2003-2004, tr. 58, 59.
  13. ^ Mận Nguyễn (ngày 6 tháng 7 năm 2020). “Kỹ thuật chăm sóc trái bưởi da xanh đạt chất lượng”. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Trà Vinh. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  14. ^ Giang Tạ (ngày 8 tháng 12 năm 2016). “Mô hình trồng bưởi da xanh VietGAP tại Bình Thành”. Vnexpress. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  15. ^ a b “Bưởi Da xanh”. Trang thông tin thương mại, Bộ Công Thương. ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ Tài liệu Hội nghị dược liệu toàn quốc lần thứ hai "Phát triển dược liệu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020.", tr. 280.
  17. ^ Huỳnh Dũng Nhân (ngày 31 tháng 3 năm 2014). “Vua bưởi da xanh không hạt”. báo Lao động. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  18. ^ a b Hoàng Nam (ngày 28 tháng 11 năm 2022). “Lô bưởi đầu tiên xuất sang Mỹ”. Vnexpress. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  19. ^ Chí Tuệ (ngày 17 tháng 10 năm 2022). “Trái bưởi Việt Nam muốn xuất sang Mỹ cần đáp ứng yêu cầu gì?”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  20. ^ “Bưởi da xanh Bến Tre không đủ xuất khẩu”. Vnexpress. ngày 12 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  21. ^ “Trồng bưởi da xanh lãi hơn 200 triệu đồng”. Vnexpress. ngày 6 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  22. ^ Phòng Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế (ngày 31 tháng 1 năm 2018). “Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý "Bến Tre" cho sản phẩm bưởi Da xanh”. Cục Sở hữu trí tuệ, bộ Khoa học và công nghệ. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  23. ^ Nguyễn Mạnh Thường 2013, tr. 82.
  24. ^ Ngọc Hùng (ngày 9 tháng 10 năm 2020). “Bưởi da xanh của Bến Tre lần đầu xuất sang Canada”. VTC. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  25. ^ Phạm Huân, Vũ Hợp (ngày 3 tháng 12 năm 2022). “Bưởi da xanh Việt Nam lần đầu "có mặt" tại Mỹ, người Việt hào hứng mua”. VOV. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  26. ^ “Bưởi da xanh lập kỷ lục về giá”. Vnexpress. ngày 22 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  27. ^ “Bưởi da xanh có thể sốt giá cuối năm”. Vnexpress. ngày 1 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  28. ^ “Bưởi da xanh sốt giá, đắt nhất từ trước đến nay”. Vietnamnet. ngày 31 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  29. ^ “Sài thành 'dính' hạn mặn: Bưởi da xanh đội giá gấp đôi”. Vietnamnet. ngày 17 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  30. ^ “Bưởi da xanh giảm giá còn 30.000 đồng/kg vẫn ế 'sưng'. Vietnamnet. ngày 7 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  31. ^ Ngọc Ánh (ngày 29 tháng 10 năm 2021). “Bưởi da xanh dội chợ, giá rẻ chưa từng thấy”. báo Người lao động. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  32. ^ Hồng Châu (ngày 21 tháng 2 năm 2024). “Bưởi da xanh rớt giá sau Tết”. Vnexpress. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  33. ^ Hồng Châu (ngày 5 tháng 12 năm 2018). “Trung Quốc giảm nhập bưởi và sầu riêng Việt”. Vnexpress. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%B0%E1%BB%9Fi_da_xanh